PHẦN I. ĐẠI CƯƠNG VỀ RAU AN TOÀN 1.Một số khái niệm a.Rau an toàn là gì? Trong quá trình gieo trồng rau cần thiết phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng một số vật tư như: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Trong các vật tư này, kể cả đất trồng đều có những yếu tố gây ô nhiễm trên rau và ít nhiều đều để lại một số dư lượng trên rau sau khi thu hoạch. Trong thực tế hiện nay hầu như không thể có sản phẩm rau nào được gọi là rau sạch với ý nghĩa hoàn toàn không có các yếu tố gây độc hại. Tuy vậy những yếu tố này thực sự chỉ gây độc hại khi chúng để lại một dư lượng lớn trên rau. Mức dư lượng tối đa không gây độc hại cho người có thể chấp nhận được gọi là mức dư lượng cho phép. Như vậy những sản phẩm rau không chứa hoặc có chứa dư lượng các yếu tố độc hại dưới mức cho phép được gọi là rau an toàn với sức khỏe con người. b.Tiêu chuẩn về rau an toàn Bộ NN PTNT đã ra quyết định số 671998 QĐBNNKHCN ngày 2841998 ban hành “ Qui định tạm thời về sản xuất Rau an toàn” để áp dụng cho cả nước. Trong QĐ này, quy định mức dư lượng cho phép trên sản phẩm rau đối với các hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và thuốc BVTV. Các mức dư lượng cho phép này chủ yếu dựa vào quy định của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp (FAO) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các cá nhân, tổ chức sản xuất và sử dụng rau dựa vào các mức dư lượng này để kiểm tra xác định sản phẩm rau có đạt tiêu chuẩn an tòan không. c. Giới thiệu Viet GAP: Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, BNN PTNT ban hành “ Viet GAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam GAP: Good Agricultural Practices Viet GAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP Hazard Analysis Critical Control Point) và các thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như : EUREP GAPGloBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm Viêt GAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hóa học , sinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
GIẢNG VIÊN: THS KHÚC THỊ AN
Bộ môn: Công nghệ sinh học
Nha Trang 10/2013
Trang 2PHẦN I ĐẠI CƯƠNG VỀ RAU AN TOÀN 1.Một số khái niệm
a.Rau an toàn là gì?
Trong quá trình gieo trồng rau cần thiết phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và
sử dụng một số vật tư như: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh Trong các vật tư này, kể cả đất trồng đều có những yếu tố gây ô nhiễm trên rau và ít nhiều đều để lại một số dư lượng trên rau sau khi thu hoạch
Trong thực tế hiện nay hầu như không thể có sản phẩm rau nào được gọi là rau sạch với ý nghĩa hoàn toàn không có các yếu tố gây độc hại Tuy vậy những yếu tố này thực sự chỉ gây độc hại khi chúng để lại một dư lượng lớn trên rau Mức dư lượng tối đa không gây độc hại cho người có thể chấp nhận được gọi là mức dư lượng cho phép Như vậy những sản phẩm rau không chứa hoặc có chứa dư lượng các yếu tố độc hại dưới mức cho phép được gọi là rau an toàn với sức khỏe con người
b.Tiêu chuẩn về rau an toàn
Bộ NN & PTNT đã ra quyết định số 67/1998 QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998
ban hành “ Qui định tạm thời về sản xuất Rau an toàn” để áp dụng cho cả nước Trong
QĐ này, quy định mức dư lượng cho phép trên sản phẩm rau đối với các hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và thuốc BVTV
Các mức dư lượng cho phép này chủ yếu dựa vào quy định của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp (FAO) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Các cá nhân, tổ chức sản xuất và sử dụng rau dựa vào các mức dư lượng này để kiểm tra xác định sản phẩm rau
có đạt tiêu chuẩn an tòan không
c Giới thiệu Viet GAP:
Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, BNN &
PTNT ban hành “ Viet GAP- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho
rau quả tươi an toàn tại Việt Nam
GAP: Good Agricultural Practices
Viet GAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP- Hazard Analysis Critical Control Point) và các thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như : EUREP GAP/GloBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm
Viêt GAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn tổ chức,
cá nhân sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hóa học , sinh học
và vật lý có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến và
Trang 3vận chuyển rau quả Những mối nguy này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và sức khỏe con người
Chính vì vậy, ác tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh muốn cung cấp nông sản sạch,
vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và được chứng nhận
2 Vai trò dinh dưỡng của rau
Rau được sử dụng là thực phẩn cùng với lương thực trong bữa ăn của con
người: “ Cơm không rau, đau không thuốc” Bộ phận của cây rau được sử dụng có thể
là lá, thân, hoa, quả, củ Rau có thể được chế biến theo nhiều cách: ăn sống, luộc, xào, nấu, muối mặn, đóng hộp, sấy khô, bánh mứt, nước giải khát (bí đao, cà rốt….)
Ngoài thành phần chính là nước: 70 – 95% tùy theo bộ phận của cây (quả, lá chứa nhiều nước hơn củ, hạt) các cây rau còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:
+ Các chất tinh bột, đường, và chất béo trong rau không nhiều nhưng cũng là nguồn
bổ sung quan trọng
+ Rau cung cấp nguồn vitamin và các khoáng chất qua trọng nhất cho cơ thể Các chất khoáng có trong rau như kali, canxi, iot Kali tham gia vào quá trình trao đổi nước trong cơ thể., có nhiều trong cà chua, đậu rau Canxi cần cho sự vững chắc của hệ xương, có nhiều trong rau cải và các rau ăn lá Sắt giúp cho việc tạo hồng cầu: chứa nhiều trong rau cải, rau dền, rau muống… Chất iot chứa nhiều trong đậu bắp, hành tây, măng tây ngăn ngừa bướu cổ…
+ Trong rau còn có chứa nhiều loại vitamin quan trọng A, B, C…chúng rất cần thiết cho hoạt động troa đổi chất, tăng cường sự sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng của
3 Phân loại rau
a.Theo họ thực vật: có 5 họ chính:
+ Họ bầu bí: bầu bí, mướp, dưa leo, dưa hấu, su su…
+ Họ cải: cải xanh, cải trắng, cải thảo, xà lach, súp lơ, su hào…
+ Họ hành tỏi: hành tỏi, hẹ, kiệu…
+ Họ đậu: đậu bắp, co ve, hà lan, đậu rồng, dậu ván
+ Họ cà: cà chua cà pháo…
Trang 5PHẦN II CÁC CHỦ ĐỀ CỦA HỌC PHẦN CHỦ ĐỀ 1 SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIET GAP
Mở đầu: Phân tích sơ đồ quá trình sản xuất rau và khả năng xuất hiện các mối nguy
Bài 1 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT
Mục tiêu:
Phân tích và đánh giá được các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng rau
Áp dụng được các biện pháp hạn chế các nguyên nhân chính gây hại đến rau
Thực hiện việc ghi chép, theo dõi đánh giá, xử lý đất
Tôn trọng các nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn
Nội dung
1 Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
Trang 6Đất sản xuất bị ô nhiễm do các nguyên nhân?
1.1.Dư lượng thuốc BVTV
- Dư lượng thuốc BVTV là gì? Đó là các loại chất độc hại tồn tại trong đất gây ảnh hưởng đến cây rau
- Nguyên nhân nào mà chất độc hại tồn tại ở trong đất, nước? Nguồn gốc?
+ Do phun thuốc BVTV cho cây trồng quá nhiều
+ Do chất thải ở nhà máy hóa chất, khu CN, bệnh viện…
+ Do rò rỉ hóa chất
Đất trong khu vực canh tác bị ô nhiễm thuốc BVTV (tồn dư từ trước sản xuất do các thuốc BVTV có khả năng tồn tại lâu dài, bền vững trong đất: Như nhóm lân hữu cơ, phosphor hữu cơ, )
Hình 1 Nước thải nhà máy Hình 2 Phun thuốc trừ sâu lên rau
- Cách thức gây ô nhiễm:
+ Cây rau hút trực tiếp từ đất
Đất tồn tại các chất độc có gây ảnh hưởng gì tới cây rau?
- Cây rau hút các chất độc qua nước, tích trữ trong rau
Hóa chất BVTV gây ảnh hưởng gì đến con người?
+ Gây ngộ độc
+ Gây các bệnh ung thư: phổi, gan…
- Các loại rau chịu ảnh hưởng nhiều: củ cải, cà rốt…
1.2.Kim loại nặng
- Kim loại nặng là gì?
Trang 7Là những kim loại có khối lượng riêng lớn (5g/cm3) Chúng gây độc hại với môi trường và cơ thể sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt mức cho phép
Một số các kim loại nặng (KLN) có trong đất: Chì (Pb), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Asen (As) – Thạch tín
- Nguyên nhân KLN tồn tại trong đất
+ Bón nhiều phân hóa học trong thời gian dài
+ Nước, rác thải nhà mày CN, bệnh viện…
- Hình thức lây nhiễm KLN vào trong rau:
+ Rau hút KLN từ đất qua nước
+ Rửa rau trực tiếp trong nguồn nước ô nhiễm (nước thải sinh hoạt, nhà máy hóa chất, bệnh viện)
- KLN gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người?
+ Gây các bệnh sỏi mật, thận, ugan, sơ gan cố chướng…
1.3.Vi sinh vật gây hại
- Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật (VSV) là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi Bao gồm: Vi khuẩn, virut, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh (ĐVNS)
- Vi sinh vật gây hại? là các VSV gây bệnh cho người ĐV, TV như Ecoli, Slmonela…
- Nguyên nhân VSV có trong đất?
+ Nguồn nước thải từ chăn nuôi
+ Nước thải sinh hoạt, bệnh viện
+ Nước thải từ các khu CN
- Hình thức lây nhiễm VSV vào rau?
+ VSV gây bệnh sống trong đất và chúng tiếp xúc, tồn tại trên cây rau
+ Rửa rau ở nguồn nước ô nhiễm
- Ảnh hưởng VSV đến con người?
+ gây các bênh về tiêu hóa: thương hàn, kiết lỵ, tiêu chảy cấp
- Nhóm rau ăn củ, ăn lá có nguy cơ ô nhiễm cao hơn
1.4.Sinh vật ký sinh
- Sinh vật ký sinh là gì?
Ký sinh là hiện tượng các sinh vật (hoặc những động vật nguyên sinh, ) sống dựa vào nguồn chất dinh dưỡng từ vật chủ Chúng đều có đặc điểm chung là: Cơ quan hỗ trợ di chuyển tiêu giảm, tốc độ tiêu hoá và tốc độ sinh sản cao, phần lớn đều truyền qua vật chủ trung gian (muỗi, ốc ruộng, )
Sinh vật ký sinh chủ yêu là các loại động vật nguyên sinh, giun sán
- Nguyên nhân vật ký sinh có trong đất?
+ Nước thải sinh hoạt
Trang 8+ Nước thải khu chăn nuôi
- Hình thức lây nhiễm sinh vật ký sinh vào rau?
+ Đất có nguốn sinh vật này
+ Dùng nước phân chuống, nước thải sinh hoạt tưới cho rau
+ Dùng phân bắc tưới cho rau
+ Đi lại tự do của vật nuôi: chó èo, trâu bò…
- Ảnh hưởng của vật ký sinh đến con người? Gây các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Nhóm rau ăn củ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn
Hình 3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau 2.Yêu cầu thực hành theo Viet GAP
- Lựa chọn vùng sản xuất rau phải đảm bảo tối ưu cho mỗi loài
+ Không trồng rau gần đường quốc lộ
+ Xa khu trung cư
+ Không gần nhà máy CN, bệnh viện
- Tìm hiểu lịch sử vùng đất
+ Cây trồng trước đó là gì?
Trang 9+ Các nguồn ô nhiễm lên đất trồng?
- Lấy mẫu đất gửi cơ quan có thẩm quyền để phân tích
-
- Nếu kết quả phân tích cho thấy mức độ ô nhiễm của vùng sản xuất vượt mức tối dâ cho phép thì:
+ Tìm hiểu nguyên nhân và xác định biện pháp xử lý
+ Ghi lại các thông tin về xử lý đất theo mẫu
+ Dừng việc lựa chọn vùng đất nếu không có khản năng kiểm soát được ô nhiễm theo đánh giá của các chuyên gia kỹ thuật
Sau khi đánh giá và phân tích vùng sản xuất:
Trang 10- Các biện pháp làm giảm mối nguy sinh học lên vùng sản xuất:
+ Cách ly vùng sản xuất với khu vực chăn thả vật nuôi, chuồng trại chăn nuôi
+ Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và các biện pháp xử lý chất thải (ủ hoai mục, sử dụng vi sinh vật hữu hiệu – EM,…)
- Các biện pháp xử lý mối nguy hóa học thường là biện pháp kiềm hóa, oxy hóa…
3 Biểu mẫu ghi chép và theo dõi
3.1.Mẫu ghi chép kế hoạch xử lý rủi ro
Loại rủi ro
do không thể xử lý hoặc xử lý
dễ dàng
Mức độ ngăn chặn
6.Môi trường trang trại
-Hoạt động của khu
CN
-Rừng, cây trồng động
Trang 11Thời gian thực hiện
5.Múc đô tác động lên cây trồng
6.Môi trường trang trại
-Hoạt động của khu CN
Câu hỏi và bài tập cho bài 1
Câu 1 Vẽ , mô tả con đường lây lan chất hóa học từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp xử lý?
vật được bảo tồn
Trang 12Câu 2 Vẽ , mô tả con đường lây lan Kim loại nặng từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp xử lý?
Câu 3 Vẽ , mô tả con đường lây lan vi sinh vật gây hại từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp xử lý?
Câu 4 Vẽ , mô tả con đường lây lan vật ký sinh từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp
xử lý?
Câu 5 Đánh giá việc lựa chọn vùng sản xuất mà bạn chọn để sản xuất RAT theo biểu mẫu?
Trang 13BÀI 2 QUẢN LÝ ĐẤT VÀ GIÁ THỂ
Mục tiêu:
Phân tích và nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến đất và giá thể
Áp dụng được các biện pháp hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến đất và giá thể
Thực hiện việc theo dõi, đánh giá, xử lý đất và giá thể theo quy trình Viet Gap
Mối nguy ảnh hưởng đến đất và giá thể trồng rau?
Nguy cơ ô nhiễm phát sinh từ bên trong: Thuốc hóa học, kim loại nặng
Nguy cơ ô nhiễm phát sinh từ bên ngoài: chăn nuôi, nước thải…
II.1.1.Dư lượng thuốc hóa học, kim loại nặng
Nguyên nhân thuốc hóa học có trong đất?
- Phun quá nhiều thuốc hóa học
- Sử dụng thuốc hóa học cấm sử dụng
- Vứt vỏ bao bì không đúng quy định
- Do rò rỉ hóa chất vào trong đất
Nguyên nhân kim loại nặng có trong đất?
- Sử dụng liên tục phân bón hóa học
Trang 14- Sử dụng nước thải ở nhà máy hóa chất, bệnh viện…
Hình thức lây nhiễm thuốc hóa học, kim loại nặng vào rau
- Rau hút nước từ đất có nhiễm thuốc hóa học, kim loại nặng
- Rau tiếp xúc trực tiếp với đất có ô nhiễm hóa học và Kim loại nặng
II.1.2 Sinh vật, vật ký sinh
- Nguyên nhân các sinh vật gây bệnh, vật ký sinh có trong đất?
+ Sử dụng phân tươi chưa qua xử lý
+ Phân động vật từ vật nuôi
+ Sử dụng nước thải để tưới rau
- Hình thức lây nhiễm vào cây rau: Sử dụng phân tươi, phân động vật, nước thải tưới cho rau
II.2 Các biện pháp đánh gía, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy
Đánh giá mối nguy:
+ Phân tích hiện trạng: theo dõi về quy trình sản xuất và kỹ thuật áp dụng
Nếu cần thiết, lấy mẫu đất và giá thể một cách đại diện để phân tích đánh giá mức dộ
ô nhiễm
Dựa vào kết quả phân tích xác định mức độ ô nhiễm
+ Khi xuất hiện các mối nguy vượt giới hạn cho phép cần tiến hành xử lý:
Sử dụng phân bón và hóa chất hợp lý
Cách ly động vật chăn thả (hàng rào, kêh mương…)
Không nuôi, thả động vật trong khu vực sản xuất, sơ chế
Sử dụng các biện pháp chống xói mòn, thoái hóa đất
II.3 Biểu mẫu ghi chép và theo dõi
II.3.1.Phân tích hiện trạng sử dụng đất
Trang 15 Ghi đầy đủ các thông tin sau:
Ngày Lô Kỹ thuật
Trồng trọt
Cây Trồng
Ngày Trồng
Ngày kết thúc thu hoạch
10/9/2012 A3 Cầy đất Dưa leo 18/9/12 10/12/12
15/10/12 A1 Che phủ đất Cà chua 5/10/12 5/3/13
II.3.2.Nhật ký xử lý đất
Ghi đầy đủ các thông tin sau
nhiễm
Số lượng Cách xử
lý
Diện tích Thời tiết
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất trồng rau và đề xuất một số
biện pháp xử lý?
Câu 2: Ghi các thông tin vào biểu mẫu nhật ký xử lý đất nhiễm thuốc bảo vệ thực vật?
Trang 16BÀI 3 GIỐNG RAU VÀ GỐC GHÉP
MỤC TIÊU
- Phân tích và nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến giống rau và gốc ghép
- Lựa chọn được các biện pháp đánh giá, loại trừ, giảm thiểu đến giống rau và gốc ghép
- Thực hiện việc ghi chép theo dõi giống rau theo quy trình Viet GAP
NỘI DUNG
III.1 Giống rau và gốc ghép
III.1.1.Phân tích và nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến giống rau và gốc ghép
Hình 4 Hạt giống rau Hình 5 Gốc ghép
- Yếu tố tác động lên giống rau và gốc ghép: HÓA HỌC
- Nguồn gốc thuốc hóa học có trong hạt giống và gốc ghép?
+ Sử dụng các hóa chất cấm để xử lý hạt giống và phun lên gốc ghép
+ Xử lý quá liều lượng
- Hình thức lây nhiễm: Hạt giống và gốc ghép tồn dư quá nhiều hóa chất độc hại và tồn tại ở trong sản phẩm rau
III.2 Yêu cầu thực hành theo Viet GAP
Giống rau phải có nguồn gốc rõ ràng
Trang 17Hình 6 Hạt giống rau có nguồn gốc rõ ràng
- Không nên sử dụng giống không có nguồn gốc
Hình 7 Hạt giống không có nguồn gốc
- Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ cá biện pháp xử lý hạt giống, cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý, mục đích sử lý
Trang 18Hình 8 Cơ sở sản xuất cây con giống
- Nếu mua, phải có hồ sơ ghi rõ tên và đại chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý hạt giống
Hình 9 Cơ sở sản xuất cây con giống
III.3.Bảng mẫu ghi chép và theo dõi về hạt giống theo Viet GAP
Ghi đầy đủ các thông tin:
Trang 19Ngày sử dụng
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 Nhận biết một số túi hạt rau đủ điều kiện gieo trồng theo Việt Gap Đề xuất
một số biện pháp xử lý hạt giống
Câu 2 Nhận biết một số gốc ghep đủ điều kiện đem trồng theo Việt Gap Đề xuất
một số biện pháp xử lý cây giống
Câu 3 Ghi các thông tin vào biểu mẫu vật liệu gieo trồng
Trang 20BÀI 4.PHÂN BÓN VÀ CHẤT BỔ SUNG
MỤC TIÊU
Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến phân bón và chất bổ sung
Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến phân bón
Thực hiện việc theo dõi đánh giá loại trừ và giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng theo quy trình Viet Gap
4.1.Phân tích và nhận diện mối nguy
A.Yếu tố hóa học:
1.1 Hàm lượng nitrat cao:
+ Hậu quả: ảnh hưởng tới sức khỏe con người?
+ Nguyên nhân:
Do bón quá nhiều đạm
Bón gần đến ngày thu hoạch
+ Hình thức lây nhiễm
- Trong đất tồn tại nhiều phân bón
4.2 Hàm lượng kim loại nặng
- Các kim loại nặng Asen, chì, thủy ngân, cadimi…khi xâm nhập vào cơ thể con người quá nhiều gây ra các bệnh: sỏi thận, mật, u gan…
- Nguyên nhân: Bón nhiều phân hóa học, sử dụng nước thải của khu công nghiệp, bệnh viện…
- Cách thức lây nhiễm: cây rau hút từ đất các KLN
B Yếu tố sinh học
4.3 Các vi sinh vật gây bệnh (Vi khuẩn, sinh vật ký sinh)
Vi khuẩn: Samollela, Coliforms, E.Coli
Vật ký sinh: giun, sán
Trang 21 Nguyên nhân các sinh vật có trong rau
+ Bón phân tươi, phân chuồng… chưa qua xử lý
+ Phân ủ chưa đạt yêu cầu
Hình 10 Sử dụng nước thải để tưới rau Hình11 Bón phân đạm gần ngày thu hoạch
Cách thức lây nhiễm:
+ Do tiếp xúc trực tiếp với nguồn phân bón cho rau
+ Nguồn VSV có sẵn trong đất
4.2.Yêu cầu thực hành theo Viet GAP
4.2.1 Mua và tiếp nhận phân bón
- Chỉ mua và nhận phân bón và chất bón bổ sung được cấp phép trong danh mục
Trang 22-
Hình 12 Trang thông tin danh mục phân bón và chất bổ sung được pháp sử dụng
- Mua phân hữu cơ đã qua sử dụng
- Phân tươi (mua/của nhà) phải trộn ủ với phương pháp thích hợp để giảm thiểu mầm bệnh
Trang 23Hình 13 Phân chuồng đã qua xử lý
Trang 244.2.3 Hướng dẫn ủ phân
Cách ủ động vật, rác thải hữu cơ tại trang trại
Lựa chọn phương pháp thích hợp (đảo, độ ẩm, nhiệt độ…) đảm bảo giảm thiểu mầm bệnh có trong phân, rác thải
Nơi ủ phân cách xa nơi sản xuất, không gây ô nhiễm lên sản phẩm, nguồn nước… (30 – 60 m)
Nơi ủ phân và cách ủ đảm bảo hạn chế hoặc không gây nên mùi khó chịu cho trang trại hoặc dân cư xung quanh
Nơi ủ phân phải có vách ngăn vật lý, mái che đảm bảo không gây phát tán phân ra ngoài trong điều kiện thời tiết xấu
Dụng cụ, con người tiếp xúc với phân phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi ra khu vực sản xuất
4.2.4 Sử dụng phân
Chỉ sử dụng phân bón và chất bổ sung khi cần thiết và theo yêu cầu về dinh dưỡng cây trồng
Nếu có thể nên trộn phân bón và chất bổ sung với đất ngay sau khi bón
Không bón phân nên phần ngọn của cây rau
Rau có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn 60 ngày, cần sử dụng phân hữu cơ trước khi giao hạt/ trồng cây và trộn phân với đất
Đối vơi rau có thời gian sinh trưởng lớn hơn 60 ngày, có thể bón phân sau trồng và bón rạch hàng ngang
Trang 25
Hình 15 Phân chuồng kết hợp với phân đạm dùng để bón lót
Lưu ý
Dừng bón đạm 20 ngày đối với rau ăn lá
Dừng bón đạm 15 ngày đối với rau ăn củ
Dụng cụ bón phân cần được điều chỉnh, bảo dưỡng và vệ sinh
Không nên bón phân hữu cơ hoặc phân ủ trong những ngày có gió to
Sau khi bón hoặc xử lý phân hữu cơ cần vệ sinh sạch sẽ giầy ủng, quần áo và tay chân trước khi sang ruộng khác làm việc
4.2.5.Biểu mẫu ghi chép
1 Mẫu ghi chép về việc sử dụng phân bón
Ghi đầy đủ cá thông tin sau:
Trang 262 Mẫu ghi chép về việc mua phân bón và chất bổ sung
Ghi đầy đủ cá thông tin sau:
Ngày,
tháng, năm
Tên phân bón
Số lượng (kg)/lit
(đồng/kg/lit
Tên người/cửa hàng bán và địa chỉ
3.Mẫu ghi chép về việc xử lý phân hữu cơ
Ghi đầy đủ cá thông tin sau:
Ngày tháng
năm xử lý
Nguồn gốc phân hữu cơ
Số lượng (kg) PP xử lý Thời gian
được sử dụng
Tên người thực hiện
Trang 27BÀI 5 NGUỒN NƯỚC
Mục tiêu
Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước
Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước
Thực hiện theo đúng quy trình Viet gap
Nội dung
5.1 Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
5.1.1 Thuốc hóa học, kim loại nặng
- Nguyên nhân thuốc hóa học và kim loại nặng tồn tại trong nước?
Thuốc BVTV bị đổ, rò rỉ xuống nguồn nước tưới
Rửa chai lọ, bình phun thuốc xuống nguồn nước tưới
Nguồn nước tưới nhiễm hóa chất do nhà máy thải ra
Nước giếng khoan bị nhiễm Asen, Thủy ngân
Nước sinh hoạt không đủ tiêu chuẩn
- Hình thức lây nhiễm cho cây rau ?
+ Sử dụng nước bẩn tưới cho rau gần ngày thu hoạch
+ Tưới nước bị ô nhiễm
+ Rửa sản phẩm bằng nước bị ô nhiễm
Hình 15 Rửa rau bằng nguồn nước ô nhiễm
5.1.2 Các vi sinh vật gây bệnh
Nguyên nhân các VSV có trong nước?
- Chất thải của con người, động vật xuống nguồn nước
- Xác chết của động vật (chuột, bọ ) có trong ao hồ dùng để tưới rau
- Giếng khoan nhiễm vi sinh vật do quá trình rửa trôi các khu vực ô nhiễm
Trang 28- Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
- Nước thải chưa qua xử lý
Hình thức gây ô nhiễm cho cây rau:
- Nước rửa sản phẩm bị ô nhiễm
- Nước ô nhiễm tưới cho rau
- Sử dụng nước tưới đến gần ngày thu hoạch
Hình 16.Nước cống sinh hoạt dùng để tưới rau Hình 17.Phân hữu cơ ủ ngay tại nguồn nước tưới
5.2.Yêu cầu thực hành theo Viet GAP
5.2.1 Nguồn nước
- Lấy mẫu nước đi phân tích
+ Định kỳ 2 lần/năm (mùa mưa và mùa khô), kiểm tra các chỉ tiêu về hóa chất và vi sinh vật
Trang 29Hình 18 Phiếu kết quả phân tích nguồn nước
+ Nếu nguồn nước phát hiện bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu bất thường nên thay thế
nguồn nước khác hoặc phải xử lý khắc phục kịp thời
Kiểm tra thường xuyên
Định kỳ 1lần/tháng kiểm tra xem có động vật và các nguồn ô nhiễm khác: rác thải,
bao bì đựng hóa chất, đường dẫn chất thải…
Nếu cần thiết phải có những hành động khắc phục để loại trừ động vật hay bất cứ
nguồn gây ô nhiễm phát hiện được
a Bảo dưỡng giếng và hệ thống cung cấp nước
Trang 30- Kiểm tra kết cấu giếng nước hiện trạng 1 lần /năm nhằm ngăn chặn sự rò rỉ các chất gây ô nhiễm
- Thường xuyên kiểm tra giếng nước, bể nước có được che đậy để tránh bị nhiễm bẩn từ các chất, vật liệu bên ngoài
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống nước và van của giếng nước
- Kiểm tra, Vệ sinh hệ thống cung cấp nước: hồ chứa, kênh mương dẫn nước nhằm ngưn ngừa tích tụ bùn lắng
-
Hình 19 Dùng lưới sắt che đậy bể chứa nguồn nước tưới
5.2.3 Sử dụng nguồn nước tưới
Nên tưới phun mưa vào lúc sáng sớm để lá có thể khô nhanh
Nên sử dụng nguồn nước có chất lượng tốt để tưới phun mưa khi gần thu hoạch
Nếu có thể tránh tưới phun mưa ít nhất 5 ngày trước khi thu hoạch
Khi có thể, sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt hoặc tưới theo luống
Khi chất lượng nước không kiểm soát được (nước sông): nên sử dụng phương pháp tưới theo luống và tưới nhỏ giọt để hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc với phần ăn được của cây rau
Trang 31Kết quả xử
lý
Tên người thực hiện
Trang 32Câu hỏi và bài tập
Câu 1 Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và đề xuất một số biện pháp xử lý
Câu 2 Ghi các thông tin vào biểu mẫu ghi chép biện pháp khắc phục mối nguy từ
nguồn nước
Trang 33BÀI 6: HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
Mục tiêu:
- Phân tích và nhận diện các yếu tố hóa chất BVTV đến chất lượng rau
- Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố gây ảnh hưởng đên chất lượng rau
- Thực hiện được việc theo dõi, ghi chép về việc mua hóa chất, bảo quản háo chất
- Thực hiện nghiêm túc theo quy trình Viet Gap
Nội dung:
6.1.Phân tích và nhận diện mối nguy
6.1.1.Hóa chất BVTV
1 Định nghĩa: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có
nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác
2 Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật hại
- Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ cỏ - Thuốc điều hòa sinh trưởng
- Thuốc trừ ốc sên - Thuốc trừ gặm nhấm
- Nguyên nhân thuốc BVTV tồn tại trên rau:
+ Sử dụng thuốc cấm cho rau: Pazan, Monito, Kinalux…
+ Không đảm bảo thời gian cách ly của thuốc
+ Sử dụng thuốc BVTV quá nhiều lần/vụ
+ Sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định (hốn hợp nhiều loại, tăng hỗn hợp khuyến cáo)
Trang 34Hình 22 Thời gian cách ly của một sô thuốc BVTV
+ Công cụ phun, rải kém chất lượng (rò rỉ, định lượng sai….)
+ Thuốc BVTV trôi dạt từ vùng liền kề
Hình 23 Vứt vỏ thuốc trừ sâu, bệnh trên đồng ruộng
+ Thuốc BVTV phun gần sản phẩm đã thu hoạch
Trang 35Hình 24 Phun thuốc trừ sâu gần ngày thu hoạch
+ Dư lượng thuốc BVTV tích lũy trong đất từ các lần sử dụng trước
+ Thuốc BVTV bám dính trong dụng cụ chứa sản phẩm
- Cách thức thuốc BVTV gây ô nhiễm: Cây rau hấp thụ hoặc bám dính lên sản phẩm
6.1.2.Các hóa chất khác
+ Sử dụng các loại hóa chất bảo quản sai quy định
+ Sử dụng các hóa chất làm sạch, tẩy rửa không phù hợp để lại dư lượng trong dụng cụ, thùng chứa…
+ Nhiên liệu (xăng, dầu, sơn…) trên thiết bị, dụng cụ thu hoạch, đóng gói, vận chuyển gây ô nhiễm trực tiếp lên sản phẩm và bao bì chứa sản phẩm
+ Đất, nước bị ô nhiễm hóa chất từ các khu công nghiệp, nhà máy hóa chất lân cận
6.2.Yêu cầu thực hành theo Viet GAP
6.2.1.Mua và tiếp nhận thuốc BVTV
- Chỉ mua và nhận các loại thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt nam
- Thuốc BVTV phải được cất, bảo quản tại kho (tủ chứa) đảm bảo an toàn
Trang 36Hình 25 Cất thuốc BVTV đúng nơi quy định
6.2.2.Sử dụng thuốc BVTV
- Trước khi sử dụng, kiểm tra bình bơm bằng nước sạch Nếu bị tắc hoặc có lỗi
thì phải sửa chữa , khắc phục ngay
- Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV đăng ký sử dụng đối với chugnr loại rau cụ thể
- Sử dụng nước sạch để pha thuốc
- Chỉ pha đủ lượng nước thuốc cho diện tích rau cần phun
- Các vỏ thuốc BVTV dung hết cần được xúc rửa 3 lần
- Mang đủ bảo hộ lao động khi pha, phun thuốc
Hình 26 Dùng bảo hộ lao động khi phun thuốc
Trang 37- Không phun thuốc lúc nắng, gió to và khi trời sắp mưa
- Cần kiểm tra trên cây trồng để biết việc phun thuốc có đều và đến hết các bộ
phận của cây không
- Phải đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc
- Nên sử dụng thuốc luân phiên để hạn chế dịch hại kháng thuốc
-
Hình 27 Sử dụng luân phiên thuốc để trừ sâu bệnh hại cho rau
6.2.3 Sau khi sử dụng thuốc
- Rửa sạch dụng cụ, đảm bảo thuốc không còn trong bình phun
- Đặt biển cảnh báo tại các vùng vừa phun thuốc
- Rửa sạch tất cả các đồ dung, dụng cụ phục vụ phun thuốc và đảm bảo không
gây ô nhiễm nguồn nước
- Dụng cụ phun phải được bảo quản tại kho riêng
- Giặt, rửa sạch các dụng cụ bảo hộ lao động
- Kiểm tra số lượng bình đã phun thuốc có tương đương với lượng thuốc dự kiến
không để điều chỉnh phương pháp phun hoặc dụng cụ phun
6.3.Bảng mẫu ghi chép và theo dõi
6.3.1 Mẫu ghi chép về việc mua hóa chất
Ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ Tên thuốc + Nhà cung cấp + Số lượng + Ngày mua + Ngày hết hạn
Tên thuốc Nhà cung cấp Số lượng Ngày mua Ngày hết
Trang 386.3.2 Mẫu ghi chép về việc sử dụng thuốc BVTV
Ghi đầy đủ các thông tin sau:
Lô Diện
tích (m2)
Loại thuốc BVTV
Nồng
độ
Lượng dùng
Cách phun
Lưu ý
2/10 Cà
chua
Phấn trắng
A1 400 Ridomil 0,3% 30g Bình
phun
Bệnh không giảm cần phun dưới mặt lá 15/10 Dưa
leo
Bọ phấn, sâu vẽ bùa
A2 300 PSO 1% 360ml Bình
phun
Khi phun gặp trời mưa
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 Hướng dẫn phun thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng?
Câu 2 Ghi chép các thông tin vào biểu mẫu ghi chép sử dụng thuốc BVTV cho cây
cà chua, dưa leo tại vườn trồng?
Câu 3 Ghi các thông tin vào biểu mẫu ghi chép mua thuốc BVTV cho cây cà chua và
dưa leo?
Trang 39BÀI 7 THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH
Trang 407.2.Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
+ Sử dụng các loại thùng, bao bì hóa chat, phân bón… để chứa sản phẩm rau
+ Dụng cụ chứa sản phẩm không đảm bảo vệ sinh (dính dầu mỡ, hóa chất)
- Cách thức gây ô nhiễm
+ Tiếp xúc trực tiếp các thùng, dụng cụ chứa, bao bì…
+ Xử lý các chất hóa học tồn dư trên rau
7.1.2.Sinh học
- Là các vật ký sinh gây bệnh: giun sán, virut viêm gan B… có ở trên sản phẩm
rau
- Nguyên nhân các sinh vật gây bệnh có trên sản phẩm cây rau
+ Sản phẩm rau tiếp xúc trực tiếp với đất, sàn nhà trong khi thu hoạch, đóng
gói và bảo quản
+ Các thiết bị, dụng cụ, thùng chứa tiếp xúc với sản phẩm không đảm bảo vệ
sinh
+ Nguồn nước sử dụng để xử lý sản phẩm rau bị ô nhiễm
Hình 28 Sử dụng nguồn nước ô nhiễm rửa rau