Tình hình khu vực Mỹ Latin

Một phần của tài liệu Vê-nê-xu-ê-la những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam (Trang 39)

6. Cấu trúc của luận văn 4.

2.1.2. Tình hình khu vực Mỹ Latin

+ Sự thất bại của mô hình tự do kinh tế mới ở khu vực Mỹ La tinh.

Mười năm cuối thế kỉ XX, kinh tế khu vực Mỹ La tinh phát triển thiếu ổn định và sau đó bắt đầu suy thoái kéo dài đến tận những năm đầu của thế kỷ XXI. Tổng nợ của khu vực năm 2002 là 760 tỷ đôla. Số người nghèo tăng vọt lên từ 120

triệu người năm 1980 lên 272 triệu người trên tổng số dân là 510 triệu người vào năm 2002. Tỷ lệ thất nghiệp toàn khu vực tăng cao. Theo CEPAL (Ủy ban kinh tế Mỹ La tinh và Ca-ri-bê) trong nửa thập kỷ qua mức GDP/người của khu vực giảm 2% và cho rằng khu vực này đã bị “kéo giật lùi một nửa thế kỉ”10. Kinh tế khủng hoảng, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Mỹ La tinh sa lầy trong lạc hậu, đói nghèo và trở thành một trong những khu vực có tình trạng bất bình đẳng xã hội và vi phạm nhân quyền nhiều nhất thế giới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã chứng tỏ sự sụp đổ của mô hình kinh tế thị trường tự do được áp dụng không hợp lý trong nhiều năm qua ở Mỹ La tinh. Sự áp đặt chủ nghĩa tự do mới đã làm các nước Mỹ La tinh phụ thuộc ngày càng nặng nề vào tư bản độc quyền nhất là tư bản Mỹ, khiến lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại nghiêm trọng. Do vậy, từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, các lực lượng cánh tả khu vực Mỹ La tinh đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống, đưa đến sự ra đời của hàng loạt chính phủ cánh tả ở nhiều nước. Họ đã đẩy mạnh tiến hành cải cách kinh tế xã hội theo xu hướng chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang mô hình kinh tế thị trường kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế, chủ động trong chính sách đối ngoại, tách dần khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ.

Thực tế trên đã và đang đưa kinh tế các nước Mỹ la tinh dần ổn định và phát triển. Kim ngạch buôn bán giữa EU và Mỹ La tinh năm 2008 là 178 tỉ euro trong khi kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh từ 200 triệu USD năm 1975 đã tăng lên 2,8 tỉ USD năm 1988, và trên 85 tỉ USD năm 2008.Những năm gần đây, Trung Quốc đã ký gần 400 hiệp định và thoả thuận thương mại với các nước Mỹ Latinh. Trong hơn 10 năm qua, quan hệ đối tác chiến lược Mỹ La-tinh với EU và Trung Quốc đã phát triển trong hầu hết mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội ở cả 3 cấp độ quan hệ: khu vực, tiểu khu vực và song phương.

Bảng 1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-200911 Đơn vị tính:% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Mỹ Latinh và Ca-ri-bê 3.9 0.3 -0.8 2.0 5.9 4.5 5.3 4.5 4.7 -2.2 Mỹ Latinh 4.0 0.3 -0.8 1.9 6.0 4.5 5.3 4.5 4.8 -1.8 Ác-hen-ti-na -0.8 -4.4 - 10.9 8.8 9.0 9.2 8.5 7.6 5.0 -2.8 Bô-li-vi-a 2.5 1.7 2.5 2.9 3.9 4.1 4.5 Bra-xin 4.4 1.3 1.9 0.5 4.9 2.3 2.8 6.1 5.1 -0.2 Chi-lê 4.5 3.4 2.2 3.9 6.2 6.3 4.4 4.7 3.2 -1.7 Cô-lôm-bi-a 2.9 1.5 1.9 3.9 4.9 5.2 6.0 7.5 2.4 0.1 Cu-ba 6.1 3.0 1.5 2.9 4.5 11.8 12.5 7,3 4,1 1,4 Ê-qua-đo 4.1 2.1 -6.3 2.8 5.3 4.2 3.6 7.9 4.7 4.9 Goa-tê-ma- la 4.4 5.0 3.8 3.6 2.3 2.2 2.1 2.7 -3.2 4.6 Ha-i-ti 2.7 2.2 2.7 0.9 -1.0 -0.3 0.4 -3.5 1.8 2.5 Ôn-đu-rát 5.0 2.9 -1.9 5.7 2.6 2.7 3.5 5.0 -4.1 -5.6 Mê-hi-cô 6.8 5.0 3.8 6.6 0.0 0.8 1.4 4.2 3.0 4.8 Ni-ca-ra-goa 4.0 3.7 7.0 4.1 3.0 0.8 2.5 5.1 4.0 3.7 Pa-na-ma 6.4 7.4 4.0 2.7 0.6 2.2 4.2 7.5 6.9 7.5 Pa-ra-goay 3.0 0.6 -1.5 -3.3 2.1 0.0 3.8 4.1 2.9 4.0 Pê-ru 6.9 -0.7 0.9 3.0 0.2 5.2 3.9 5.2 6.4 7.2 U-ru-goay 5.0 4.5 -2.8 -1.4 -3.4 - 11.0 2.2 11.8 6.6 7.3 Ca-ri-bê 3.5 4.1 3.9 3.4 1.9 3.3 5.8 3.8 4.9 -1.8 An-ti-goa và Bác-bu-đa 4.9 4.4 4.1 1.5 2.2 2.5 5.2 7.2 4.6 11.0 Bê-li-xê 3.6 3.7 8.7 12.9 4.9 5.1 9.3 4.6 3.5 2.7 Đôminicana 2.5 3.2 0.6 0.6 -3.6 -4.2 2.2 6.3 3.3 4.0 Guy-a-na 6.2 -1.7 3.8 -1.4 2.3 1.1 -0.7 1.6 -3.0 -1.3 Ha-mai-ca -1.0 -1.2 1.0 0.7 1.5 1.1 2.3 0.9 1.4 -2.6 Xu-ri-nam 2.2 3.1 -2.4 4.0 5.9 1.9 6.1 7.7 5.7 -6.4 Tơ-ri-ni-đát và Tô-ba-gô 7.7 8.1 8.0 6.9 4.2 6.9 12.6 6.4 8.9 12.0

+ Sự lên ngôi quyền lực liên tiếp của các đảng cánh tả tại Mỹ Latinh

Sự lên ngôi quyền lực liên tiếp của các đảng cánh tả tại Mỹ Latinh đã trở thành một hiện tượng chính trị được đặc biêt quan tâm trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Lực lượng quần chúng nhân dân được thức tỉnh đã tạo thành các phong trào nhân dân mạnh mẽ, đánh đổ các chính phủ cánh hữu ở Mỹ Latinh, đưa các lực lượng cánh tả, tiến bộ lên cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử. Từ năm 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 11 nước Mỹ La tinh trong đó có một số chính phủ đã tái đắc cử.

Mở đầu là Vê-nê-xu-ê-la lãnh tụ cánh tả U-gô Cha-vết đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1998 và tái đắc cử vào các năm 2000, 2006. Tiếp đến là lực lượng cánh tả của các nước khác ở Mỹ la tinh lên cầm quyền như: Chi-lê năm 2000 và 2005, Ác-hen-ti-na năm 2003 và 2007, Bra-xin năm 2002 và 2006, Pa-na-ma năm 2004, Uru-goay năm 2004, Bô-li-vi-a năm 2005, Ê-cu-a-đo năm 2006, Ni-ca-ra-goa năm 2007, Goa-tê-ma-la năm 2007, Pa-ra-goay năm 2008. Trong số các quốc gia do lực lượng cánh tả cầm quyền sau các cuộc bầu cử ở Mỹ Latinh những năm gần đây, đã có 4 quốc gia công khai đi theo con đường XHCN, hướng tới sự công bằng, bình đẳng, tự do cho mọi người. Sự thất bại của mô hình tự do kinh tế mới trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế mà các thế lực bên ngoài muốn áp đặt cho khu vực này đã dẫn đến sự trỗi dậy của CNXH thế kỷ XXI ở

Mỹ La tinh.

Các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ La tinh hiện nay, ở mức độ khác nhau đều tiến hành các cuộc cải cách về kinh tế - xã hội và chính trị mang tính chất dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, đảm bảo các quyền dân sinh, dân chủ cho người dân.

Về đối ngoại, tuy nằm ở khu vực “sân sau” truyền thống của Mỹ, song ở mức độ nhất định, các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đều thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ, đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc; tăng cường liên kết, hợp tác khu vực; ủng hộ Cu-ba, phản đối chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cuba; mở rộng hợp tác với các nước châu Âu, châu Á; ủng hộ quá trình

dân chủ hoá các quan hệ quốc tế và cải tổ Liên hợp quốc, mở rộng tính đại diện của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, chống chính trị cường quyền, vì một trật tự thế giới mới dân chủ và bình đẳng, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Về đối nội, chiều hướng chung của các cuộc cải cách đó là: chuyển từ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới sang mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội và với sự điều tiết nhất định của chính phủ (nhất là đối với các công ty lớn và các thiết chế tài chính, ngân hàng); đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng; thực hiện các chương trình xã hội như cải cách ruộng đất, xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ, tạo công ăn việc làm, cung cấp vốn, tín dụng cho người có thu nhập thấp, xây dựng nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình...; cải thiện các lĩnh vực y tế, văn hoá cộng đồng; đấu tranh chống phân biệt chủng tộc; điều chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động, v.v...

Bối cảnh thế giới và khu vực như đã phân tích ở trên là một trong những nhân tố quan trọng đã và đang thúc đẩy công cuộc cải cách ở Vê-nê-xu-ê-la ngày càng mạnh mẽ để xây dựng Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.

2.2.TÌNH HÌNH VỂ-NÊ-XU-Ê-LA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

2.2.1. Tình hình chính trị

Trong số các nước Mỹ La tinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, Vê-nê-xu-ê- la là nước có tiến trình cải cách sâu rộng và triệt để hơn cả với tên gọi là “Cuộc cách mạng Bô-li-va” và xây dựng “chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI”.

Tháng 12-1998, U-gô Chavết đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la với 59,5% phiếu bầu và trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Mỹ Latinh “tuyên chiến” với mô hình chủ nghĩa tự do mới.

Ngay sau khi lên cầm quyền, Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã tiến hành soạn thảo và tổ chức trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp mới (tháng 12-1999), khẳng định vai trò của nhân dân trong việc quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước, đổi tên nước từ “Cộng hoà Vê-nê-xu-ê-la” thành “Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la” để nhấn mạnh các tư tưởng của người Anh hùng giải phóng dân tộc Xi-môn Bô-li-va về “độc lập, tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái”.

Năm 2000, trong cuộc bầu cử Tổng thống theo Hiến pháp và luật bầu cử mới của Vê-nê-xu-ê-la, U-gô Cha-vết đã tái đắc cử Tổng thống và tiếp tục tiến hành cải tổ mạnh mẽ về kinh tế xã hội , đẩy ma ̣nh chống đói nghèo , tham nhũng, phê phán ma ̣nh mẽ chủ nghĩa tự do mới về kinh tế nên đã giành được sự ủng hô ̣ mạnh mẽ của quần chúng nhất là của các tầng lớp lao động nghèo. Sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã đệ trình và được Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la thông qua nhiều bộ luật quan trọng, phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân, như Luật Đất đai, Luật Đánh cá, Luật Thuế, Luật Thông tin… Tuy nhiên , trong những năm đầu của thế kỷ XXI , do ảnh hưởng của cuô ̣c khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á và sự chống phá của phe đối lập cấu kết với các thế lực bên ngoài gây sức ép, đe doạ, vu cáo, bôi nhọ nhằm gạt bỏ Tổng thống hợp hiến Cha-vết. Cuô ̣c bãi công trong ngành dầu khí (12/2002 - 02/2003) khiến tình hình chính trị trở nên bất ổn . Phe đối lập không chỉ lợi dụng những khó khăn kinh tế để chống Chính phủ mà còn dùng biện pháp quân sự tiến hành đảo chính (tháng 4/2002) nhưng bất thành. Chúng bắt giam Tổng thống và lập ra Chính phủ lâm thời nhưng chỉ sau hai ngày, những cuộc biểu tình rầm rộ của nhân dân lao động và hành động kiên quyết của các lực lượng quân sự tiến bộ đã đưa Cha-vết trở lại cầm quyền.

Nhận thức được rằng, các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dù có phát triển mạnh đến đâu cũng không thể thay thế được các đảng chính trị và không thể thiếu một chính đảng tiền phong làm nòng cốt lãnh đạo cuộc cách mạng

Bô-li-va và sự nghiệp xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, Tổng thống U-gô Cha-vết đã đưa ra chủ trương phải xây dựng một chính đảng cách mạng duy nhất, trên cơ sở tư tưởng Xi-môn Bô-li-va, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa xã hội.

Tháng 8-2004, trong cuộc trưng cầu dân ý về tín nhiệm đối với Tổng thống, được tổ chức theo yêu cầu của phe đối lập, Tổng thống U-gô Cha-vết đã giành được hơn 60% số phiếu ủng hộ của cử tri. Sau đó, Chính phủ tiếp tục củng cố bộ máy nhà nước, đẩy mạnh các biện pháp cải cách kinh tế - xã hội, phê phán mạnh chủ nghĩa tự do mới về kinh tế.

Ngày 25/2/2005, Tổng thống U-gô Cha-vết tuyên bố “Tính chất Xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng Bô-li-va”, với mô hình Chủ nghĩa xã hội mới kiểu Vê- nê-xu-ê-la, đề cao tính chất ưu việt của Chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp phấn đấu vì công bằng xã hội, đồng thời đưa ra "Luận cương Thế kỷ XXI" (Tesis Siglo

XXI), trong đó có đề cao sự hợp tác giữa các nước đang phát triển. Sự kiện này đã

khai thông nền tảng tư tưởng cho Vê-nê-xu-ê-la rằng chỉ có CNXH mới có thể giúp các đảng cầm quyền thực hiện những cam kết xóa bỏ bất công, xây dựng một xã hội vì con người. Rõ ràng việc các đảng cánh tả giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Và để bảo vệ thành quả bước đầu, các đảng cầm quyền phải đoàn kết trong một tổ chức thống nhất để hợp tác từng bước xây dựng nền tảng cho cuộc cách mạng XHCN.

Trong diễn văn kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 tại mít tinh quần chúng ở Thủ đô Ca-ra-cát năm 2006, Tổng thống U-gô Cha-vết khẳng định: “Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội, trong đó mọi người đều được quan tâm, không có người nghèo và mọi người được sống xứng đáng. Chúng ta xây dựng một xã hội bình đẳng, công bằng; hoà bình với chính mình và hoà bình với các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta không sao chép mô hình các nước khác, thời đại khác. Chúng ta cần có năng lực và khả năng sáng tạo để đưa ra mô hình riêng của mình, một mô hình hợp với thực tế, điều kiện lịch sử và truyền thống của mình... Thiên đường đang ở ngay trên trái đất - đó là vương quốc của bình đẳng, tự do và hoà bình. Chúng ta sẽ sống để tạo ra thiên đường trên Tổ quốc này”.

Trong bài phát biểu ngày 3-12-2006 ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai 2007 – 2013, U-gô Cha-vết cam kết đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn cuộc “Cách mạng Bô-li-va” và khẳng định: “Vê-nê-xu-ê-la sẽ tiếp

tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI”. Chính phủ đã tích cực xây

dựng và triển khai các kế hoạch nhằm thúc đẩy Vê-nê-xu-ê-la tiến theo hướng CNXH như: thành lập một chính đảng duy nhất là Ðảng XHCN thống nhất Vê-nê- xu-ê-la để lãnh đạo cách mạng bao gồm Ðảng Phong trào Cộng hòa thứ năm của Tổng thống và hơn 20 đảng khác. Tiếp tục các chính sách quốc hữu hóa ngành dầu khí, điện lực, viễn thông; tăng cường quản lý nhà nước ở Ngân hàng Trung ương; xây dựng kế hoạch thiết lập hệ thống dân chủ địa phương "Hội đồng công xã" nhằm tăng cường quyền làm chủ của nhân dân; thành lập các "Trung tâm thông tin

Một phần của tài liệu Vê-nê-xu-ê-la những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)