6. Bố cục của đề tài
3.2.3. Các giải pháp được đề xuất
Từ những tổng hợp, phân tích, đánh giá trước đó, có thể kết luận rằng sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước trong giai đoạn 1995 -2010 có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Nhưng trong giai đoạn này, mặt tích cực có phần nổi trội hơn. Ngoài ra, sự tác động ấy không tồn tại một cách biệt lập, mà được đặt trong môi trường chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức từ các quan hệ quốc tế khác. Những mặt tích cực và tiêu cực (hay nói cách khác là điểm mạnh và điểm yếu) của sự tác động này; cũng như những cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài sẽ được liệt kê chi tiết như sau.
Điểm mạnh (S)
Mã số Các điểm mạnh Năm
1 Hai nước đã tiến hành bình thường hóa quan hệ 1995 2 Hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 2000 3 Đối thoại chính trị được nâng lân cấp Thứ trưởng 2004 4 Hoa Kỳ trao quy chế PNTR cho Việt Nam 2006
78
5 Hiệp định khung về thương mại và đầu tư được ký kết 2007 6 Sáng kiến đối thoại chiến lược bắt đầu được thực hiện hằng năm
[46, tr. 39]
2008
= S Quan hệ Việt - Mỹ đi từ bình thường hóa lên quan hệ đối tác, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế
1995 - 2010
Điểm yếu (W)
Mã số Các điểm yếu
1 Vấn đề lịch sử để lại (Vết thương chiến tranh)
2 Khác biệt về văn hóa, xã hội, về nhận thứa, tư duy, ý thức hệ, đặc biệt là các vấn đề dân chủ, tự do, nhân quyền…
3 Khoảng cách về trình độ phát triển giữa “một người khổng lồ” và một “cậu bé tí hon” về kinh tế.
4 Hoa Kỳ vẫn chưa trao GSP cho Việt Nam
5 Những điều còn tồn tại ở chính trong mỗi nước (Môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phải làm; hệ thống pháp lý, thủ tục, cơ chế ở Mỹ rất phức tạp)
= W Những khác biệt giữa hai nước và những vấn đề nội bộ mỗi nước vẫn tồn tại
Cơ hội (O)
Mã số Các cơ hội
1 Hai bên đang đàm phán TPP
2 Kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong sức mạnh quốc gia, nên các nước phải lưu tâm đến kinh tế trong hoạt động đối ngoại của mình.
3 Xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển
4 Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, đặc biệt là về kinh tế
= O Cơ hội về một khu vực mậu dịch tự do giữa hai nước và sự hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thách thức (T)
79
1 Sự chi phối của các quan hệ giữa hai chủ thể này với các nước lớn, trung tâm quyền lực, và các tổ chức quốc tế (bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ).
2 Các vấn đề toàn cầu (khủng hoảng kinh tế, khủng bố, tranh giành ảnh hưởng…) ngày càng trở nên gay gắt.
= T Thách thức về cân bằng quyền lực và các vấn đề toàn cầu
Dựa trên cơ sở ấy Ma trận SWOT được hình thành để đưa ra các giải pháp sau:
O T
S S-O S-T
W W-O W-T
Như vậy, bốn nhóm giải pháp đã được hình thành bao gồm: nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh & tận dụng cơ hội (S-O); nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh & hạn chế thách thức (S-T); nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu & tận dụng cơ hội (W-O); nhóm giải pháp pháp khắc phục điểm yếu & hạn chế thách thức (W-T). Cụ thể là:
Nhóm S-O: nhóm này gồm các giải pháp nhằm phát huy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trên cơ sở tận dụng xu thế lấy hội nhập, lấy kinh tế làm trọng tâm trong quan hệ quốc tế. Để làm điều này, nhóm S-O phải bao gồm các giải pháp cụ thể như sau:
Mã số S-O
1 Xây dựng một chiến lược quan hệ với Hoa Kỳ một cách cụ thể.
2 Thúc đẩy TPP và hiện thực hóa khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hoa Kỳ.
Nhóm S-T: nhóm này gồm các giải pháp nhằm phát huy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trên cơ sở hạn chế những thách thức về cân bằng quyền lực và các
80
vấn đề toàn cầu. Để làm điều này, nhóm S-T phải bao gồm các giải pháp cụ thể như sau:
Mã số S-T
1 Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo để thấy được chiến lược của các nước lớn, các trung tâm quyền lực và vị trí của Việt Nam trong chính sách của các nước này.
2 Ban hành và thực thi nhiều chính sách khuyến khích hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước (xây dựng thương hiệu quốc gia, xúc tiến thương mại)
Nhóm W-O: nhóm này gồm các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại trong nội bộ mỗi nước và lấp đầy sự khác biệt giữa mỗi bên khi tận dụng xu thế hội nhập quốc tế, lấy kinh tế làm trọng tâm. Nhóm W-O phải bao gồm các giải pháp cụ thể như sau:
Mã số W-O
1 Tăng cường tiếp xúc, trao đổi từ cấp nhà nước đến sâu rộng trong nhân dân.
2 Thúc đẩy các chương trình hỗ trợ cho Việt Nam của Mỹ
3 Chính sách về người Việt Nam ở nước ngoài phải đước thực hiện có hiệu quả
Nhóm W-T: nhóm này gồm các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại trong nội bộ mỗi nước và lắp đầy sự khác biệt giữa mỗi bên; đồng thời hạn chế thách thức về cân bằng quyền lực và các vấn đề toàn cầu. Nhóm W-T phải bao gồm các giải pháp cụ thể như sau:
Mã số W-T
1 Tăng cường nhận thức của mỗi bên về tầm quan trọng của mối quan hệ song phương này.
81
trường đầu tư, về nguồn nhân lực, về hỗ trợ doanh nghiệp…). 3 Việt Nam phải xây dựng Quỹ lobby và giải pháp sử dụng hiệu quả.
4 Tranh thủ có tiếng nói chung trong các vấn đề đa phương và khu vực (nhưng phải dựa trên cơ sở xem xét lợi ích quốc gia mình).
Sau khi liệt kê toàn bộ các giải pháp trên cơ sở ma trận phân tích SWOT, có thể chia các giải pháp ra thành 2 nhóm ngắn hạn và dài hạn. Ngoài các giải pháp có mã số: S-O1; S-T1; W-T1; W-T2; W-T3 là nhóm dài hạn, phần còn lại là các giải pháp ngắn hạn, nên được hiện thực hóa ngay trong thời gian sắp tới.
3.2.3.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn
S-O2: Hiện nay hai bên đã trãi qua nhiều vòng đàm phán về TPP và trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ cũng tỏ ý mong muốn hai bên sớm thông qua Hiệp định này, đồng thời nâng tầm quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy “Việt Nam mong muốn ký FTA với Hoa Kỳ song phía Hoa Kỳ hiện tại chưa muốn khởi động FTA với Việt Nam” [42, tr. 15]. Cho nên, trước mắt là cần phải thúc đẩy hơn nữa quá trình này, vì nếu có được FTA thì cơ hội Việt Nam có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh trong tương quan với các đối tác kinh tế khác của Hoa Kỳ là điều chắc chắn. Do vậy, cơ hội quan hệ kinh tế được phát triển lên tầm cao mới trong tầm tay. Để hiện thực hóa giải pháp này, cần thực hiện vận động chính trị ở nhiều cấp độ khác nhau, thông qua các kênh như Đại sứ quán, Thượng vụ, cộng đồng doanh nghiệp hai nước, các tổ chức xã hội… Ngoài ra, các cuộc tiếp xúc, hội đàm về vấn đề này cần được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng.
S-T2: Kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng “đầy hơi” và chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Vừa qua IMF đã công bố hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012. Do vậy, vấn đề thực hiện các biện pháp kích thích tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư, dịch vụ… giữa hai nước như: xây dựng thương hiệu quốc gia, tạo niềm tin cho thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức từ cấp nhà nước, cho đến cấp hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp hai
82
bên, đặc biệt là Việt Nam có cơ hội tìm kiếm thêm các đối tác cho xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng cường thu hút đầu tư để tránh tình trạng suy giảm của xuất khẩu, của đầu tư từ Mỹ do kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn. Nói cách khác, đây là giải phái chủ động mở rộng cơ hội kinh doanh theo kiểu “trâu đi tìm cột”, chứ không phải lả “ôm cây đợi thỏ”.
W-O1: Đề xóa nhòa khoảng cách, tạo sự thông hiểu lẫn nhau, không còn cách nào khác là phải tăng cường các cuộc tiếp xúc, trao dổi thường xuyên, không những trên lĩnh vực chính trị, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác. Các cuộc trao đổi, tiếp xúc, giao lưu… này phải được tiếng hành ở mọi cấp, từ cấp Nhà nước (các chuyến thăm và làm việc của những cán bộ đầu ngành cho tới các nguyên thủ quốc gia), tới cấp sâu rộng trong nhân dân (các chương trình trao đổi văn hóa, hợp tác giáo dục…). Trong đó, những cuộc đối thoại chính trị phải được đẩy mạnh nhằm từng bước làm lành vết thương chiến tranh và tìm thấy tiếng nói chung trong nhiều vấn đề còn khoảng cách như: dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Đại hội Đảng lần X lần đầu tiên ghi rõ “sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Song, đồng thời khẳng định rõ kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh và ổn định chính trị ở nước ta” [29, tr. 4], do vậy đây cũng là điều nên thực hiện ngay trong thời gian sắp tới.
W-O 2: Với xu thế hội nhập và chính sách lấy lợi ích kinh tế làm trọng tâm, Việt Nam nên tận dụng các chương trình hỗ trợ từ Hoa Kỳ như các chương trình tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các nguồn tài trợ viện trợ… để thúc đẩy kinh tế Việt Nam có bước phát triển hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn, và sự chênh lệch về trình độ phát triển sẽ phần nào được thu hẹp lại. Dẫu biết con đường bắt kịp sự phát triển của Mỹ còn xa vời, nhưng Việt Nam vẫn có thể tiến từng bước vững chắc, nhờ sự hỗ trợ thiết thực từ các chương trình này. Đồng thời, thông qua kênh này, sự hiểu biết lẫn nhau cũng sẽ được tăng cường hơn nữa. Như vậy, góp phần làm giải pháp W-O1 có điều kiện phát huy hiệu quả hơn.
83
W-O3: Hiện nay, theo số liệu thống kê của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, có khoảng hơn 3 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong đó chủ yếu tập trung ở các nước phát triển. Riêng số lượng Việt kiều tại Hoa Kỳ chiếm vị thế áp đảo (1,5 triệu người [37, tr. 44]). Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ không những hòa nhập thành công vào xã hội Mỹ, mà còn giúp bảo tồn và truyền bá các giá trị, bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người Việt tại Mỹ quan tâm làm ăn, đầu tư tại Việt Nam. Ngoài khoảng kiều hối gửi về hàng năm, theo thống kê cho thấy, lượng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam của kiều bào tại Hoa Kỳ dẫn đầu so với kiều bào ở các quốc gia khác (Hoa Kỳ: 64,4 triệu USD; Liên bang Nga: 54,6 triệu USD; Thụy Sĩ: 50 triệu USD; các nước khác như Pháp, Australia, Bỉ khoảng 20 triệu USD [37, tr. 47]). Bên cạnh đó, vai trò tích cực của các tầng lớp tri thức cũng rất đáng nhắc đến. Chính phủ Viêt Nam tuy đã có những chính cách quan tâm đến người Việt Nam ở nước ngoài như: Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, một số cải cách luật tạo điều kiện cho kiều bào về làm ăn, sinh sống tại Việt Nam… Song, dường như các chính sách, chủ trương của Việt Nam chưa thực sự phát huy hết tác dụng. Đơn cử như việc “lượng vốn đầu tư thấp, các dự án đầu tư chủ yếu là vừa và nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh, đặc biệt là chưa có dự án trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…Hệ thống thông tin từ trong nước ra ngoài còn thiếu và chưa cụ thể. Hầu hết kiều bào cần những “đơn đặt hàng” cụ thể như Việt Nam định phát triển gì, còn thiếu gì, có thể giúp gì? Thủ tục hành chính trong nước còn phiền hà, nhiêu khê, với nhiều nấc bậc, một bộ phận cán bộ sách nhiễu đã làm nản lòng các nhà đầu tư Việt kiều” [32, tr. 41]. Do vậy, vấn đề cải thiện việc thực thi chính sách về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ khắc phục những hạn chế trên. Các biện pháp cụ thể bao gồm: tăng cường nâng cấp kênh thông tin, cải cách bộ máy hành chính, có cơ chế giám sát thực thi nghị quyết của Chính phủ, để chính sách này đi vào thực tế, không những góp phần lobby hiệu quả cho quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ mà còn giúp quan hệ kinh tế hai nước có bước tiến mới.
84
W-T4: Việc hai nước có tiến nói chung trong các diễn đàn đa khu vực và đa phương sẽ không những giúp hai nước xích lại gần nhau hơn mà còn hạn chế những ảnh hưởng từ quan hệ giữa hai nước với các chủ thể khác. Đồng thời, vấn đề đồng thuận giữa hai nước cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho việc giải quyết những vấn đề toàn cầu (những vấn đề mà đơn độc một quốc gia không thể tự mình giải quyết hết. Song, đối với Việt Nam, cần lưu ý rằng, sự đồng thuận không phải là “sự hùa theo”, “gật đầu” trong mọi vấn đề, mà phải dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình.
3.2.3.2. Các giải pháp dài hạn
S-O1: Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực sự khởi sắc từ 1995 đến nay. Hoa Kỳ là một siêu cường có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới hiện nay. Đồng thời Hoa Kỳ nay đã trở thành một trong những bạn hàng quan trọng số 1 của Việt Nam (thị trường xuất khẩu lớn nhất, một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam). Hơn nữa, Hoa Kỳ còn là nước có công nghệ nguồn. Do vậy việc thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ là một thực tế đáng quan tâm. Việt Nam đã có chính sách đối ngoại đúng đắng, có chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn một cách hợp lý. Điều này thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa 9 về “đối tác”, “đối tượng”. Tuy nhiên, đến nay một chiến lược đặc thù riêng cho quan hệ với Hoa Kỳ vẫn chưa được xây dựng. Điều này sẽ làm giảm sự tập trung trong việc và hiệu quả của việc phát triển quan hệ hai nước. Do vậy, về mặt dài hạn, cần hình thành một bản chiến lược quan hệ với Hoa Kỳ, trong đó: xác định các lợi ích đạt được và đo lường các nguy cơ trong mối quan hệ này; định hướng phát triển quan hệ hai nước; xây dựng lộ trình với những bước đi cụ thể; quy định cụ thể nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương; có biện pháp cụ thể (kể cả khen thưởng và chế tài) để quan lý thực hiện.
Như vậy, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ có kim chỉ nam cho mọi bước đi sắp tới. Điều này giúp nâng cao hiệu quả, đưa quan hệ chuyển sang hợp tác theo chiều sâu, đúng trọng tâm và không giàn trãi.
85
S-T1: Công tác nghiên cứu và dự báo rất quan trọng. Vì nó không những cho ta thấy được về mặt bản chất các hoạt động của các nước lớn, trung tâm quyền lực, các tổ chức quốc tế… mà còn tiên liệu được các bước đi của họ trong tương lai. Ngoài ra, công tác này còn giúp thấy rõ vị trí của Việt Nam ở đâu trong chính sách