1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện trạng kỹ thuật ương nuôi và bệnh trên tôm hùm (panulirus spp) giống (≤5gcon) tại phú yên và bình định

105 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

Các loài thuộc tôm hùm gai Panulirus spp là đối tượng nuôi quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao của nghề nuôi biển Việt Nam, nó được nuôi ở những nơi có nguồn nước trong sạch, các yếu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH VĂN CÁNH

HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI VÀ BỆNH

TRÊN TÔM HÙM (Panulirus spp) GIỐNG (≤5g/CON)

TẠI PHÚ YÊN VÀ BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nha Trang, tháng 10 năm 2010

0907562706

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH VĂN CÁNH

HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI VÀ BỆNH

TRÊN TÔM HÙM (Panulirus spp) GIỐNG (≤5g/CON)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả đã nêu trong luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, những số liệu này là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này đã được thực hiện với sự giúp đỡ của Ban Quản lý Dự Án Hợp phần Hỗ trợ Phát triển Nuôi trồng Thuỷ sản Bền vững (SUDA), Ban Quản lý chương trình FSPS II Bình Định, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Định, Lãnh đạo Chi cục Thú y, Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Bình Định, UBND xã Nhơn Hải, UBND phường Ghềnh Ráng, Phòng kinh tế thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định; đồng thời với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của UBND các xã, phường Xuân Cảnh, Xuân Hoà, Xuân Đài, Xuân phương, Xuân Phú, Xuân Yên, Xuân Thịnh, Hoà Xuân Nam, An Chấn, An Hải, An Hoà, An Phú, Trạm Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên và bà con nuôi tôm ở những vùng điều tra nói trên, tôi xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ chân tình đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự chỉ dẫn nhiệt tình, chu đáo của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Hoà đã giúp tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, phương pháp nghiên cứu, thực hiện luận văn và viết báo cáo khoa học này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và cho nhiều ý kiến quý báu của TS Võ Văn Nha, TS Nguyễn Thị Bích Thuý, ThS.Nguyễn Địch Thanh, KS Nguyễn Văn Hoà, KS Nguyễn Văn Đài, CN Bùi Thị Long và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Phòng Đào Tạo Đại Học và Sau Đại Học Trường Đại Học Nha Trang, cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua

Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả

Huỳnh Văn Cánh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Bìa lót i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của tôm hùm 3

1.1.1 Hệ thống phân loại 3

1.1.2 Đặc điểm sinh thái phân bố 3

1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng 5

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 7

1.2 Tình hình nuôi tôm hùm 9

1.2.1 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới 9

1.2.2 Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam 11

1.3 Nghiên cứu bệnh tôm hùm trên thế giới và Việt Nam 12

1.3.1 Nghiên cứu bệnh tôm hùm trên thế giới 12

1.3.2 Nghiên cứu bệnh trên tôm hùm ở Việt Nam 15

1.4 Nghiên cứu phòng trị bệnh trên tôm hùm 18

Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 20

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 20

2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20

2.4 Phương pháp thu thập số liệu .20

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 21

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 21

Trang 6

2.4.2.1 Thiết lập và kiểm định phiếu điều tra 21

2.4.2.2 Số mẫu điều tra 21

2.4.3 Thu thập số liệu 21

2.4.3.1 Thu thập số liệu điều tra 21

2.4.3.2 Thu thập thông số môi trường và mẫu tôm 22

2.4.4 Phương pháp phân tích, đánh giá số liệu điều tra: 22

2.4.4.1 Số liệu được xử lý theo từng chỉ tiêu riêng: 22

2.4.4.2 Công cụ xử lý: 22

Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL và SPSS 17.0 22

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

3.1 Hiện trạng kinh tế, xã hội tại các vùng ương nuôi tôm hùm giống ở Phú Yên và Bình Định 23

3.1.1 Các Vùng có phân bố ương nuôi tôm hùm giống trọng điểm 23

3.1.2 Biến động số lồng và số lượng con giống đã nuôi từ năm 2006 – 2010 26

3.1.3 Số hộ dân và số lao động làm nghề ương nuôi tôm hùm giống 27

3.1.4 Cấu trúc tuổi của chủ hộ ương nuôi tôm hùm giống 28

3.1.5 Trình độ học vấn và số năm của chủ hộ ương nuôi tôm hùm giống 28

3.1.6 Thu nhập của người ương nuôi tôm hùm giống 29

3.1.7 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nghề ương nuôi tôm hùm giống ở hai tỉnh Nam Trung Bộ 30

3.2 Hiện trạng kỹ thuật ương nuôi tôm hùm giống tại Phú Yên và Bình Định 32

3.2.1 Một số điều kiện môi trường tại nơi đặt lồng 32

3.2.2 Hình dạng, kích thước, chất liệu làm lồng và cách thức đặt lồng, bè ương nuôi tôm hùm giống 34

3.2.2.1 Kích thước lồng ương nuôi tôm hùm giống 34

3.2.2.2 Cách thức đặt lồng ương nuôi tôm hùm giống 35

3.2.3 Kỹ thuật chọn giống và thả giống 37

3.2.3.1 Kỹ thuật chọn giống 37

3.2.3.2 Kỹ thuật vận chuyển giống 38

3.2.3.3 Kỹ thuật thả giống và mật độ ương nuôi 39

3.2.4 Mùa vụ và thời gian thả giống trong một năm 41

3.2.5 Thức ăn dùng để ương nuôi tôm hùm và cách cho ăn 43

3.2.5.1 Loại thức ăn 43

Trang 7

3.2.5.2 Lượng thức ăn cho ăn 45

3.2.5.3 Cách cho ăn 45

3.2.6 Chăm sóc, quản lý tôm hùm giống 46

3.2.6.1 Vệ sinh lồng nuôi 46

3.2.6.2 Dọn thức ăn thừa và san tôm 47

3.2.7 Thu hoạch và hiệu quả kinh tế 49

3.3 Hiện trạng bệnh trong tôm hùm giống ương nuôi tại Phú Yên và Bình Định 50

3.3.1 Những loại bệnh thường gặp ở tôm hùm giống và ở Địa Phương nghiên cứu 50

3.3.2 Mùa vụ xuất hiện các bệnh thường gặp 56

3.3.3 Phương pháp và cách thức phòng bệnh cho tôm hùm giống 56

3.3.4 Phương pháp và cách thức trị bệnh cho tôm hùm giống 57

3.3.5 Tác hại của các bệnh thường gặp 59

3.3.6 Khả năng chữa trị các bệnh thường gặp 61

Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 63

KẾT LUẬN 63

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 Phụ lục

Trang 8

BL: Chiều dài thân

CL: Chiều dài giáp đầu ngực

Tb: Trung bình

Se: Sai số chuẩn

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Những bệnh ở tôm hùm Panulirus spp nuôi thường gặp .16

Bảng 3.1: Số vùng ương nuôi tôm hùm giống tại các vùng trọng điểm 23

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động ương nuôi tôm hùm giống từ năm 2007 – 2009 ở Phú Yên .27

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động ương nuôi tôm hùm giống từ năm 2007 – 2009 ở Bình Định .27

Bảng 3.4: Phân bố tuổi của chủ hộ ương nuôi tôm hùm giống 28

Bảng 3.5: Trình độ học vấn và kinh nghiệm ương nuôi tôm của chủ hộ .28

Bảng 3.6: Doanh thu và lợi nhuận từ một lồng nuôi/vụ/năm .30

Bảng 3.7: Những thuận lợi và khó khăn của nghề ương nuôi tôm hùm giống 31

Bảng 3.8: Chỉ tiêu dòng chảy và nền đáy của khu vực đặt lồng ương nuôi tôm hùm giống .32

Bảng 3.9: Các chỉ số môi trường đo tại vùng nuôi 33

Bảng 3.10: Kích cở lồng ương nuôi tôm hùm giống tại Phú Yên, Bình Định 34

Bảng 3.11: Cách thức đặt lồng ương nuôi tôm hùm giống ở Phú Yên và Bình Định 35 Bảng 3.12: Nguồn gốc tôm giống thả nuôi 38

Bảng 3.13: Kích cở tôm hùm giống thả nuôi .40

Bảng 3.14: Mật độ tôm hùm giống thả nuôi .41

Bảng 3.15: Các loại thức ăn cho tôm hùm giống .43

Bảng 3.16: Số lần cho ăn trong ngày của tôm hùm giống 46

Bảng 3.17: Thời gian và số lần vệ sinh lồng nuôi 46

Bảng 3.18: Cách thức dọn thức ăn thừa trong ương nuôi tôm hùm giống .47

Bảng 3.19: Nơi xuất bán tôm hùm giống và lợi nhuận sau khi ương nuôi 49

Bảng 3.20: Bệnh thường gặp ở tôm hùm giống ở Địa Phương nghiên cứu .50

Bảng 3.21: So sánh các bệnh gặp trong điều tra với bệnh đã được mô tả 51

Bảng 3.22: Mùa vụ xuất hiện bệnh thường gặp trong ương nuôi tôm hùm giống 56

Bảng 3.23: Phòng bệnh cho tôm hùm giống trong quá trình nuôi 57

Bảng 3.24: Trị bệnh cho tôm hùm giống 57

Bảng 3.25: Tác hại của bệnh trong ương nuôi tôm hùm giống 60

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Vòng đời tôm hùm 4

Hình 3.1: Bản đồ vùng ương nuôi tôm hùm giống ở tỉnh Phú Yên 24

Hình 3.2: Bản đồ vùng ương nuôi tôm hùm giống ở tỉnh Bình Định 24

Hình 3.3: Biến động số lượng lồng ương nuôi tôm hùm giống ở Bình Định và Phú Yên từ năm 2006 – 2010 26

Hình 3.4: Biến động số lượng tôm hùm giống ương nuôi ở Bình Định và Phú Yên từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2010 26

Hình 3.5: Lồng ương tôm giống và kéo lồng kiểm tra 35

Hình 3.6: Hình thức nuôi và khoảng cách giữa các lồng 37

Hình 3.7: Cở tôm, loại tôm, vận chuyển tôm hùm giống hùm 39

Hình 3.8: Thời gian thả giống trong năm 42

Hình 3.9: Số vụ ương nuôi tôm hùm giống trong năm 42

Hình 3.10: Thức ăn và chuẩn bị thức ăn cho tôm hùm giống 44

Hình 3.11: Kiểm tra tôm và cho tôm ăn 48

Hình 3.12: Tần suất gặp các loại bệnh ở tôm hùm giống tại Phú Yên và Bình Định 51

Hình 3.13: Những bệnh thường gặp ở tôm hùm giống tại Phú Yên và Bình Định 55

Hình 3.14: Các loại thuốc dùng trong ương tôm hùm giống 58

Hình 3.15: Khả năng chữa trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân ở tôm giống tại địa phương điều tra 61

Trang 11

MỞ ĐẦU

Tôm hùm gai (Panulirus spp) là đối tượng nuôi quan trọng và có hiệu quả kinh

tế cao của nghề nuôi biển Việt Nam Với sự đa dạng về hình thái, kích cở, tập tính sống của tôm hùm đã tạo nên một mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và đóng một vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái biển và đại dương

Nuôi tôm hùm lồng là một trong những nghề nuôi thủy sản quan trọng ở vùng biển Nam Trung Bộ Số lượng lồng đã nuôi tăng nhanh chóng từ 1.000 lồng năm 1997 lên khoảng 25.000 lồng năm 2002, và 52.696 năm 2007, trong đó tập trung chủ yếu từ Bình Định đến Bình Thuận Hình thức nuôi biển này đã tạo gần 2.000 tấn sản phẩm có giá trị trên 40 triệu Đô-la Mỹ (khoảng 800 tỷ đồng) trong năm 2003, riêng năm 2006, giá trị thương mại đạt 1.273 tỷ đồng

Các loài thuộc tôm hùm gai Panulirus spp là đối tượng nuôi quan trọng và có

hiệu quả kinh tế cao của nghề nuôi biển Việt Nam, nó được nuôi ở những nơi có nguồn nước trong sạch, các yếu tố môi trường thích hợp và ổn định quanh năm, trong đó tôm

hùm bông P.ornatus là đối tượng được nuôi nhiều nhất Hiện nay, nghề nuôi tôm hùm

đang phát triển mạnh ở các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận Nguồn tôm giống từ khai thác tự nhiên đem về ương nuôi với số lượng khoảng 2 triệu con giống hàng năm Trong đó, Bình Định và Phú Yên là hai tỉnh có nghề ương nuôi tôm hùm giống rất phát triển, hàng năm ở Bình Định có khoảng 195.000 – 520.000 con/năm, ở Phú Yên có khoảng 509.600 – 1.426.500 con/nămchiếm hơn 70 % số lượng tôm giống của cả nước cung cấp cho nuôi tôm thịt ở Phú Yên và Khánh Hòa Tôm hùm giống ương nuôi trong các lồng với các kích thước khác nhau, sử dụng các loại thức ăn tươi khác nhau, cho tôm ăn theo kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý chăm sóc của người nuôi rất khác nhau ở các vùng, do đó tỷ lệ sống và chất lượng tôm giống cũng rất khác nhau, thậm chí có những thời điểm xảy ra bệnh dịch Năm 2008, ở Phú Yên có 100% số lồng nuôi tôm hùm thương phẩm từ 5 tháng nuôi trở lên bị bệnh sữa với mức độ cảm nhiễm bệnh từ 30 – 40% trên một lồng nuôi đã làm thiệt hại lớn về kinh tế của người nuôi

Hiện nay, diễn biến bệnh trên tôm hùm giống ương nuôi xảy ra nhiều: đỏ thân, đen mang, hội chứng dính vỏ, chết xanh, bệnh sữa, đầu to, cúm chân, long đầu làm thiệt hại đáng kể cho người nuôi Vì vậy, cần tìm hiểu nắm một cách chính xác về tần

số bắt gặp, diễn biến, mùa vụ xảy ra bệnh,…để phát hiện và ngăn chặn kịp thời giảm

Trang 12

thiệt hại kinh tế và góp phần đảm bảo chất lượng tôm giống, phát triển ổn định nghề nuôi tôm hùm là cần thiết

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về bệnh trên tôm hùm giống cở ≤5g/con ở khu vực nuôi tại Bình Định và Phú Yên mà chỉ có những thông báo mang tính chất chung Vì vậy, cần có một sự nghiên cứu về hiện trạng kỹ thuật nuôi và bệnh trên tôm hùm giống một cách cụ thể để có thực trạng làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về bệnh tôm hùm giống sau này

Trước thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nha Trang, sự hỗ trợ của Ban Quản lý Dự án Hợp phần Hỗ trợ Phát triển Nuôi

trồng Thuỷ sản Bền vững (SUDA), tôi được phép thực hiện đề tài “Hiện trạng kỹ

thuật ương nuôi và bệnh trên tôm hùm (Panulirus spp) giống (≤5 g/con) tại Phú Yên và Bình Định” với mục tiêu bổ sung thêm tư liệu và làm cơ sở khoa học đề xuất

các giải pháp nâng cao chất lượng con giống ương nuôi giảm thiểu dịch bệnh, tăng tỷ

lệ sống giúp nghề ương nuôi tôm hùm giống phát triển bềnh vững sau này

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung thực hiện các vấn đề sau:

3.1 Tình hình nghề ương nuôi tôm hùm giống tại Phú Yên và Bình Định

3.2 Hiện trạng kỹ thuật ương nuôi tôm hùm giống tại Phú Yên và Bình Định 3.3 Những bệnh thường gặp trên tôm hùm giống tại Phú Yên và Bình Định

Trang 13

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của tôm hùm

1.1.1 Hệ thống phân loại

Tôm hùm là tên gọi chung cho nhóm giáp xác mười chân thuộc 4 họ Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae Trong đó, họ Palinuridae được đánh giá cao Theo Phillip và Wiliams, đến những năm 1980 đã khẳng định họ tôm hùm gai (Palinuridae) gồm có 49 loài thuộc 8 giống, nhưng chỉ có 33 loài thuộc 3

giống (Panulirus, Palinurus và Jasus) có ý nghĩa kinh tế quan trọng Theo Hồ Thu Cúc

(1985), Nguyễn Văn Chung (1995) thì ở biển miền trung Việt Nam có 7 loài thuộc giống tôm hùm gai [21] Thái Thanh Dương (2003) đã mô tả một số loài tôm hùm có giá trị kinh tế thuộc giống Panulirus phân bố trên thế giới và ở Việt Nam [8], [23], hệ thống phân loại tôm hùm như sau:

Họ tôm hùm gai: Palinuridae Giống: Panulirus

Loài: P ornatus (Fabricius,1789)

1.1.2 Đặc điểm sinh thái phân bố

Hiện có hơn 45 loài tôm hùm gai (Palinuridae) phân bố và sinh sống ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới từ vùng triều đến độ sâu gần 1.000 m (Holthuis,1995) [44], [61], nhưng hầu hết các giống loài có thành phần phong phú đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới (Hernkind., 1980, Cobb., 1981, Licius., 1983, William

& Dean., 1989, MacDiarmid., 1991) [21] Sự phân bố đó khác nhau ở các loài, tôm

Trang 14

hùm gai Nhật Bản (P japonicus) có nhiều nhất trong khu vực ôn đới ven biển của Nhật Bản, tiếp theo là tôm hùm đỏ (P longipes) phân bố rộng ở vùng nhiệt đới đến

vùng biển cận nhiệt đới của Ấn Độ, Thái Bình Dương (Holthuis., 1991) [55] Như vậy, phân bố của tôm hùm bị chi phối bởi quá trình thích nghi của loài với điều kiện

tự nhiên, môi trường sống của từng vùng biển

Sự phân bố của tôm hùm còn phụ thuộc vào từng giai đoạn sống, giai đoạn ấu trùng phyllosoma sống trôi nổi ở tầng mặt của biển và Đại dương, giai đoạn puerulus bắt đầu trú ẩn ở trong các hang, kẽ nứt, cành cây, rong, cỏ biển Giai đoạn tôm con, tôm sắp trưởng thành và thành thục sống đáy (Marx & Hermkind.,1985, Hermkind &

Butler.,1986) Ấu trùng tôm hùm P cygnus có tập tính di cư thẳng đứng ở vùng nước

gần bề mặt vùng biển Ấn Độ Dương, hướng dịch chuyển ngược dòng chảy của tầng nước 300m (Rimmer & Phillips., 1979), nó rất nhạy cảm với ánh sáng nên không thể bắt gặp tôm di chuyển trên lớp nước bề mặt (Phillips., 1901) [23] Giai đoạn ấu trùng phyllosoma tồn tại 24 tháng sau đó chuyển sang giai đoạn bơi chậm chạp của hậu ấu trùng postlarvae, giai đoạn này tôm trú ẩn ở các kẽ nứt hoặc những loài thực vật [61]

Các giai đoạn postlarvae (puerulus) của tôm hùm P cygnus sống trong môi trường có

thực vật dưới nước ven biển (cỏ biển, tảo, rừng ngập mặn) [27] Ấu trùng tôm hùm

Jasus sp mới nở ở giai đoạn sớm pre-phyllosoma sống trôi nổi ngoài biển khơi, sau

nhiều lần lột xác trở thành hậu ấu trùng puerulus trôi dạt vào sống ven bờ [32] Giai đoạn hậu ấu trùng và giai đoạn tôm con P argus và P japonicus sống trú ẩn trong

môi trường có nhiều tảo lớn và cỏ biển để trốn kẻ thù [62] Các giai đoạn hậu ấu trùng puerulus (CL = 5 -15 mm), giai đoạn đầu tôm con (CL = 15 - 45 mm), giai đoạn sắp trưởng thành (CL = 45 - 80 mm) và trưởng thành (CL > 80 mm) sống đáy [63]

Hình 1.1: Vòng đời tôm hùm

Trang 15

Ở Việt Nam, các loài tôm hùm có giá trị kinh tế thuộc giống Panulirus, chúng có tập tính sống ven bờ, phân bố từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan, nhưng chủ yếu là từ ven biển Quảng Bình đến Bình Thuận Tuy nhiên, môi trường sống của mỗi loài tôm hùm có liên quan đến sóng biển, các dòng chảy gần và xa bờ, sự dao động của thủy triều và các chất bị nước mưa cuốn trôi từ lục địa đổ ra biển Theo Thái Thanh Dương

(2003) thì từ vùng biển đèo Hải Vân trở ra tôm hùm sỏi (P.stimpsoni) chiếm ưu thế; tôm hùm bông (P.ornatus), tôm hùm đá (P.homarus) và tôm hùm đỏ (P.longipes) phân

bố chủ yếu ở nam đèo Hải Vân trở vào; tôm hùm ma (P.penicillatus) sống ở những rạn

san hô xa bờ, nơi thường bị sóng gió xô đập mạnh; tôm hùm đỏ thích sống trên bề mặt

rạn san hô nơi có ánh sáng và ôxy hòa tan; tôm hùm sen (P.versicolor) chỉ tìm thấy

dưới những lớp đá ngầm, nơi có dòng thủy triều chảy mạnh [8]

Giai đoạn ấu trùng phyllosoma sống trôi nổi như những sinh vật phù du trên biển

và đại dương, sau 12 – 15 lần lột xác biến thái thành ấu trùng puerulus bắt đầu đời sống định cư Vào mùa đông ấu trùng puerulus đã biến thái bị dòng chảy ven bờ từ vịnh Bắc

Bộ xuống đẩy vào các vịnh hở (Cầu Hai, vũng Dung Quốc, vịnh Xuân Đài, vịnh Bình Cang – Nha Phu, vịnh Phan Thiết) từ tháng 12 – tháng 1 năm sau, ấu trùng puerulus của tôm hùm gặp hầu hết ở các vịnh Các yếu tố địa hình, chế độ muối của vùng biển Miền Trung đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của loài Tôm thường sống trong các vùng rạn ngầm, rạn ghềnh có độ sâu từ 10 – 50m ở các vùng rạn ven bờ

và đảo, nền đáy bao gồm đá tảng lớn và nhỏ, đá hòn, san hô và cát bùn Tập tính sống của tôm hùm là sống thành bầy đàn, ban ngày trú ẩn vào các hang hốc, khe đá kín đáo, ban đêm đi kiếm ăn (Nguyễn Thị Bích Thúy., 1998)

Tóm lại, dựa vào đặc điểm sinh thái phân bố như độ sâu mức nước, đặc điểm trú ẩn của loài mà ứng dụng vào nuôi lồng, quản lý các yếu tố môi trường nước, chọn vùng nước có độ sâu phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm, đó cũng là cơ sở

để đối chiếu, so sánh sự khác nhau giữa các vùng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm hay không mà có biện pháp điều chỉnh kỹ thuật nuôi cho phù hợp

1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng

Tôm hùm là loài giáp xác nên tăng trưởng của nó cũng đặc trưng bởi quá trình lột xác, cứ sau mỗi lần lột xác thì tôm tăng trưởng về kích thước và trọng lượng, quá trình sinh trưởng này chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng, độ oxy hoà tan và các nhân tố khác như thức

ăn, sự tái sinh phần phụ, chu kỳ lột xác chính là sự thể hiện mức độ tăng trưởng của

Trang 16

mỗi loài, qua mỗi lần lột xác tôm hùm tiêu hao một phần năng lượng, loài tôm hùm nào tiêu hao năng lượng cho quá trình lột xác càng nhiều thì tốc độ tăng trưởng càng

thấp, tôm càng chậm lớn Tôm hùm bông (P.ornatus), tôm hùm xanh (P.homarus), tôm hùm sỏi (P.stimpsoni) cùng một kích cở (175g) thì tôm hùm bông tiêu tốn năng

lượng (14,29%) thấp hơn tôm hùm sỏi (19,05%), điều này cho thấy tôm hùm bông tăng trưởng nhanh hơn tôm hùm sỏi [21]

Ấu trùng phyllosoma của tôm hùm gai Nhật Bản (P.japonicus) mới nở có chiều

dài thân (BL) là 5 mm được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ nước biển từ 24 - 26C, cho ấu trùng tôm ăn Artemia và tuyến sinh dục vẹm, sau đợt lột xác đầu tiên từ chiều dài cơ thể 0,5 mm tăng lên khoảng 1 mm và nó tăng liên tục đến BL

= 15 mm, sau đó tăng lên theo cấp số nhân sau mỗi lần lột xác Thời gian lột xác của giai đoạn đầu tiên là 6 - 7 ngày, sau đó tăng lên đến khoảng 2 tuần ở giai đoạn 20 (~BL = 16 mm) và trở thành không đổi Hirokazu Matsuda &cs., 2006 đã thử nghiệm

nuôi tôm hùm P japonicus ở giai đoạn ấu trùng, trong số 10 con ấu trùng nuôi thì có

năm con biến đổi đến giai đoạn puerulus, đời sống toàn bộ ấu trùng phyllosoma khoảng 245 - 326 ngày (trung bình 289 ngày), trải qua 22 - 29 giai đoạn (trung bình là 26,2), chiều dài cơ thể ở giai đoạn cuối cùng khoảng 28,50 - 33,10mm (trung bình 30,280mm) [47] Sự tăng trưởng của tôm hùm ở các loài khác nhau là khác nhau, tôm

ở giai đoạn càng nhỏ thì thời gian giữa hai lần lột xác ngắn, tôm tăng trưởng nhanh hơn ở giai đoạn lớn và trưởng thành Sự tăng lên về chiều dài sau mỗi lần lột xác trong giai đoạn nhỏ và trưởng thành giao động từ 0 – 18 % (Little & Thomas, 1972) [21]

Tôm hùm bông (P.ornatus), tôm hùm xanh (P.homarus) có kích thước từ CL = 8 – 13

mm có thời gian lột xác từ 8 – 10 ngày, nhưng đối với tôm hùm sỏi (P.stimpsoni) thì

thời gian lột xác là 15 – 20 ngày [12], [21]

Sự lột xác của tôm hùm còn phụ thuộc vào sức khoẻ của mỗi loài, tôm hùm P

homarus bị tổn thương thì thời kỳ lột xác sẽ kéo dài hơn những con không bị tổn

thương, tôm nhỏ thì thời gian lột xác nhanh hơn, tốc độ tăng trưởng cao hơn tôm hùm

có kích thước lớn [51]

Sự tăng trưởng và sống sót của tôm hùm còn phụ thuộc vào sự tác động trực

tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố môi trường, ấu trùng tôm hùm gai (P.argus) di

chuyển từ vùng khơi vào bờ ở thời điểm trăng non, nhờ vào mưa gió, sóng biển mạnh

thì giảm tỷ lệ bị ăn thịt [31] Tôm hùm bông (P ornatus) nuôi tại Úc ở nhiệt độ 25 –

Trang 17

310C thích hợp cho sự tăng trưởng của tôm, nhiệt độ tối ưu cho quá trình trước và trong lột xác là 270C, độ mặn thích hợp nhất là 35 ‰ [33] Danielle Johnston & cộng

sự (2004) cho rằng sự sống sót của ấu trùng phyllosoma của tôm hùm Jasus edwardsii

trong điều kiện nuôi nhốt có tốc độ tăng trưởng thấp hơn những con đánh bắt ngoài tự nhiên, tỷ lệ tử vong tương đối cao trong quá trình nuôi nhốt là do tôm bị nhiễm vi khuẩn (Handlinger et al., 2001), hoặc nuôi ở mật độ và nhiệt độ nước tương đối cao (18°C) hơn ngoài môi trường tự nhiên [34]

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm hùm tìm và chọn lọc thức ăn là nhờ vào đôi mắt kép, đôi xúc giác dài gấp đôi

cơ thể và đôi xúc giác một phân đốt Cơ quan bắt mồi là miệng và hai đôi chân bò thứ nhất và thứ hai Phổ thức ăn tìm thấy trong dạ dày của tôm hùm có tới 65 loài sinh vật làm thức ăn, nhưng chiếm ưu thế là thân mềm một mảnh vỏ với hai loại mồi sống và chết như bàn mai, vọp, cá băm, cua, ghẹ và cả thịt gia xúc, gia cầm chết (Alner &

Compell.,1987) [21] Trong dạ dày tôm hùm P.argus trong một đầm phá san hô nhiệt đới

có các loại thức ăn như động vật hai mảnh vỏ, ốc, bọt biển, động vật da gai, giun nhiều tơ,

ấu trùng giáp xác, trùng lỗ, động vật có túi nang, động vật dạng rêu, san hô Loại thức ăn thực vật bao gồm mảnh lưỡi cỏ biển và tảo lớn, tảo rong san hô cũng được tìm thấy, điều

đó cho thấy tôm hùm con có phổ thức ăn rất rộng và không có sự khác nhau về phổ thức

ăn giữa tôm con với tôm trưởng thành, giữa các loài tôm hùm gai với nhau [27]

Giai đoạn mới nở ấu trùng tôm hùm dinh dưỡng nhờ noãn hoàng, giai đoạn ấu

trùng phyllosoma 1 của tôm hùm P Cygnus, J edwardsii, J verreauxi và P.japonicus

không cho ăn có thể sống sót đến 4 ngày (Mikami et al 1995; Abrunhosa & Kittaka 1997) [48], sau đó tôm bắt đầu dinh dưỡng nhờ thức ăn ngoài Ấu trùng phyllosoma mới nở trong ống tiêu hóa đã có và giữ lại một bộ các men tiêu hoá (bao gồm cả proteases, trypsin, amylase, α-glucosidase, chitinase và lipase) cho phép ấu trùng sử dụng nhiều thành phần thức ăn khác nhau tạo nguồn năng lượng và vật liệu cho sự tăng trưởng [33]

Ấu trùng phyllosoma của tôm hùm bông (J.edwardsii) có thể tiêu hóa dễ dàng protein,

lipid và carbohydrate, chitin thức ăn ở tất cả các giai đoạn phát triển [40]

Mikami (2000) đã tìm hiểu chế độ dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa ấu trùng phyllosoma của tôm hùm để hiểu những yêu cầu thức ăn cho ấu trùng khi phát triển ra ngoài và các chế độ cho ăn khác nhau đã được thử nghiệm (Ritar, 2000; Kittaka,

2000), ấu trùng mới nở được nuôi trong bể cung cấp nước biển, cho ăn Artemia sp, tinh trùng và buồng trứng xay nhuyễn của Sagitta sp, ấu trùng các loài cá khác nhau

Trang 18

và thịt vẹm được chứng minh là chế độ ăn tốt nhất Tong và Moss (2000) đã kết hợp

cho ấu trùng phyllosoma của tôm hùm J lalandii và P japonicus, J edwardsii và J

verreauxii trong hệ thống nuôi bể ở New Zealand thành công bằng cách cho ăn vi tảo Nannochloropsis oculata và tuyến sinh dục của vẹm (Mytilus edulis) [35] Tôm hùm

con (juvenile) có chiều dài giáp đầu ngực (CL) từ 5 -10 mm cho lượng thức ăn 100% trọng lượng thân, thử nghiệm ương nuôi đến 28 ngày tôm tăng trưởng tốt, trọng lượng

tăng 0,17g [61] Tảo Nannochloropsis sp thích hợp cho tất cả các gai đoạn ương ấu trùng, thức ăn là tuyến sinh dục vẹm, nauplii Artemia thích hợp nhất cho ương nuôi ấu trùng các loại tôm hùm trên Sứa (Aurelia aurita và Pacifica dactylometru) cũng kích

thích tôm bắt mồi như thức ăn tuyến sinh dục vẹm nhưng tỷ lệ sống ở giai đoạn ấu

trùng phyllosoma 3 và 4 là 57,2 và 74,5% thấp hơn sử dụng thức ăn nauplius của

Artemia và tỷ lệ sống thấp nhất ở giai đoạn 5 [46]

Ấu trùng tôm hùm P.gammarus cho ăn thức ăn riêng Artemia thì tốc độ tăng

trưởng cao hơn ấu trùng tôm hùm cho ăn bằng kết hợp thức ăn công nghiệp Kyowa

Fry Feeds với Artemia [41] Kích thước Artemia cở 0,8 mm là quá nhỏ cho ấu trùng

J.edwardsii, kích thước Artemia thích hợp nhất cho sự bắt mồi của ấu trùng ở giai

đoạn 3 trở đi là 1,5 mm [26]

Nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm các loại thức ăn của tôm hùm nuôi thương phẩm được tiến hành nhằm giảm gánh nặng cho nguồn thức ăn tươi Serfiling

& Ford (1975) đã nuôi thành công tôm hùm con của tôm hùm P interuptus bằng các

loại thức ăn như bào ngư, vẹm, mực, thịt cá, cua Phillip et al., 1977 đã nuôi thành

công các giai đoạn tôm con của tôm hùm P.cygnus với các loại thức ăn là vẹm, bào

ngư và thỉnh thoảng cho ăn các loại cá xương [42]

Mai Như Thủy (2006) đã thử nghiệm cho tôm hùm bông P.ornatus ăn thức ăn viên

có protein chiếm 50% và lipid 8% đạt kết quả tốt, tôm có tốc độ tăng trưởng cao Khi cho

ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm và lipid trên thì hệ số thức ăn (FCR = 4,31 ± 0,74) cao hơn khi cho tôm hùm ăn cá tạp (2,94 ± 0,04), chu kỳ lột xác ở nhóm tôm có kích thước 11,07 ± 1,55 mm là 18,3 3 ± 1,03 ngày chậm hơn cho ăn cá tạp (15 ± 2,92 ngày) [24]

Kevin C.Villiams (2007) thử nghiệm so sánh thức ăn viên với thức ăn là động

vật thân mềm cho tôm hùm J.edwardsii Trái ngược với thức ăn là động vật thân mềm,

tôm hùm ăn thức ăn viên sau thời gian ngâm trong nước của hai loại thức ăn này là 10 giờ hoặc lâu hơn Tolomei et al., 2003 cho rằng, thức ăn viên tôm sú có bổ sung thêm glycine, taurine và betaine thì khả năng ngâm trong nước của thức ăn viên tăng lên đến

Trang 19

8 giờ trong khi thức ăn tôm sú là 1,5 – 2,5 giờ Tôm hùm ăn thức ăn viên này thì tăng khả năng chuyển đổi và đạt tỷ lệ sống tốt sau 112 tuần thử nghiệm Williams et al., 2005

đã nghiên cứu cho tôm con tôm hùm bông (P.ornatus) ăn thức ăn động vật thân mềm và

đánh giá rằng thức ăn tôm hùm có liên quan đến Protein hòa tan, glycine và taurine, tuy nhiên tôm hùm thích sử dụng thức ăn động vật thân mềm hơn khi thời gian ngâm thức

ăn trong nước là 5 giờ Floreto et al., 2001, cho tôm hùm H.ameriacnus ăn thức ăn động

vật thân mềm thủy phân có bổ sung dầu đậu nành đã cung cấp hơn 90% Protein cho tôm và kết quả tăng tốc độ tăng trưởng của tôm, cũng như tăng hiệu quả sử dụng động vật thân mềm làm thức ăn [49]

1.2 Tình hình nuôi tôm hùm

1.2.1 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới

Hiện nay trên thế giới đã có các hình thức nuôi như sản xuất ấu trùng tôm hùm rồi thả xuống biển được thực hiện ở các trại giống được xây dựng tại Châu Âu và Bắc

Mỹ với mục đích phóng thích ấu trùng ra tự nhiên (Nicosia & Lavalli, 1999), hay nuôi nâng cấp tôm hùm giống khai thác từ tự nhiên nhưng chưa đạt kích cở thương phẩm

và nuôi con giống đánh bắt từ tự nhiên lên kích cở thương phẩm Tôm hùm sau khi khai thác được nhốt trong lồng ngoài biển với số lượng lớn và cho ăn đến khi đạt kích

cở thị trường (Aiken & Waddy, 1995), hay nuôi khép kín giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành (Kristiasen&cs, 2004), hình thức nuôi này hoàn toàn không phụ thuộc vào việc khai thác giống Việc nuôi khép kín bắt đầu hình thành từ những năm 70 của thế kỷ XX khi mà chính phủ hai quốc gia Mỹ và Ca-na-đa có những chương trình

nghiên cứu phát triển nuôi thâm canh tôm hùm Homarus spp [11]

Mỹ là quốc gia đã được thực hiện việc nuôi khép kín loài tôm hùm

H.americanus từ những năm 70 của thế kỷ XX Tại đây đã sản xuất được giống và

đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm loài này nhưng sản lượng còn chiếm tỷ lệ rất thấp

so với khai thác ngoài tự nhiên Nguyên nhân là do nhu cầu dinh dưỡng, công nghệ chế biến thức ăn tôm, dịch bệnh và quy trình nuôi vẫn chưa đáp ức được (Kristiansan

& cs, 2004; Phillip & cs, 1997; Phillip & cs, 2000) [11]

Trung tâm Nghiên cứu Biển Na-Uy (IMR) đã nghiên cứu nuôi tôm hùm trên biển từ những năm thập niên 90 từ nguồn giống tự nhiên và kết quả đã làm thay đổi pháp luật nước này về việc thu giữ tôm hùm giống ngoài tự nhiên để ương nuôi vào năm 2004, nhiều cá nhân và một số công ty đã đầu tư vào việc nuôi tôm hùm trên biển (Kristiansen & cs, 2004) [11]

Trang 20

Tại Úc và Niu-zi-lân, việc nuôi tôm hùm bông (P.ornatus) từ nguồn giống tự

nhiên đang được quan tâm rất lớn từ cộng đồng dân bản địa ở Eo-Torres và các phần khác thuộc phía bắc Úc (Williams K.C., & cs, 2004) [11]

Tại vùng Guiuan của Phi-líp-pin, nhiều trang trại nuôi tôm hùm được thiết lập

từ những năm trước thập niên 70 của thế kỷ XX Cục nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản (Bureau of Fisheries and Aquatic Resources – BFAR) là cơ quan đã được nuôi thử nghiệm nuôi tôm hùm con đầu tiên với nhiều trang trại được xây dựng tại một số vùng như Guiuan, phía đông Samar nuôi bằng lồng bè nổi và sau đó phát triển nuôi sang một số vùng như Basilan, phía tây của đảo Mindanao vào thập niên 90 Tại vùng biển Mindanao, tôm hùm được nuôi trong các lồng/bè bao xung quanh bằng lưới 1 – 2 lớp,

chủ yếu là các loài P ornatus, P.longipes, P.versicolor với mật độ nuôi 8 con/m3

nhưng lại phụ thuộc vào mùa vụ cung cấp tôm hùm giống từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và từ tháng 3 đến tháng 8 tiếp theo (Junio-Menez & Estrlla, 1995; Junio-Menez & cs, 2004) [11]

Tôm hùm giống (P.ornatus, P.longipes, P.versicolor) ở các Bang Sabah của

Trung tâm vịnh Darvel và Kinarut ở Ma-lay-si-a ương nuôi trong bè nổi, lồng nuôi tôm hùm được đặt ở độ sâu từ 10 – 20 m nước; cho ăn ngày 2 lần bằng thức ăn cá tạp (Azhar, 1999 trích dẫn Biusing & cs, 2004) [11] Nhật bản, Xing-ga-po và In-đô-nê-xi-a là những quốc gia Châu Á nuôi tôm hùm bằng lồng/bè khá phát triển ở quy mô

nông hộ Các loài nuôi ở đây chủ yếu như P.homarus, P.japonicus, P.ornatus,

P.longipes, P.versicolor Các nhà nhiên cứu thành công ương nuôi từ trứng đến tôm

con (Juvenile) của các loài P.japonicus, P.elephas, J.edwardsii, J.verrauxi, tuy nhiên

kết quả mới chỉ dừng ở quy mô thí nghiệm [11]

Các công trình nghiên cứu của Matthew D Johnston & cs (2006) về sự thử nghiệm thay thế cho tươi sống bằng thức ăn tự chế biến cho ấu trùng phyllosoma của

tôm hùm P.ornatus mới nở từ 7 ngày đến 14 - 21 ngày đã kết luận rằng ấu trùng

phyllosoma được cho ăn vẹm xanh kết hợp với ấu trùng naupius của Artemia theo tỷ

lệ 75% + 25% và 50% + 50% luôn cho thấy tỷ lệ sống cao nhất (> 75%) [56] Tôm

hùm con P.argus được cho ăn nhiều hải sản (sò, tôm,…) trong suốt 28 ngày thử

nghiệm cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống tối ưu [61]

Mật độ nuôi tối ưu đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và tồn tại của tôm hùm palinuridae và homaridae (James et al, 2001; Jones et al, 2001; Kaleemer Rahman et al, 1997) Rayns (1991) cho rằng mật độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng

Trang 21

khác nhau ở đầu và cuối của giai đoạn tôm con của tôm hùm J.edwardsii, tỉ lệ sống

sót đạt từ 89 – 96% (James et al., 2001) Jones et al (2001) cũng cho thấy mật độ của

tôm hùm J.edwardsii khoảng 14, 29 và 43 con/m3 tăng trưởng đáng kể và không khác

gì so với sự tăng trưởng của tôm hùm bông (P.ornatus) [40] Nhiệt độ cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển phôi của trứng tôm hùm, trứng tôm hùm Pandalus

borealis mất đáng kể khi nuôi ở các nhiệt độ khác nhau Nhiệt độ cao thì hiện tượng

mất trứng nhiều hơn nhiệt độ thấp (50C và 80C là 64% và 63%, 20C (50%) [64] Như vậy, ngoài thức ăn ra để ương nuôi tôm hùm thành công cần phải đảm bảo các yếu tố môi trường cho phù hợp sinh thái phát triển của tôm hùm

D.M Smith &cs (2003) nghiên cứu thử nghiệm thức ăn viên cho tôm hùm con

P ornatus theo các nhu cầu protein và lipid Kết quả, tỷ lệ 50% protein và 10% lipid

cho tăng trưởng với tốc độ gấp hai lần và tỷ lệ sống sót cao hơn những tỷ lệ khác, đây là dạng thức ăn tốt nhất cho tôm hùm giống ở điều kiện phòng thí nghiệm [63]

Tóm lại, nghề ương nuôi tôm hùm giống ở lồng phát triển rất mạnh cở các nước Châu Á như Phi-lip-pin, Ma-lay-si-a Các hình thức nuôi quy mô nông hộ ở các nước Nhật Bản, Xing-ga-po và In-đô-nê-xi-a gần giống như hình thức nuôi ở nước ta

Các loài nuôi chính là Panulirus homarus, P.japonicus, P.ornatus, P.longipes,

P.versicolor, P.japonicus, P.elephas, Jasus edwardsii, J.verrauxi, mật độ nuôi thưa,

độ sâu mức nước từ 10 – 20 m nước Tôm giống được cho ăn ngày 2 lần, mật độ tối

ưu của tôm hùm P.ornatus là 14, 29 và 43 con/m3 lồng, thức ăn công nghiệp đã được nghiên cứu nhưng chỉ ở điều kiện phòng thí nghiệm

1.2.2 Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam

Điểm mốc khởi đầu về nghiên cứu tôm hùm ở Việt Nam được đánh dấu bằng chuyến khảo sát của Serene và các cộng tác viên vào năm 1937 ở vùng biển Nam

Trung Bộ, đã xác định có 3 loài tôm hùm gai thuộc giống Panulirus là P homarus, P

longipes, P penicillatus Đến năm 1960 - 1961, trong những chuyến điều tra ở vịnh

Bắc bộ, Gurianova đã công bố một tài liệu nghiên cứu về sinh vật đáy, trong đó có đề

cập đến tôm hùm (P ornatus và Panulirus.spp) nhưng rất ít ỏi [21]

Tôm hùm nuôi chủ yếu ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, nhưng ương nuôi tôm hùm giống tập trung nhất chỉ có từ Bình Định đến Ninh Thuận Khánh Hòa là tỉnh có nghề nuôi tôm hùm phát triển sớm nhất (1990), tiếp theo là tỉnh Phú Yên (1993) và sau đó phát triển ra các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận với hai hình thức ương nuôi tôm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm Số lượng

Trang 22

lồng tăng từ 853 lồng năm 1995 tăng lên 42.995 lồng năm 2004, và tiếp tục tăng lên 45.601 lồng năm năm 2006, và 52.696 năm 2007 Trong đó, Khánh Hoà có 28.038 lồng (chiếm 53%) Bình Định có 1.680 lồng (chiếm 3%), Bình Thuận 618 lồng (chiếm 1,2%), Ninh Thuận 187 lồng (chiếm 0,4%) [6, 10] Tôm hùm giống được thả nuôi ở mật độ cở tôm trắng (puerulus) là 30 – 40 con/m2 lồng, tôm giống cở 1,5 – 4,0g là 25 – 30 con/m2lồng, cở 4 – 10g là 15 – 20 con/m2 lồng, cở 10 – 50g là 10 – 15 con/m2 lồng [12]

Nuôi tôm hùm chủ yếu sử dụng thức ăn tươi sống như sò, ốc, cá, giáp xác,… ngày càng làm ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi Các yếu tố môi trường như độ kiềm (100 – 120 mg/l), độ mặn (mùa khô từ 32 - 34‰, mùa mưa từ 27 - 29‰), nhiệt

độ nước (mùa khô từ 25 – 340C, mùa mưa từ 26 - 300C), pH (mùa khô từ 7,9 – 8,2, mùa mưa từ 7,6 – 8,0), BOD (0,14 – 2,88mg/l), COD , DO, NO2 đều dao động trong phạm vi thích hợp với sự phát triển của tôm nuôi Nhưng giá trị H2S (0 – 0,022mg/l),

NH3 (0 – 0,16mg/l), cao là dấu hiệu chứng tỏ môi trường nuôi có xu hướng bị ô nhiễm [20] Nhiệt độ nước ở Vạn Ninh trung bình trong mùa mưa là 26,23±0,550C, mùa khô

là 30,08±0,920C, pH dao động khoảng 8,08±0,03 –8,19±0,02, DO dao động từ 5,53±0,15 – 7,42±0,18mg/l, độ muối từ 31,43±0,12 – 34,17±0,06‰, BOD5(0,52±0,07 – 4,20±0,29mg/l) trong vùng nuôi cao hơn vùng ven bờ khác [14]

Như vậy, ương nuôi tôm hùm giống phát triển ở các tỉnh Miền trung từ khá sớm,

số lượng lồng ngày càng tăng, môi trường nước đã bắt đầu có xu hướng bị ô nhiễm

1.3 Nghiên cứu bệnh tôm hùm trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Nghiên cứu bệnh tôm hùm trên thế giới

Bệnh đỏ đuôi (Gaffkemia) trên tôm hùm Mỹ Homarus americanus ở cơ sở nuôi

Maine, bệnh này được mô tả đầu tiên bởi Snaieszko & Tayler (1947) Bệnh Gaffkemia

là bệnh rất nguy hiểm do vi khuẩn Aerococcus viridans gây ra cục bộ trên hai loài tôm

H.americanus và H.vulgaris, khi bị bệnh nhìn thấy phần bụng tôm có màu cam sẫm

[23] Ấu trùng tôm hùm đá Jasus verreauxi nuôi trong bể ở vịnh Mahanga (Wellington, New Zealand) bị bệnh phát sáng trên ấu trùng phyllosoma trong điều kiện nuôi là do vi khuẩn Vibro harveyi, bệnh này phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ

19 – 230C, tôm bị bệnh có dấu hiệu phát quang trong bóng tối đồng thời có sự trở đỏ ở đầu mút của những chân bò, bệnh này có thể gây chết đến 80% đàn ấu trùng nuôi Ấu

trùng phyllosoma tôm hùm đá J.edwardsii chết rải rác trong quá trình ương nuôi là do

nhiễm nhiều loài Vibrio, đặc biệt là sự nhiễm trùng ở ruột và nhiễm trùng máu do vi

khuẩn V.anguillarum [38] Ấu trùng phyllosoma tôm hùm bông P.ornatus trong điều

Trang 23

kiện nuôi nhốt ở nhiệt độ 280C có tỷ lệ tử vong cao là do vi khuẩn V.alginolyticus, V

parahaemolyticus và V harveyi tấn công vào đường tiêu hoá phá hủy mô cơ tiêu hóa

và gan tụy của tôm Đồng thời, vi khuẩn dạng sợi Thiothrix ở môi trường tấn công vào

miệng, can thiệp vào khả năng xử lý và nghiền thức ăn của ấu trùng phyllosoma làm cho ấu trùng không lấy được thức ăn dẫn đến ngày càng bị suy kiệt dinh dưỡng, giảm khả năng chống chịu vi khuẩn, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh cơ hội vi khuẩn tấn công dẫn đến tử vong [36]

Bệnh vỏ trên tôm hùm Mỹ H.americanus ở Massachusetts xảy ra ở tôm hùm cái

(8%) nhiều hơn tôm đực (3%) Tôm hùm cái mang trứng gặp mang bệnh cao gấp 7,5 lần

so với tôm hùm cái không có trứng Trong đó, 50% tôm hùm phát hiện có các triệu chứng bệnh vỏ thấp, phần còn lại là phát hiện các triệu chứng vừa phải (29%) hoặc nặng (21%) Bệnh vỏ xảy ra liên quan đến nhiệt độ nước, tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn [60]

Bệnh mềm rũ trên ấu trùng phyllosoma tôm hùm J.verreauxi là do vi khuẩn

V.algilonitycus gây ra Tôm hùm con H.americanus khi bị bệnh này có biểu hiện yếu, lờ

đờ, chậm chạp hay không phản ứng lại khi có sự kích thích các giác quan Tôm bị bệnh này

là do vi khuẩn V.flavialius, loại vi khuẩn Gram âm, kích thước chiều rộng 0,5 - 0,8µm, dài

1,2-3 µm, vi khuẩn này có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ 200C và giảm tăng trưởng ở

270C Thử nghiệm kháng sinh đồ thì có 6 chủng Vibrio tìm thấy đã kháng với kháng sinh Erythromycin, 2 chủng đã kháng với kháng sinh Ampicillin và Carbenicillin [65]

Barbara Somers (2007), thông báo một bệnh vỏ ở giáp xác, bệnh này đã xảy ra trên vỏ gây tổn hại đến tôm hùm ở New England Các đốm đen trên vỏ ăn sâu vào bên trong vỏ thành những lỗ tạo điều kiện để vi khuẩn hoặc virus xâm nhập Bệnh chỉ xảy

ra ở vỏ mà không xâm nhập vào bên trong thịt tôm hùm, trong những trường đặc biệt thì toàn bộ vỏ bị thối rữa và đã giết chết tôm hùm Bệnh xảy ra từ cuối những năm

1930 tại Rhode Island, đến năm 1980 xảy ra ở tôm hùm hoang dã, năm 1990 xảy ra trên tôm hùm ở miền nam nước Anh Bệnh không lây lan mà chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng và giảm giá trị thương phẩm, đến nay chưa xác định được tác nhân gây bệnh Theo Tim Verslycke, nguyên nhân gây bệnh có thể là do một

sự tích tụ của các yếu tố như nhiệt độ đại dương ấm lên, áp lực đánh bắt cá và gia tăng tiếp xúc với ô nhiễm hóa học từ các nguồn công nghiệp và thuốc trừ sâu [30]

Bệnh sữa gây ra trên tôm hùm P.argus ở vùng biển của bang Florida được xác

định là do virus tuyp PaV1, máu những con tôm hùm bị bệnh rirus PaV1 có màu trắng sữa (Buller &cs, 2006) [23] Ngoài ra, tôm hùm còn bị cảm nhiễm các loại virus khác

Trang 24

như TSV, YHV, WSSV Cơ quan đích của bệnh đốm trắng do nhiễm virus WSSV của

tôm hùm P.versicolor và P penicillatus là mang, dạ dày, biểu mô dưới vỏ, khối gan tụy Wang et al (1998) sử dụng kỹ thuật PCR xác định tôm hùm P versicolor, P

penicillatus, P ornatus, and P longipes cũng bị nhiễm virus WSSV nhưng bệnh này

chỉ làm giảm tỷ lệ sống sót của tôm hùm khi bị cảm nhiễm [45]

Bệnh nấm trên tôm hùm được báo cáo đầu tiên bởi Herrick (1909) tại trại nuôi

ấu trùng tôm hùm H.americanus ở Wood Hole năm 1902 Từ những điểm nhiễm nấm

ban đầu, sợi nấm lan rộng đến mọi tổ chức mô của cơ thể làm chết tôm hùm Tôm hùm Mỹ và tôm hùm Châu Âu ở giai đoạn tôm con thường bị chết đến 44% là do

nhiễm nấm Haliphthoros milfordensis, nó là tác nhân cơ hội xâm nhập vào từ những

nơi bị tổn thương như tơ mang, gốc chân bò Bệnh chỉ gây thiệt hại ở tôm hùm con, tôm hùm lớn bệnh chỉ gây xậm màu trên vỏ kitin mà không gây tác hại lớn Bệnh này

cũng xảy ra trên tôm hùm J.verreauxi và J.edwardsii ở nhiệt độ 10 – 180C (Fissher

&cs., 1975, Fissher., 1978) Bệnh nấm xuất hiện là do chế đệ vệ sinh kém, việc ngăn chặn bệnh này bằng cách cải thiện các biện pháp quản lý [23]

Bệnh do nấm Lagenidium phân bố rộng rãi trong các nội quan của tôm hùm Mỹ

(Nilson &cs., 2007), bệnh nấm này có thể gây chết trên ấu trùng trên 90% Bệnh nấm

Didymaria palnuri và Ramularia branchialis ký sinh trên mang gây chết tôm hùm P.vulgaris và H.vulgaris nuôi ở bể sinh vật cảnh ở Lenovo, nấm phát triển tốt trong điều

kiện môi trường thuận lợi cho tôm hùm, vì vậy ngăn chặn nấm phát triển là rất khó khăn,

để giảm bệnh thì công tác quản lý, vệ sinh bể, thay nước là rất cần thiết [23]

Bệnh do sinh vật bám cũng thường gặp ở tôm hùm, Henrrick (1909) cho rằng những sinh vật bám nhỏ bám trên tôm hùm là những vi khuẩn dạng sợi, động vật nguyên sinh và những loài tảo silic thường xuyên gặp trong các hệ thống nuôi tuần hoàn Ngoài ra các loài vẹm, cua và rong biển được coi là những đối tượng gây bệnh nghiêm trọng trong hầu hết các bệnh tôm hùm và chúng thường mất đi sau quá trình lột xác [30] Reads (1972) đã đưa ra danh sách các ký sinh trùng ký

sinh trên tôm hùm H.americanus, H.vulgaris và Nephrops norvegicus được liệt kê

trong danh sách ký sinh trùng của Stewart (1980) Tác giả cho rằng, ảnh hưởng của những ký sinh trùng lớn trên tôm hùm là không nghiêm trọng, dù rằng chưa có nhiều đánh giá định lượng về vấn đề này [23]

Tóm lại, những bệnh xảy ra trên tôm hùm giống do các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây thiệt hại lớn cho các giai đoạn con tôm hùm con Các loại vi khuẩn

Trang 25

Vibro harveyi, V.anguillarum gây chết trên ấu trùng phyllosoma của tôm hùm J.edwardsii, vi khuẩn V.alginolyticus, V parahaemolyticus, và V harveyi gây chết

trên ấu trùng phyllosoma tôm hùm P.ornatus, J.verreauxi Vi khuẩn V.flavialius gây chết trên tôm H.americanus, nấm Lagenidium phân bố rộng rãi trong các nội quan của

tôm hùm Mỹ có thể gây chết trên ấu trùng trên 90% Virus gây tác hại trên tôm hùm thấp, chỉ góp phần làm tăng tỷ lệ hao hụt trong các giai đoạn tôm con

1.3.2 Nghiên cứu bệnh trên tôm hùm ở Việt Nam

Đỗ Thị Hòa (2000), khi nghiên cứu thực trạng và tiềm năng thức ăn trong nuôi tôm hùm lồng tại Khánh Hòa, tác giả cho rằng thức ăn nuôi tôm hùm chủ yếu là thức

ăn tươi, hệ số thức ăn cao có thể lên tới 28 – 29 dễ làm ô nhiễm môi trường vùng nuôi, tạo cơ hội tốt cho tác nhân gây bệnh phát triển [1] Sau một thời gian nuôi, tôm hùm ở Phú Yên Khánh Hoà đã bị một số bệnh như: đen mang, đỏ thân, mòn đuôi, phồng mang, trắng râu, long đầu, đầu to, mềm vỏ, đóng sum, mang “cục nhầy”, và hội chứng chết xanh (Võ Văn Nha và cộng sự., 2004, 2005) [8], [12] Tuy nhiên, bệnh đỏ thân và đen mang có tần suất xuất hiện cao (hơn 50%), bệnh đỏ thân tập trung ở Phú Yên (87,9%) và bệnh đen mang lại xuất hiện nhiều vùng biển Khánh Hòa, hai bệnh này gây chết tôm nuôi từ rải rác đến hàng loạt [13]

Ngược lại bệnh đen mang xảy ra ở tôm trưởng thành (88,5%), khi tôm bị nhiễm

cường độ cao nấm Fusarium sp thì mang có màu đỏ tại vùng tổn thương, các tổ chức

mô tại vị trí này bị phá huỷ Vị trí tổn thương chuyển thành màu đen và lan rộng khắp

cả mang, toàn bộ tơ mang bị phá huỷ, làm tôm hùm khó thở và thường ngoi lên mặt lồng nuôi, sau đó mang tôm chuyển sang màu đen có thể gây chết rải rác tôm hùm [5,

7] Bệnh đen mang do nấm gây ra ở tôm hùm bông (P.ornatus) nuôi lồng tại Khánh Hoà là do nấm F.solani, nấm này trong điều kiện nuôi cấy trên PDA (Potato dextrose

agar) thì sợi nấm phát triển nhanh, không có túi bào tử, kích thước khuẩn lạc là 73,1±0,8mm, màu vàng cam, bào tử đính lớn nhiều, kích thước to và vách tế bào dày,

có hình trụ với mặt lưng và mặt bụng song song hầu hết chiều dài của bào tử đính, có

1 – 4 vách ngăn, tế bào đỉnh có góc tù Bào tử nhỏ biến đổi từ thưa đến dày, là tế nào dạng đơn, hình ô vang đến bầu dục, bào tử nảy mầm ở một đầu đỉnh của bào tử đính

[13], [57] Ngoài nấm Fusarium sp ra, bệnh đen mang còn bắt gặp nhiều giống

Balanus, Pteria (hơn 42%), và số ít Nematoda [7] Như vậy nấm Fusarium sp chỉ gây

ra bệnh đen mang trên tôm hùm bông nuôi thương phẩm tại Phú Yên, Khánh Hoà

Trang 26

Bảng 1.1: Những bệnh ở tôm hùm Panulirus spp nuôi thường gặp ( Võ Văn Nha, 2007)

TT Tên bệnh Dấu hiệu bệnh lý Giai đoạn Tác nhân

1 Đỏ thân Xảy ra cả ở tôm con và tôm thương

phẩm, Tôm bệnh có hiện tượng đỏ giáp đầu ngực, hay vùng bụng, sau đó màu đỏ lan dần ra toàn thân, mô gan tuỵ bị hoại tử, khớp đôi chân bò rời ra, râu dễ gãy, bụng tím

Tôm con và tôm trưởng thành

Vi khuẩn

Vibrio alginolyticus, Vibrio sp

2 Đen mang Mang tôm có màu nâu, các tổ chức mô

tại vị trí này bị phá huỷ, vị trí tổn thương chuyển màu đen, toàn bộ tơ mang bị phá huỷ

Tôm con và tôm trưởng thành

Nấm

Fusarium spp

3 Đầu to Xảy ra ở tất cả các giai đoạn, phần

giáp đầu ngực rất lớn, tôm chậm lớn

Tôm con và tôm trưởng thành

Do dinh dưỡng kém

4 Long đầu Tất cả các loài tôm đều bị, phần giáp

đầu ngực và phần bụng long ra, gây chết rải rác đến hàng loạt

Tôm con và tôm trưởng thành

Chưa xác định

5 Cháy đuôi

(Mòn đuôi)

Màu sắc tôm thay đổi khác so với bình thường, đuôi bị ăn mòn, bệnh gây chết rải rác ở tất cả các giai đoạn tôm

Tôm con và tôm trưởng thành

Chưa xác định

6 Dính vỏ Phần vỏ không lột được ra khỏi cơ thể Tôm con và tôm

trưởng thành

Sức đề kháng yếu

7 Tôm sữa Bụng trắng như sữa Tôm con và tôm

9 Trắng râu Râu có màu trắng Tôm con và tôm

trưởng thành

Chưa rõ nguyên nhân

10 Cúm chân Tôm rũ rượi, chân bò cúm lại, bệnh

xảy ra ở tôm con và tôm trưởng thành

Tôm con và tôm trưởng thành

Chưa rõ nguyên nhân

11 Mang cục

nhầy

Phần ngực có “cục nhầy”, tôm cào xé

và gây lở loét vùng này

Tôm trưởng thành

Do giao phối tạo nên

14 Mềm vỏ Toàn bộ cơ thể tôm mềm kéo dài như

lúc mới lột xác

Tôm con và tôm trưởng thành

Chưa rõ nguyên nhân

Năm 2006, Võ Văn Nha tiếp tục nghiên cứu về bệnh đỏ thân ở tôm hùm nuôi lồng tại Phú Yên, Khánh Hoà, tác giả xác định thành phần vi khuẩn gây bệnh đỏ thân

Trang 27

ở tôm hùm bông (P.ornatus) là do vi khuẩn Vibrio sp (33%), Aeromonas sp (34%),

Proteus sp (20%), Psaudomonas sp (13%), tuy nhiên tần suất bắt gặp vi khuẩn V.alginolyticus là rất cao (51,5%) Khi tôm bị nhiễm vi khuẩn V.alginolyticus cường

độ tôm bỏ ăn cao, bụng màu đỏ và sau đó lan đỏ toàn thân, tôm có thể bị chết từ 80 –

90%[9] Năm 2009, tác giả đã thông báo bệnh đỏ thân ở tôm hùm bông (P.ornatus)

nuôi lồng ở Phú Yên, Khánh Hoà là do một loại virus có kích thước từ 96 – 100nm x

288 – 310nm, nằm trong nguyên sinh chất, có thể gây chết từ rải rác đến hàng loạt tôm nuôi [16] Vì vậy, việc phát hiện bệnh đỏ thân do virus là một phát hiện hết sức kịp

thời, đã giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đỏ thân do vi khuẩn V.alginolyticus mà không

chữa trị khỏi bằng kháng sinh, kết quả này giảm đi sự lãng phí khi sử dụng thuốc không đúng cách trong nuôi tôm hùm

Từ cuối năm 2006, tôm hùm nuôi thương phẩm ở các tỉnh miền trung Việt Nam bị chết, tôm có dấu hiệu bụng trắng sữa Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ

học hội chứng bệnh sữa trên tôm hùm (Panulirus sp) nuôi tại Khánh Hòa và Phú Yên

của Trần Thanh Thúy (2008) cho thấy bệnh sữa có liên quan giữa nguy cơ nhiễm bệnh sữa với sức khoẻ kém của đàn tôm nuôi Bệnh sữa cũng liên quan mật thiết đến kỹ thuật nuôi, các hình thức nuôi, tần suất thay lưới, dạng thức ăn tươi sử dụng, điều kiện môi trường gây sốc tôm nuôi, và tác giả cũng chỉ ra rằng nếu tác nhân gây bệnh là nhân tố hữu sinh thì nhân tố đó là một vi khuẩn hiếm khí [23] Tác nhân gây bệnh sữa

đã được Đỗ Thị Hoà và cộng sự (2008) xác định là do vi khuẩn Rickettsia like

bacteria – RLB gây ra, vi khuẩn này ký sinh nội bào, dạng hình que cong nhiều, không

nuôi cấy được trong môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng [2] Bệnh này cũng được đăng trên tạp chí của OIE, đây là bệnh sữa trên tôm hùm do vi khuẩn RLB chỉ tìm

thấy ở Việt Nam xảy ra ở 3 loài tôm hùm bông (P.ornatus), tôm hùm xanh (P.hormarus), tôm hùm sỏi (P.stimpsoni), nguyên nhân gây bệnh sữa có thể là từ

nguồn thức ăn tươi sống cho tôm ăn (Lightner & Huu Dung., 2008) [52] Tôm hùm bị bệnh sữa thì trong dịch máu đều nhiễm vi sinh vật như vi khuẩn có dạng cong như vầng trăng khuyết với mật độ rất cao, dẫn đến tổng số tế bào máu ở tôm hùm bông bị bệnh sữa giảm 4,5 lần so với mẫu tôm hùm khoẻ mạnh [15] Tuy nhiên đến nay chưa xác định được chính xác đến loài vi khuẩn gây bệnh sữa trên tôm hùm Bệnh sữa cũng

đã xảy ra trên tôm sú (Penaeus monodon), trên cua (Carcinus maenas) và cũng được

xác định tác nhân là do loài vi khuẩn RLB có tế bào rất nhỏ [52]

Trang 28

1.4 Nghiên cứu phòng trị bệnh trên tôm hùm

B K Diggles &cs (2000) đã thí nghiệm về khả năng chữa bệnh nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh trên tôm hùm cho thấy thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để cải thiện đáng kể sự sống sót của ấu trùng nuôi khi bị bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio, trong đó, loại kháng sinh Trimethoprim/Sulphamethazine (5/1) và Trimethoprim/Sulphadimidine (1/5) điều trị với lượng 120 mg/l trong thời gian 3 ngày thì có hiệu quả Bên cạnh đó, Oxytetracycline (MIC 0,78 mg/l) có thể sử dụng ở liều thấp hơn 100mg/l sẽ đạt hiệu quả

và tránh dị tật của ấu trùng [38]

Trong nuôi tôm hùm thương phẩm ở Việt Nam, Võ Văn Nha (2005) đã khuyến nghị dùng biện pháp phòng bệnh định kỳ bằng việc tắm Formalin 100ppm, trong 15 phút, 2 lần/tuần để trị bệnh đen mang, trộn vào thức ăn Doxycyclin hay Cotrimoxazol (5g/kg thức ăn) cùng kết hợp với vitamin C (10g/kg thức ăn) vào thời điểm tôm

thường mắc bệnh sẽ hạn chế xuất hiện bệnh đỏ thân ở tôm hùm bông P.ornatus nuôi

lồng ở Phú Yên, Khánh Hoà [8] Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm hùm đã trở thành phổ biến, có 4 nhóm thuốc kháng sinh là nhóm Fluoroquinolone, nhóm Tetracycline, nhóm Sulfamide và nhóm Aminoside được người dân sử dụng phổ biến và đã đem lại kết quả nhất định [17]

Người nuôi cũng đã sử dụng các loại thuốc thảo mộc để phòng trị bệnh cho tôm theo kinh nghiệm dân gian và theo cách truyền miệng, đặc biệt về khả năng kháng khuẩn của Allixin chiết xuất từ tỏi và Flavonoid chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa với liều lượng

12,5 ppm có thể có thể ức chế tối thiểu sự phát triển của vi khuẩn V.alginolyticus gây

bệnh đỏ thân trên tôm hùm Đây là cơ sở ban đầu có thể ứng dụng phương thuốc thảo mộc trong phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở tôm hùm nuôi thương phẩm [4]

Nguyễn Thị Bích Thuý & cs (2009) đã nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện môi

trường trong quá trình lưu giữ và vận chuyển giống tôm hùm gai P.ornatus để tăng tỷ lệ

sống trong thời gian ương nuôi 30 ngày đầu bằng cách lưu giữ tôm giống trong các bể xi măng có mái che từ 1 – 2 ngày, sau đó vận chuyển trong các thùng xốp trong thời gian 3 – 5 giờ ở mật độ thấp từ 300 con/thùng và mật độ cao 2.000 con/thùng, khi tăng từ 300 con lên 2.000 con/thùng đã làm tăng đáng kể khí amonia và giảm hàm lượng khí oxy dẫn đến tôm yếu và tăng tỷ lệ tử vong sau thời gian ương nuôi 30 ngày [66]

Để trị bệnh sữa trên tôm hùm nuôi bè ở Việt Nam, có thể sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh Oxytetracycline với liều lượng 10 mg/kg vào cơ bụng để loại bỏ tác

nhân gây bệnh Rickettsail-like bacteria [52] Ngoài ra cũng có thể sử dụng phác đồ

Trang 29

tiêm kháng sinh Streptomycine 1.000mg, vời liều lượng 0,4ml thuốc đã pha/100g khối lượng tôm Cũng có thể cho ăn kháng sinh Doxycycline baase 10%, Strepto-

Tetramycine liều lượng 7g [12, 18] Bệnh đỏ thân ở tôm hùm bông (P.ornatus), tôm hùm xanh (P.homarus), tôm hùm tre (P.stimpsoni), tôm hùm đỏ (P.longipes) có thể sử

dụng kháng sinh Doxytetracycline vào thước ăn với liều lượng 5 – 7g/kg thức ăn, cho

ăn liên tục 5 – 7 ngày [12, 18]

Trong điều kiện thí nghiệm, bệnh do nấm Haliphthoros milfordensis xảy ra trên tôm hùm P.americanus có thể dùng các loại hoá chất Formalin, sulfat đồng, trifuralin

để giết chết các động bào tử hoặc ngăn chặn sự hình thành bào tử [23] Bệnh đen

mang trên tôm hùm bông (P.ornatus) do nấm Fusarium gây ra có thể sử dụng

Formalin 100 – 200 ppm tắm trong thời gian 10 – 15 phút mỗi ngày [12, 18]

Tuy nhiên vi khuẩn V.flavialius trên tôm hùm Mỹ H.americanus con đã có 6

chủng đã kháng với kháng sinh Erythromycin, 2 chủng đã kháng với kháng sinh Ampicillin và Carbenicillin [65]

Như vậy, việc chữa trị bệnh cho tôm hùm nuôi có thể sử dụng các phương pháp trị như tắm, cho ăn và tiêm thuốc cho tôm, tuy nhiên tuỳ loại tác nhân mà trị bệnh cho phù hợp để tránh sự lờn thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Trang 30

Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Tôm hùm (Panulirus spp) giống (≤ 5 g/con)

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu: Từ 01/12/12009 đến 31/05/2010

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Tiến hành điều tra một số xã/phường trọng điểm ở thành phố Quy Nhơn của tỉnh Bình Định và các huyện Tuy An, Đông Hoà, Thị xã Sông Cầu

và thành phố Tuy Hoà của tỉnh Phú Yên

2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp điều tra RRA (Rapid Rural Appraisal) và PRA (Participatory Rural Appraisal) để thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp

Tình hình ương nuôi

tôm hùm giống tại Phú

Yên và Bình Định

Hiện trạng kỹ thuật ương nuôi tôm hùm giống tại Phú Yên và Bình Định

Hiện trạng bệnh trên tôm hùm giống ở Phú Yên và Bình Định

- Đánh giá hiện trạng kỹ thuật ương nuôi

- Những bệnh thường gặp trên tôm hùm giống

Đề xuất các giải pháp quản lý bệnh trên hùm giống ương nuôi để nâng

cao chất lượng ương nuôi bền vững tôm hùm giống

Hiện trạng kỹ thuật ương nuôi và bệnh trên tôm hùm (Panulirus

spp) giống (≤5 g/con) tại Phú Yên và Bình Định

Trang 31

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu đã được công bố của các cơ quan chuyên ngành như Cục Thống kê;

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Phòng Kinh tế huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi; Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; UBND các xã/phường có ương nuôi tôm hùm giống

- Các chỉ tiêu cần thu thập: Số lượng người, số lượng lồng ương nuôi; năng suất, sản lượng tôm ương nuôi; phân bố vùng nuôi, tình hình nuôi và bệnh trên tôm hùm nuôi lồng thông qua các số liệu đã được công bố

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.4.2.1 Thiết lập và kiểm định phiếu điều tra

- Xây dựng một bộ phiếu điều tra gồm 3 phần đã được chuẩn bị trước để thu thập thông tin sơ cấp về tình hình ương nuôi, hiện trạng kỹ thuật, hiện trạng bệnh trên hùm giống ương nuôi

- Điều tra thử 5 hộ nuôi tôm tại Phú Yên và Bình Định để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp

2.4.2.2 Số mẫu điều tra

- Chọn ngẫu nhiên số người phỏng vấn bằng hàm rand trong phần mềm excel

- Số hộ ương nuôi tôm hùm giống và danh sách chủ hộ nuôi được cung cấp từ chính quyền địa phương

- Tổng lượng hộ điều tra là 130, chiếm 8,7% tổng số hộ nuôi Trong đó, Bình Định có 30/53 hộ chiếm 47% số hộ nuôi, Phú Yên có 100/1.447 hộ chiếm 6,2%

2.4.3 Thu thập số liệu

2.4.3.1 Thu thập số liệu điều tra

- Số liệu được điều tra qua phiếu điều tra trực tiếp ngư dân ương nuôi tôm hùm giống

- Phỏng vấn hồi cứu trực tiếp hộ nuôi qua phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn

- Điều tra hiện trạng kỹ thuật ương nuôi: kỹ thuật thiết kế lồng nuôi; kích thước

và khoảng cách giữa các lồng; hình thức nuôi, chất đáy, dòng chảy; độ sâu đặt lồng; mùa vụ và thời gian thả giống; kỹ thuật chọn giống và thả giống, mật độ thả giống, thức ăn và cách thức cho ăn, quản lý, chăm sóc; vệ sinh lồng; phòng trị bệnh

Trang 32

2.4.3.2 Thu thập thông số môi trường và mẫu tôm

- Vị trí thu thập các chỉ số môi trường theo phương pháp mặt cắt

- Kết hợp điều tra và kiểm tra chỉ tiêu môi trường nước tại lồng, bè ương nuôi tôm hùm tại thời điểm điều tra bằng các dụng cụ test nhanh như:

+ Đo độ mặn bằng Sali kế, độ chính xác 1‰, lấy nước tại lồng nuôi để test kiểm tra tại bè

+ Đo độ kiềm bằng test alkalike, độ chính xác 0,5mg/l, lấy nước tại lồng nuôi để test kiểm tra tại bè

+ Đo pH bằng pH test, độ chính xác 0,1mg/l, lấy nước tại lồng nuôi để test kiểm tra tại bè

+ Đo nhiệt độ nước: lặn múc nước ở đáy lồng lên đo ngay tại chỗ bằng nhiệt kế thuỷ ngân, độ chính xác 10C

+ Đo độ trong bằng đĩa Secchi, độ chính xác 0,1m

- Thu mẫu tôm: Thu mẫu đại diện những con tôm có dấu hiệu bệnh lý về bị bệnh để chụp hình tôm, quan sát

- Mô tả những biểu hiện của những biểu hiện bệnh lý để đối chiếu, so sánh với những bệnh thường gặp đã được nghiên cứu trước mô tả để xác định bệnh

2.4.4 Phương pháp phân tích, đánh giá số liệu điều tra:

2.4.4.1 Số liệu được xử lý theo từng chỉ tiêu riêng:

- Phân tích để chọn số hộ điều tra theo hàm rand trong phần mềm excell

- Xử lý các số liệu đặc trưng về tình hình nuôi và đặc điểm kinh tế xã hội theo các mức đã phân bố để thuận tiện cho phân tích, so sánh

- Xử lý các số liệu đặc điểm kỹ thuật dẫn đến đạt hiệu quả kinh tế

- Xử lý quan hệ một số yếu tố kỹ thuật liên quan đến hiệu quả kinh tế và bệnh

- Tổng lợi nhuận/lồng/năm = Lợi nhuận trung bình/lồng/năm x Trung bình số

lồng/hộ x trung bình số vụ/năm

2.4.4.2 Công cụ xử lý:

Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL và SPSS 17.0

Trang 33

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng kinh tế, xã hội tại các vùng ương nuôi tôm hùm giống ở Phú Yên và Bình Định 3.1.1 Các Vùng có phân bố ương nuôi tôm hùm giống trọng điểm

Số vùng nuôi (xã/phường) và tiểu vùng nuôi trọng điểm ở 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên được biểu thị qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Số vùng ương nuôi tôm hùm giống tại các vùng trọng điểm

Tỉnh Huyện/TP/Thị Xã Vùng (Xã/Phường) Tiểu vùng

Hải Giang

Bờ đập

Xã Nhơn Hải

Nam Hòn Khô Bình Định TP Quy Nhơn

Phường Ghềnh Ráng Khu vực 2

Hoà Mỹ Hoà Thạnh

Xã Xuân Cảnh

Hoà Lợi

Xã Xuân Hoà Hoà An

Từ Nham Vịnh Hoà Phú Dương

Xã Xuân Thịnh

Hoà Hiệp Phường Xuân Đài Phước Hậu

Dân Phú I

Xã Xuân Phương

Dân Phú II Long Bình Long Bình Đông Long Hải Nam Phường Xuân Phú

Long Hải Huyện Sông Cầu

Phường Xuân Yên Phước lý

Huyện Đông Hoà Xã Hoà Xuân Nam Vũng Rô

(Nguồn: UBND các xã, phường)

Trang 34

Hình 3.1: Bản đồ vùng ương nuôi tôm hùm giống ở tỉnh Phú Yên

Hình 3.2: Bản đồ vùng ương nuôi tôm hùm giống ở tỉnh Bình Định

10 Vùng nuôi Xuân Thịnh

11 Vùng nuôi Xuân Cảnh

12 Vùng nuôi Xuân Hòa

Nhơn Hải Ghềnh Ráng

Trang 35

Ở Phú Yên có 4 huyện, thành phố ương nuôi tôm hùm giống trải dài ở 4 khu vực Khu vực đầm Cù Mông bao gồm có 3 xã ương nuôi tôm hùm giống là Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh Trong đó, xã Xuân Thịnh là vùng ương nuôi tôm hùm nhiều nhất tập trung chủ yếu ở 3 thôn Từ Nham, Vịnh Hoà, Phú Dương, thôn Hoà Hiệp ương nuôi tôm hùm giống không đáng kể Vùng nuôi Hòa An đặc trưng cho khu vực bãi ngang, các vùng nuôi còn lại đặc trưng cho khu vực đầm Tuy nhiên, theo báo cáo của phòng kinh tế thị xã Sông Cầu, khu vực đầm Cù Mông còn có thêm một vùng nuôi ở xã Xuân Hải, nhưng số lượng người ương nuôi tôm hùm giống không đáng kể Vì vậy chọn 3 vùng nuôi ở Xuân Hoà, Xuân Cảnh, Xuân Hải để điều tra hiện trạng ương nuôi tôm hùm giống về cơ bản sẽ khái quát được cho toàn vùng nuôi đầm Cù Mông

Khu vực vịnh Xuân Đài có 4 xã, phường ương nuôi tôm hùm giống là Xuân Phương, Xuân Phú, Xuân Yên, Xuân Đài Các tiểu vùng ương nuôi tôm hùm giống đặc trưng tập trung ở các thôn Dân Phú 1, Dân Phú 2 của xã Xuân Phương, thôn Long Bình, Long Bình Đông, Long Hải Nam, Long Hải của phường Xuân Phú, khu Phước

Lý của phường Xuân Yên, khu Phước Hậu của phường Xuân Đài Đây là 4 xã cơ bản đặc trưng cho 3 khu vực phía bắc, chính giữa và phía nam của Vịnh

Khu vực bãi ngang từ vịnh Xuân Đài đến Đèo Cả có 4 vùng ương nuôi tôm hùm giống thuộc các xã An Hòa, An Hải, An Chấn, An Phú Đây là những vùng nuôi đặc trưng cho khu vực bãi ngang nên số lượng người tham gia ương nuôi ở khu vực này ít, thời gian ương nuôi ngắn, nhưng môi trường nước trong sạch thuận lợi cho ương nuôi tôm hùm giống Vì vậy chọn khu vực này điều tra hiện trạng ương nuôi tôm hùm giống phản ảnh đầy đủ cho hình thức ương nuôi tôm hùm giống ở khu vực bãi ngang tỉnh Phú Yên

Huyện Đông Hòa có 1 vùng nuôi ở thôn Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam có ương nuôi tôm hùm giống, đây là vùng nằm trong khu vực cảng Vũng Rô có nuôi trồng thuỷ sản, các hộ nuôi trong khu vực này vừa ương nuôi tôm hùm giống vừa nuôi tôm hùm thương phẩm Chất thải thừ cảng Vũng Rô, từ nuôi tôm hùm và cá mú thương phẩm

sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm hùm giống ương nuôi Bình Định có 3 vùng nuôi ở các xã Nhơn Hải, Ghềnh Ráng và Nhơn Châu của thành phố Quy Nhơn Trong đó, vùng ương nuôi chính tập trung ở Nam Hòn Khô, vùng bờ đập và Hải Giang của xã Nhơn Hải, vùng khu vực 2 của phường Ghềnh Ráng Vì vậy chọn vùng nuôi Nhơn Hải và Ghềnh Ráng để điều tra hiện trạng ương nuôi tôm hùm giống sẽ đặc trưng cơ bản cho ương nuôi tôm hùm giống ở Bình Định

Trang 36

3.1.2 Biến động số lồng và số lượng con giống đã nuôi từ năm 2006 – 2010

Phú Yên là tỉnh có số lượng lồng và số lượng tôm hùm giống ương nuôi khá lớn, dao động khoảng 3.447 – 4.505 lồng, ương nuôi khoảng 709.600 – 1.426.500 con tôm giống/năm

Biến động số lượng lồng ở Bình Định và Phú Yên qua các năm

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000

Hình 3.3: Biến động số lượng lồng ương nuôi tôm hùm giống ở Bình Định và

Phú Yên từ năm 2006 – 2010

Biến động tôm giống ở Bình Định và Phú Yên qua các năm

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.4: Biến động số lượng tôm hùm giống ương nuôi ở Bình Định và Phú

Yên từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2010

(Nguồn: Sở Nông nghiệp &PTNT; Cục Thống kê Phú Yên, UBND các xã)

Số lượng tôm hùm giống ương nuôi giảm theo thời gian, năm 2006 có số lượng tôm hùm ương nuôi nhiều nhất (1.426.500 con), đến tháng 6 năm 2010 chỉ còn 947.300con (hình 3.3, 3.4) Năm 2007, tôm hùm nuôi thương phẩm bị thiệt hại nặng do dịch bệnh sữa nên người nuôi không dám mua tôm giống để nuôi dẫn đến số lượng tôm hùm giống sau khi ương nuôi không bán được, đó là nguyên nhân số lượng giống giảm đột ngột Theo nguồn thông tin từ của các UBND xã/phường thuộc TX Sông Cầu, Phú Yên thì người nuôi đăng ký số lồng nuôi dự kiến trong năm để xin diện tích mặt nước nuôi, nhưng thực tế thì không thả nuôi theo đúng như những gì đã đăng ký, số lượng lồng nuôi tôm thay đổi ít, nhưng số lượng tôm hùm giống ương nuôi thay đổi đáng kể

Ở Bình Định nghề ương nuôi tôm hùm giống bắt đầu từ năm 1992, nhưng phát triển thương mại từ năm 2002 đến nay, số lượng lồng nuôi năm 2006 cao nhất (3.820 lồng) với số lượng tôm ương nuôi là 520.000 con, vì thế mật độ lồng bè nuôi cao đã dẫn

Trang 37

đến tôm hùm giống ương nuôi bị bệnh, tôm giống chết, người nuôi thua lỗ nên không đầu

tư tiếp dẫn đến số lượng tôm giống giảm ở những năm sau Số lượng tôm hùm giống ương nuôi không ổn định do phụ thuộc vào tôm hùm giống khai thác tự nhiên, số lượng tôm hùm giống khai thác năm 2010 ít, giá tôm giống cao nên người nuôi không thả giống dẫn đến số lượng tôm hùm giống ương nuôi giảm đáng kể

3.1.3 Số hộ dân và số lao động làm nghề ương nuôi tôm hùm giống

Theo kết quả điều tra ở Phú Yên, số hộ dân nuôi tôm hùm và số lao động ương nuôi tôm hùm giống tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu, huyện Tuy An, TP.Tuy Hoà

và huyện Đông Hoà với số lượng lao động lên đến trên 2.000 người

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động ương nuôi tôm hùm giống từ năm 2007 – 2009 ở Phú Yên Năm Số hộ làm

thuỷ sản

(hộ)

Số hộ nuôi tôm giống (hộ)

Tỷ lệ (%)

Lao động thuỷ sản (người)

Lao động nuôi tôm giống (người)

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Sở Nông nghiệp &PTNT; Cục Thống kê Phú Yên, UBND các xã/phường)

Qua bảng 3.2 ta thấy số hộ ương nuôi tôm hùm giống ở Phú Yên chiếm từ 21 – 42% số hộ tham gia làm nghề thuỷ sản, số lượng lao động ương nuôi tôm hùm giống chiếm từ 10 – 15% trong tổng số lao động tham gia làm nghề thuỷ sản Điều đó cho thấy nghề ương nuôi tôm hùm giống hàng năm giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn số người lao động ở các xã có nuôi tôm hùm ven biển

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động ương nuôi tôm hùm giống từ năm 2007 – 2009 ở Bình Định Năm Số hộ làm

thuỷ sản

(hộ)

Số hộ ương tôm giống (hộ)

Tỷ

lệ (%)

Số lao động thuỷ sản (người)

Số lao động ương tôm giống (người)

Tỷ

lệ (%)

(Nguồn: UBND phường Ghềnh Ráng, xã Nhơn Hải, Nhơn Châu)

Số hộ tham gia vào ương nuôi tôm hùm giống ở Bình Định tăng tỷ lệ dần từ 9 – 17%, số lượng lao động trong nghề ương nuôi tôm hùm chiếm từ 15 – 23% so với tổng số hộ tham gia làm nghề thuỷ sản (bảng 3.3), điều đó chứng tỏ nghề ương nuôi tôm hùm giống ở Bình Định ngày càng phát triển và ổn định

Trang 38

Ương nuôi tôm hùm giống cần có số vốn đầu tư ban đầu thấp hơn nuôi tôm hùm thương phẩm, thời gian ương nuôi tôm hùm giống ngắn nên có thể tránh được rủi

ro do thiên tai Kết hợp với chi phí trong quá trình nuôi thấp là điều kiện thuận lợi thúc đẩy mọi người trong xã hội tham gia ngày càng nhiều hơn

3.1.4 Cấu trúc tuổi của chủ hộ ương nuôi tôm hùm giống

Trong tổng số 130 hộ khảo sát nhận thấy tuổi của các chủ hộ trung bình là 44,2 tuổi, dao động từ 23 – 71 tuổi, có đến 61,5% số người trong độ tuổi từ 30 – 45 tham gia ương nuôi tôm hùm giống, 37,7% số người trên tuổi 45 và chỉ có 0,8% số người ở

độ tuổi dưới 30 (bảng 3.4) Chứng tỏ yếu tố rất quan trong nghề ương nuôi tôm hùm giống là cần người có kinh nghiệm và chịu khó

Bảng 3.4: Phân bố tuổi của chủ hộ ương nuôi tôm hùm giống (n = 130)

Độ tuổi lao động (tuổi) Tần số gặp Tần suất (%)

1 Tuổi của người lao động

Ghi chú: TB±Se: Trung bình ± Sai số chuẩn

3.1.5 Trình độ học vấn và số năm của chủ hộ ương nuôi tôm hùm giống

Qua 130 phiếu điều tra, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm của người tham gia ương nuôi tôm hùm giống được thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Trình độ học vấn và kinh nghiệm ương nuôi tôm của chủ hộ (n = 130)

Trang 39

Trình độ học vấn của người dân thể hiện nền giáo dục của một địa phương, đặc biệt

là những vùng nuôi tôm, một trong những vùng có điều kiện đi lại khó khăn, kinh tế phụ thuộc lớn vào nghề biển Qua kết quả điều tra (bảng 3.5) ta thấy số người tham gia ương nuôi tôm hùm giống chủ yếu học hết cấp 1 hoặc cấp 2, với trình độ học vấn này thì việc chọn lựa ngành nghề mới để học tập, làm việc và tạo thu nhập kinh tế là rất khó khăn

Chính trình độ học vấn thấp của người tham gia nuôi tôm hùm giống thấp cho thấy sự khó khăn trong quá trình truyền tải thông tin, khoa học công nghệ nuôi trồng đến cho người nuôi để phát triển nghề ngày một cách ổn định và hiệu quả Sự khó khăn đó sẽ nhân đôi khi người nuôi đã làm nghề này lâu năm, họ quen với thói quen nuôi tôm của mình mà không chịu cập nhật kỹ thuật mới trong điều kiện thay đổi thời tiết, khí hậu, đặc biệt là bệnh tôm ngày càng nhiều và diễn biến ngày càng phức tạp

Kinh nghiệm rất cần cho tất cả các ngành nghề, đặc biệt là trong nuôi trồng thuỷ sản, để nhận biết, xác định sự thay đổi của các yếu tố môi trường, sự biến đổi màu sắc, trạng thái bất thường của tôm, nhận biết bệnh tôm kịp thời để có biện pháp điều chỉnh quản lý kỹ thuật cho phù hợp, đạt hiệu quả cao thì cần người phải có kinh nghiệm và trình độ hiểu biết về lĩnh vực đang nuôi Như vậy, nếu biết kết hợp giữa kinh nghiệm với trình độ thì công việc ương nuôi tôm hùm giống sẽ thành công

Qua bảng 3.5 ta thấy kinh nghiệm ương nuôi tôm hùm giống của các chủ hộ là rất lâu năm, có đến 66% số người đã ương nuôi tôm hùm giống trên 7 năm, 33% số người ương nuôi tôm hùm giống từ 3 – 7 năm, số người mới tham gia vào nghề nuôi tôm hùm giống rất thấp, điều này cho thấy sự ổn định trong nghề ương nuôi tôm hùm giống, nghề nuôi này mang tính chất hộ gia đình và trong gia đình có thể có từ 2 – 3 lao động tham gia Điều quan trọng là mọi người tham gia điều tra cho rằng nghề ương nuôi tôm hùm giống tương đối ổn định, có thu nhập khá nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm mới thành công, những người mới tham gia vào nghề ương nuôi tôm hùm giống thường hay thất bại bởi nhiều lý do, trong đó lý do đầu ra là rất quan trọng, những người mua tôm giống là những người có uy tín và làm ăn lâu năm, họ chỉ mua những người quen biết mà ít khi mua tôm người khác trừ khi khang hiếm giống

3.1.6 Thu nhập của người ương nuôi tôm hùm giống

Doanh thu và lợi nhuận thu được từ một lồng nuôi trong một vụ/năm, doanh thu từ

5 – 200 triệu/lồng/vụ, trung bình 30,1 triệu đồng/lồng/vụ Lợi nhuận từ 0 – 15 triệu đồng/lồng/vụ, trung bình là 2,5 triệu đồng/lồng/vụ

Trang 40

Bảng 3.6: Doanh thu và lợi nhuận từ một lồng nuôi/vụ/năm (n = 130)

1 Mức doanh thu (triệu/lồng/vụ) Tần số gặp Tần suất (%)

có thể thả nuôi từ 3 – 5 vụ, ước khoảng thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/lao động/tháng Điều này cũng lý giải vì sao những hộ nuôi có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ương nuôi tôm hùm giống ngày càng bám nghề hơn

Số hộ tham gia làm nghề ương nuôi tôm hùm giống (bảng 3.5) là thấp hơn rất nhiều so với 80% số hộ làm nghề khai thác tôm hùm giống (Nguyễn Đình Huy., 2006), cho thấy sự đóng góp về kinh tế của nghề này là còn khá khiêm tốn, có thể là

do sự giới hạn của diện tích mặt nước vùng nuôi, cộng với mức ổn định trong tiêu thụ tôm hùm giống của nghề nuôi thương phẩm nên hạn chế phát triển số hộ ương nuôi tôm giống ở các địa phương

3.1.7 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nghề ương nuôi tôm hùm giống ở hai tỉnh Nam Trung Bộ

Sự thuận lợi của nghề ương nuôi tôm hùm giống được gặp ở 130 hộ điều tra như nguồn lao động có sẵn, thuận lợi đầu ra con giống, người nuôi có kỹ thuật, có

Ngày đăng: 06/03/2015, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Hoà (2000), Thức ăn trong nuôi tôm hùm lồng tại Khánh Hoà – Thực trạng và tiềm năng, Báo cáo hội thảo khoa học về nuôi lồng ở biển, trang 99 – 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn trong nuôi tôm hùm lồng tại Khánh Hoà" – "Thực trạng và tiềm năng
Tác giả: Đỗ Thị Hoà
Năm: 2000
2. Đỗ Thị Hoà, Nguyễn Tử Cương, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Thuỳ Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ, Đồng Thanh Hà (2009), “Tác nhân gây bệnh sữa ở tôm hùm nuôi ở Miền Trung Việt Nam”, Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản, (Số đặc biệt – 2009), Trường Đại học Nha Trang, trang 9 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác nhân gây bệnh sữa ở tôm hùm nuôi ở Miền Trung Việt Nam”, "Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản
Tác giả: Đỗ Thị Hoà, Nguyễn Tử Cương, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Thuỳ Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ, Đồng Thanh Hà
Năm: 2009
3. Nguy ễn Đình Huy (2006), Thực trạng khai thác tôm hùm và sự tác động của việc khai thác tới nguồn lợi tôm hùm ở các vùng trọng điểm thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà, trang 3 – 14, 28 – 48, 58 – 59, luận văn thạc sĩ Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại Học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng khai thác tôm hùm và sự tác động của việc khai thác tới nguồn lợi tôm hùm ở các vùng trọng điểm thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà
Tác giả: Nguy ễn Đình Huy
Năm: 2006
4. Trần Thị Hương (2009), Khả năng kháng khuẩn của Allixin chiết xuất từ tỏi và Flavonoid chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa đối với vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây bệnh đỏ thân trên tôm hùm, Tuyển tập các công trình khoa học công nghệ (2005 – 2009), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3, kỷ niệm 25 năm thành lập viện , trang 63 – 69, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng kháng khuẩn của Allixin chiết xuất từ tỏi và Flavonoid chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa đối với vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây bệnh đỏ thân trên tôm hùm
Tác giả: Trần Thị Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2009
5. Võ Văn Nha, Hiện trạng bệnh tôm hùm bông Panulirus oratus (Fabricus, 1798) nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên, Tuy ển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 - 2004), Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm (1984 – 2004), Bộ Thuỷ sản, Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III, trang 482 – 493, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng bệnh tôm hùm bông Panulirus oratus (Fabricus, 1798) nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
6. Võ Văn Nha, Hiện trạng nghề nuôi và bệnh tôm hùm tại Việt Nam – Hướng nghiên cứu tôm hùm trong tương lai, Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản (22 - 23/12/2004 tại Vũng Tàu), Bộ thuỷ sản, trang 615 – 626, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng nghề nuôi và bệnh tôm hùm tại Việt Nam – Hướng nghiên cứu tôm hùm trong tương lai
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
7. Võ Văn Nha và cộng sự (2005), Nghiên cứu một sô bệnh thường gặp do vi khuẩn – ký sinh trùng gây ra ở tôm hùm bông nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên – Khánh Hoà và các biện pháp phòng trị, trang 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một sô bệnh thường gặp do vi khuẩn – ký sinh trùng gây ra ở tôm hùm bông nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên – Khánh Hoà và các biện pháp phòng trị
Tác giả: Võ Văn Nha và cộng sự
Năm: 2005
8. Võ Văn Nha (2006), Kỹ Thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh, Bộ thuỷ sản, Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia, trang, 5 - 23 , Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh
Tác giả: Võ Văn Nha
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2006
9. Võ Văn Nha, Đỗ Thị Hòa (2006), “Nghiên cứu tác nhân vi khuẩn gây bệnh đỏ thân ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại Phú Yên, Khánh Hoà”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản ( số 03 - 04/2006), Trường Đại học Nha Trang, trang 18 - 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác nhân vi khuẩn gây bệnh đỏ thân ở tôm hùm bông ("Panulirus ornatus") nuôi lồng tại Phú Yên, Khánh Hoà”, "Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản
Tác giả: Võ Văn Nha, Đỗ Thị Hòa
Năm: 2006
10. Võ Văn Nha (2007), Kỹ thuật nuôi tôm hùm thương phẩm và các biện pháp phòng trị bệnh ở tôm nuôi, Bộ thuỷ sản, Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia, trang 16 – 52, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật" n"uôi tôm hùm thương phẩm và các biện pháp phòng trị bệnh ở tôm nuôi
Tác giả: Võ Văn Nha
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2007
11. Võ Văn Nha (2007), Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm, trang 8 – 13, 86 - 107, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III, Bộ Thuỷ sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm
Tác giả: Võ Văn Nha
Năm: 2007
12. Võ Văn Nha (2009), Một số biện pháp phòng trị bệnh tôm hùm, Trung tâm khuyến nông – khuy ến ngư Quốc Gia, Bộ nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn, trang, 11 – 24, 29 – 56, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp phòng trị bệnh tôm hùm
Tác giả: Võ Văn Nha
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2009
13. Võ Văn Nha (2009), “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh đen mang ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại Khánh Hoà”, Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản, (Số đặc biệt 2009), Trường Đại học Nha Trang, trang 77 – 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác nhân gây bệnh đen mang ở tôm hùm bông ("Panulirus ornatus") nuôi lồng tại Khánh Hoà”, "Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản
Tác giả: Võ Văn Nha
Năm: 2009
14. Võ Văn Nha, Mô hình bổ sung nguồn ấu trùng tôm hùm ra môi trường tự nhiên có sợ tham gian của cộng đồng, Tuyển tập các công trình khoa học công nghệ (2005 – 2009), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3, kỷ niệm 25 năm thành lập viện, trang 63 – 69, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình bổ sung nguồn ấu trùng tôm hùm ra môi trường tự nhiên có sợ tham gian của cộng đồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
15. Võ Văn Nha, Trần Thanh Hương, Võ Thị Ngọc Trâm, Võ Hoàng Ánh, Nguyễn Thị Chi, Biến đổi tế bào máu của tôm hùm bông nuôi l ồng bị bệnh sữa tại các tỉnh miền trung, Tuy ển tập các công trình khoa học công nghệ (2005 – 2009), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3, kỷ niệm 25 năm thành lập viện, trang 725 – 730, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi tế bào máu của tôm hùm bông nuôi lồng bị bệnh sữa tại các tỉnh miền trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
16. Võ Văn Nha (2009), Kết quả nghiên cứu bệnh đỏ thân do virus và bệnh đen mang do nấm gây ra trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên, Khánh Hoà và biện pháp phòng ngừa. Tuyển tập các công trình khoa học công nghệ (2005 – 2009), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3, kỷ niệm 25 năm thành lập viện, trang 712 – 724, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu bệnh đỏ thân do virus và bệnh đen mang do nấm gây ra trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên, Khánh Hoà và biện pháp phòng ngừa
Tác giả: Võ Văn Nha
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2009
17. Võ Văn Nha (2009), Kết quả điều tra sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh đỏ thân và bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng tại Sông Cầu (Phú Yên) và Vạn Ninh (Khánh Hoà), Tuyển tập các công trình khoa học công nghệ (2005 – 2009), Viện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh đỏ thân và bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng tại Sông Cầu (Phú Yên) và Vạn Ninh (Khánh Hoà)
Tác giả: Võ Văn Nha
Năm: 2009
18. Võ Văn Nha (2009), Nuôi tôm hùm thương phẩm, và một số biện pháp phòng trị ở tôm nuôi, Sách tái bản với sự tài trợ của Dự Án Hợp Phần SUDA, Trung tâm Khuyến Nông – Khuy ến ngư Quốc Gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 47 – 74, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi tôm hùm thương phẩm, và một số biện pháp phòng trị ở tôm nuôi
Tác giả: Võ Văn Nha
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp
Năm: 2009
19. Nguy ễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2006), Kỹ thuật nuôi giáp xác, trang 151 – 166, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi giáp xác
Tác giả: Nguy ễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
20. Đinh Tấn Thiện (2003), Ảnh hưởng một số yếu tố môi trường và kỹ thuật nuôi đến tỷ lệ sống của tôm hùm giống ở vùng biển Sông Cầu – Phú Yên – Bộ Thuỷ sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1- Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi trồng thuỷ sản tại hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ hai (24-25/11/2003), trang 371 – 380, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng một số yếu tố môi trường và kỹ thuật nuôi đến tỷ lệ sống của tôm hùm giống ở vùng biển Sông Cầu – Phú Yên – Bộ Thuỷ sản
Tác giả: Đinh Tấn Thiện
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w