Mạc Ngôn qua ngôn ngữ cuồng hoan giải phóng thể xác

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 84)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Mạc Ngôn qua ngôn ngữ cuồng hoan giải phóng thể xác

giác quan

Trong cuộc sống hiện thực, con người được sinh ra do nhu cầu sinh tồn, tuy nhiên các cơ quan cảm giác lại phải chịu vô số những dồn nén vô hình, do vậy con người luôn có khát vọng thỏa mãn tất cả các phương diện đã làm xuất hiện tâm lí sợ hãi - dục vọng thể xác của bản thân, như thực dục, tính dục… Lịch sử văn minh và lịch sử ẩm thực của nhân loại luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong giai đoạn đầu của văn minh nhân loại, lửa đã giúp loài người thoát khỏi thời kì mông muội, lửa đã đem lại sự thay đổi vĩ đại nhất cuộc sống sinh tồn của con người chính là ở phương diện ẩm thực. Loài người từ đó đã kết thúc thời đại ăn sống nuốt tươi. Ranh giới sống/chín là nhân tố đầu tiên, cơ bản nhất đã quyết định ẩm thực của nhân loại. Đây là một nguyên tắc khiến cho nhân loại cởi bỏ bản năng thể xác của bản thân và sống cuộc sống chịu sự chi phối và phụ thuộc vào yêu cầu phải ăn thức ăn đã chín. Cũng có thể nói, con người dần dần đã phụ thuộc vào yêu cầu của thể xác, biết phân biệt một cách đơn giản giữa thực vật có thể ăn được/ không thể ăn được. Cũng từ đó đã hình thành nên những phạm trù lí luận khác của văn minh nhân loại, như: sạch sẽ/ bẩn thỉu, tinh thần/ thể xác, cao cả/ thấp hèn…Thậm chí còn khu biệt phần trên/ phần dưới của cơ thể, và khắc sâu vào trong lí luận. Sau khi hình thành tất cả những quan niệm về phạm trù giá trị nhất định mà con người có, thì dần dần con người cũng rời xa nguyên bản của chính mình, miệt thị dục vọng, coi đó là sự ô uế, và hậu quả là con người cố quên và hạ thấp thể xác của bản thân mình, hoạt động của các cơ quan cảm giác người cũng đã xuất hiện rất nhiều cấm kị. Trong tiểu thuyết của mình, Mạc Ngôn đã cố gắng theo đuổi khôi phục lại trí nhớ của con người về thể xác của bản thân mình từ các phương diện ―thực‖, ―tính‖ - giới hạn lớn nhất trong việc giải phóng thể xác, lí tưởng về cuộc sống tự do của con người.

82  Ngôn ngữ miêu tả thân thể trần trụi

Những miêu tả về cái đói và người đói có thể xem là một phương diện trong những miêu tả về cuồng hoan hóa ở Mạc Ngôn. Mạc Ngôn rất ít viết về những điều thanh thản thoải mái của con người trước cái ăn. Dưới ngòi bút của ông, cái ăn luôn giống như là một trường tranh đấu, chủ thể của cái ăn mãi mãi là kẻ ăn cướp, chiếm đoạt nuốt sống thức ăn. Điều này có liên quan đến thời thơ ấu của chính người cha đẻ của đứa con tinh thần – Mạc Ngôn. Ông hiểu và lí giải rất sâu sắc về cái đói, cảm giác bị đói, bởi chính ông đã từng trải qua cảm giác này, khi bị đói đến cực độ thì sẽ dẫn đến cách ăn như điên cuồng, ăn lấy ăn để mới có thể triệt tiêu cơn đói. Cho nên dưới ngòi bút của Mạc Ngôn toàn là những hình tượng tham ăn tục uống.

Trong Thập tam bộ, các nhân vật cũng chờ đợi những bữa ăn, cho dù có người ăn cơm, có người ăn phấn thì đấy đều là ―khoảng thời gian vừa bi thương vừa ngọt ngào nhất‖. ―Anh thích ăn phấn đến độ khi trông thấy chúng, mắt anh sáng lên, nuốt nước bọt ừng ực làm cho yết hầu trên cổ anh chạy lên chạy xuống‖. Phải có phấn, thì người kể chuyện không xác định ngồi trong lồng sắt mới kể tiếp được câu chuyện của mình. Phấn được lặp đi lặp lại trong tác phẩm 100 lần như một nỗi ám ảnh, nó ám chỉ điều gì, phải chăng những thầy giáo vật lý yêu nghề đến độ phải ăn phấn? Hay chính đồng lương chết đói đã vắt kiệt sức lực của những thầy giáo tận tâm trên bục giảng giống như số phận của những viên phấn trên bảng đen?

Trong đa số các tác phẩm của Mạc Ngôn đều đề cập đến các bộ phận giác quan trên cơ thể con người, trong đó có rất nhiều ý kiến cho rằng về mặt ý nghĩa thông thường viết như vậy là không thanh khiết và bôi xấu con người bởi đọc nó người ta thấy xấu hổ, thậm chí nhục nhã - điều mà những nhà văn bình thường vẫn né tránh mà không nhắc tới, còn Mạc Ngôn thì làm ngược lại,

83

và còn nói nhiều, nói to, chẳng hạn như chuyện đánh rắm, tiểu tiện, bộ phận sinh dục…. Có thể nói, điều khiến ông chú ý đến chính là bề ngoài của thể xác con người, từ các giác quan cụ thể của thể xác hay nhục thể ông gần như nói toạc một cách không kiêng nể về hồi ức của tự thân thể xác qua ngôn ngữ cuồng hoan hóa, và từ góc độ thể xác chân thực nhất của con người để giải phóng tự do cho sinh mệnh.

Trong Thập tam bộ Mạc Ngôn cho chúng ta thấy ―chuyện tính dục chẳng có gì đáng che giấu cả, quan hệ tình dục được xem là chuyện cao thượng và đẹp đẽ, tự nhiên và chân thành‖ [68, tr.62]. ―Bởi thói quen làm tình là một bộ phận quan trọng của cuộc sống,…. là chiếc cột quan trọng nhất để nâng đỡ cái lâu đài cuộc sống của chúng ta‖ [68, tr.65]. Tất cả mọi cử chỉ, hành động ―gợi tình‖ đến ―làm tình‖ đều được Mạc Ngôn miêu tả rất thật, được vật chất hóa có khi thành màu sắc, có khi thành mùi vị. Qua nhân vật kể chuyện không xác định, Mạc Ngôn nêu ra vấn đề: ―Tại sao người ta lúc nào cũng cảm thấy xấu hổ và nhơ bẩn khi nói về lông nách, lông dưới hạ bộ. Trong khi chỉ cần dùng xà phòng thơm cao cấp chà qua chà lại một lát, rồi dùng nước hoa cao cấp xịt vào, ngay lập tức chúng sẽ trở nên mềm mại, đàn hồi, thậm chí còn có thể toát ra mùi hương làm cho người ta mê mẩn?‖ [68, tr.59]. Cũng qua nhân vật kể chuyện không xác định, Mạc Ngôn cho độc giả thấy được ―Trong văn chương, miêu tả chuyện khỏa thân chẳng vi phạm gì đến việc kị húy, vấn đề là ở chỗ, khi tác giả miêu tả khỏa thân, cái thân hình bị lột trần truồng ấy có nhảy nhót trước mặt mọi người hay không, có cho mọi người ngửi thấy cái mùi da thịt điên cuồng ấy hay không. Hoặc là, thêm một chút vô sỉ nữa là – tác giả có cho mọi người ngửi được mùi vị của chất dịch tiết ra từ cái thân thể ấy hay không. Nếu như vậy, rõ ràng tác giả có ―dâm ý‖, nếu như vậy thì tôi vẫn có thể tiếp tục miêu tả khỏa thân hay không?‖ [68, tr.60].

84

Trong tiểu thuyết Thập tam bộ, đôi vú màu đỏ của Lý Ngọc Thiền, Đồ Tiểu Anh, mỹ nhân họ Lạp cũng là những hình ảnh được lặp đi lặp lại như một nỗi ám ảnh. Mà tất cả mọi thứ đều gợi liên tưởng đến các bộ phận sinh dục của con người. Hai chiếc núm cài then cửa ở cổng nhà số 13 ngõ Kim Ngưu của nhà mỹ nhân họ Lạp, nhô cao lên như hai đầu vú mới nhú của một thiếu nữ, mùi cay của ớt giống như một thứ tình ái điên cuồng, sinh thực khí của đàn ông được ví như cái cột buồm, sinh thực khí của đàn bà ví với chiếc thuyền sinh mệnh, cột buồm đứng thẳng giữa thuyền tượng trưng cho việc giao hợp nam nữ, cứt chim yến có mùi tinh trùng,…

Lý Ngọc Thiền ngay từ khi còn là cô bé 15 tuổi đã được mẹ huấn luyện, tiêm nhiễm lối sống ―cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người để đi lại trong vườn tắm nắng‖, chính tiếng rên đầy hoan lạc của người mẹ phát ra trong khi làm tình với phó cục trưởng Vương đã khiến tâm hồn Lý Ngọc Thiền nhen nhóm lên một sự đố kỵ. Cô đã đem cái trinh tiết của một đứa con gái dâng cho phó cục trưởng Vương, mà không nhất thiết phải tự oán trách mình. Với cô ta, trước tình dục không thể có ngôn ngữ lý tính, màng trinh chẳng qua chỉ là miếng da mỏng tang, là một miếng da bèo nhèo không hơn. Cô là một người tình phát điên vì không lúc nào thật sự được đàn ông làm cho thỏa mãn những khao khát tình dục. Chồng cô, tức Trương Xích Cầu thì không đáp ứng được dục vọng của cô bởi anh ta bị ám ảnh bởi mùi vị của tang tóc, của xác chết toát ra từ cơ thể cô. Cho nên khi ―hai bầu vú cô ta giống như hai quả bóng khí ép sát vào sườn khiến toàn thân anh ta, từ da thịt đến tâm trạng đều chấn động. Đầu vú của cô ta chạm đến đâu, anh ta cảm thấy bỏng rát như bị hai mẩu thuốc lá đang cháy dí vào đến đấy. Anh ta uốn lưng định ngồi dậy nhưng bầu vú của Lý Ngọc Thiền ép anh ta nằm bẹp xuống giường, chiếc giường bằng tre ọp ẹp kêu rin rít dưới những cử động của hai người‖ [86, tr.46]. Vì dục vọng không được chồng làm cho thỏa mãn, bởi vậy cô coi khinh chồng, cô

85

quan hệ với phó cục trưởng Vương, với xác chết, với bạn đồng nghiệp của chồng và với cả ông lão quản lý thú dữ. Cô mong muốn ông quản lý thú dữ biến thành con dã thú và vồ lấy thân thể cô, nhe răng xé nát quần áo cô rồi sau đó chẳng ngại ngần gì mà chiếm đoạt cô. Cô khao khát nhục dục như một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, dù đó là ai thì điều đó cũng không quan trọng, mà quan trọng tất cả đều khước từ cô. Ông lão quản lý thú dữ từ chối cô, anh chàng trung úy cũng không hề yêu cô. Anh ta cự tuyệt cô chỉ vì biết cô không còn trinh trắng.

Ngôn ngữ diễn tả cảm giác mạnh

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là ngôn ngữ cảm giác hóa mãnh liệt, đây là thứ cảm giác kích thích, khơi dậy kinh nghiệm cảm giác của con người. Theo Mạc Ngôn, một cuốn tiểu thuyết hay phải là một cuốn tiểu thuyết huy động được mọi giác quan như vị giác, thị giác, thính giác, khứu giác, linh giác,…của người viết và người thưởng thức. Đặc biệt là cuốn tiểu thuyết đó phải có mùi vị riêng cho mình. Hoặc là dùng bút pháp tả thực để viết, tức là dựa vào kinh nghiệm cuộc sống của nhà văn, đặc biệt là những kí ức về quê hương để mang mùi vị tới cho các vật thể, hoặc nói cách khác là dùng mùi vị để thể hiện vật thể mà nhà văn muốn miêu tả. Hoặc là dựa vào sức tưởng tượng của mình để mang tới mùi vị cho các vật thể không có mùi vị và làm cho các vật thể có mùi vị mang một mùi vị khác. Cái chết không phải là vật cụ thể, cái chết cũng không có mùi vị, nhưng Gabriel Garcia Márquez đã để cho nhân vật của mình ngửi thấy mùi vị của cái chết. Mạc Ngôn trong sáng tác của mình cũng chủ trương huy động mọi cơ quan cảm giác của mình để tạo ra những trang viết có hơi thở, có mùi vị, có độ ấm, có âm thanh, có những tư tưởng diệu kỳ. Để làm được điều đó, nhà văn phải nhờ đến sự trợ giúp đắc lực của ngôn ngữ, tức là lấy ngôn ngữ làm vật chuyển tải. Không có ngôn ngữ thì mọi thứ đều sẽ không tồn tại.

86

Nhà văn Yasunary Kawabata – nữ khách lang thang đi tìm cái đẹp – được xem là người khởi phát phong trào ―cảm giác mới‖ của văn chương Nhật Bản. Trong tác phẩm của ông, đặc biệt là Người đẹp say ngủ, thấm đẫm cảm giác. Đó là cảm giác của ông già Eguchi về mùi hương, làn da, hơi thở…của năm cô gái trần truồng ngủ mê trong ngôi nhà chứa bí mật ở đền Subakidera nằm kề ông trong suốt bốn đêm trường. Mỗi cảm giác đều đánh thức trong ông vô số hồi ức, chính nó đã vẫy gọi dòng ý thức để cùng tuôn trào những kỉ niệm, nuối tiếc, rung động bản năng và xúc cảm thánh thiện. Đối với Kawabata, ―cảm giác mới‖ gắn liền với cái Đẹp, việc phát hiện ra nó làm cho cuộc sống này mới mẻ từng giây, từng phút. Đối với Mạc Ngôn, ―cảm giác mới‖ là sự lặn sâu vào trong cảm giác, cảm xúc của nhân vật, dùng ngôn ngữ cuồng hoan để diễn rả nó một cách tinh vi, li kỳ và quái đản.

Tràn ngập trong Thập tam bộ chính là những vật được mùi vị hóa, màu sắc hóa. Mùi ái tình, mùi nhục dục, mùi vị của cái chết, mùi vị của hạnh phúc,…tất cả được miêu tả rất thật qua cảm nhận của các nhân vật.

Màu sắc bao giờ cũng được đẩy lên đến đỉnh điểm, tạo thành thứ màu sắc khiến người ta lóa mắt, giống như mặt bà chủ quán tạp hóa có màu ―Trắng! Trắng đến nhức mắt, nổi bật trên cái nền xanh rợn ngợp của hàng cây dương liễu trước quán‖ [68, tr.19]. Hay đó là ―Một luồng sáng vàng vọt chiếu vào căn phòng của bộ môn vật lý. Căn phòng chỉ khoảng 16m2 …toàn mùi khí đốt, trên tường quét vôi trắng loang lổ cứt và xác ruồi muỗi‖ [68, tr.22]. Đặc biệt là màu đỏ của hoa thạch lựu và của đôi vú được lặp đi lặp lại nhiều nhất. Màu hoa thạch lựu đỏ được hiện về nhiều lần trong kí ức của Lý Ngọc Thiền mỗi lần nhớ lại quá khứ. Quá khứ ấy gắn với phó cục trưởng Vương, gắn với nhục dục và những khát khao được thỏa mãn. Nếu như tình ái có màu thì ắt hẳn nó phải là màu đỏ. Màu áo đỏ tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, là thứ màu nóng bỏng nhất tượng trưng cho tình yêu. Nó không chỉ gắn với Lý Ngọc

87

Thiền, mà nó còn gắn chặt vào đầu óc của Đồ Tiểu Anh trong những ngày chồng vừa mất khi nhớ lại những câu chuyện về người vợ phụ tình, chỉ muốn nhanh chóng được tái giá khi chồng chưa chết được bao lâu. Đối với cả người đàn bà này, khát khao được yêu và thỏa mãn cơn yêu là điều họ luôn theo đuổi. Nhưng họ lại không bao giờ được bù đắp, được thỏa mãn nên bi kịch mới phát sinh. Nếu như những người phụ nữ được ngòi bút Mạc Ngôn thiên tả về tâm trạng gắn với màu sắc, thì những nhân vật nam lại được khắc họa thiên về mùi vị. Và thứ mùi chủ đạo gắn với họ là mùi vị của thân xác, mùi của ái tình, và mùi vị của cái chết. Nếu cơ thể trong lúc gắn với cảm giác về cái đói thì một loạt ngôn ngữ tập hợp lại trong trường liên tưởng về thức ăn, nếu gắn với tình yêu thì đó là mùi của nhục cảm, mùi vị của thèm muốn, còn khi tưởng như không thể sống sót thì đó là mùi vị của cái chết gần kề, mùi của tang tóc đau thương lên ngôi vị độc tôn. Trong tác phẩm này ngập tràn mùi vị, và mùi vị lúc nào cũng gợi đến dục vọng.

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)