6. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Hình tượng nghịch dị
Nghịch dị (grotesque- có khi còn được dịch là kệch cỡm) là ―một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại), dựa vào huyễn tưởng, vào tính trào phúng, vào tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kì quặc cái huyễn hoặc và cái thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa‖ [2, tr.215]. Kiểu hình tượng nghệ thuật nghịch dị này đã có từ xa xưa, đặc trưng cho văn hóa dân gian, biểu hiện ―quan niệm duy vật tự phát của dân gian về tồn tại‖[2, tr.216]. Trải qua các giai đoạn lịch sử, nghịch dị với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật đã có nhiều biến đổi, bổ sung,
40
mỗi thời kì có một màu sắc riêng. Đến thế kỉ XX, nghịch dị lại trở thành một hình thức tiêu biểu của nghệ thuật. Xu thế của kiểu nghịch dị này là, ―sự biến hóa đột ngột từ thế giới quen thuộc của ta thành thế giới xa lạ và thù nghịch, do nó cai quản, nó là một thế lực phi nhân và không thể hiểu được, một tính tất yếu tuyệt đối
biến con người thành con rối... Kiểu nghịch dị hiện thực chủ nghĩa vẫn thiên về tố cáo một chiều nhưng hướng tới sự luận bàn triết lý về những xung đột xã hội và tinh thần của thế kỉ XX‖ [2, tr.218].
Hegel xác định hình tượng nghịch dị bao gồm ba đặc điểm: sự pha trộn các lĩnh vực tự nhiên khác nhau, tính phóng đại quá mức và sự gia tăng một số bộ phận thân thể. Tuy nhiên Hegel hoàn toàn không biết đến vai trò tổ chức của tiếng cười trong hình tượng nghịch dị và xem xét cái nghịch dị ngoài mối quan hệ với cái hài.
Theo F.T.Vischer, bản chất và động lực của cái nghịch dị, là cái hài, cái nực cười. ―Cái nghịch dị là cái hài dưới hình thức huyền diệu‖, đó là ―cái hài huyền thoại‖.
Định nghĩa về hình tượng nghịch dị thì có rất nhiều, tuy nhiên không phải định nghĩa nào cũng chính xác và hoàn toàn là chân lí đúng. Ở đây chúng tôi xin dẫn ra một định nghĩa chính xác về hình tượng nghịch dị của L.E.Pinxki: ―Trong hình tượng nghịch dị, cuộc sống trải qua mọi bậc phát triển – từ những bậc thấp nhất, bất động và thô sơ đến những bậc cao nhất, uyển chuyển và giàu tinh thần nhất và qua chuỗi những hình thái thiên hình vạn trạng ấy nói lên sự thống nhất của mình. Nhích lại gần nhau cái xa cách, kết hợp cái loại trừ lẫn nhau, phá vỡ những quan niệm quen thuộc, hình tượng nghịch dị trong nghệ thuật tựa hồ như nghịch lý trong lôgic. Mới thoạt nhìn, thì hình tượng nghịch dị chỉ hóm hỉnh và ngộ nghĩnh, nhưng nó chứa đựng nhiều tiềm năng‖ ( Dẫn theo [2, tr.218]).
41
Đặc điểm chủ đạo của hình tượng nghịch dị là bị hạ thấp, tức là chuyển vị tất cả những gì cao siêu, tinh thần, lí tưởng, trừu tượng sang bình diện vật chất – xác thịt, tức là mọi thứ đều bị kéo sát xuống đất, đều bị thân xác hóa. ―Hạ thấp ở đây có nghĩa là kéo sát xuống đất, làm cho hòa nhập với đất như một nhân tố vừa thu hút, lại vừa sản sinh: hạ thấp tức là cùng một lúc vừa hạ huyệt vừa gieo hạt, là giết chết để lại sinh ra tốt đẹp hơn và phong phú hơn‖ [2, tr.196]. ―Hạ yết‖ cũng có nghĩa là làm cho sát lại với đời sống của cái thân xác ―phần dưới‖, đời sống của bụng và các cơ quan sinh dục, với các hoạt động như giao hợp, thụ thai, chửa đẻ, ăn uống, phóng uế. ―Hạ yết‖ đào huyệt thân xác cho sự ra đời mới. Bởi vậy nó không chỉ có ý nghĩa tiêu diệt, phủ định, mà nó hàm chứa cả ý nghĩa tích cực, ý nghĩa tái sinh: ý nghĩa tương phản, cùng một lúc vừa khẳng định vừa phủ định, nó là cái chết thụ thai, cái chết sản sinh. Hình tượng nghịch dị thâu tóm hiện tượng ở trạng thái biến chuyển, biến hóa chưa hoàn thành, ở thời điểm chết đi và sinh ra, tăng trưởng và đổi thay trong quá trình biến hóa.
Trái ngược với tất cả những điều đó, hình tượng quy phạm mới nhìn thân xác một cách hoàn toàn khác, đó là những thân thể hoàn kết nghiêm ngặt, hoàn bị tuyệt đối, đơn độc, được cách ly khỏi các thân thể khác. Vì thế, mọi dấu hiệu của sự chưa hoàn thành, sự tăng trưởng, sinh sôi nẩy nở ở đó bị loại bỏ: người ta đẽo gọt đi tất cả những chỗ nó lồi ra, chồi lên, bào phẳng những bề mặt nổi (có ý nghĩa như những chồi, nhánh mới), che kín những hốc lỗ. Tính không hoàn kết muôn thuở của thân xác dường như được che giấu, che lấp đi: sự thụ thai, mang thai, sinh đẻ, giẫy chết thường không được miêu tả. Lứa tuổi được chọn lựa thường cách xa tối đa với bụng mẹ và huyệt chôn, tức là cách xa tối đa cái ―ngưỡng‖ của đời sống cá nhân. Trọng tâm được nhấn mạnh là tính cá thể hoàn chỉnh, độc lập của thân thể ấy.
Thế giới nhân vật trong Thập tam bộ là thế giới nhân vật nghịch dị với kiểu lắp ghép tinh nghịch của thượng đế trẻ thơ, ―Râu ông nọ cắm cằm bà kia‖, là sự
42
kết hợp giữa cái bình thường và bất bình thường, giữa nhân hình và phi nhân hình, giữa hiện thực và ảo mộng, giữa người sống và người chết với ngoại hình cắt dán, ghép mảnh, và tính cách ―đồng hiện‖, ―hoán đổi‖, mà chúng tôi tạm gọi là kiểu nhân vật nghịch dị với ―nghệ thuật phục chế‖.