Tình hình kinh tế ,xã hội và văn hóa

Một phần của tài liệu Vê-nê-xu-ê-la những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam (Trang 49)

6. Cấu trúc của luận văn 4.

2.2.2. Tình hình kinh tế ,xã hội và văn hóa

Trong 12 năm chính quyền Cha-vết điều hành đất nước (từ năm 1998 đến năm 2010), nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la từng bước thoát khỏi khó khăn, đã bắt đầu tăng trưởng, tuy ở mức thấp nhưng tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999, GDP giảm 7,2%, lạm phát 20%, thất nghiê ̣p 14%. Cuô ̣c bãi công của ngành dầu khí (12/2002 - 02/2003) đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Vê - nê-xu-ê-la lâm vào cảnh suy thoái. Tốc độ tăng trưởng dao đô ̣ng từ - 7% đến - 9%, lạm phát lên tới 31,2%, nghèo đói 47%. Tuy nhiên, sau cơn bão chính trị trên, tình hình trong nước dần dần trở lại ổn định . Ngay sau khi tiến hành cuộc trưng cầu dân ý (8/2004), Tổng thống U -gô Cha -vết tuyên bố tiếp tục tiến hành cuộc cách

mạng. Chính phủ tiếp tục củng cố bộ máy nhà nước, đẩy mạnh các biện pháp cải cách kinh tế-xã hội.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Nội dụng chính trong chương trình cải cách

dầu mỏ là tập trung vai trò hoạch định và quyền quản lý nguồn tài nguyên dầu mỏ vào tay Chính phủ, cơ cấu lại toàn bộ Công ty dầu khí quốc gia (PDVSA), cho ngừng hợp đồng khai thác dầu khí với các công ty tư nhân tại 32 mỏ dầu và thay thế bằng hình thức liên doanh để PDVSA nắm giữ 60% cổ phần, tăng đáng kể tiền cho thuê và thuế thu từ dầu mỏ.

Ngày 15/4/2006, Quốc hội đã thông qua Dự luật về Thuế tài nguyên. Theo đó, các công ty dầu mỏ nước ngoài hoạt động tại Vê-nê-xu-ê-la phải chịu mức thuế mới là 33,3% so với 16,6% trước đây. Hai năm sau, thàng 4/2008, mức thuế thu nhập đối với các dự án khai thác dầu tại lưu vực sông Ô-ri-nô-cô được nâng từ 34% lên 50%. Đặc biệt, nếu giá dầu Brent trên thị trường thế giới lên trên 100 USD/ thùng thì mức thuế sẽ tăng lên 60%. Đồng thời, Chính phủ cũng quốc hữu hóa 4 nhà máy lọc dầu ở khu vực Ô-ri-nô-cô với giá trị lên đến 30 tỷ USD và công suất chế biến 60 vạn thùng dầu/ngày. Hai mức thuế mới bổ sung cho ngân sách Nhà nước 2 tỷ USD/năm.

Biểu đồ 1. Tăng trƣởng GDP của Vê-nê-xu-ê-la từ năm 2005 đến năm 2009

Ngoài ra, trong lĩnh vực công nghiệp nhằm thành lập một tổ hợp công nghiệp nhà nước đặt dưới quyền kiểm soát và điều hành của người lao động, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la đã tuyên bố quốc hữu hóa một số công ty sản xuất sắt, nhôm, đồ sứ, đường ống và vận tải khoáng sản tại khu vực giàu tài nguyên Gu-gia-na ở

miền nam nước này, đồng thời bổ nhiệm ban lãnh đạo điều hành các doanh nghiệp này. Tổng thống Cha-vết đã bổ nhiệm ban lãnh đạo Tổng công ty Goa-gia-na Vê- nê-xu-ê-la, doanh nghiệp nhà nước mới được thành lập và đảm nhận việc điều hành các doanh nghiệp mới được quốc hữu hóa nêu trên.

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Nhằm tăng cường nguồn tự cung tự cấp về

lương thực, giảm thiểu nhập khẩu lương thực (Vê-nê-xu-ê-la nhập khẩu tới 90% các nhu yếu phẩm cần thiết do trước đây chỉ phát triển duy nhất công nghiệp dầu khí), Chính quyền của Tổng thống U-gô Cha-vết chú trọng phát triển nông nghiệp, ưu tiên hàng đầu là tiến hành cuộc cải cách ruộng đất nhằm thu hồi hơn 1 triệu ha đất bỏ hoang, chia lại cho nông dân canh tác. Ngày 16/6, Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la đã thông qua văn bản sửa đổi Luật ruộng đất và phát triển nông nghiệp, với mục đích ngăn chặn tình trạng đầu cơ và bỏ hoang ruộng đất của giới địa chủ. Chủ tịch Ủy ban Phát triển kinh tế Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la Ma-ri-ô I-xê-a khẳng định đây là một thành quả mới của “cuộc cách mạng Bô-li-va”, vừa mang lại công bằng hơn cho những nhóm xã hội nhạy cảm nhất, vừa đảm bảo pháp lý cho quyền sở hữu cá nhân. Văn bản luật vừa được sửa đổi quy định rõ những người nông dân trực tiếp sản xuất là đối tượng ưu tiên trong việc tái phân phối diện tích đất đai nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích do Viện Đất đai quốc gia Vê-nê-xu-ê-la (Inti) thu hồi từ tay giới địa chủ. Văn bản luật vừa được sửa đổi sẽ tạo cơ sở cho Nhà nước Vê-nê-xu-ê-la cơ cấu lại việc sử dụng nguồn đất nông nghiệp, hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu lương thực trong nước trong trung và dài hạn cũng như đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường. Trong năm 2009, Inti đã thu hồi hơn 500.000 héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang, và hiện tại đang trong quá trình thiết lập cơ cấu sản xuất để chuyển sang trồng lương thực như đỗ, ngô, lúa miến, sắn, khoai... Ðồng thời, Chính phủ đã ban hành quy định giá gạo và tuyên bố sẽ trừng phạt đối với những thương nhân nào bán gạo không đúng giá quy định.

Sau nỗ lực quốc hữu hóa các công ty năng lượng, viễn thông, thép, và xi- măng kéo dài hai năm, Tổng thống U-gô Cha-vết chuyển sang quốc hữu hóa lĩnh vực chế biến thực phẩm, một trong những khu vực chiến lược cuối cùng của nền

kinh tế hầu như vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la tuyên bố "giành quyền kiểm soát" nhà máy Cri-xtan, một cơ sở của tập đoàn thực phẩm Cargill của Mỹ vì đã vi phạm Luật An ninh lương thực của Vê-nê-xu-ê-la.

Thực hiện dự án kinh tế tiến lên "chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI", bên cạnh chính sách quốc hữu hóa các nguồn tài nguyên và các cơ sở sản xuất chính yếu, một nội dung quan trọng khác là thúc đẩy các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ để nâng cao và đa dạng hóa sức sản xuất, kích thích sản xuất nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu và tạo thêm hàng nghìn chỗ làm tại các cơ sở sản xuất ở nông thôn, ngày 20/5, Chính phủ đã cấp những khoản vay đầu tiên trong gói tín dụng ưu đãi trị giá 423 triệu USD, cho 59 dự án của các doanh nghiệp sản xuất tư nhân vừa và nhỏ, trong các lĩnh vực trồng ngô và lúa, thiết bị y tế bằng nhựa, các hợp tác xã dệt may, xây dựng, các tổ đội sản xuất địa phương để kích thích sản xuất nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài lãi suất thấp, các doanh nghiệp tham gia chương trình này còn được hưởng lợi từ hệ thống thu mua và phân phối hàng hóa của Nhà nước.

Trong lĩnh vực tài chính: Sau khi thực hiện quốc hữu hóa một số ngành

quan trọng như: điện, xi măng, thép, dịch vụ dầu mỏ, Tổng thống đang tiến hành cuộc “cách mạng” trong ngành tài chính như cho phép thanh toán giao dịch dầu mỏ bằng đồng Euro thay vì đồng đô la Mỹ, thành lập một thiết chế tài chính mới do nhà nước quản lý từ một số ngân hàng tư nhân bị đóng cửa do vi phạm các quy tắc tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Ngày 21/12/2009, ngân hàng Nhà nước mang tên Bi-xen-tê-na-ri-ô (được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba ngân hàng vừa bị đóng cửa là Bô-li-va, Xen-tơ-ran, Uni-vơ-xan và Côn-fê-đê-ra-đô do cáo buộc vi phạm các quy định tài chính) đã chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, Chính phủ còn tiến hành quốc hữu hóa những ngân hàng tư nhân không tuân thủ luật về cung cấp tín dụng cho các chương trình phát triển xã hội trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, xây dựng và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng

thời, Chính phủ đã cấp những khoản vay trong gói tín dụng ưu đãi trị giá 423 triệu USD dành cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Đầu năm 2010, Tổng thống U-gô Chavết đã quyết định phá giá đồng nội tệ và tạo ra một hệ thống tỷ giá hối đoái kép mới để cứu nền kinh tế. Đây là lần phá giá đồng Bô-li-va đầu tiên kể từ năm 2005. Đồng Bô-li-va hiện chỉ còn một nửa so với USD. Cha-vết khẳng định việc phá giá đồng nội tệ sẽ có tác dụng hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết và khuyến khích xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các hình thức hợp tác xã phát triển mạnh nhờ các chương trình tín dụng nhỏ và thảo luận bàn tròn về chính sách mua bán công bằng. Các doanh nghiệp lớn trong nước như Công ty dầu mỏ quốc gia (PDVSA) dành ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Tinh thần hợp tác hỗ trợ và đoàn kết trong phát triển kinh tế ngày càng được tăng cường và nâng cao.

Thực tế từ 2000 đến 2010, nhờ những chính sách kinh tế đúng đắn của Chính phủ đã đưa nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la thoát khỏi khủng hoảng và tăng trưởng mạnh. Từ năm 2000 đến 2006, mức lương cơ bản đã tăng đều hằng năm từ 20 đến 30%. GDP bình quân đầu người đạt 6.400 USD. Năm 2004 đạt 18% - mức cao nhất ở Mỹ la-tinh, năm 2005 đạt 9,3%. Trong giai đoạn thứ nhất của chiến lược cải cách ruộng đất từ năm 1999 đến năm 2004, đã có 130 nghìn gia đình được chia 2 triệu hec-ta và trong giai đoạn hai sẽ có thêm 200 nghìn hec-ta nữa được dành cho các hợp tác xã để chuyên canh lương thực. Đây là một nỗ lực rất lớn của chính quyền nhằm giải quyết một nghịch lý của Vê-nê-xu-ê-la là đất nước có 30 triệu héc-ta chưa được canh tác, nhưng 70% lượng lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài, 80% đất canh tác lại nằm trong tay của chỉ 5% dân số là các đại điền chủ. Tình trạng thất nghiệp không ngừng được cải thiện, giảm từ 13,2% (tháng 6- 2005) xuống còn 11,4% (tháng 12-2005).

Từ 2004 - 2008, nền kinh tế phục hồi và liên tục phát triển. Nhờ vậy, thu nhập GDP hàng năm đều tăng đáng kể: năm 2004 GDP đạt 110 tỷ USD, GDP đầu người đạt 4.249 USD, thì năm 2005 các chỉ số tương tự là 123,6 tỷ USD (tăng gần 2%) và 5.026 USD (tăng 9,3%); năm 2006 ước tính là 164,4 tỷ USD (tăng gần 2,9%), và 6.099 USD (tăng 77,5%). Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này là 8,4%. Thu nhập bình quân đầu người là 13.200 USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , GDP của Vê -nê-xu-ê-la tăng trưởng - 2,5% (năm 2009 GDP đạt khoảng 358 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ đạt trên 26,41 tỷ USD). Đầu năm 2010, do dự trữ ngoại tệ giảm và cũng do cả thu nhập từ dầu mỏ sa sút (dầu mỏ đóng góp tới hơn 80% trong kim ngạch xuất khẩu của Vê- nê-xu-ê-la) nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la đã sụt giảm 5,8% trong quý 1/2010.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt ngân sách, nợ nước ngoài so với GDP đều giảm. Ví dụ: năm 2003, Vê-nê-xu-ê-la còn nợ gần 40 tỉ USD, thiếu hụt ngân sách tương đương 5,8%, nợ nhà nước tương đương 50,4%, thì năm 2008 nợ nước ngoài lên tới gần 45 tỉ USD tương đương 6,2% GDP.

Cơn bão tài chính Mỹ đã lan sang các hệ thống tiền tệ toàn cầu. Trong đó, thị trường tiền tệ Mỹ La tinh là khu vực bị ảnh hưởng mạnh nhất. Nhằm hỗ trợ thúc đẩy kinh tế và thương mại trong khu vực, giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và bớt phụ thuộc vào đồng USD, Vê-nê-xu-ê-la và các thành viên trong khối ALBA liên minh cho ra một đồng tiền chung "su-cơ-rê”. Đơn vị tiền tệ này được sử dụng để quản lý nợ giữa thành viên của khối nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế, Vê-nê-xu-ê-la cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: tỷ lệ lạm phát đã tăng 27,1 % năm 2008 và tăng 32,1% trong năm 2009 cao nhất trên toàn khu vực châu Mỹ. Vê-nê-xu-ê-la là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu trên thế giới vì vậy, việc giá dầu quốc tế sụt giảm nghiêm trọng đã gây tác động nặng nề tới nền kinh tế (doanh thu từ dầu lửa chiếm tới hơn 90% kim ngạch xuất khẩu và gần bằng một nửa tổng thu nhập của cả nước). Ngày 2/3/2010, Ngân hàng Trung ương thông báo kinh tế đã sụt giảm tới 3% trong năm 2009 và rơi lại vào suy thoái kể từ năm 2003.

Biểu đồ 3 Lạm phát tại Vê-nê-xu-ê-la từ 1959 đến 2009

Nền kinh tế được dự báo là sẽ còn trì trệ trong năm 2010 bởi sự sa sút của ngành công nghiệp dầu lửa do giá dầu thô không ổn định, cộng với những vụ quốc

hữu hóa do U-gô Cha-vết khởi xướng khiến giới doanh nghiệp mất niềm tin trong khi các nền kinh tế lớn khác ở khu vực Mỹ La tinh đang có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Các chương trình trợ cấp của Tổng thống như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/thùng (tương đương hơn 1900 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của đất nước dần cạn kiệt. Các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại bị quốc hữu hóa và sung công khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao.Chính phủ cũng không diệt trừ được tham nhũng. Bằng cách cho giới quân sự quản lý bộ máy ngân sách cồng kềnh, đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự. Đường lối kinh tế càng phụ thuộc hơn nhiều vào dầu mỏ và đưa tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng, đặc biệttình trạng đầu tư giảm, sử dụng ngân sách kém hiệu quả và khủng hoảng điện là những thách thức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Vê-nê-xu-ê-la trong năm 2010 và các năm tới..

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến sự tụt hạng về môi trường kinh doanh ở Vê-nê-xu-ê-la là do: sự kiểm soát về tỷ giá của Nhà nước chưa chặt chẽ; thiếu ổn định chính trị; quan liêu và điều hành kém hiệu quả của; chính sách và quy chế về lao động hay thay đổi; lạm phát cao. Ngoài ra, do thiếu điện các cơ quan nhà nước phải giảm giờ làm việc và việc áp dụng lại chế độ trợ cấp xã hội sẽ gây ra những khó khăn lớn cho các công ty về mặt tài chính trong thời gian tới.

Lĩnh vực xã hội được coi là lĩnh vực gặt hái được nhiều thành công nhất trong công cuộc cải cách của Tổng thống U -gô Cha-vết. Những chương trình xã hội đã mang lại kết quả khả quan Vê-nê-xu-ê-la. Đời sống của tầng lớp nhân dân lao động được cải thiện, hàng triệu người nghèo ở các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh được trợ giúp xây dựng nhà ở, lương thực, vay tín dụng sản xuất, kinh doanh. Mức sống người dân cũng không ngừng được nâng cao. Thu nhập thực tế của người lao động sau 8 năm nắm quyền của Tổng thống Cha-vết đã tăng tới 45%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 17% năm 2003, xuống còn 8% năm 2009; Tỷ lệ nghèo của Vê-nê-xu-ê-la đã giảm từ 49,4% năm 1998 xuống còn 37,1% năm 2005, 12,3%

năm 2007. Hàng triệu người nghèo được trợ giúp xây dựng nhà ở, mua lương thực, thực phẩm rẻ, vay tín dụng sản xuất kinh doanh như kế hoạch Me-ro-ka phân phối lương thực thực phẩm với giá giảm 50% cho 2 triệu người có thu nhập thấp. Chính

Một phần của tài liệu Vê-nê-xu-ê-la những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)