“Theo kinh nghiệm của mình, nếu có phương pháp học tập hiệu quả, mình chắc chắn với lượng thời gian học tập như nhau, các bạn học ở nhà sẽ tiếp nhận được nhiều kiến thức hơn các bạn học
Trang 1HÀNH TRANG THI ĐẠI HỌC FOMICA
1 Kinh nghiệm ôn tập chung từ các thủ khoa
2 Kinh nghiệm riêng cho từng môn học
2.1 Kinh nghiệm ôn thi Vật Lý
2.2 Kinh nghiệm ôn thi Hóa học
2.3 Kinh nghiệm ôn thi Toán học
2.4 Kinh nghiệm ôn thi Sinh học
2.5 Kinh nghiệm ôn thi Văn học
2.6 Kinh nghiệm ôn thi Tiếng Anh
3 Những dặn dò cuối cùng trong Hành trang thi đại học từ Fomica
Trang 2PHẦN I: KINH NGHIỆM ÔN THI ĐẠI HỌC TỪ CÁC THỦ KHOA
Fomica xin chia sẻ với các bạn Kinh nghiệm học và luyện thi đại học từ các thủ khoa
2013
Dương Công Tráng (28,75 điểm, thủ khoa ĐH Kinh tế quốc dân): Không đến trung tâm luyện thi vẫn đạt thủ khoa
“Khi ôn thi, mình chia rõ làm 2 phần: 1 phần học và
ôn lại kiến thức, 1 phần là giải đề thi Hồi trước mình
không đến trung tâm luyện thi mà chỉ học thêm trên
trường, học hỏi bạn bè, tự học ở nhà, tự tìm kiếm tài
liệu qua sách vở và internet
Với mình, môn sở trường nhất là Vật Lý Vì là môn
trắc nghiệm nên đòi hỏi phải nhanh và chính xác Vì
vậy cần phải ôn tập kiến thức chặt chẽ, cũng như có
một kỹ năng làm bài chắc chắn, tránh vì vội dẫn đến
sai sót hoặc chỉ quá lo làm mà không để ý đến thời gian Với môn này, cần học lý thuyết
kỹ, cộng với việc nhớ một số công thức giải nhanh thì sẽ dễ đạt điểm cao
Theo mình, điều quan trọng nhất lúc ôn thi là phải biết rõ năng lực bản thân, ước chừng
số điểm mình chắc chắn có thể đạt được và chỉ ôn luyện những phần để đạt đủ số điểm đấy Tránh ôn nhiều, lan man dẫn đến không chắc phần nào hết Sau cùng, các bạn thí sinh nên tạo cho mình tâm lý tự tin khi gặp một đề thi, tránh tình trạng hoang mang khi gặp những câu khó cũng như chủ quan khi gặp những câu dễ Trong quá trình ôn tập, các bạn nên thường xuyên thư giãn đầu óc bằng các hoạt động giải trí, tránh việc học quá nhiều càng làm tăng áp lực thi cử
Tiêu Ngọc Linh (28 điểm, thủ khoa ĐH Ngoại Thương Hà Nội): Hãy luôn tin vào bản thân!
Dương Công Tráng (trái)
Trang 3“Theo kinh nghiệm của mình, nếu có phương pháp học tập hiệu quả, mình chắc chắn với lượng thời gian học tập như nhau, các bạn học ở nhà sẽ tiếp nhận được nhiều kiến thức hơn các bạn học tại trung tâm luyện thi Thực tế, việc tự học sẽ giúp bạn nâng cao tư duy, linh hoạt thời gian biểu cũng như phạm vi kiến thức học của mình hơn Ví dụ, khi tham gia các lớp học thêm, bạn hoàn toàn phụ thuộc vào giáo án của thầy cô nhưng khi bạn tự học ở nhà, bạn có thể tự do chọn phần bài tập mà mình chưa tốt để nâng cao
Kinh nghiệm làm bài của mình đó là, bạn làm bài thi môn nào, cũng nên dành 10 phút đầu tiên để đọc qua đề thi Thời gian ban đầu này rất quan trọng, nó không chỉ giúp não bạn có thời gian để khoanh vùng phạm vi kiến thức mà còn là thời gian để bạn thư giãn
và giảm bớt căng thẳng Bên cạnh đó, các bạn cũng cần xác định thời gian làm bài của từng phần cho hợp lý và đảm bảo có ít nhất 15 phút cuối giờ để soát lại bài làm”
Vũ Thị Bích (26 điểm, thủ khoa ĐH Luật Hà Nội): Nên ôn tập trung, không học dàn trải
“Ngay từ năm lớp 12, mình đã dành thời gian học
đều cho 3 môn thi Với 3 môn khối , mình ngh yếu
tố quan trọng nhất là sự chăm chỉ, cần cù Trong giai
đoạn chạy nước rút ôn thi, nên ôn tập trung, không
học dàn trải kiến thức ác bạn thí sinh nên hiểu kiến
thức cơ bản trước, sau đó việc ghi nhớ kiến thức sẽ
rất dễ Mình cũng có m o nhỏ để nhớ kiến thức của
những môn này, đó là viết những ý chính một cách
ngắn gọn lên những tờ giấy 4 rồi dán lên ch học,
Tiêu Ngọc Linh: “Các bạn làm bài
thi môn nào, cũng nên dành 10 phút
đầu tiên để đọc qua đề thi”
Vũ Thị Bích (trái)
Trang 4cứ 2 ngày lại đứng đó ôn lại bằng cách coi như mình là giáo viên và giảng giải lại cho học sinh, như thế nhớ khá lâu
Khi làm bài không nhất thiết là phải viết dài lan man, nhưng cũng không nên viết ngắn
M i môn viết ước chừng khoảng 3 - 4 tờ giấy thi là được Khi làm bài thi, nên chia các ý thành các đoạn rõ ràng, và để câu chủ đề ở đầu đoạn, sau đó triển khai ý ra”
Nguyễn Thị Châu Loan (25,5 điểm, thủ khoa ĐH KHXH&NV Hà Nội): Hệ thống kiến thức bằng cách lập sơ đồ và bảng kẻ
“Đối với 3 môn thi đại học khối , mình đều học theo dạng đề Tức là, đối với một bài văn hay một
sự kiện lịch sử nào đó sẽ có nhiều cách hỏi (dạng đề) khác nhau xung quanh vấn đề đó, mình cần nắm
rõ Học theo cách đó có thể học bao quát được mọi vấn đề, khi vào phòng thi không bị bất ngờ với câu hỏi Học như vậy cũng giúp cho mình quen hơn với việc trình bày bài viết, có thể bấm giờ như đang ngồi trong phòng thi
Khi học bài xong, vào ngày hôm sau mình thường
sẽ tự tóm tắt lại những kiến thức mà mình đã học được ngày hôm trước để xem mình nhớ được đến đâu Trong quá trình ôn thi, mình ngh các bạn thí sinh nên hệ thống lại kiến thức bằng cách lập sơ đồ hoặc kẻ bảng ách này giúp mình không bị quên nhanh và ghi nhớ kiến thức lâu hơn”
Nguyễn Thị Châu Loan: “Trong
quá trình ôn thi, mình nghĩ các bạn
thí sinh nên hệ thống lại kiến thức
bằng cách lập sơ đồ hoặc kẻ bảng”
Trang 5PHẦN II: KINH NGHIỆM ÔN THI TỪNG MÔN
2.1 Kinh nghiệm học và ôn thi môn Vật Lý
Bài 1: Ôn thi Vật Lý thế nào là hiệu quả nhất
Đôi nét về tác giả bài chia sẻ:
Họ tên: Vũ Phương Thảo
Cựu học sinh chuyên Lý trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải
Dương, khóa 2007-2010
Sinh viên năm 4 trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Thành tích về môn Vật lý:
- Giải Nhì kỳ thi chọn HSG THPT chuyên Duyên hải Bắc Bộ lớp 10
- Giải Ba kỳ thi chọn HSG THPT chuyên Duyên hải Bắc Bộ lớp 11
- Giải Nhì HSG Tỉnh trong kỳ thi Giải toán trên máy tính Casio môn Vật lý lớp 12, giải Khuyến khích cấp quốc gia cùng năm
- Giải Nhì HSG Tỉnh lớp 12
Trang 6- 9.75 điểm môn Vật lý Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2010
- 2 năm kinh nghiệm gia sư môn Vật lý
Dưới đây là kinh nghiệm của mình để học và ôn thi Vật Lý hiệu quả:
Mình học môn Vật lý bằng niềm đam mê và sự yêu thích Việc làm bài tập hàng ngày đã trở thành một thói quen không thể thiếu và m i bài tập mới, khó là một thử thách mà mình cố gắng để vượt qua Và mình ngh , không chỉ riêng môn Lý, bất kì môn nào khác,
sự yêu thích và mong muốn khám phá đã gần đủ để thành công rồi Vì thế bí quyết đầu
tiên: hãy tạo cho mình niềm đam mê với Vật lý Với mình, Vật lý là mọi thứ xung quanh
chúng ta, là chiếc lá cây dao động trong gió, bộ phận giảm xóc trong xe máy khiến ta đi qua ổ gà bớt lắc lư hơn so với xe đạp không có bộ phận này – một ứng dụng của dao động tắt dần, hay sóng biển là hình ảnh thực tiễn của sóng cơ… Những lý giải cho hiện tượng cuộc sống hàng ngày có thể là một động lực để bạn có thêm đam mê tìm tòi
Tuy nhiên, nếu bạn khó có thể tìm thấy sự hứng thú với nó thì một số bí kíp nhỏ dưới đây
có thể giúp bạn
- Nếu bạn mới bắt đầu bước vào chương trình luyện thi Đại học môn Vật lý trong khi kiến thức lớp 10,11 không tốt thì cũng đừng lo lắng vì trong 3 môn khối A, chương trình thi Đại học hầu hết nằm gọn trong lớp 12 và bạn có thể yên tâm “tu
luyện” từ đây Hãy bắt đầu học từng chương, học đến đâu biết đến đó, có thể làm một số dạng bài tập cơ bản, đừng chạy theo số lượng mà không lưu lại kiến thức gì trong đầu Có rất nhiều dạng bài tập rất dễ, hãy nắm chắc những dạng
Trang 7x 49 rất nhanh nhưng đi thi thì 3 + 8 vẫn phải ấn máy tính Nhưng đó là câu chuyện đi thi, khi bạn ôn thi hãy hạn chế sử dụng máy tính tối đa Vì luyện thói quen tính nhẩm, khả năng tư duy của bạn cũng tăng lên đáng kể
- Làm bài tập chăm chỉ và đều đặn là một trong những bí quyết chung cho các môn
học Có thể nhiều thầy cô sẽ cho bài tập dưới hình thức trắc nghiệm, nhưng đừng khoanh bừa nhé Vì hiện tại bạn đang ôn thi, hãy làm các câu hỏi chứ không phải khoanh hết để đủ bài
- Theo kinh nghiệm bản thân mình thì tự học vẫn là tốt nhất Bạn có thể đến trung tâm, học thầy cô hay gia sư nhưng cần một khoảng thời gian để bạn tự làm bài tập, xem lại lý thuyết… Vì kiến thức tự mình trau dồi cũng sẽ nhớ lâu và chắc hơn
- Khi lượng kiến thức tương đối, hãy luyện đề thi và tham gia thi thử để được “cọ xát” nhiều hơn, dần dần bạn sẽ mất “tâm lý thi cử” và không còn lo lắng, hồi hộp nữa
- Khoảng 1 tháng trước khi thi chính thức, hãy học thuộc lại cuốn sách giáo khoa của bạn Vì nó thực sự quan trọng, là tài liệu ôn thi chính thức cho kỳ thi Khi lý thuyết vững vàng rồi, bạn có thể làm các câu lý thuyết rất nhanh chóng và chắc chắn
- Với mức độ đề thi đại học những năm gần đây, để đạt điểm 9,10 không hề đơn giản Vì vậy, tốt nhất bạn hãy làm tốt, hoàn chỉnh 8 điểm đã, tức là luyện đi luyện lại những dạng bài tập quen thuộc, chắc chắn các phần kiến thức, thay vì chạy theo các câu khó vội Khi nào tự tin làm tốt các phần đó hãy chuyển sang ôn các dạng khó, lạ
Trên đây là một số bí quyết ôn thi Đại học môn Vật lý được rút từ kinh nghiệm học tập
và gia sư của mình Hi vọng sẽ hữu ích cho các s tử Chúc các bạn có một thời gian ôn thi hiệu quả và nhiều ý ngh a
Bài 2: Làm sao để học Vật lý hiệu quả nhất?
Trang 81 Xây dựng lòng yêu thích môn học
ó yêu thích mới có hứng thú trong học tập Đây là một trong những yếu tố rất cần
thiết để học tốt môn này
Bằng cách nào?
Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật
lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý
dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó
2 Rèn luyện trí nhớ tốt
ó như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó
Rèn luyện như thế nào?
Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được
3 Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức
Trang 9hương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép ho nên, để hiểu
rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập) Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu
từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…
Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa
4 Lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh
Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao
5 Làm sao để học bài mới hiệu quả
ác em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa
Trang 10- Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn
- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp hú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…
- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý
- ác định ngh a, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý ngh a của các mệnh đề được phát biểu
- ác công thức: cần hiểu rõ ý ngh a, đơn vị của từng đại lượng
- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học
5 2 Phần bài tập:
- Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán
- Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán
Trang 11- Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn
- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết
- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình
Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng
- Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào
- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu
- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này)
- Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp)
- Suy ngh những công thức nào có thể dùng để giải
- Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số)
- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng
- Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không
3 Ôn tập:
Trang 12- ần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất
dễ nhớ lại kiến thức của cả chương)
- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng ố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được
Lưu ý thêm:
* Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng
Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý ngh a để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm
* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào
4 Các vấn đề cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý:
- Đọc lần lượt từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn giải được trong thời gian ngắn thì làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời
- Lần thứ nhì tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian
- Đợt làm đầu tiên không nên "sa lầy" vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình t nh dẫn đến làm sai nhiều
Trang 13- Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả câu này, không bỏ sót câu nào
Bài 3: Kinh nghiệm thi Vật Lý của bạn Lê Anh Quân- Thủ khoa Đại học Xây dựng với
30 điểm, trong đó Lý 10, Hóa 10, Toán 9,75
Trong chia sẻ về cách học tốt môn Vật lý, tôi sẽ chia ra làm 2 phần như sau: Phần nguyên tắc chung và Nguyên tắc riêng
+ Phần nguyên tắc chung sẽ đưa ra phương pháp học cốt lõi cho việc học và luyện thi + Phần nguyên tắc riêng sẽ nói cụ thể về cách học và m o của từng chương trong chương trình lớp 12
Phần 1: Nguyên tắc chung:
+ Muốn thi được tốt thì các bạn cần tự tin và có một kiến thức vững vàng Để có được như vậy chúng ta chỉ có một cách là rèn luyện rất nhiều và rèn luyện đúng cách Sau đây, tôi sẽ đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể trong việc ôn luyện thi đại học môn Vật lý:
+ Môn Vật lý là một môn khá đặc biệt trong kỳ thi tuyển sinh đại học bởi kiến thức hầu hết chỉ nằm trong chương trình lớp 12, một số công thức có liên quan đến lớp 10
và lớp 11 nhưng với bất cứ quyển sách nào viết về các dạng bài thi chúng ta đều có lại các công thức và được chỉ rõ là khi nào thì ta dùng đến và dùng trong dạng nào Ở đây tôi xin đề cập đến việc rèn luyện như thế nào cho hiệu quả
+ Để rèn luyện hiệu quả chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc: Cơ bản (nắm vững
kiến thức sách giáo khoa) -> Chắc (sử dụng kiến thức làm các bài tập cơ bản một cách thuần thục) -> Nâng cao (tìm tòi làm bài tập trong các sách nâng cao)-> khả năng tự tổng hợp (tổng hợp kiến thức cho riêng mình-> biến kiến thức sách vở mình học thành nguồn của mình, bạn làm được điều này chỉ khi bạn có thể giảng giải lại
Trang 14cho bạn bè một cách lưu loát không cần dùng sách vở)-> Tư duy (khả năng làm các
bài tập khó, không có dạng nhất định)
+ Chia ra làm 2 quá trình rõ rệt: Quá trình học và Quá trình luyện đề Để cho kỳ thi
thật tốt và tâm lý tự tin khi đi thi, chúng ta cần phải thực hiện tốt 2 quá trình trên, Quá trình tự học chúng ta làm theo các nguyên tắc nêu trên Sau khi học hết chương trình các bạn bắt đầu luyện đề Ban đầu khi luyện đề, có thể các bạn sẽ làm khá là chậm và sai khá là nhiều Để luyện đề được tốt, các bạn phải chọn lọc những đề hay và sát với chương trình đại học, đặc biệt là phải có đáp án Nguyên tắc luyện đề: Cần phải làm
kỹ từng đề một và phải biết cách khai thác đề mình làm Như thế nào là biết cách khai thác đề? Lần đầu tiên: Bạn bấm giờ và bắt đầu làm, trong khi thi đại học thì thời gian cho môn Vật lý là 90 phút, ở nhà bạn chỉ làm trong 60 - 75 phút Để làm được thời gian gấp như vậy, trong khi làm gặp câu nào vướng mà ngh không ra, bạn bỏ qua và làm các câu khác, tích vào những câu mà mình chưa làm được Sau khoảng thời gian trên, bạn nên dừng lại và bắt đầu khai thác đề So đáp án xem làm sai những câu nào
và những câu nào chưa làm được và tích đáp án đúng vào Nguyên nhân chưa làm được bài có thể có rất nhiều nguyên nhân: bạn cảm thấy dạng đấy chưa bao giờ học, cảm thấy quên công thức, hiểu sai bản chất… Bạn cần phải giải quyết nguyên nhân của chính bạn: ví dụ nếu bạn quên công thức, tốt nhất là bạn nên học cách thiết lập nó cộng với việc làm nhiều bài tập, bạn sẽ hiểu và nhớ lâu hơn
Phần 2: Nguyên tắc riêng:
+Tổng quan chương trình luyện thi môn vật lý lớp 12:
hương trình vật lý lớp 12 nâng cao gồm có 10 chương (chương trình cơ bản sẽ không có chương cơ học vật rắn) Tôi xin chia sẻ một cách học của các bạn đã thi đại học và đạt điểm cao như sau :
Với m i một chương các bạn sau khi học và đã trải qua quá trình rèn luyện bài rất nhiều các bạn nên tổng hợp lại kiến thức và phân chia dạng bài, phương pháp cho
Trang 15từng dạng ( chú ý là tự mình phân chia tổng hợp theo trí nhớ và khả năng của mình trước, nếu thấy thiếu sót thì mới cần đến tài liệu)
Ví dụ: khi bạn học xong hương Dao Động ơ Học thì bạn có thể tổng hợp như sau:
I Chuyên đề Dao Động Cơ Học
Dao động cơ học gồm 3 phần lớn:
+ Tổng quan về dao động điều hòa
+ Con lắc đơn
+ Con lắc lò xo
Phần Tổng quan về dao động điều hòa sẽ gồm các dạng như sau:
+ Trước khi tính cần xác định rõ thuộc góc phần tư thứ mấy của đường
tròn lượng giác (thường lấy -π < ≤ π)
1 Lập Phương trình dao động: x = Acos(t + ) : nguyên tắc : tìm A, , Chúng
ta phải dựa vào đề bài để tìm các yếu tố này ác bước lập phương trình dao động dao động điều hoà:
* Tính
* Tính A
* Tính dựa vào điều kiện đầu: lúc t = t0 (thường t0 = 0)
0 0
Trang 162 Li độ,vận tốc,gia tốc Dao động Điều hoà có tần số góc là , tần số f, chu kỳ T Thì
động năng và thế năng biến thiên Tuần hoàn với tần số góc 2, tần số 2f, chu kỳ
2 2
ss
x co
A x co
+ Tính S2 bằng cách định vị trí x1, x2 và chiều chuyển động của vật trên trục Ox
+ Trong một số trường hợp có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao
động điều hoà và chuyển động tròn đều sẽ đơn giản hơn
A
M'1 M'2
O
Trang 17+ Tốc độ trung bình của vật đi từ thời điểm t1 đến t2:
tb
S v
Vật có vận tốc lớn nhất khi qua VTCB, nhỏ nhất khi qua vị trí biên nên trong cùng
một khoảng thời gian quãng đường đi được càng lớn khi vật ở càng gần VTCB và càng
M
O P
Trang 18Trong thời gian t’ thì quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất tính như trên
+ Tốc độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất của trong khoảng thời gian t:
t
với SMax; SMin tính như trên
7 ác bước giải bài toán tính thời điểm vật đi qua vị trí đã biết x (hoặc v, a, Wt, Wđ, F) lần thứ n
* Giải phương trình lượng giác lấy các nghiệm của t (Với t > 0 phạm vi giá trị của k )
* Liệt kê n nghiệm đầu tiên (thường n nhỏ)
* Thời điểm thứ n chính là giá trị lớn thứ n
Lưu ý: + Đề ra thường cho giá trị n nhỏ, còn nếu n lớn thì tìm quy luật để suy ra nghiệm
* Giải phương trình lượng giác được các nghiệm
* Từ t1 < t ≤ t2 Phạm vi giá trị của (Với k Z)
* Tổng số giá trị của k chính là số lần vật đi qua vị trí đó
Lưu ý: + Có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và
chuyển động tròn đều
+ Trong m i chu kỳ (m i dao động) vật qua m i vị trí biên 1 lần còn các vị trí khác 2 lần
Trang 199 ác bước giải bài toán tìm li độ, vận tốc dao động sau (trước) thời điểm t một khoảng thời gian t
Biết tại thời điểm t vật có li độ x = x0
* Từ phương trình dao động điều hoà: x = Acos(t + ) cho x = x0
Lấy nghiệm t + = với 0 ứng với x đang giảm (vật chuyển động theo chiều âm vì v < 0)
hoặc t + = - ứng với x đang tăng (vật chuyển động theo chiều dương)
* Li độ và vận tốc dao động sau (trước) thời điểm đó t giây là
10 Dao động có phương trình đặc biệt
* x = a Acos(t + ) với a = const
Biên độ là A, tần số góc là , pha ban đầu
Trang 20+ Tương tự với các dạng trong phần con lắc lò xo và con lắc đơn
Lê Anh Quân
2.2 Kinh nghiệm ôn thi Hóa học
Fomica xin chia sẻ kinh nghiệm của bạn Chu Thị Hạnh
Họ tên: Chu Thị Hạnh
Ngày sinh: 25/8/1994
Học tại THPT chuyên Nguyễn Trãi -Hải Dương
Sinh viên Đại học Dược Hà Nội
Thành tích:
1 giải Ba, 2 giải Nhì kì thi Duyên Hải đồng bằng Bắc Bộ (3 năm), Giải nhì kì thi HSG Tỉnh môn hóa, giải Ba quốc gia môn hóa Giải nhì tỉnh kì thi giải toán bằng máy tính casio
Sau đây mình xin chia sẻ kinh nghiệm đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học:
Trang 21Bộ môn hóa học trong chương trình trung học phổ thông mang bao gồm cả lí thuyết và bài tập, bởi vậy muốn đạt kết quả cao trong các kì thi bạn cần chuẩn bị tốt kiến thức lí thuyết đồng thời rèn luyện k năng làm bài tập tính toán Trong đề thi các câu bài tập thường xen kẽ lí thuyết, khi làm bài ta có thể hoàn thiện các câu lí thuyết trước rồi mới chuyển sang bài tập, như vậy sẽ không bị ngắt mạch tư duy và tiết kiệm thời gian
Khi gặp những câu dạng lạ hoặc những câu có “cảm giác” khó thì nên bỏ lại làm sau, không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu trong khi chưa làm hết đề, như vậy sẽ không kịp thời gian và rất có thể bỏ qua những câu dễ kiếm điểm Ngoài ra, thành thạo các phương pháp giải nhanh là một việc rất quan trọng đối với việc làm bài trắc nghiệm hóa học, nếu không áp dụng các phương pháp này ta sẽ rơi vào tình trạng mất nhiều thời gian giải cẩn thận và thậm chí có thể không làm ra
Một điều cần lưu ý là khi đọc đề bài xong ta nên đọc cả đáp án, trong nhiều trường hợp đáp án sẽ cung cấp cho ta những thông tin quan trọng đến việc tính toán hay biện luận công thức, đôi khi thử đáp án lại giúp ta giải nhanh hơn rất nhiều so với việc giải xuôi bài toán
Quan trọng hơn hết, các bạn cần luyện tập làm nhiều bài tập để quen dạng, khi đọc xong
đề bài có thể tư duy ngay phương pháp cần dùng, nhiều khi ta có thể nhớ luôn hệ số của phương trình hay công thức tính toán, như vậy sẽ giảm thời gian viết nháp Đối với hình thức thi trắc nghiệm, làm ra kết quả đúng chưa đủ mà còn đòi hỏi tốc độ nhanh, giảm thiểu tối đa thời gian cho những bước không cần thiết, bởi vậy các phương pháp giải nhanh thực sự sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều
Chúc các bạn rèn luyện thành thạo các k năng làm bài và đạt kết quả cao trong các kì thi!
2.3 Kinh nghiệm ôn thi Toán học
Toán học là môn tự luận, liên quan nhiều đến tư duy Vì vậy Fomica xin chia sẻ với các
em một phương pháp làm khi vào phòng thi rất đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả nhé