6. Cấu trúc của luận văn 4.
3.2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao
Đến nay, hai bên đã ký Hiệp định khung hợp tác giữa Chính phủ hai nước, các Hiệp định hợp tác về Văn hóa và Năng lượng, thỏa thuận thành lập ba Ủy ban hợp tác liên Chính phủ về tư tưởng, quốc phòng và kinh tế gồm nhiều tiểu ban thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hai bên cũng đã ký Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ và thoả thuận thiết lập cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (5/2006). Tháng 8/2008, hai nước đã tổ chức Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban liên Chính phủ tại Vê-nê-xu-ê-la, ký Hiệp định hợp tác về Du lịch, Nông nghiệp, Chương trình trao đổi văn hóa 2008 – 2010, các Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao hai nước, Bản ghi nhớ giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Bộ Truyền thông - Thông tin Vê-nê-xu-ê-la, Thỏa
thuận liên doanh giữa Công ty Điện Quang và một Công ty của Tổng công ty dầu khí quốc gia Vê-nê-xu-ê-la (PDVSA), Bản Ghi nhớ giữa Công ty VINAMOTOR và Công ty COPRIVENSA. Hai bên cũng đã tiến hành đàm phán nhiều hợp đồng, dự án dầu khí ở hai nước với tổng đầu tư trị giá hàng tỷ USD.
Triển khai chủ trương hội nhập quốc tế một cách toàn diện của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên cơ sở quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Vê-nê-xu-ê-la vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển; quan hệ chính trị - ngoại giao song phương không ngừng được củng cố và tăng cường mạnh mẽ về mặt Nhà nước cũng như về mặt Đảng và các tổ chức, đoàn thể quần chúng. Việc trao đổi chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa Vê-nê- xu-ê-la và Việt Nam được tổ chức khá thường xuyên và ngày càng gia tăng, nổi bật là các chuyến thăm Vê-nê-xu-ê-la của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2007) với Tuyên bố Cấp cao khảng định hai bên xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện” và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống U-gô Cha-vết (7/2006) cùng với các chuyến thăm Vê-nê-xu-ê-la khác của Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), Phó Thủ tướng Nguyễn Trung Hải (11/2008 và 7/2010) cùng với nhiều cuộc gặp cấp cao bên lề các Hội nghị quốc tế mà hai bên cùng tham gia.
Tháng 11/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Vê-nê-xu-ê-la, phát biểu trước quốc hội. Bài phát biểu chân thành, cuốn hút và thắm tình hữu nghị kéo dài gần một giờ đồng hồ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của toàn thể nghị trường. Người dân Vê-nê-xu-ê-la đã thực sự xúc động khi Chủ tịch nước nói: “Vê-nê-xu-ê-la vui, Việt Nam vui vì với Việt Nam,
Vê-nê-xu-ê-la là người bạn rất thân thiết”. Trong buổi tiếp đón Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết tại Phủ Tổng thống đích thân Ngài Tổng thống Cha-vết đã yêu cầu đội quân nhạc hát vang bài quốc ca Việt Nam bằng tiếng Việt ngay trong buổi lễ chào cờ. Có thể nói, tấm chân tình của Tổng thống Cha-vết đã cho thấy mối quan tâm hết sức đặc biệt của cá nhân người đứng đầu nhà nước Vê-nê-xu-ê-la cũng như của nhân dân Vê-nê-xu-ê-la dành cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói riêng và cho nhân dân Việt Nam nói chung
Ngoài ra, hai bên đã thiết lập cơ chế tham khảo chính trị định kỳ hàng năm giữa hai Bộ Ngoại giao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế và khu vực. Vê-nê-xu-ê-la là một trong những nước dầu tiên ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và cũng là một trong số các nước sớm công nhận qui chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Quan hệ về Đảng và các tổ chức quần chúng giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam không ngừng được củng cố và đổi mới, phù hợp với diễn biến của tình hình chính trị - xã hội sôi động, mang tính đột biến ở Vê-nê-xu-ê-la nói riêng và các nước tại khu vực Mỹ La tinh nói chung. Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la đã thành lập Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở Ủy ban Đoàn kết với Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam trước đây. Các tổ chức Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam duy trì và tăng cường các mối liên hệ với nhiều đối tác và tổ chức tương ứng của Vê-nê-xu-ê-la. Thông qua các mối quan hệ, các cuộc trao đổi đoàn, hai nước hiểu thêm được tình hình thực tế của nhau, có thêm các kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của mỗi nước và phối hợp chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn quốc tế.
3.2.2.Quan hệ kinh tế - thƣơng mại
Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Vê-nê- xu-ê-la phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất, phục vụ xuất khẩu và nhu cầu tự nhiên mở rộng thị trường cung cấp nguyên nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm của cả hai bên.
Vê-nê-xu-ê-la bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, khai thác quặng bô-xít… và mong muốn Việt Nam giúp về kỹ thuật trồng lúa nước, chữa bệnh bằng đông y, điện và điện tử gia dụng, nuôi trồng thủy sản… Tuy nhiên, cả hai phía mới ở giai đoạn đầu trong việc khai thác các thế mạnh của nhau. Việt Nam có thể xuất sang Vê-nê-xu-ê-la một số mặt hàng như lương thực thực phẩm (Vê-nê-xu-ê-la nhập 90% nhu cầu về lương thực thực phẩm), máy nông nghiệp, đồ điện, hàng điện tử, hàng may mặc, giày dép và các mặt hàng tiêu dùng khác; đồng thời, có thể nhập từ Vê-nê-xu-ê-la các nguyên liệu, khoáng sản như sắt, nhôm...
Tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam năm 2006 đạt trên 20 triệu USD, tăng 146% so với năm 2005. Năm 2008 kim ngạch trao đổi thương mại đạt 40 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2006 trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Vê-nê-xu-ê-la là lương thực - thực phẩm, máy móc nông nghiệp, đồ điện, hàng điện tử, hàng may mặc, giày dép và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Vê-nê-xu-ê-la giai đoạn 2001- 200815
(đơn vị: USD)
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008
1.930.000 2.985.000 3.299.863 6.322.149 14.000.000 37.000.000
Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Vê-nê-xu-ê-la theo mặt hàng năm 2006 16(đơn vị: USD) Mặt hàng Năm 2006 Tỉ trọng XK Chênh lệch 2006 so với 2005 % 2005 so với 2006 Giày dép 2,280,077 31.28 534,278 30.61 Dệt may 1,915,283 8.46 233,891 42.16 Nông sản 6,271,565 2.99 609,771 23.34 Gạo 2,724,278 26.69 400,278 27.42 Thủy hải sản 1,091,212 3.20 276,753 32.61 Máy móc thiết bị 631,000 2.55 844,599 25.64 Xe đạp, phụ tùng, săm lốp 761,144 1.00 595,484 21.40
Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Vê-nê-xu-ê-la theo mặt hàng năm 2008
17(đơn vị: USD) Mặt hàng Năm 2008 Tỉ trọng XK Chênh lệch 2008 so với 2007 % 2005 so với 2007 Giày dép 2,239,910 31.91 1,992,229 0.53 Dệt may 4,726,571 8.87 8,084,717 1.66 Nông sản 2,419,495 6.21 4,728,435 2.12 Gạo 3,221,967 31.91 8,275,722 3.71 Thủy hải sản 2,072,713 3.55 6,908,788 3.41 Cao su 2,324,854 1.68 4,062,923 1.60 Máy vi tính, linh kiện 6,248,633 3.37 11,965,549 1.85 Bóng đèn điện 2,862,884 0.44 1,261,144 2.53 Sản phẩm nhựa, gỗ 2,458,543 0.62 2,034,909 -0.76 Thủ công mỹ nghệ 3,615,031 0.80 1,919,803 2.66 Hàng hóa khác 5,178,762 10.64 4,463,399 0.85
Cần đặc biệt nhấn mạnh là một số lĩnh vực hợp tác kinh tế mới được mở ra, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp thông qua việc ký kết và triển khai các hợp đồng
mới như hợp tác thăm dò - khai thác dầu khí. Đồng thời, hình thức liên doanh sản xuất đồ điện tử gia dụng, giày dép, bóng đèn tiết kiệm điện đã và đang được trao đổi, triển khai thực hiện trong một số công đoạn: nghiên cứu, trao đổi về các dự án trồng lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản với các đối tác Vê-nê-xu-ê-la. Ngoài ra, Vê- nê-xu-ê-la đang hoàn tất nghiên cứu khả thi dự án Xây dựng nhà máy lọc dầu số hai ở Long Sơn, Việt Nam. Ngày 29/06/2010 tại Vê-nê-xu-ê-la, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la đã chính thức ký kết “Hợp đồng Thành lập và Quản lý Công ty Liên doanh Pê-tơ-rô Ma-ca-rê-o, Lô Hu-nin 2 thuộc vành đai dầu Ô-ri-nô-cô” Pê-tơ-rô Ma-ca-rê-ô là liên doanh giữa Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP) và Tổng Công ty Dầu khí Vê-nê-xu-ê-la (CVP) với tỷ lệ tham gia của PVEP 40% và CVP 60% nhằm triển khai khai thác dầu nặng trong diện tích phát triển của lô Hu-nin 2, đây là khu vực phát triển có diện tích 247,8 km² với trữ lượng dầu thô tại chỗ là 36,6 tỷ thùng. Trữ lượng thu hồi khai thác trong 25 năm là 1,466 tỷ thùng dầu, trong trường hợp gia hạn thêm 15 năm khai thác có thể lên tới 2,5 tỷ thùng dầu. Sản lượng khai thác ban đầu là 50.000 thùng/ngày và đạt đỉnh 200.000 thùng/ngày vào năm 2015.Tổng mức đầu tư của Dự án giai đoạn 2009-2014 là 1,825 tỷ USD vì vậy Chính phủ hai nước coi đây là dự án cốt lõi trong chuỗi giá trị về hợp tác đầu tư giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. Sự kiện này, được đánh giá như một mốc son trong mối quan hệ quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, không chỉ là vấn đề hợp tác kinh tế thương mại và năng lượng - dầu khí, mà còn thể hiện ý chí, quyết tâm và niềm tin đối tác, hợp tác toàn diện trong mối quan hệ Vê-nê-xu-ê-la - Việt Nam hiện thực hóa Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la đã ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống U-gô Cha-vết năm 2006.
Các kết quả khả quan trên có được là do hai bên đã biết phát huy có hiệu quả thế mạnh của mỗi nước, chủ động và kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ, tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, cung cấp thông tin hai chiều về thị trường, mặt hàng, doanh nhân, cũng như chính sách xuất nhập
khẩu, hệ thống thuế, các rào cản thương mại. Hai bên cũng đã tích cực thực hiện các cuộc đàm phán song phương và đa phương ở các cấp khác nhau, từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý để thực thi những Hiệp định/ Thoả thuận hợp tác song phương, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp của cả hai nước.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Vê-nê-xu-ê-la trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hoá, giáo dục và đào tạo, y tế, dân vận... cũng đang được thúc đẩy. Thông qua những kênh hợp tác này, Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ kỹ thuật - công nghệ dầu khí của bạn; Vê-nê-xu-ê-la sẵn sàng đào tạo đại học và sau đại học cho sinh viên Việt Nam với số lượng 20 học bổng/năm (Việt Nam cũng đang xem xét cấp học bổng cho sinh viên Vê-nê-xu-ê-la học tại Việt Nam). Đồng thời, Việt Nam đã và đang triển khai với kết quả rất khả quan “Dự án khai thác dầu tại lô Hu-nin 2”. Việt Nam đang xúc tiến mở rộng những hình thức hợp tác này với Vê-nê-xu-ê-la trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nông nghiệp.
3.3. TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VÊ-NÊ-XU-Ê-LA VÀ VIỆT NAM 3.3.1.Tiềm năng hợp tác trong tƣơng lai
Tiếp tục triển khai thực hiện đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ do Đại hội Đảng lần thứ X đề ra và chiến lược tổng thể về tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Chính phủ, góp phần tạo dựng môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, hợp tác phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước; nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực Mỹ La tinh và trên thế giới. Là hai nước đang phát triển, Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam đều cùng chung mục đích phấn đấu thiết lập một trật tự chính trị - kinh tế quốc tế mới, công bằng hơn; cùng chia sẻ lập trường đối với hầu hết các vấn đề quốc tế liên quan đến hoà bình và phát triển; cùng có chung nhu cầu hàng đầu là kiến tạo và duy trì hoà bình, ổn định, an ninh nhằm mục đích tăng cường hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân mỗi nước. Ngoài ra, việc thúc đẩy quan hệ song phương với Vê-nê- xu-ê-la còn tác động tích cực đến quan hệ của Việt Nam đối với các nước khác ở Mỹ La tinh và đối với các nước Bắc Mỹ, cũng như góp phần làm cầu nối thúc đẩy
mối quan hệ song phương cũng như đa phương giữa Vê-nê-xu-ê-la với Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung; phối hợp, ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương trong cuộc đấu tranh chung bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên và lợi ích chung của các nước đang phát triển.
Trong thời gian tới, triển khai mạnh mẽ “chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế” với phương châm “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, nhu cầu phát triển của Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới và tình hình Vê-nê-xu-ê-la về cơ bản là thuận lợi để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - thương mại với nước này, đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; nâng cao hiệu quả, tạo sự đan xen lợi ích, tăng cường sự tin cậy gắn bó lẫn nhau, góp phần tạo dựng môi trường quốc tế hoà bình, hữu nghị và hợp tác, phục vụ nhiệm vụ bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng; đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quan hệ với Vê-nê-xu-ê-la, Việt Nam cần phải kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về biện pháp và phương thức; trong hợp tác kinh tế, coi trọng tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện của mỗi nước.
Cần tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có; nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam ở khu vực; triển khai thực hiện chủ trương của Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam, đẩy mạnh xuất/nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của khu vực; đẩy mạnh phối hợp, hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương (Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh, Phong trào Không Liên kết…) nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các nước đang phát triển; thực hiện các cam kết song phương và quốc tế liên quan