6. Bố cục của đề tài
2.1. Tình hình thế giới và khu vực
Bước sang 5 năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trước sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, cũng như sự điều chỉnh chiến lược của tất cả các nước, tình hình thế giới và khu vực có những đặc điểm cơ bản sau [22, tr. 76]:
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Động Âu sụp đổ (1989 - 1991), phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi nội dung và tính chất của thời đại: loài người vẫn đang trong quá trình quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt thậm chí sâu sắc hơn, nhưng nội dung và hình thức lại có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nguy cơ chiến tranh hủy diệt, trước hết là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã bị đẩy lùi nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột về dân tộc , sắc tộc và tôn giáo… vẫn thường xuyên xảy ra khắp nơi.
42
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội, vừa mang lại cơ hội, vừa tạo ra thách thức, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển, Những mặt trái của toàn cầu hóa ngày càng trở nên gay gắt.
Những vấn đề toàn cầu như chiến tranh hủy diệt, dân số, thiên tai, ô nhiễm môi trường, bệnh tật… đòi hỏi bản thân các quốc gia không thể tự thân giải quyết mà phải có sự nỗ lực hợp tác đa phương.
Châu Á – Thái Bình Dương trở thành một khu vực phát triển năng động. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn định như vấn đề Trung Đông, Nam Á, bán đảo Triều Tiên, các cuộc xung đột, tranh chấp biên giới lãnh thổ, tranh giành ảnh hưởng còn diễn ra ở nhiều nơi…
Với những đặc điểm ấy, trong quan hệ quốc tế thời kỳ này xuất hiện 5 xu thế chủ đạo như sau [22, tr. 77]:
Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia trên thế giới. Kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế, liên kết kinh tế thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.
Các quốc gia, dân tộc đều nâng cao ý thức về độc lập, tử chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống áp đặt và can thiệp vào công việc nội bộ của mình, ra sức bảo vệ chủ quyền, độc lập và nền văn hóa dân tộc.
Các nước xã hội chủ nghĩa, các phòng trào cách mạng, các lực lượng tiến bộ trên thế giới vẫn kiên trì cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình.
Như vậy, trước thềm thiên niên kỷ mới, trên bình diện toàn cầu, nguy cơ chiến tranh hủy diệt đã lùi xa, các quốc gia – dân tộc đều hòa vào xu thế chung hòa
43
bình, hợp tác và phát triển. Trong đó, vấn đề kinh tế ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành ảnh hưởng, chiến tranh cục bộ… vẫn là những yếu tố gây bất ổn định. Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến mới, đặc biệt là vai trò của kinh tế tri thức. Vấn đề hội nhập và toàn cầu hóa vừa mang lại cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho các quốc gia, trong đó các nước đang phát triển gặp phải nhiều khó khăn hơn. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động. Đặc biệt, các nước với chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện những cải cách và đạt nhiều thành tựu đáng kể.
Xét ở cấp độ quốc gia, thì Hoa Kỳ hiện vẫn là siêu cường suy nhất trên thế giới với tiềm năng về mọi mặt. Sau 6 lần thực hiện chiến lược toàn cầu của mình, Hoa kỳ đang thực hiện chiến lược mới dưới thời Tổng thống Bill Clinton là “Cam kết và mở rộng”. Quan hệ với Việt Nam cũng không nằm ngoài chiến lược này, theo đó nó phải đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản là: bình thường hóa toàn diện với Việt Nam; thông qua Việt Nam để kiềm chế các nước khác đặc biệt là Trung Quốc; và kiên trì theo đuổi chính sách “diễn biến hòa bình” với Việt Nam.
Riêng về phần mình, thế và lực của Việt Nam đã thay đổi sau chặng đường 10 năm đầu của công cuộc đổi mới. Về mặt Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan hệ với 212 Đảng, tổ chức và phong trào chính trị thuộc nhiều quốc gia trên toàn cầu. Về mặt kinh tế, Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ; có hơn 700 công ty của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Về mặt nhận thức, Việt Nam xem việc cải thiện quan hệ với Mỹ là một trọng tâm trong đường lối đối ngoại của mình.
Những phân tích về tình hình thế giới và khu vực như trên cho thấy, cả về mặt chủ quan và khách quan, sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời kỳ này có điều kiện vận động theo hướng tích cực, tuy còn nhiều thách thức, nhưng khuynh hướng phát triển ấy là rất khả quan.
44