Quá trình nhận thức mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ chính trị - ngoại giao đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2010 (Trang 25)

6. Bố cục của đề tài

1.2.1. Quá trình nhận thức mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế ở Việt Nam

Trước đổi mới, quan hệ giữa kinh tế và chính trị chưa được nhìn nhận một cách biện chứng và toàn diện. “Tư tưởng chủ quan duy ý chí, say sưa với thắng lợi năm 1975, nôn nóng muốn muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn

25

đã dẫn đến việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cộng với những khiếm khuyết của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng, nhân dân mất lòng tin, đời sống gặp nhiều khó khăn” [38, tr. 8]. Đó là vì chính trị không phản ánh đúng kinh tế, chính trị bị tuyệt đối hóa, dẫn đến định hướng sai lầm, kìm hãm kinh tế phát triển. Điều này, xét theo quy luật khách quan, chính là sự tác động theo hướng tiêu cực của chính trị đối với kinh tế. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tại Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, cũng như những cải cách, mở cửa ở Trung Quốc là những bài học tham khảo sinh động cho đời sống kinh tế, chính trị xã hội của Việt Nam.

Trước tình hình ấy, Việt Nam buộc phải thực hiện một sự lựa chọn mang tính sống còn, đúng như câu nói nổi tiếng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố tại Đại hội Đảng toàn quốc lần VI năm 1986: “Đổi mới hay là chết”. Chính nhờ sự quyết tâm và kịp thời đổi mới, sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân đã được giữ vững, khắc phục những khó khăn thách thức và đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quá trình ấy diễn ra từng bước một và thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng và hoạt động của Chính phủ. Nói một cách khác, từ tư tưởng chủ quan duy ý chí, nhìn đời bằng một màu hồng, Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã chuyển sang nhìn thẳng vào sự thật khách quan. Từ chỗ nhận định thế giới đang sôi sục trong ba dòng thác cách mạng, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (Khóa VII) năm 1988 chuyển sang xem xét các xu thế như: “khả năng đẩy lùi chiến tranh thế giới tăng lên”, “xu thế ưu tiên phát triển kinh tế”, “kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hóa”, “xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại giữa các nước có chế độ khác nhau ngày càng phát triển” [74, tr. 7].

Có thể nói, một sự đổi mới toàn diện đã diễn ra, mà trước hết là trong tư duy, cách nhìn nhận về thế giới, hay cụ thể hơn là cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế. Chính trị tập trung phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng được đặt làm trọng tâm trong thời kỳ đầu đổi mới. “Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phải dưa nền kinh tế nhanh chóng vượt qua

26

khủng hoảng… đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và được thực hiện tích cực hơn. Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra một bước ngoặt trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Xác định phương hướng và nội dung của quan hệ kinh tế đối ngoại trong thời kỳ mới, Đại hội đề ra chủ trương: đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thống nhất quản lý ngoại hối, tranh thủ vốn, viện trợ và vay dài hạn, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động, phát triển các dịch vụ du lịch, vận tải biển và hàng không quốc tế…” [47, tr. 257-258].

Sau đó là một loạt các chủ trương đường lối hoạt động của Đảng và nhà nước được triển khai rốt ráo nhằm đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế: như sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Nghị quyết Hội nghị TƯ 3 (khóa VII) ngày 29/06/1992 về chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế đặc biệt là WB, IMF, ADB, chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở” và “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” của Đại hội Đảng lần VIII (1996)…. Cho đến Đại hội X là việc “không chỉ nhấn mạnh tính chủ động, mà còn cả tính tích cực của nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế… Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế được xác định là yêu cầu khách quan, do đó phải chủ động, có lộ trình với bước đi tích cực, vững chắc, không chần chừ do dự, nhưng cũng không nóng vội, giản đơn” [29, tr. 2]. Như vậy, nhiện vụ, vai trò của chính trị nói chung, đường lối đối ngoại nói riêng là phải làm sao tạo được tác động tích cực đối với kinh tế, đưa đất nước phát triển bền vững nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Từ sau đổi mới đến nay, vai trò định hướng, tác động trở lại kinh tế, quan hệ kinh tế của chính trị, quan hệ chính trị được Đảng và Nhà nước nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, biện chứng. Từ đó, những bước đi làm biến đổi chính trị, quan hệ chính trị sao cho phản ánh đúng kinh tế đương đại, nhằm định hướng và tạo môi trường ổn định cho kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo, mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện.

Trước Đại hội Đảng lần VI năm 1986, Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị ra đời đã thể hiện tư duy mới về tập hợp lực lượng của Việt Nam; hay nói cách khác, đó là sự thể hiện tư duy mới về vai trò của quan hệ chính trị. Nghị quyết chủ trương “chủ

27

động chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hòa bình, góp phần xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác” [10, tr. 6]. Điều này thể hiện sự bắt kịp xu thế của thời đại lúc bấy giờ (Liên Xô và Hoa Kỳ đi vào thời kỳ hòa diệu, đàm phán giải quyết các điểm nóng). Sau đó là Đại hội VI với công cuộc đổi mới toàn diện; rồi Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) – cở sở của chính sách đối ngoai đổi mới với sự khẳng định tiếp tục phương châm “chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu hiện nay sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình” [74, tr. 7]; Đại hội Đảng lần VII (1991) với chủ trương “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [24, tr. 149]; … đến sự khẳng định của Đại hội X (2006) – “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [23, tr. 112]; tất cả đã cho thấy tầm nhìn mới về vai trò của chính trị, quan hệ chính trị. Các yếu tố này phải được củng cố, phát triển nhằm tiếp tục “giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xậy dựng và bảo vệ tổ quốc” [23, tr. 112]. Sự tác động của chính trị, quan hệ chính trị đối với kinh tế, quan hệ kinh tế đã được nhận thức và thực hiện như vậy.

Thực tế 20 năm đổi mới cùng với những thành tựu đạt được đã chứng minh tính đúng đắn, toàn diện và biện chứng của Đảng và Nhà nước trong việc xem xét quan hệ giữa chính trị và kinh tế (suy rộng ra là quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế với các nước khác). Từ chỗ nhận định đúng đi đến giải quyết hợp lý quan hệ giữa chính trị và kinh tế đã tạo điều kiện cho kinh tế và quan hệ kinh tế của Việt Nam phát triển ổn định, từ đó chính trị và quan hệ chính trị của Việt Nam có bước tiến xa hơn, mở rộng hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ chính trị - ngoại giao đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2010 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)