1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng đặt thông niệu đạo.PPT

18 517 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 38 KB

Nội dung

MỤC TIÊUSau buổi thực hành sinh viên có thể: • Thực hiện đúng thao tác đặt thông niệu đạo • Kiểm tra được ống thông đã đặt đúng hay không đúng vị trí • Cố định ống thông đúng quy cách.

Trang 1

ĐẶT THÔNG NIỆU ĐẠO

Trang 2

MỤC TIÊU

Sau buổi thực hành sinh viên có thể:

• Thực hiện đúng thao tác đặt thông niệu

đạo

• Kiểm tra được ống thông đã đặt đúng hay

không đúng vị trí

• Cố định ống thông đúng quy cách

Trang 3

PHÂN BỐ THỜI GIAN

• Giới thiệu mục tiêu bài giảng : 01 phút

• Giới thiệu nội dung bài : 14 phút

• Sinh viên thực hành trên mô hình: 75 phút

• Đánh giá : 10 phút

Trang 4

NỘI DUNG

Trang 5

Chỉ định

• Lấy nước tiểu thử nghiệm vô trùng ở một

số đối tượng đặc biệt: trẻ em, phụ nữ

• Trong trường hợp bí tiểu cấp

• Đặt thông niệu đạo để lưu trong các

trường hợp theo dõi lượng nước tiểu ở những bệnh nhân hôn mê, trong và sau các phẫu thuật vùng chậu.

Trang 6

Chống chỉ định

• Niệu đạo, tinh hoàn hoặc tiền liệt tuyến

đang ở trong giai đoạn viêm nhiễm cấp tính.

• Niệu đạo bị chấn thương

Trang 7

Dụng cụ

• Găng tay vô trùng, áo choàng, kính bảo

vệ mắt.

• Bồn hạt đậu, khăn lỗ vô trùng

• Ống thông niệu đạo đúng kích thước

• Chất bôi trơn vô trùng(có chứa Lidocain)

• Ống tiêm 10c/c và dung dịch nước cất

hoặc nước muối sinh lý vô trùng.

• Ống nối và bịch chứa nước tiểu vô trùng

theo hệ thống kín.

• Băng keo cố định ống thông.

Trang 8

Nhân sự

• Đặt thông niệu đạo thường chỉ cần một

người.

• Người phụ nếu có sẽ giúp bệnh nhân nằm

đúng tư thế

Trang 9

Chuẩn bị bệnh nhân

• Giải thích cho bệnh nhân

• Kỹ thuật này không cần bệnh nhân ký

cam kết nhưng cần giải thích trước cho bệnh nhân vì khi đặt thông có thể gây đau khiến bệnh nhân gồng rặn.

• Nhắc bệnh nhân không gạt tay, không

giật ống thông ra.

Trang 10

Tư thế bệnh nhân

• Dù bệnh nhân tỉnh táo hay hôn mê, tư thế

thuận tiện nhất là bệnh nhân nằm ngửa, hay chân để thẳng thoải mái.

• Ở bệnh nhân nữ, nên nằm ở tư thế sản

phụ khoa

Trang 11

Kỹ thuật

Đặt thông niệu đạo bằng ống thông mềm

• Khoác áo choàng, đeo kính bảo vệ mắt, rửa tay, mang

găng vô trùng.

• Vệ sinh, sát trùng bộ phận sinh dục ngoài.

• Trải khăn lỗ vô trùng

• Gây tê niêm mạc niệu đạo: bơm dung dịch chất nhờn có

chứa lidocain.

• Bôi trơn đầu ống thông

• Nhẹ nhàng đặt ống thông vào niệu đạo,

• Ống thông vào BQ: nước tiểu chảy ra, lấy nước tiểu làm

các thử nghiệm cần thiết.

Trang 12

• Đặt thông ND lưu: đẩy ống thông vào sâu hơn rồi

bơm bong bóng cố định ống thông, trong lúc bơm nếu bệnh nhân than đau là bong bóng còn nằm trong niệu đạo.

• Sau khi bơm: di chuyển ống thông nhẹ nhàng

xem có dễ không, bệnh nhân có đau không, có máu ra ở lỗ sáo không Nếu có, là bong bóng còn nằm trong niệu đạo, rút hết bong bóng ra, đặt thông vào sâu hơn rồi mới bơm bong bóng lại.

• Cố định ống thông về phía bụng bệnh nhân bằng

băng keo.

• Nối ống thông vào hệ thống dây nối và bao câu vô

trùng kín

Trang 13

Đặt thông niệu đạo ở nữ

Niệu đạo ở phụ nữ ngắn và thẳng, đặt thông tiểu thưòng là dễ dàng Có hai trường hợp khó khăn :

• Lỗ sáo bị hẹp: đầu của một kìm Kelly nhỏ banh

rộng lỗ sáo thì có thể cho thông vào được.

• Đầu thai nhi chèn ép vào niệu đạo: cần cho hai

ngón tay của bàn tay trái đẩy đầu thai nhi lên là có thể đặt thông được.

Trang 14

Kiểm tra vị trí ống thông

• Khi bơm bong bóng xong: đẩy được ống thông vào

sâu hơn, kéo ra được dễ dàng.

• Bơm nước vào ống thông: nước vào được bàng

quang, sau đó nước phải chảy ra được theo ống thông.

Trang 15

Tai biến và biến chứng

• Ống thông lạc đường (khi dùng ống thông

sắt) có thể gây thủng niệu đạo, trực tràng.

• Chảy máu niệu đạo do ống thông làm trầy

sướt niêm mạc niệu đạo hoặc do bơm bong bóng trong khi bong bóng còn ở trong niệu đạo.

• Nhiễm trùng ngược chiều do kỹ thuật

không bảo đảm vô trùng

Trang 16

Theo dõi và chăm sóc bệnh

nhân sau khi đặt thông

• Lượng nước tiểu, màu sắc.

• Tình trạng xuất tiết của dịch niệu đạo ở đầu

ống thông Giữ vệ sinh, lau rửa bộ phận sinh dục ngoài mỗi ngày.

• Xả bớt nước tiểu khi bịch chứa đầy, phải giữ

cho bịch chứa nước tiểu luôn là hệ thống kín, thấp hơn mặt giường ít nhất 80 cm.

• Thay thông niệu đạo mỗi 5 ngày

Trang 17

THỰC HÀNH

• Sinh viên chia nhóm, mỗi nhóm 2 người.

• Đặt thông niệu đạo trên mô hình, 2 sinh

viên một mô hình

• Cử một nhóm đại diện thực hành, các

sinh viên còn lại quan sát và nhận xét.

Trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Emil A Tanagho, Jack W McAninch.

Lange, 12 th edition, 1988, p 154- 157.

2 Trần Văn sáng, Dương Quang Trí Niệu

khoa lâm sàng, Nhà xuất bản Mũi Cà mau, 1996, trang 51- 60.

Ngày đăng: 11/03/2015, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w