Kiểu mã kép phục chế qua cặp hình tượng

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 62)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Kiểu mã kép phục chế qua cặp hình tượng

Tiểu Anh

Lý Ngọc Thiền cũng là một mảnh ghép nghịch dị. Được giới thiệu là một người đàn bà đầy dục vọng với trái tim nằm ở phía bên phải lồng ngực – một chuyện hi hữu xưa nay. Chúng ta chỉ có thể biết được cô qua hình dung rất mơ hồ của những người đàn ông mà cô đã từng quan hệ, còn lai lịch thực của cô ra sao thì tác giả hoàn toàn không nhắc đến. Qua lời kể của người kể chuyện không xác định, chúng ta biết được rằng Lý Ngọc Thiền là một người đàn bà sống tằn tiện, tiết kiệm, có đầu óc thực dụng, kinh tế với nghề chỉnh dung xác chết.

Cô ta có cái thú cũng dở người, đầy kì dị, đấy là nếu hễ trong lòng thấy phấn khởi, có việc gì hài lòng thì y rằng sẽ chụp tai thầy giáo vật lý mà véo mạnh, còn nếu cô ta tỏ ra dịu dàng ôn hòa thì y rằng có chuyện chẳng lành đang xảy ra. Đây là một người đàn bà có hai đầu vú đỏ hồng, khuôn ngực như hai tảng than đang cháy hừng hực chiếu vào khuôn mặt thầy giáo vật lý. Cô là mã kép song trùng, là cái bóng của mẹ mình. Bởi con gái luôn là tình địch ẩn tàng của mẹ. Mẹ của Lý Ngọc Thiền đã từng là một người đẹp, được xếp vào

60

loại đàn bà đến tuổi trung niên lại hấp dẫn hơn nhiều so với thời thanh xuân, giống như những loại trà danh tiếng, ngụm đầu tiên vừa đắng vừa chát, nhưng về sau mới có thể thưởng thức được cái vị ngọt ngào thơm tho của nó. Những thanh niên mới lớn uống ngụm trà đầu tiên – tức vùi đầu vào thời thanh xuân của mỹ nhân họ Lạp, chắc chắn sẽ nhận lấy cái đắng cái chát mà chết như uống phải độc dược. Thế nhưng mỹ nhân ngày ấy bây giờ dưới mông đã có hai vết thương lở loét, máu thịt bầy nhầy, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, những con nhặng đang dùng tinh thần của ―Ngu Công dời núi‖ kiên trì gậm nhấm những mụn thịt thối của bà ta. Mỗi lần kí ức ùa về thì hình ảnh người mẹ luôn gợi nhắc Lý Ngọc thiền đến tuổi mười lăm căng tràn nhựa sống, khi quay về với thực tại thì hình ảnh người mẹ bệnh tật lại gợi nhắc đến nỗi ám ảnh của thời gian với già nua và bệnh tật. Có thể nói, mẹ cô chính là một tấm gương để cô đối chiếu và chiêm nghiệm cuộc đời mình.

Nhiệm vụ của cô chuyên gia chỉnh dung là làm đẹp cái xấu, biến những thứ đã biến dạng và rữa nát thành tươi nguyên. Tức là lừa người thân của xác chết, cũng là lừa những nơi đón tiếp người chết. Sản phẩm của cô là một thứ ―cứt lừa‖ được bọc một lớp nhung sáng loáng ở bên ngoài. Kỹ thuật chỉnh dung vốn từ lĩnh vực y học được nâng lên thành phạm trù mỹ học, sau đó kết hợp với y học, tạo thành y học của cái đẹp. Nhiệm vụ của cô là sửa sang cái vẻ bề ngoài của xác chết, cô có thể biến một con quỷ dạ xoa thành một thiên thần. Kỳ thực mỗi lần thực hiện công việc này cô đều tự ám thị cho mình rằng kẻ mà cô đang thực hiện công việc này nếu không là tình địch của cô thì cũng là kẻ thù của cô. Khi tay nghề đã lên cao, trở thành một chuyên gia giỏi nhất, mỗi lần khoác chiếc áo trắng vào người, cô lại có cảm giác mình giống như một thiên thần.

Chính trong lúc tiền lương ít ỏi, thu không đủ chi, giá cả leo thang, các loại thực phẩm trở nên khan hiếm, cô chuyên gia chỉnh dung và ông lão nhân

61

viên quản lý thú dữ đã phát hiện ra một phương án kiếm thịt để ăn một cách toàn vẹn. Đây cũng là nhân vật vì miếng cơm manh áo mà phải bán linh hồn cho quỷ dữ.

Là con người có nhục dục cao, nhưng không bao giờ được thỏa mãn, bản thân cô cũng là một thế giới cô đơn không được thấu hiểu và sẻ chia. Cô đau khổ và kiếm tìm lạc thú cho riêng mình từ việc phục chế nhan sắc cho người chết. Khi làm công việc này, cô tìm thấy một khoái cảm đặc biệt cho riêng mình. Cô nghiệm ra rằng tất cả mọi thứ trên đời đều giả tạo, tất cả mọi người, cả sống lẫn chết đều đeo mặt nạ. Người sống thì sống vì trách nhiệm đạo đức, lương tâm, thẩm mỹ xã hội. Còn người chết cũng phải đẽo gọt mình để đẹp lòng người sống.

Đồ Tiểu Anh là một chuyên gia lột da thỏ trong xưởng đồ hộp, quê gốc ở Cáp Nhĩ Tân, cô là đứa con lai hợp chủng Trung – Nga. Trong khi lột da thỏ, cô đã ngộ ra được một chân lý: Bất kì thỏ mang màu gì, đều có kết cục số phận giống nhau. Chân lý của cô thật kinh ngạc lại ăn khớp với chân lý mà Lý Ngọc Thiền ngộ ra khi đứng trước chiếc giường chỉnh dung: Cho dù khi sống, mỗi người có vị trí xã hội khác nhau, nhưng sau khi chết, mùi vị của xác chết đều giống nhau.

Chồng chết quả là một bước biến đổi vô cùng quan trọng trong cuộc đời một người đàn bà. Mùi tang tóc đậm đặc bao vây lấy Đồ Tiểu Anh, khiến đôi mắt cô cay xè và nhức nhối không thể nào chịu đựng được. Khi nhìn vào cái lưng trần, cái gương mặt như một nụ hoa mới hé của con gái, có một cảm giác lạ lẫm xâm chiếm lấy cô. Thân thể ngày càng nở nang của con gái khiến cô thấy sợ hãi. Con gái rõ ràng là nỗi lo của bố mẹ, chồng cô mất rồi, nỗi lo ấy hoàn toàn trút lên người cô. Trong khi nhớ chồng, cô nhớ đến chuyện những người đàn bà góa mong muốn nhanh chóng được xuất giá như thế nào.

62

Những câu chuyện này có ý nghĩa rất quan trọng, nó đã gián tiếp phân tích những suy nghĩ thầm kín về chuyện nhân sinh của Đồ Tiểu Anh. Do đâu lại có chuyện liên tưởng đó, liên tục mấy ngày nay, lúc nào cô cũng nghe thấy có một âm thanh rất quen thuộc ở phía bên nhà hàng xóm. Cô nghĩ tai mình có vấn đề, nhưng đó là những kết luận sai. Rõ ràng là có tiếng của chồng cô bên kia bức vách. Chồng cô đã chết, thi thể đã được đưa vào nhà tang lễ chờ được trang điểm, nhưng tiếng nói của anh ta ngày nào cũng vang lên trong nhà cô chuyên gia chỉnh dung. Cô nhớ lại lần đầu cô và chồng mình gặp nhau, khi đó cô là sinh viên tiếng Nga trường Đại học Sư phạm. Khi Phương Phú Quý va đầu vào ngực Đồ Tiểu Anh, anh ta cảm thấy nó ấm và mềm, nhưng kì thực nó rất lạnh và cứng. Lúc ấy Đồ Tiểu Anh lúng túng, không vui, xấu hổ. Gò ngực của cô lúc đó chưa hề có một nếp nhăn, trơn bóng như hai cái muôi lật úp. Chính cái đầu cứng của Phương Phú Quý húc vào ngực cô đã làm tiếng chuông ái tình trong lòng cô ta vang lên. Con mọt sách mà bị đánh động về tình dục có khi còn mãnh mẽ hơn cả sư tử. Tình dục của Đồ Tiểu Anh rất mạnh, rất dai, nếu không làm sao chịu nổi sự phát tiết đến độ điên cuồng của Phương Phú Quý, ngay cả thượng đế cũng khó lòng chế ngự tình cảm, mọi ý chí dễ dàng biến thành mây khói nếu bị con người cuồng loạn này ôm siết vào lòng. Cô kìm nén cảm xúc giống như nhiệt độ trong nồi áp suất tăng lên, bị nén đến độ vung của nó không thể giữ lại được nữa. Không kiềm lòng được, cô ta khóc nấc lên, cô cố ý khóc thật to để tiếng khóc có thể xuyên vách để người bên kia vách có thể nghe thấy. Tiếng khóc ấy giống như lời kháng nghị, lời cảnh cáo, lời nguyền rủa, nó giống tiếng kêu của chim nhạn lẻ bầy, giống tiếng tru của chó sói trong lồng. Tiếng khóc ấy rồi sẽ có ngày đẩy ngã bức tường sơ sài kia. Cùng tiếng khóc đó là những hồi ức về Phương Phú Quý, nhớ lại giây phút khi chàng trai này hôn cô, cô đã có cảm giác bị kích thích giống như một luồng điện xuất phát từ xương cốt, lan tỏa đến đỉnh đầu, chiếm

63

lĩnh toàn bộ cơ thể cô ta, miệng cô đã tự động mở một cách vô ý thức. Khi bị tát liên tục 26 cái, anh vẫn ôm chặt lấy cô. Màng trinh bị phá nát của cô khiến cô có cảm giác mình đã chết vì xấu hổ và nhục nhã. Đồ Tiểu Anh và Lý Ngọc Thiền khác nhau cũng chính ở quan niệm này, nếu Lý Ngọc Thiền không mấy coi trọng, khinh rẻ nó, thì với Đồ Tiểu Anh, màng trinh là tính mệnh của mình. Mặc dù trinh tiết là tính mệnh, nó thật đáng quý, nhưng mất nó rồi thì vẫn phải sống. Điều này giúp chúng ta mở rộng trường liên tưởng đến Lý Ngọc Thiền, khi cô bị ông cậu hờ cướp mất trinh tiết và đáp mình như đồ vật cho tay trung úy, cô đã tự tử, nhưng sau khi sống lại thì ý thức sống càng mãnh liệt hơn nữa. Như vậy sự đồng điệu trong cách suy nghĩ của các cặp nhân vật cho ta thấy rằng, dù cuộc sống với họ có khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa thì cuộc đời vẫn là đáng để sống. Bởi vậy tất cả các nhân vật, trước ngưỡng cửa của sự sống và cái chết, đều quyết định chống chọi để sống đến cùng, chứ không ai buông xuôi chọn lấy cái chết làm phương thức giải thoát. Cách giải thoát tốt nhất và hiệu quả nhất với họ là sống và đối đầu với tất cả.

Chồng chết, nhưng cô không giống với các phụ nữ góa bụa khác để cho dung nhan tiều tụy, mà cô đặt mình trên cương vị là vợ một chiến sĩ anh hùng hi sinh trên mặt trận vinh quang. Cho dù bên trong có đau khổ nhưng bên ngoài thì vẫn phải bình tĩnh, giọng nói phải nhẹ nhàng lưu loát, phong thái cao thượng, không cần phải có những lời động viên từ xung quanh mà phải tự mình khắc phục, lý tưởng phải kiên định, phải cố gắng trong công việc, dạy dỗ bọn trẻ, đặt đôi gánh của người chết để lại lên vai. Cái chết đột ngột của chồng mà các cấp lãnh đạo thành phố quan tâm đến cô, khi nghe ông hiệu trưởng an ủi, cô chỉ trực khóc, không phải vì thương xót chồng mà khóc vì sự quan tâm nhiệt tình của các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền đối với cô. Đây là một điều thật nực cười, thật nghịch dị trong tâm trạng của Đồ Tiểu Anh lúc ấy. Cô là đứa con lai tạp từng bị mọi người miệt thị, chỉ trích, bị mang tiếng là

64

phản đồ, mật thám Nga, bởi vì yêu và lấy cô mà Phương Phú Quý cũng bị liên lụy. Thế nhưng tình nghĩa vợ chồng không làm cho cô xúc động bằng sự quan tâm, bằng lời của hiệu trưởng. Thậm chí người chồng gục ngã trên bục giảng vì kiệt sức cũng không khiến cô thương xót, xúc động bằng những lời an ủi trống rỗng của hiệu trưởng. Phải chăng cái mà người phụ nữ này muốn chính là vị thế xã hội.

Khi Phương Phú Quý từ nhà tang lễ trở về, cô đã tưởng là bóng ma và ngất xỉu. Tại sao cô ta lại không nhận ra chồng, mà chỉ cho đó là một bóng ma? Phải chăng cô ta cũng sợ chồng mình thực sự đã sống lại mà không chết. Khi nhìn thấy Trương Xích Cầu giả trong đoàn giáo viên đến thăm nhà, người đàn ông đó có dáng đi giống chồng cô. Và vì thế cô ta nghĩ rằng, chồng mình đang hóa trang thành một gương mặt khác để đùa cô, để thử thách cô. Cô phát hiện ra thầy giáo trọc đầu Trương Xích Cầu có những biểu hiện không bình thường, gương mặt biểu lộ những trạng thái tình cảm rất lạ lùng, hình như phía trong gương mặt kia vẫn còn có một gương mặt khác.

Đôi bàn tay lạnh lẽo của cô tìm thấy hạnh phúc trong công việc. Chỉ có công việc mới đem lại hạnh phúc cho con người. Khi làm công việc ―lột mũ cởi áo‖ thỏ, dùng ngón tay của mình ấn vào tim con thỏ cô cảm thấy trong lòng dậy lên một niềm vui điên cuồng. Có thể nói cô vừa làm việc vừa hưởng thụ niềm vui bí mật của riêng mình. Mỗi khi bị quẫn bách cô đều có cảm giác mình đang trần truồng trước mặt người khác, trong nhiều giấc mơ, cô thấy mình bị lột truồng nhiều lần, thậm chí còn bị lột da. Cô cũng giống như số phận của những con thỏ không đồng ý để người ta lột da, nhưng cũng không thể phản kháng lại.

Trong mối quan hệ với Phương Phú Qúy, Lý Ngọc Thiền và Đồ Tiểu Anh là địch thù của nhau; nhưng trong thiên tính nữ và quan niệm cuộc sống

65

thì cả hai người đàn bà này đều có những nét giao thoa tương đồng nhau.

Tương đồng về hoàn cảnh sống. Họ là hai người hàng xóm chung vách, có chồng là thầy giáo cùng dạy vật lý. Họ đều ở trong một ngôi nhà chung vách chật trội, tù túng, nghèo nàn. Tương đồng về nghề nghiệp. Nghề nghiệp của họ, theo đúng nghĩa ―phục chế‖, một người ―cởi bỏ mũ áo‖ – lột da thỏ, một người trang điểm lại cho xác chết đẹp hơn. Cả hai công việc đều liên quan đến mổ xẻ, dao kéo, cái chết. Đối tượng của họ cũng bổ trợ cho nhau, nếu Đồ Tiểu Anh gây ra cái chết, thì Lý Ngọc Thiền khiến cái chết trở nên đẹp hơn trước mắt người thân và công chúng. Cả hai đều vì nhân dân mà phục vụ, Đồ Tiểu Anh giết thỏ, và vì món thịt thỏ cho toàn xã hội thưởng thức, còn Lý Ngọc Thiền lấy lại uy tín và thể diện cho các ông lớn trước mặt quần chúng nhân dân bằng việc loại bớt mỡ và thịt thừa. Tương đồng về tính cách và dục vọng. Đây là hai người đều mang khát vọng nhục thể rất lớn. Lúc nào trong đầu óc hai người đàn bà này cũng bị nhục dục ám ảnh. Nếu như ngay từ khi còn là cô bé 15 tuổi, Lý Ngọc Thiền đã cởi truồng và có quan hệ ái tình với tình nhân của mẹ; thì cũng ngay trong thời kì cách mạng văn hóa, cô sinh viên tiếng Nga Đồ Tiểu Anh cũng bị một cán bộ xã cưỡng dục. Những ám ảnh đó luôn bám theo hai cô. Cả hai đều đã từng tự tử nhưng không thành, từng có cảm giác xác thịt khi đứng trước một người đàn ông là Phương Phú Quý. Và cả hai đều có kết cục đáng thương, kết thúc tác phẩm là cái xác của Đồ Tiểu Anh nằm trên bàn chỉnh dung của cô chuyên gia Lý Ngọc Thiền. Còn Lý Ngọc Thiền thì cũng mất tất cả.

Mã kép của hai nhân vật này chính là sự tương khắc và tương đồng trong hành trình tìm đến khát vọng giải phóng nhục thể của họ.

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)