Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế, xã hội hay cụ thể hơn là trong công việc của mỗi người thường có những tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Đằng sau vô số những công việc, sự kiện tương lai nguy cơ gặp rủi ro vẫn tiềm ẩn. Không cần phải xét đến những rủi ro khách quan, xa vời mà con người chỉ có thể hạn chế, không thể loại trừ đó là rủi ro thiên tai; chỉ cần xét đến thứ rất gần với mình thôi, đó là công việc hàng ngày đang là m, là chuyên môn của mình cũng đã chứa đựng vô vàn những rủi ro. Cho dù mỗi người đều cho rằng mình rất giỏi trong công việc, có tay nghề cao, kỹ năng tốt, hiểu rõ về công việc, mình có đạo đức nghề nghiệp nhưng rủi ro vẫn xảy ra Vì mọi người tất cả đều như nhau, đều có lúc sơ suất, đều có lúc sai lầ m và đều không dự đoán được hết những hậu quả mình có thể gây ra, dù là từ những hành động rất nhỏ nhặt. Một y tá khi theo dõi bệnh nhân truyền dịch chỉ thiếu cần mẫn quan sát m ột chút thôi cũng có thể dẫn đến bệnh nhân bị sốc thuốc và tử vong. Một hành động rất nhỏ nhưng hậu quả thì thật nặng nề. Hay nhà tư vấ n thiết kế công trình công viên trên đồi, do tính toán sai góc độ và lượng xi măng làm cho tường bị đổ ngay trong ngày khánh thành, Mỗi một ngành nghề đều có một đặc điể m riêng, nhưng đứng trên góc độ rủi ro thì ngành nào cũng có, với tính chất và mức độ khác nhau. Có những nghề nghiệp chịu tác động rất lớn bởi tự nhiên, thiên tai như vận tải, xây dựng, nông nghiệp, Có những ngành khác lại phụ thuộc nhiều vào máy móc kỹ thuật như y tế, thiết kế, sản xuất, .Những ngành như kế toán, kiểm toán, luật sư lại dễ gặp rủi ro đối với giấy tờ, văn bản và các quy phạm pháp luật, Có thể thấy rằng mỗi ngành nghề có đặc điểm rủi ro riêng nhưng tần suất xả y ra các rủi ro nghề nghiệp là như nhau.