6. Cấu trúc của luận văn 4.
1.2.3. Khó khăn và thách thức
- Khó khăn và thách thức thứ nhất: Bộ máy nhà nước ở Vê-nê-xu-ê-la về cơ bản vẫn là bộ máy nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản cũ mà cần phải có biện pháp mềm dẻo, phù hợp.
Một trong những đặc điểm và cũng là thách thức của sự nghiệp cách mạng của Tổng thống Cha-vết là Bộ máy nhà nước ở Vê-nê-xu-ê-la về cơ bản vẫn là bộ máy nhà nước tư sản. Mặc dù cách mạng Bô- li-va đã thành công nhưng bộ máy nhà nước ở Vê-nê-xu-ê-la về cơ bản vẫn là bộ máy nhà nước cũ – nhà nước tư sản. Bộ máy này chưa thể ngày một ngày hai trở thành công cụ để chính phủ của tổng thống U-gô Cha-vết thiết lập chính quyền thật sự của nhân dân; thậm chí còn là điều kiện thuận lợi/môi trường thuận lợi cho các thế lực đối lập phá hoại sự nghiệp cách mạng. Một khi chưa “đập tan”, cải tạo được bộ máy nhà nước cũ, thì chính cái nhà nước ấy sẽ bị biến thành công cụ chống phá cách mạng bởi lẽ Chính phủ của Tổng thống Cha-vết muốn hệ thống quyền lực nhân dân thay thế quyền lực nhà nước tư sản trước kia thiết lập trên phạm vi toàn quốc, điều đó có nghĩa là hệ thống quyền lực nhân dân đối trọng với hệ thống quyền lực nhà nước. Do vậy,
phải tìm được cách thức thực hiện phù hợp để dần thay thế hệ thống quyền lực nhân dân cho hệ thống quyền lực nhà nước tư sản. Để hệ thống quyền lực nhân dân có thể nhanh chóng thay thế cho hệ thống quyền lực nhà nước tư sản ở Vê-nê- xu-ê-la, Tổng thống Cha-vết không thể dùng bạo lực cách mạng để đập tan, mà cần sáng tạo vạch ra cách thức tháo dỡ bộ máy nhà nước tư sản bằng các biện pháp linh hoạt, nhạy bén với cách thức phù hợp - đó chính là tiến hành cải cách, điều
chỉnh, thay đổi Hiến pháp hiện hành.Chỉ có như vậy thì Vê-nê-xu-ê-la mới có một hệ thống quyền lực của cách mạng - nhân tố không thể thiếu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
- Khó khăn và thách thức thứ hai: Tổng thống Cha-vết hướng cuộc Cách mạng Bô-li-va đi theo Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, nhưng thực chất chưa có chủ thuyết chính trị rõ ràng dễ dẫn đến có những xu hướng phát triển khác nhau.
Mặc dù lý thuyết về Chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI đã xuất hiện từ năm 1996, nhưng nó chưa được U-gô Cha-vết chấp nhận như một hệ tư tưởng cho cuộc cách mạng mà ông đang tiến hành. Thực chất Chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI mà Tổng thống U-gô Cha-vết theo đuổi và truyền bá là một sự kết hợp giữa tư tưởng tiến bộ của Bô-li-va (tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, đoàn kết nhân dân trong nước và với Mỹ Latinh) với một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (chống đế quốc, chống áp bức, xoá bỏ giai cấp và chế độ người bóc lột người...) và tinh thần nhân đạo của Thiên chúa giáo (yêu thương, nhân ái).
Như vậy, tại Vê-nê-xu-ê-la, lực lượng cánh tả cấp tiến hiện có các cơ sở xã hội rộng rãi, nhiều không gian để hành động hơn so với các thời kỳ trước đây; có sức mạnh chính trị trong nhiều tổ chức cơ sở và trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn tiếp tục trong quá trình tìm kiếm con đường - mô hình phát triển rõ ràng bởi sự tập hợp lực lượng hiện tại còn mang tính tình thế, không xuất phát từ một chủ thuyết chính trị rõ ràng, dẫn đến những xu hướng phát triển khác nhau. Hơn nữa, sự tập hợp lực lượng theo xu hướng này còn phụ thuộc quá nhiều vào một cá nhân, đặt lực lượng này đứng trước nhiều nguy cơ khó lường và bất trắc. Thực tế đã xuất hiện những tư tưởng cơ hội muốn lái cách mạng đi vào con đường cải cách, cải lương.
- Khó khăn và thách thức thứ ba: xuất hiện sự chống phá của các thế lực đối lập, thù địchcủa các lực lượng trong nhà nước tư sảndưới sự bảo trợ của Mỹ.
Sau khi lên cầm quyền , Tổng thống U -gô Cha -vết đã tiến hành cải tổ bô ̣ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện những biê ̣n pháp cải cách mạnh mẽ về kinh tế xã hô ̣i có lợi cho người lao động đã đụng chạm đến lợi ích của các nhà
tư bản trong và ngoài nước nên bị các công ty tư bản phản đối mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu, những người làm việc trong các công ty dầu khí có thu nhập cao cũng tỏ ra không hài lòng. Phe đối lập trong nước lợi dụng tình hình đó để lôi kéo kích động lực lượng này để tham gia vào các phong trào phản đối Tổng thống. Vì thế, đất nước Vê-nê-xu-ê-la đã bị chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau. Phe đối lập thì tìm cách chống lại chương trình cải cách của Tổng thống. Thêm vào đó, khi thực hiện cải cách còn có những sự việc mang cảm tính và thiếu “khôn ngoan”, ví dụ quyết định đổi múi giờ quốc gia chậm hơn 30 phút với lí do “chẳng việc gì phải
đi theo một tiêu chuẩn giờ giấc do Mỹ áp đặt”, thực hiện chính sách đối ngoại
thoát ly khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ lại lên án quá mạnh mẽ, vì vậy, Mỹ đã hỗ trợ, kích động các lực lượng chính trị đối lập chống U-gô Cha-vết và tìm cách duy trì “sân sau” của mình. Thêm vào đó, tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy chính quyền và tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ các lực lượng cách mạng càng làm cho sự chống phá của các thế lực thù địch trở nên nguy hiểm hơn. Điều đó dẫn đến thực trạng Chính phủ mới phải đối mă ̣t với sự chống phá của phe đối lâ ̣p đang tìm cách lật đổ Tổng thống Cha -vết. Bởi vì thực tế, các lực lượng có quyền lợi trong nhà nước tư sản trước đây vẫn còn cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội rất lợi hại.
Về kinh tế, đó là cơ cấu kinh tế do tư bản đang chi phối; hệ thống các quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa hiện hành; hoạt động của tư bản tài chính và các tập đoàn độc quyền... Về xã hội, đó là sự tồn tại và hoạt động đầy thủ đoạn của giai cấp tư sản lôi kéo được một số tầng lớp dân cư, trong đó có tầng lớp trung lưu. Không chỉ lợi dụng những khó khăn kinh tế để chống Chính phủ , phe đối lập còn dùng biện pháp quân sự, kể cả bằng đảo chính quân sự (tháng 4/2002) bắt giam Tổng thống Cha-vết và lập ra Chính phủ lâm thời nhưng chỉ tồn tại trong hai ngày.
Như vậy, sự chống phá của các thế lực đối lập, thù địch, phản cách mạng và của chủ nghĩa đế quốc cũng đang đặt cách mạng Vê-nê-xu-ê-la trước thách thức nghiêm trọng và càng khẳng định thêm tính cấp thiết của việc thành lập PSUV. Con đường CNXH thế kỷ XXI của các nước khu vực Mỹ Latinh nói chung và Vê- nê-xu-ê-la nói riêng vẫn còn nhiều thách thức chờ đợi.
- Khó khăn và thách thức thứ tư: Cuộc chiến đấu trên mặt trận kinh tế thực sự trở thành cuộc đụng đầu trực tiếp và gay gắt giữa cách mạng và phản cách mạng; giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc.
Việc thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa Vê- nê-xu-ê-la không thể không tước đoạt từ tay đại địa chủ, tư bản lũng đoạn và chủ nghĩa đế quốc những công cụ kinh tế sống còn mà chúng đang sử dụng nhằm phá hoại quá trình cách mạng. Chính vì vậy, trong bản dự thảo của Hiến pháp sửa đổi, tại điều 307 đã nêu rõ: "Chế độ địa chủ mang bản chất chống lại lợi ích xã hội nên
nó phải bị loại trừ. Mọi ruộng đất của địa chủ sẽ được chuyển thành sở hữu của nhà nước, hoặc sở hữu tập thể". Đối với tư bản lũng đoạn, trước hết là tư bản tài
chính - ngân hàng, dự thảo Hiến pháp tuyên bố: thủ tiêu cơ chế tự chủ của Ngân hàng Trung tâm Vê-nê-xu-ê-la và xác định mục đích hoạt động mới cho thiết chế kinh tế quan trọng này là: "Hệ thống tiền tệ phải phục vụ các chức năng, nhiệm vụ
chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa và quyền lợi của nhân dân, phải coi đó là những ưu tiên trên mọi mục đích khác". Rõ ràng, đây là đòn tiến công trực diện
vào chủ nghĩa tư bản trong nước và các thế lực tư bản tài chính độc quyền quốc tế được tổ chức trong các thiết chế hùng hậu như IMF, WB, WTO đang hưởng nguồn lợi khổng lồ ở Mỹ La-tinh nói chung và đất nước Vê-nê-xu-ê-la nói riêng. Chính phủ cánh tả của nước này phải giải quyết mâu thuẫn giữa chính tri ̣ và kinh tế để vừa giành được lòng tin của xã hô ̣i , đồng thời vừa điều hành hiê ̣u quả đất nước . Đó là các thách thức không nhỏ. Thực chất của cuộc cải tổ nền kinh tế trên là cuộc chiến đấu trên mặt trận kinh tế thực sự trở thành cuộc đụng đầu trực tiếp và gay gắt giữa cách mạng và phản cách mạng; giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc. Đây là một khó khăn và thách thức không nhỏ đối với chính phủ của Tổng thống Cha-vết.
- Khó khăn và thách thức thứ năm: khu vực kinh tế tư nhân bị tê liệt và đời sống của nhân dân lao động chưa được cải thiện như mong muốn.
Nhờ vào việc triển khai kế hoạch hóa nền kinh tế đúng đắn, nên từ năm 1998 đến nay, kinh tế Vê-nê-xu-ê-la liên tục tăng trưởng cao. Trong hơn thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,4%/năm; tỷ lệ dân nghèo giảm từ 55,1% xuống còn 30,4%; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 15% năm 1999 xuống còn 8,3% năm 2007. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và sự phát triển, đổi thay đầy ấn tượng đó, kinh tế Vê-nê-xu-ê-la cũng đã và đang ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề nan giải: khu vực kinh tế tư nhân bị tê liệt, các ngân hàng thương mại do tư bản tài chính độc quyền nắm giữ không chịu cho vay đầu tư vào các dự án kinh tế và các chương trình xã hội, các loại hình thị trường chủ yếu đều bị đầu cơ, lũng đoạn... Nguyên nhân do không chỉ từ khó khăn khách quan mà còn chủ yếu là do các thế lực thù địch cố ý chống phá. Hậu quả là đời sống của nhân dân lao động chưa được cải thiện như mong muốn; một số nội dung trong cương lĩnh tranh cử của Tổng thống chưa được thực hiện đầy đủ làm suy giảm phần nào niềm tin của quần chúng. Cuộc đấu tranh "ai thắng ai" trên mặt trận kinh tế đã công khai diễn ra ngày càng phức tạp và quyết liệt buộc chính phủ của thổng thống Cha-vết phải tính đến những bước đi chiến lược, cơ bản và triệt để hơn nhằm thủ tiêu cơ sở kinh tế của chế độ cũ.
- Khó khăn và thách thức thứ sáu: để bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ, cách mạng cần tiến hành xây dựng đầy đủ lực lượng vũ trang nhưng chưa có sự thống nhất quan điểm ngay trong lãnh đạo các lực lượng cách mạng Vê-nê- xu-ê-la.
Thực tiễn lịch sử thế giới nói chung và ở Mỹ la tinh nói riêng đã chứng minh đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị, cách mạng cần được trang bị đầy đủ lực lượng vũ trang như công cụ bạo lực chống lại mọi âm mưu của bạo lực phản cách mạng và chủ nghĩa đế quốc. Chính vì vậy, mặc dù cuộc cách mạng Bô-li-va giành thắng lợi bằng con đường hòa bình, nhưng để ổn định giữ vững và xây dựng xã hội mới, Tổng thống Cha-vết chủ trương xây dựng đầy đủ lực lượng vũ trang cho cách mạng Vê-nê-xu-ê-la. Chính phủ đã chủ trương tăng quân dự bị lên đến
hai triệu người; thành lập lực lượng quân địa phương; vũ trang toàn dân; biến quân đội thành công cụ chính trị - quân sự của Đảng cầm quyền.
Cha-vết cho rằng, đây là những giải pháp tất yếu nhằm phòng chống sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc.
- Khó khăn và thách thức thứ bẩy: Trong Chính sách đối ngoại của mình, Vê- nê-xu-ê-la công khai phản đối chính sách đơn phương, cường quyền của Mỹ nhưng Cô-lôm-bia - nước làng giềng của Vê-nê-xu-ê-la lại thân Mỹ.
Có biên giới nằm sát với Cô-lôm-bi-a – đất nước thân Mỹ, Vê-nê-xu-ê-la rất cần có chính sách đối ngoại khéo léo, mềm dẻo để đảm bảo duy trì sự ổn định, hoà bình ở trong nước và trong khu vực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của đất nước nhưng lại đảm bảo sự độc lập, tự chủ của mình. Tìm giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt và không để xảy ra tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng ở Nam Mỹ này là vấn đề thách thức.
- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bô-li-va cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến trúc tài chính, tư pháp và chính trị chung.
U-gô Cha-vết chủ trương và khởi xướng triển khai “Liên minh Bô-li-va cho Châu Mỹ” nhằm tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ đoàn kết Mỹ Latinh, chống chủ nghĩa cường quyền của Mỹ. Thực chất giải pháp này là muốn đưa nội đung công bằng xã hội vào quá trình hội nhập. Để đạt được mục tiêu đó hàng loạt thách thức đặt ra với Vê-nê-xu-ê-la nói riêng và các nước trong khu vực nói chung là cần xây dựng một mô hình kiến trúc tài chính, tư pháp và chính trị chung. Cần khôi phục quyền kiểm soát công đối với các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và đối với các phương tiện tầm vĩ mô dành cho sản xuất, tín dụng và thương mại. Cần phải cân bằng các thành tựu xã hội dành cho người lao động và sản xuất nhỏ, đồng thời giảm thiểu khoảng cách giữa các nền kinh tế. Các nước trong khu vực cần nâng cấp mạng lưới giao thông xuyên quốc gia, với ý thức cao về môi trường; Cần phải ủng hộ các nhà sản xuất tư nhân nhỏ trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủ công, thương mại, dịch vụ v.v. . .
Song, kể từ sau chiến tranh lạnh, thế giới đã trải qua nhiều thời điểm biến động, đã tác động và gây ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình an ninh-chính trị, kinh tế-xã hội trong khu vực Mỹ Latinh nói chung cũng như Vê-nê-xu-ê-la nói riêng.
CHƢƠNG 2