Vấn đề liên văn bản

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 96)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.Vấn đề liên văn bản

Như đã giới thuyết trong chương một, phần 1.1.3. Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, liên văn bản là một trong những đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Cũng xin nhắc lại nhằm mục đích nhấn mạnh rằng đây là khái niệm được Julia Kristeva định danh lần đầu tiên trong cuốn Bakhtin, ngôn từ, đối thoại, tiểu thuyết (1967), nhưng thực ra liên văn bản lại là vấn đề không hề mới mẻ trong lịch sử văn học cũng như lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học, nói như R. Barthes thì ―bất kì văn bản nào cũng là liên văn bản‖. Chính bởi thế, liên văn bản trở thành sợi dây nối kết của tính đồng đại và lịch đại trong sự ảnh hưởng và giao thoa, hay ―mấng trồng‖ văn học, đồng thời tạo nên sự nối kết chặt chẽ giữa văn học và các bộ môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, hội họa, kiến trúc, âm nhạc, báo chí,…Hơn thế nữa, chính bản thân ngôn ngữ cũng tạo nên sự liên văn bản, chất liệu của văn học chính là ngôn ngữ. Chính việc sắp xếp các con chữ theo

94

ý đồ tác giả đã tạo nên sự xáo trộn điểm nhìn và mờ hóa ngôi kể, sự đan xen yếu tố hư-thực của dòng ý thức.

Với Mạc Ngôn, chúng tôi thấy văn bản nghệ thuật của ông được tiếp nối từ các mạch nguồn chính, đó là:

Liên văn bản nhìn từ đặc trƣng “hiếu kỳ” của tiểu thuyết Trung Quốc. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hải, ―tam hiếu‖ – hiếu sử (thích lịch

sử), hiếu sự (thích sự kiện), hiếu ảo (thích sự kỳ ảo) là ―đặc trưng thị hiếu thẩm mỹ‖, là ba yếu tố được yêu thích, cần có của tiểu thuyết Trung Quốc. Trong đó, ―sử‖ và ―sự‖ là điều kiện cần, ―kỳ‖ là điều kiện đủ. Mỗi tác phẩm dù lớn hay nhỏ cũng phải có hoặc là kỳ sử, hoặc là kỳ sự hoặc là cả hai. ―Hiếu kỳ‖ (chuộng lạ) là một đặc điểm xuyên suốt tiểu thuyết Trung Quốc từ khi mới manh nha cho đến hôm nay‖ [21, tr.78]. Như vậy, chữ ―kỳ‖ đã chi phối tất cả, dù đó là ca ngợi hay giễu nhại, phê phán, đả kích hay biểu dương, miêu tả người ăn cơm hay người ăn phấn. Mạc Ngôn đã tuân thủ nguyên tắc này trong Thập tam bộ bằng việc lồng ghép những mẩu chuyện kỳ lạ vào cốt chuyện chính thông qua ngôn ngữ không xác định của người kể chuyện không xác định ngồi trong lồng sắt. Mẩu chuyện lạ về một vị triết gia của Mỹ, một ngày nọ bỗng nhiên phát hiện, nếu trong vườn thú mà thiếu con người thì thật là không đầy đủ. Do vậy mà ông triết gia nọ đã viết một lá thư cho ông giám đốc vườn thú, tự nguyện xin được nhốt trong chuồng để mọi người đến tham quan. Người ta đã chuẩn bị cho vị triết gia này một cái chuồng thật đẹp, bên ngoài treo một tấm bảng, ghi rõ: ―Người, loài linh trưởng, động vật có vú, sống ở khắp nơi trên trái đất, bao gồm giống da trắng, da vàng, da đen, da đỏ…Đây là giống lai tạp giữa giống da trắng và giống da đỏ…‖ [68, tr.16]. Mẩu chuyện lạ kỳ này xét cho cùng nó thuộc về yếu tố ngoài cốt truyện, là thành phần xen. Theo R.Barthes, thành phần xen là ―chất xúc tác‖ ảnh hưởng đến văn bản tự sự. Kế thừa truyền thống ―hiếu kỳ‖ của tiểu thuyết Trung

95

Quốc những mẩu chuyện, luận điểm thảo luận, câu chuyện truyền kì đã được Mạc Ngôn khéo léo đan cài vào để luận giải cho những tư tưởng phức tạp về nhân sinh, cuộc sống của mình.

Liên văn bản nhìn từ phƣơng thức dẫn chuyện của tự sự chƣơng hồi Trung Quốc. Bằng sự giao cắt điểm nhìn từ hiện tại về quá khứ, từ thế

giới thật sang thế giới ảo, các câu chuyện truyền kỳ, tình tiết truyền kỳ được Mạc Ngôn đưa thẳng vào mạch truyện chính, dẫn người đọc như bước vào một ma trận tự sự, một mê cung không xác định với một sức ma lực cuốn hút mãnh liệt. Trong Thập tam bộ, đó là truyền kì về một con khỉ đang chờ chồng trên hoang đảo được lặp đi lặp lại với tần suất kể ba lần với ba người kể chuyện khác nhau. Lần thứ nhất, câu chuyện được tái hiện ra theo hồi ức của cô chuyên gia Lý Ngọc Thiền qua lời kể của lão nuôi thú. Lần thứ hai là lời hát của con khỉ cái trách người đàn ông vong nhân bội nghĩa. Lần thứ ba là những lời bổ sung của người kể chuyện trong chuồng sắt. Chuyện kể rằng có một người đàn ông bị gặp nạn trên biển, dạt vào một hoang đảo có rất nhiều rắn độc và thú dữ. Một con khỉ cái đã cõng anh chạy vào một hang động lót đầy cỏ khô và hoa dại rực rỡ. Nó chăm sóc anh hàng ngày và nó trở thành vợ anh. Chẳng bao lâu sau, khỉ cái sinh được một bé trai khôi ngô bụ bẫm. Người đàn ông ôm con vào lòng, đi dạo lang thang trên đảo, anh hạnh phúc với cuộc sống bình yên trên đảo này. Một ngày kia có một cánh buồm nhỏ tấp vào bờ, người đàn ông nghĩ ngay đến cơ hội quay về với nhân gian, anh ôm đứa con trai đang ngủ chạy lên thuyền. Một tiếng kêu đau đớn xé gió vang lên từ trong hoang đảo, con khỉ cái chạy vụt về phía bờ nước. Đứa con cũng khóc thét lên, quẫy đạp và vươn tay về phía mẹ nó, miệng kêu: Mẹ! Mẹ! Mẹ! Khỉ cái đau đớn và tuyệt vọng vươn đôi tay dài ngoẵng nắm lấy đuôi thuyền. Đứa con khóc thét đòi mẹ. Người đàn ông nhặt chiếc rìu chặt đứt bàn tay đầy lông lá rơi xuống lòng thuyền. Con khỉ rú lên đau đớn, ôm cánh tay đẫm máu tuyệt

96

vọng nhìn chiếc thuyền trôi ra xa, hướng về phía đất liền. Người đàn ông ứa nước mắt. Tiếng kêu của con khỉ bị tiếng sóng lấn át, hòn đảo nhỏ dần chìm khuất trong tiếng sóng mịt mù. Cái bàn tay đáng sợ vẫn nằm ngay giữa lòng thuyền.

Người đàn ông ôm con quay về quê hương, trong lòng đau xót, hổ thẹn và ân hận, thề không bao giờ cưới vợ nữa. Đứa con trai lớn lên đỗ trạng nguyên. Sau nhiều lần gặng hỏi bố về mẹ mới biết được lai lịch của mình, trạng nguyên thuê thuyền quay về đảo, tìm đến hang động, chỉ thấy bộ xương khô mất một tay. Trạng nguyên khóc và mai táng bộ xương cẩn thận, xong đập đầu vào đá mà chết. Trước đó thì bố anh ta cũng đã tự tử.

Câu chuyện truyền kì thấm đẫm bi kịch, đầy xúc động và đau xót này chen vào tâm trạng của thầy giáo vật lý Phương Phú Quý trong cái buổi sáng dài lê thê khi anh ta từ cõi chết trở về. Nghe tiếng khóc thảm thiết của cô vợ Đồ Tiểu Anh bên kia bức tường, anh muốn sống, anh không nỡ rời xa vợ con, nhưng nếu sống anh sẽ làm hại tập thể, gây khó khăn cho đồng nghiệp và học sinh. Sống hay chết với anh bây giờ là một lựa chọn rất khó khăn. Trong Phương Phú Quý chất chồng mâu thuẫn, giằng xé như lúc người đàn ông trong câu chuyện truyền kỳ một tay ôm con, một tay vung rìu chặt đứt bàn tay con khỉ cái – vợ anh, cũng như lúc trạng nguyên ôm một bàn tay khô đi tìm mẹ. Người đàn ông rất coi trọng tình cảm thiêng liêng giữa khỉ cái và con trai nhưng người đàn ông ấy cũng rất coi trọng tình cảm giữa bố và con trai. Người đàn ông muốn quay về với cuộc sống của loài người nhưng không thể để người đời biết vợ anh là một con khỉ. Anh ta khổ đau cho nỗi chia xa bị cướp mất con của người vợ nhưng người đàn ông không chấp nhận để con trai ở lại. Người đàn ông vừa muốn bảo toàn thanh danh, vừa muốn có con trai. Để giữ cho thanh danh của mình và tình cảm cha con được vẹn nguyên, người

97

đàn ông đành đoạn tuyệt tình phu thê, mẫu tử. Sự lựa chọn của người đàn ông quả là khó khăn và nghiệt ngã.

Người con trai hai mươi năm sau cũng lâm vào tình thế khó xử như cha mình hai mươi năm trước. Làm trạng nguyên thật hạnh phúc, tiền đồ rộng mở, ―nhưng liệu dư luận có chấp nhận mẹ trạng nguyên là một con khỉ không?‖ Việc bố chặt đứt bàn tay khỉ mẹ đúng là tàn nhẫn nhưng nếu bố không chặt tay mẹ thì liệu có thể có một trạng nguyên của ngày hôm nay không? Làm trạng nguyện thật sự rất vinh dự nhưng làm con của một con khỉ cũng thật đáng xấu hổ. Không tìm ra mẹ cũng rất đau khổ, nhưng tìm ra mẹ rồi lại thấy càng đau khổ hơn. Sống hay chết đối với trạng nguyên bây giờ không chỉ là sự lựa chọn mà là bi kịch của sự lựa chọn. ―Cuộc đấu tranh tư tưởng này quả là phức tạp‖ [68, tr.210].

Cuối cùng thì cả người cha và trạng nguyên đều chọn cái chết làm phương thức giải thoát tự do tư tưởng cho mình. ―Trong câu chuyện này – chết – đã trở thành cách thức giải quyết vấn đề một cách viên mãn‖ [68, tr.214]. Cuộc đấu tranh tư tưởng của thầy giáo vật lý trong buổi sáng hôm ấy còn phức tạp hơn cả hai cha con trạng nguyên vì thầy Phương không muốn chết. Điều đáng chú ý ở đây là người kể chuyện không trực tiếp phân tích những giằng xé trong nội tâm của Phương Phú Quý mà để người đọc hiểu được những nỗi khổ tâm đang dày vò tâm gan của anh ta qua tâm trạng các nhân vật trong câu chuyện truyền kỳ được lồng ghép vào. Nhân vật, sự việc được cắt ghép từ mạch phụ trở thành mạch chính, có ý nghĩa rất quan trọng, có tác dụng làm đòn bẩy giúp sự việc, nhân vật chính nổi bật hơn. Đó là sự huyền diệu của bút pháp ―dĩ tân thấn chủ‖ (lấy khách thể làm nổi bật chủ thể) mà Mạc Ngôn kế thừa từ tiểu thuyết chương hồi.

98

Sau cuộc đấu tranh giữa sống và chết, Phương Phú Quý quyết định chết vì sự nghiệp giáo dục nhưng quyết định không thể chết vì anh thực sự chưa chết, cô chuyên gia chỉnh dung số một nhà tang lễ thành phố đã phẫu thuật biến mặt anh thành mặt Trương Xích Cầu với các điều kiện Trương Xích Cầu giả vẫn tiếp tục ngày ngày đi dạy học, còn Trương Xích Cầu thật đi buôn kiếm tiền.

Thành phần xen trong Thập tam bộ còn được thể hiện qua câu chuyện đăng trên báo về những người đàn ông ở Mỹ đã trải qua nhiều ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính để trở thành đàn bà ―trăm phần trăm‖, sau đó đã lấy chồng và làm mẹ được kể ra trước lúc cô chuyên gia chỉnh dung quyết định phẫu thuật để chuyển đổi gương mặt Phương Phú Quý thành Trương Xích Cầu.

Với kết cấu lồng ghép nhiều truyền kỳ hấp dẫn, Mạc Ngôn đã khơi lại mạch ngầm tự sự chương hồi Trung Quốc.

Liên văn bản nhìn từ lí thuyết hậu hiện đại. Nhà nghiên cứu người

Pháp G.Genette đưa ra năm dạng thức của liên văn bản: 1. Liên văn bản: trích dẫn, điển tích, đạo văn…; 2. Cận văn bản: quan hệ giữa văn bản và phụ đề, lời nói đầu, lời bạt, đề từ…; 3. Siêu văn bản: chú giải hoặc viện dẫn văn bản trước đó một cách có phê phán; 4. Ngoa dụ văn bản: cười cợt hay giễu nhại của văn bản này đối với văn bản khác; 5. Kiến trúc văn bản: mối quan hệ thể loại giữa các văn bản [1, tr.37].

Các dạng thức liên văn bản nêu trên đều được hiện diện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Tuy nhiên, trong giới hạn nhất định chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề liên văn bản trong tiểu thuyết Thập tam bộ dưới hai khía cạnh chính sau:

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 96)