o Hiểu chưa đầy đủ về luận điểm của Lê-nin “CNTB hiện đại là sự chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho CNXH” và “CNXH thoát thai từ CNTB” Đại hội IV của Đảng tháng 12 – 1976, trên cơ sở phân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
BÁO CÁO MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài:
So sánh đường lối công nghiệp hóa ở 2 thời kỳ: trước đổi mới và từ đổi mới cho đến nay
Tp HCM, tháng 11 năm 2014
Trang 21.1 Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới: 1
1.1.1 Giai đoạn 1960 – 1975 ở miền Bắc: 1
1.1.2 Giai đoạn 1975 – 1985 trên phạm vi toàn quốc: 2
1.1.3 Đánh giá chung việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa thời ký trước đổi mới 3
1.2 Công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới đến nay: 4
1.2.1 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa: 4
1.2.2 Mục tiêu và quan điểm Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa: 4
1.2.3 Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5
PHẦN 2: SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA Ở HAI THỜI KỲ 8
2.1 Giống nhau 8
2.2 Khác nhau 8
Trang 3PHẦN 1: KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA
1.1 Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:
Hoàn cảnh lịch sử ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn trước giải phóng thống nhất đất nước:
- Đi lên từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phần lớn dựa vào viện trợ từ các tổ chức cộng sản anh em
- Cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm vẫn đang diễn ra ngày càng khốc liệt Đất nước bị chia cắt
- Có được thêm nhiều mối quan hệ với quốc tế, cũng là một lợi thế nhất định thời bấy giờ
Dựa vào tình hình thực tiễn đất nước, Đảng ta đã hoạch định đường lối công nghiệp hóa cho đất nước, đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên Chủ nghĩ xã hội, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa
Đường lối công nghiệp hóa ở nước ta được hình thành từ đại hội lần III diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9/1960 tại thủ đô Hà Nội, khởi đầu là kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960–
1965 Từ lúc này đến thời kỳ đổi mới, kéo dài khoảng 25 năm, có thể chia ra làm 2 giai đoạn: từ 1960 – 1975 triển khai ở miền Bắc, từ 1975 đến 1985: tiến hành trên phạm vi cả nước
1.1.1 Giai đoạn 1960 – 1975 ở miền Bắc:
Đại hội III của Đảng trên cơ sở phân tích đặc điểm miền Bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất
là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã khẳng định:
- Công nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa là nhiệm vụ tất yếu và trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Luận điểm này khẳng định nhiểu lần trong các Đại hội Đảng sau này
- Phương thức: ưu tiên phát triển công nghiệp năng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp
- Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa là xây dựng một nền kinh
tế Xã Hội Chủ Nghĩa cân đối và hiện đại; bước đâu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, và phải thực hiện qua nhiều thời kỳ
- Về cơ cấu kinh tế, đại hội xác định: Kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1962) đã nêu phương hướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp năng một cách hợp lý
- Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp
- Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
Trang 4- Ra sức phát triển công nghiệp trung ưng, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương
1.1.2 Giai đoạn 1975 – 1985 trên phạm vi toàn quốc:
Bước vào giai đoạn này, cuộc khác chiến chống ngoại xâm chấm dứt bằng chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất hai miền Nam Bắc, đã tạo ra một số thuận lợi
và khó khăn nhất định:
- Thuận lợi:
o Thống nhất đất nước, cùng quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã hội
o Kế thừa được kinh nghiệm công nghiệp hóa ở miền Bắc giai đoạn 1960 – 1975
o Có đội ngủ trí thức, lao động có tay nghề đông đảo
o Việt Nam ngày càng được nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao, mở rộng thông thương với thế giới
- Khó khăn:
o Chiến tranh đi qua để lại nhiều hậu quả nặng nề cả vật chất và tinh thần
o Đã dành được độc lập nên sự viện trợ từ thế giới cũng giảm, phải tự lực tự cường, dựa vào nội lực của dân tộc là chính
o Chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch không ngừng chống phá chính quyền
o Chỉ tiếp thu từ Liên Xô và các nước khối Xã Hội Chủ Nghĩa, không tranh thủ được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới
o Hiểu chưa đầy đủ về luận điểm của Lê-nin “CNTB hiện đại là sự chuẩn bị đầy
đủ cơ sở vật chất cho CNXH” và “CNXH thoát thai từ CNTB”
Đại hội IV của Đảng (tháng 12 – 1976), trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình trong nước
và quốc tế, đề ra đường lối công nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa là:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
Xã Hội Chủ Nghĩa
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”
- Kết hợp phát triển lực lượng sx với xác lập & hoàn thiện quan hệ SX mới, kết hợp
KT với QP, đẩy mạnh phân công & hợp tác với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa & các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền & các bên cùng có lợi
- Đưa Việt Nam thành nước Xã Hội Chủ Nghĩa có kỹ thuật công-nông nghiệp hiện đại, Văn hóa - Kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Sau 5 năm chỉ đạo thực hiện, Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982) đã có sự điều chỉnh:
- Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi NN là mặt trận hàng đầu, từng bước đưa
NN lên sx lớn Xã Hội Chủ Nghĩa
- Ra sức phát triển CN SX hàng tiêu dùng
Trang 5- XD và phát triển CN nặng
- Cần làm có mức độ vừa sức, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho NN & CN nhẹ
1.1.3 Đánh giá chung việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa thời ký trước đổi mới
Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường
- Tiến hành công nghiệp hóa 1 cách nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội
- Xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt TKQĐ lên CNXH nhưng chưa làm rõ mục tiêu, bước đi, biện pháp, những điều kiện cần thiết của công nghiệp hóa
Những mặt hạn chế:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu
- Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nên kinh tế quốc dân
- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội
- Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng toàn diện
Nguyên nhân của những hạn chế đó:
- Yếu tố khách quan:
o Đi lên từ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu
o Chiến tranh khốc liệt kéo dài, bị tàn phá nặng nề, đồng thời không thể tập trung sức người, của cải cho công nghiệp hóa
o Chưa đi qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa nên thiếu tư liệu cho đi lên Chủ nghĩa Xã hội
- Yếu tố chủ quan:
o Bắt nguồn từ việc nhận định chưa đúng mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất
kỹ thuật
o Bố trí cơ cấu sản xuất, tỉ lệ đầu tư chưa hợp lí
o Nóng vội, giáo điều, bắt chước một cách máy móc mô hình tổ chức xã hội của Liên Xô vào nước ta Năm 1966, Kim Ngọc – Nguyên Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đã nhận định ra được những điều bất hợp lí trong đường lối công
nghiệp hóa ở nước ta và đã đưa ra sáng kiến “Khoán hộ” Tuy nhiên đã bị
các nhân vật cao cấp trong Đảng Cộng sản Việt Nam bác bỏ và hạn chế Sáng
kiến này đến năm 1988 mới được nhìn nhận thông qua “Khoán 10” hay
“Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam”
Trang 61.2 Công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới đến nay:
1.2.1 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa:
Đại hội VI của Đảng:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985:
- Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ
sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa và quản lý kinh tế…Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
- Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ long mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp
- Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nông nghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
Từ đại hội VI đến đại hội X:
Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ
Thực chất, đây là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa, chuyển
từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến và khá thành công tại các nước Châu Á lúc bấy giờ
1.2.2 Mục tiêu và quan điểm Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa:
Mục tiêu:
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa – hiện đại hóa là biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở – vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Quan điểm:
Thứ nhất, công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa và công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường
Trang 7Hai là, công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa – hiện đại hóa Năm là, phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Tính tất yếu
Có tiến hành công nghiệp hóa chúng ta mới:
- Xây dựng được cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Mới tiến hàng tái sản xuất mở rộng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mới tích lũy về lượng mới để xây dựng thành công nền sản xuất lớn Xã Hội Chủ Nghĩa
- Mới tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân
- Mới củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Mới góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, xây dựng con người mới
ở Việt Nam
- Mới góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, xây dựng con người mới
ở Việt Nam
1.2.3 Nội dung và định hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Nội dung
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc
tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Nội dung cơ bản của quá trình này là:
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao
Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng
bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Trang 8- Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
o Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng dịch vụ và đô thị Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp
và thành thị, là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt đầu công nghiệp hóa Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa Ở nước ta, trong những năm qua, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn được đặt ở
vị trí quan trọng Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình này là:
o Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo
ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương
o Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp
- Về quy hoạch phát triển nông thôn:
o Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống
no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh
o Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện nước, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ…
o Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm
an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn:
o Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng
sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả lao động nước ngoài
o Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số
o Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống dưới 50% tổng số lao động xã hội và nâng cao tỷ lệ thời gian
sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 85%
Trang 9Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trọng của nông nghiệp giảm còn công nghiệp, dịch vụ thì tăng lên Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- Đối với công nghiệp và xây dựng:
o Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế
mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia
o Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài
o Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn,
hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông
- Đối với dịch vụ:
Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạo bước phát triển ngành “công nghiệp không khói” này Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn
Trang 10PHẦN 2: SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA Ở HAI THỜI KỲ
2.1 Giống nhau
Thứ nhất, đường lối công nghiệp hóa của Đảng luôn nhấn mạnh đến yếu tố khoa
học kỹ thuật công nghệ (then chốt, quyết định…), luôn xác định khoa học là lực lu trực tiếp, hướng hoặc đề cập trực tiếp tới công nghệ tiên tiến, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao… nhưng những gì đạt được trên thực tế lại cho thấy khoa học và công nghệ chưa được
hiểu một cách đầy đủ, thống nhất, xứng tầm
Thứ hai, công nghiệp hóa bằng con đường thích hợp để đưa Tổ quốc phát triển đạt
trình độ cao về mọi mặt là mạch tư duy không bao giờ dứt trong đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam
Thứ ba, khẳng định công nghiệp hóa có tính tất yếu và giữ vị trí nhiệm vụ trung tâm
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ tư, mục tiêu công nghiệp hóa có nhiều điểm giống nhau Luôn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với không ngừng cải thiện đời sống nhân dân và cải biến nước ta thành một nước công nghiệp (chung một số điểm như: đảm bảo cơ sở vật chất – kỹ thuật,
cơ cấu kinh tế cho chủ nghĩa xã hội ; quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; mức sống vật chất và tinh thần cao; quốc phòng – an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ấm no, tự do, hạnh phúc…); để thực hiện mục tiêu chung đó, ở mỗi thời kỳ thường xác định những mục tiêu
cụ thể cần đạt được
Thứ năm, mô hình công nghiệp hóa Việt Nam đều sử dụng kết hợp các ưu thế của
nhiều mô hình khác nhau
Ngoài ra, đường lối công nghiệp hóa Việt Nam còn có những đặc điểm chung như: khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo bản chất và nội dung công nghiệp hóa hiện đại còn chậm; liên tục đổi mới tư duy
để hoàn thiện các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa Tổ quốc…
2.2 Khác nhau
Thứ nhất, về cách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa.
Trong tiến trình cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiệm
vụ phải vừa lãnh đạo phát triển lực lượng sản xuất vừa lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa
Đây là một mối quan hệ lớn được Đảng ta đặc biệt quan tâm và liên tục có nhiều đổi mới rất quan trọng, có tính đột phá, nhất là từ Đại hội VI đến nay
Trong thời kỳ đầu sau giải phóng, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ