ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ, các nhà sử dụng lao động ngày càng chú ý đến các kỹ năng bổ trợ như ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm khác, do đó, ngoại ngữ mà đ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TC KT& NV NAM SÀI GÒN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2013 – 2014
A PHẦN GIỚI THIỆU
1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE
TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TCCN TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN
2 Tên tác giả: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI
3 Tên đơn vị: TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI
GÒN
4 Thời gian thực hiện: từ 01/10/2014 đến 06/12/2014
5 Không gian và thời gian áp dụng:
B PHẦN NỘI DUNG
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ, các nhà sử dụng lao động ngày càng chú ý đến các kỹ năng bổ trợ như ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm khác, do đó, ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh trở thành một yếu tố quan trọng đối với việc tìm kiếm việc làm của người học sau khi tốt nghiệp và cũng là kỹ năng bắt buộc đối với học sinh để có thể tốt nghiệp Đối với học sinh đang học tập ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, việc học tập và trau dồi kĩ năng sử dụng tiếng Anh càng là yếu tố quan trọng quyết định cơ hội nghề nghiệp của người học Đối với học sinh Trung cấp Chuyên nghiệp (TCCN) nói riêng, kĩ năng ngoại ngữ sẽ là thế mạnh, tạo tính cạnh tranh so với các sinh viên có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng
Với đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Anh sẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Để theo kịp với sự tiến độ của đề án này, Trường
Trang 2Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn (sau đây gọi tắt là trường Nam Sài Gòn) đã tiến hành đổi mới giáo trình và phương pháp giảng dạy chú trọng vào kĩ năng giao tiếp hơn là kiến thức ngôn ngữ
Trong bốn kĩ năng chính của sử dụng ngôn ngữ giao tiếp tiếng Anh, hiện nay, kĩ năng nghe đang là điểm yếu đối với đa số học sinh TCCN Vậy mà, nghe lại là kĩ năng then chốt quyết định
sự thành công trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói Phải tiếp nhận và nắm bắt được thông tin thì quá trình giao tiếp mới có thế diễn ra thuận lợi Và chỉ có nắm bắt được thông tin thì sự tự tin trong giao tiếp mới được nâng cao Theo chương trình mới của trường Nam Sài Gòn hiện nay, kĩ năng nghe cũng đang được tập trung phát triển
Bài tiểu luận dưới đây xin được trình bày một số đặc điểm về khả năng nghe tiếng Anh của học sinh, những ưu – khuyết điểm và một số biện pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh mà tác giả đã sưu tầm và ứng dụng một phần trong quá trình giảng dạy của bản thân với mong muốn góp phần tạo nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy và hướng dẫn luyện tập kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh
II NỘI DUNG CHÍNH
1 Đặc điểm tình hình của công tác giảng dạy tiếng Anh tại trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
1.1.Đặc điểm trình độ đầu vào của học sinh trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
- Tất cả các em đều đã tiếp xúc với tiếng Anh trước khi bước vào trường Trung cấp Chuyên nghiệp do tiếng Anh là môn học bắt buộc ở bậc Phổ thông Kĩ năng nghe ở mức độ dưới trung bình
- Trình độ tiếng Anh của các em đa số ở mức Trung Bình và Yếu Các em chỉ dừng lại được ở khả năng rất cơ bản như chào hỏi, giới thiệu bản thân, hỏi các thông tin cá nhân Hệ thống từ vựng yếu
Một số nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
Trang 3+ Chương trình học và phương pháp học tập ở phổ thông chưa phù hợp với mục tiêu giao tiếp bằng ngôn ngữ Việc thiết kế các bài học mang tính hàn lâm khiến cho mục tiêu giao tiếp chưa được chú trọng Cách đánh giá (kiểm tra, thi) tập trung vào kiến thức ngôn ngữ chứ chứ coi trọng kĩ năng khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ chưa đạt hiệu quả cao
+ Chương trình học gồm quá nhiều môn học khiến học tập tiếng Anh trở thành thứ yếu Ở bậc Phổ thông, các em học tổng cộng 13 môn học Trong
đó, có rất nhiều môn có chương trình học khá nặng, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và sức lực Điều đó khiến cho thời gian học tập của các em bị phân tán
+ Không có môi trường để giao tiếp Ngoài không gian lớp học, hầu như các em không sử dụng tiếng Anh Như đã nói đến ở trên, các em dành quá nhiều thời gian cho học tập, vì vậy, các hoạt động ngoại khóa khác cũng rất hạn chế Các trường phổ thông lại chưa tạo được nhiều sân chơi cho các em
- Nguyên nhân chủ quan từ đặc điểm của học sinh:
+ Học sinh vào học Trung cấp Chuyên nghiệp đa số là các em có học lực trung bình khá trở xuống, có một số em học lực rất thấp Điều đó ảnh hưởng đến việc tiếp thu của các em Kết quả học tập không tốt cũng khiến các em dễ chán nản trong học tập, trong khi môn tiếng Anh yêu cầu phải
có tính kiên trì và chăm chỉ nhất định
+ Phương pháp học tập chưa đúng đắn dẫn đến kết quả học tập không cao + Thái độ thiếu chủ động trong giờ học nói riêng cũng như việc học nói chung cũng là một yếu tố cản trở đối với việc tiếp thu và sử dụng tiếng Anh của các em
1.2.Yêu cầu đầu ra về kỹ năng sử dụng tiếng Anh đối với học sinh TCCN:
Hiện nay, theo các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, học sinh TCCN phải có trình độ ngoại ngữ (Anh hoặc Pháp hặc Hoa…) tương đương trình độ A quốc gia Nghĩa là, các em phải có khả năng giao tiếp cơ bản, ứng dụng được trong các hoạt động học tập hiện tại cũng như làm việc sau này Từ yêu cầu đó,
Trang 4chương trình đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh) của trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn được xây dựng theo chương trình khung, với 90 tiết dành cho học sinh hệ THPT và 120 tiết dành cho học sinh THCS Trước đây, giáo trình dành cho giảng dạy chương trình tiếng Anh là nhằm mục tiêu vào Anh văn giao tiếp hang ngày Hiện nay, để tiến tới thực hiện đề án ngoại ngữ 2020, trường
đã thay đối giáo trình nhằm nâng cao kĩ năng của học sinh theo hướng chuẩn quốc
tế, đặc biệt chú trọng vào kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp nơi công sở, hướng tới chuẩn TOEIC Mục tiêu của chương trình đào tạo này là thừa kế những
gì đã đề ra từ các chương trình tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông nhằm củng
cố những kỹ năng sử dụng tiếng Anh căn bản của các em Chương trình này là vừa sức với các em học sinh TCCN nếu như các em có được thái độ học tập tích cực và phương pháp học tập đúng đắn Chương trình chú trọng vào kĩ năng nghe, phát âm và sử dụng các cấu trúc cơ bản của tiếng Anh nhằm đạt mục đích giao tiếp Nhận thấy kĩ năng nghe là kĩ năng đòi hỏi nhiều kiên trì và nỗ lực nhất, kĩ năng này đã được đặc biệt quan tâm
2 Một số nguyên nhân dẫn đến kĩ năng nghe của học sinh không tốt
2.1 Nguyên nhân khách quan 2.1.1 Bản chất ngôn ngữ học: Do sự khác biệt của hai ngôn ngữ, người nói
tiếng Việt gặp nhiều khó khan khi nhận biết các âm tiếng Anh
- Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, hoàn toàn khác với tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết Là một ngôn ngữ đơn âm tiết, phát âm của ngôn ngữ tiếng Việt cũng chịu sự tác động của đặc điểm này Tư duy phát âm và nhận biết âm của người nói tiếng Việt cũng theo đó mà chịu ảnh hưởng + Trong tiếng Việt, không có hiện tượng nối âm như tiếng Anh
VD: Tiếng Việt: Tôi nói tiếng Anh /toi - nɔi - tieŋ - ŋ/
Tiếng Anh: I speak English /aɪ - spi:k ɪŋɡlɪʃ/
Từng âm tiết của tiếng Việt đều tách rời nhau, trong khi với tiếng Anh, âm /k/ trong speak / spi:k/ lại nối âm với âm /ɪŋ/ trong English tạo thành âm /kɪŋ/
Trang 5Kết luận: với tư duy ngôn ngữ đơn âm, học sinh Việt Nam có thói quen tư
duy theo kiểu hình tiết (hình vị trùng lắp với âm tiết), vì vậy các em sẽ dễ dàng nghe được nếu phát âm từng từ riêng lẻ, nhưng trong câu, khi có hiện tượng nối âm thì học sinh sẽ gặp khó khăn khi phát hiện âm
+ Trong tiếng Việt không có hiện tượng giản lược âm (nuốt âm) như tiếng
Anh
VD: Do you like English?
Theo trong từ điển được phát âm là /du ju laɪk ˈɪŋɡlɪʃ/
Sẽ phát âm như: /djə laɪ ˈkɪŋɡlɪʃ/ (phát âm thực tế) + Trong tiếng Việt, không có hiện tượng cùng một con chữ (spelling) mà dung để ghi nhiều âm khác nhau, do đó học sinh sẽ ít nhạy với âm mới, dễ nhầm lẫn giữa phát âm của các tiếp vị ngữ (suffix) như
/–ed/: /t/, /d/, /id/
/-s/-es/: /s/, /z/, /iz/
-tion: /ʃn/ /tʃn/
-sion: /ʃn/, /zn/
- Một số âm trong tiếng Anh không tồn tại trong tiếng Việt:
Những âm này tuy không tồn tại trong tiếng Việt nhưng lại gần giống với một số âm của tiếng Việt, dễ gây ra nhầm lẫn trong phát hiện âm
- Cấu trúc một âm (syllabus) trong tiếng Anh khác với một âm tiết trong tiếng Việt Âm tiết tiếng Anh có thể có trường hợp 2 phụ âm đứng cạnh nhau, tạo ra các âm hơi, âm bật Tiếng Việt không có trường hợp hai phụ
âm đứng cạnh nhau, vì vậy không có hiện tượng âm hơi, âm bật như trong tiếng Anh
VD: speak: hai âm s và p đứng cạnh nhau tạo ra âm hơi trong khi tiếng Việt chỉ có 1 phụ âm đầu vì vậy sẽ có các từ như “xích” hoặc “bích” chứ không có các từ như “xbich”
- Kết hợp nguyên âm với phụ âm cuối khác nhau: Khi kết hợp với âm cuối, đặc biệt là các nguyên âm dài của tiếng Anh, phụ âm cuối thường vẫn
Trang 6được phát âm (như: speak thì âm /k/ cuối được đọc tương đối tách rời so với âm /i:/ Khi kết hợp với một từ khác bắt đầu bằng nguyên âm (VD: English), âm này (/k/) sẽ được nối vào với nguyên âm đó tạo thành một
âm khác (/kɪŋɡlɪʃ/) Tiếng Việt ngược lại, âm cuối sẽ được kết hợp trọn vẹn trong âm tiết và không hề nối với âm sau đó
- Trọng âm tiếng Anh cũng là một khó khan đối với học sinh Như đã đề cập ở trên, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, không có trường hợp một trọng âm từ như tiếng Anh
2.1.2 Đặc điểm môi trường học tập:
- Sách giáo khoa của chương trình phổ thông còn nhiều bất cập trong việc phát triển kĩ năng học sinh Chương trình sách giáo khoa chú trọng và kiến thức hơn là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Các phần về phát triển kĩ năng
nghe cũng chưa được cải tiến
- Trang thiết bị và đồ dung học tập còn thiếu thốn: Do đặc điểm kinh tế của từng vùng miền, nhiều học sinh không hề được tiếp cận với kĩ năng nghe, nhất là với các em học tập ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Hiện nay, trang bị cho học sinh học nghe ở các trường khá hạn chế Mà đặc điểm của việc học kĩ năng nghe thời kì đầu yêu cầu cao về độ chính xác của phát
âm, chất lượng cao của âm thanh phát, sự đa dạng về phương tiện Đây là
khó khăn chung của hầu hết các cơ sở giáo dục
- Phương pháp dạy và học còn nặng tính hình thức, chưa được cải tiến và cập nhật các phương pháp mới: Ở nhiều trường phổ thông, việc dạy nghe chỉ mang tính hình thức, chưa được chú trọng đúng mức Phương pháp
học tập của học sinh cũng chưa được cú trọng thay đổi
2.1.3 Nguyên nhân chủ quan:
- Đa số học sinh yếu về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói chung chứ không riêng gì kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh Về kĩ năng nghe, các em chưa nắm được các kĩ năng như nghe ý chính (scanning), nghe chi tiết (skimming), ghi chú (note-taking), đoán nghĩa theo ngữ cảnh Thiếu những kĩ năng này, việc phát hiện âm của các em sẽ trở thành vô dụng
Trang 7- Về kiến thức từ vựng: đa số các em còn yếu về từ vựng, lại thêm không có
kĩ năng nghe đoán nghĩa khiến cho việc nghe hiểu càng khó khăn
- Ngoài các nguyên nhân trên, còn một phần rất lớn nguyên nhân do thái độ học tập chưa đúng của học sinh Đa số các em chưa tích cực trong việc học tập Về tiếp thu bài học trên lớp, đa số các em chưa tập trung, thường xảy ra trường hợp ghi chép bài thì đầy đủ nhưng không nghe hoặc không nắm được những gì giáo viên muốn truyền tải Sở thích cá nhân và chuyên ngành học cũng tạo nên thái độ chưa tích cực đối với môn học Đa số các
em cho rằng, chuyên ngành học của mình là quan trọng, là điều các em yêu thích, vì vậy, các em chưa có được sự đầu tư đúng mức cho việc học tiếng Anh Về học bài ở nhà, khoảng 30% các em có làm bài, còn lại hoặc các em bỏ không làm, hoặc chép bài của bạn mình Việc không chuẩn bị bài ở nhà đã gây trở ngại cho sự tiếp thu bài mới, dần dần, những kiến thức không biết sẽ tăng lên Kết quả là, các em chán nản trong học tập và tiếp thu bài mới
2.2.Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh: Từ những nguyên nhân
trên, tác giả xin trình bày một số biện pháp nhằm khắc phục các nhược điểm
về khả năng nghe của học sinh như sau:
2.2.1 Về phát hiện âm:
a Chuẩn hóa phát âm: Từ việc phát âm chuẩn, việc nhận biết âm sẽ trở nên dễ
dàng hơn Từ là đơn vị quan trọng nhất trong cấu tạo cụm biểu đạt và câu Phát âm đúng từ sẽ là nền tảng cho việc phát hiện âm
- Phân biệt và hướng dẫn cách phát âm của các từ quen thuộc nhưng thường bị phát âm sai:
PHÁT ÂM LÀ
PHÁT ÂM ĐÚNG
Nhầm lẫn giữa âm ngắn và âm dài
1 book
Trang 8/ lu:k/ / bʊk/
Phát âm sai do ảnh hướng của môi trường
5 status/state /ˈstatəs/ˈstat/ /ˈsteɪtəs/ˈsteɪt/
Không phân biệt được phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh hoặc do các âm không có trong tiếng Việt
1 breath/breathe / bre t/ / breθ/ và / briːð/
2 thank/tank / tæŋk/ /θæŋk/ và /tæŋk/
3 meets/means / miːts/và //miːns/ / miːts/ và /miːnz/
Không phát âm âm cuối
1 cause /co/ hoặc /cau/ / kɔːz/
2 dance /dɑːn/ hoặc / dæn/ / dɑːns/ hoặc / dæns/
Đồng nhất các phụ âm cuối
2 what/watch /wɑːt/ /wɑːt/ và wɑːtʃ/
Biến nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn
Bỏ qua phụ âm đầu khi có ≥ 2 phụ âm đầu
Trang 91 spring / srɪŋ/ hoặc /prɪŋ/ / sprɪŋ/
Tiểu kết: Việc phát âm sai do thói quen ngôn ngữ bị ảnh hưởng của tiếng Việt
Ngoài ra, học sing tiếp xúc với tiếng Anh qua nhiều nguồn không chính thống như internet, phim, lời bài hát cũng dẫn đến việc phát âm không chuẩn Cần chuẩn hóa ngay lập tức và nhắc lại thường xuyên để các em hình thành thói quen mới
b Giới thiệu một số trường hợp nối âm, nuốt âm
To thường được
giản lược tối đa tới
mức gần như mất
đi nguyên âm
Dùng t' hoặc tə
thay thế cho to.
We have to go now [we hæftə go næo]
They hope to find it [they houptə fine dit]
I can't wait to find out [äi cæn(t)wai(t)tə fine dæot]
We don't know what to do [we dont know w'(t)t' do]
Don't jump to conclusions [dont j'm t' c'ncloozh'nz]
To be or not to be t'bee(y)r nät t' bee]
He didn't get to go [he din ge(t)tə gou]
Nếu to theo sau
một nguyên âm, nó
chuyển thành d'
hoặc də.
He told me to help [he told meedə help]
She told you to gets it [she tol joodə geddit]
I go to work at a quarter to two [ai goudə wrk ædə kworder də two] The only way to get it is [thee(y)only waydə geddidiz]
You've got to pay to get it [yoov gäddə paydə geddit]
We plan to do it [we plæn də do it]
Let's go to lunch [lets goudə lunch]
Trang 10The score was 4 ~ 6 [th' score w'z for də six]
It's the only way to do it [its thee(y)ounly weidə do (w)'t]
So to speak [soda speak]
I don't know how to say it [äi don(t)know hæwdə say( y ) it]
Go to page 8 [goudə pay jate]
You need to know when to do
it
[you nee(d)də nou wendə do(w)it]
Who's to blame? [hooz də blame]
At ngược lại với to
Nó là một tiếng hừ
nhỏ theo sau bởi
âm [t] giảm lược
t home]
I'll see you at lunch. [äiyəl see you(w)ət lunch]
Dinner's at five [d'nnerzə
(t) five]
Leave them at the door [leevə
mə (t)thə
door]
The meeting's at one [th' meeding z't w'n]
He's at the post office [heezə
(t)the poussdäffə
s]
They're at the bank [thεrə(t)th' bænk]
(t)school]
I'll see you at eleven [äiyəl see you(w)ədə lεv'n]
Nếu to at đứng
trước nguyên âm,
nó chuyển thành d'
hoặc də
He's at a meeting [heez' də meeding]
She laughed at his idea [she læf dədi zy deeyə]
We got it at an auction [we gädidədə näksh'n]
The show started at eight [th' show stardədə date]
The dog jumped out at us [th' däg jump dæo dədəs]
I was at a friend's house [äi w'z'd' frenz hæos]
Trong ngôn ngữ Give it to me [g'v'(t)t' me]