Giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ cuồng hoan

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 90)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.Giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ cuồng hoan

Ngôn ngữ cuồng hoan đã phá bỏ trật tự quy phạm thông thường của ngôn ngữ, chỉ ra cho chúng ta thấy được ngôn ngữ văn học không hoàn toàn là hệ thống quy phạm ngữ pháp có sẵn, cố định; mà dựa vào cách dùng ngôn ngữ của bản thân mỗi người sáng tác, mỗi nhà văn đã sáng tạo nên thế giới ngôn ngữ của riêng mình. Trong cuộc sống con người bình thường vẫn được tiếp xúc với hệ thống ngôn ngữ chuẩn ngữ pháp, có như vậy mới có thể bảo đảm được tính hợp lí trong trong giao tiếp giữa người với người. Nhưng ngôn ngữ cuồng hoan lại tạo ra khoảng cách rất xa so với hệ thống chuẩn ngôn ngữ, nó không phù hợp với tâm lí giao tiếp thông thường của con người, ở chỗ nó làm cho con người có cảm giác lạ lẫm, phá hoại tất cả các khoảng cách tất yếu giữa các vật, giữa các hiện tượng, giữa các giá trị, nó khiến con người nghĩ rằng sẽ làm mất ranh giới giữa các cặp đối lập: cao cả - thấp hèn, xấu – tốt,

88

sang – hèn, thiên thần – ác quỷ....thậm chí còn tạo nên sự đánh đồng tất cả những giá trị vốn được phân tách rất rạch ròi thành một. Đứng từ góc độ tiếp nhận của độc giả mà nói, sự lạ hóa của tác phẩm sẽ sản sinh ra một loại mỹ cảm đặc biệt. Độc giả thưởng thức tác phẩm có cảm giác giống như anh ta đang đọc lại trí nhớ của chính mình. Chính hệ thống ngôn ngữ cuồng hoan đã tạo nên trong người đọc sự lạ hóa. Lạ hóa nhờ bút pháp thăng cách và giáng cách.

Như trên đã nói, giáng cách tức là hạ bệ tất cả, hạ bệ những thứ vốn được coi là thanh cao xuống thấp hèn. Giọng mỉa mai, châm biếm dùng để hạ bệ phó thị trưởng Vương trong Thập tam bộ: ―Có một loại đàn ông chuyên đi khai khẩn những mảnh đất trinh nguyên của đàn bà mà không đổ lấy một giọt mồ hôi. Trưởng phòng lao động thành phố là loại đàn ông ấy. Lão họ Vương, mặt và thân thể đều vuông, nghe đâu là người Sơn Đông, nhà hắn cách quê quán của hảo hán Lương Sơn Bạc Toàn Phong Lý Quỳ không xa. Đôi tay của lão cực to, Lý Ngọc Thiền thường ví đôi tay của lão là hai chiếc búa của Lý Quỳ‖ [68, tr.53]. Đôi bàn tay to dị dạng như hai chiếc búa của Lý Qùy ấy dùng vào việc ―bóp vú‖ đàn bà, và vơ vét của cải của nhân dân.

Những nhân vật cấp cao trong tiểu thuyết Thập tam bộ được xây dựng thành những nhân vật điển hình cho lý trí, hình như trong số họ không có ai say mê tình ái. Nhưng có chính trị gia tất có ngoại tình, có ngoại tình tất có chuyện nửa giang sơn, nhưng cuối cùng có ai dám thừa nhận tình nhân của các nhà chính trị một cách hợp pháp?! Đây là một sự mỉa mai nực cười, bởi ngay sau đó là những câu văn sắc lạnh giáng cách tất cả, đảo lộn tất cả, biến những thứ vốn phải là cao thượng thành đối tượng của sự bỡn cợt, cười đùa. Tác giả hạ bệ những nhân vật cỡ bự của thành phố. Còn thượng đế của nhà tang lễ là những con chuột. ―Thượng đế là một người đàn bà trung niên lương thiện có đôi vú thật to‖ [68, tr.283].

89

Ngôn ngữ cuồng hoan còn làm cho độc giả không khỏi phì cười khi đọc những câu của vị lãnh đạo thành phố nói về chứng bệnh ―quái gở‖ của những nhà cầm quyền: ―Hiện nay có một bệnh truyền nhiễm kì lạ đang hoành hành khắp thành phố. Biểu hiện chủ yếu của căn bệnh này là người bệnh ngồi trên ghế salon, vừa hút thuốc vừa xem tivi màu vừa chửi lãnh đạo thành phố. Thầy giáo dạy văn ở trường trung học số 8 chửi lãnh đạo thành phố là ―bọn bụng bẩn‖. ―Họ cho rằng bụng của chúng tôi chứa toàn mỡ và thịt của dân…Lúc còn sống, phó cục trưởng Vương làm việc ngày đêm, mỗi ngày làm việc đến 14 tiếng đồng hồ, cuộc sống đơn giản đạm bạc, trà thô cơm hẩm. Ông ấy mập là vì bệnh. Chứng bệnh này rất khó trị, chỉ uống nước lã cũng mập‖ [68, tr.80]. Bởi vậy, để giảm bớt sự ác cảm của quần chúng, giảm bớt nỗi đau khổ vì mất người thân của người nhà người chết, việc chỉnh dung, khôi phục lại diện mạo cho Phó cục trưởng Vương là điều tất nhiên phải xảy ra. Sau khi cắt bỏ đi khoảng 30kg mỡ thừa, thì nằm trong phòng truy điệu ngày hôm sau là một thi thể phó cục trưởng Vương người gầy gò, bụng phẳng, đường hoàng đĩnh đạc, mắt nhắm nghiền, hai môi mím chặt, kiên nghị và nghiêm trang.

Trong Thập tam bộ, Mạc Ngôn mượn lời ông quản lý thú dữ để hạ bệ lương tâm, đạo đức của cô chuyên gia chỉnh dung Lý Ngọc Thiền ―Cô dùng gỗ mềm, keo dán, ruột dê, da chó tất tần tật để tạo ra một cái đầu giả gắn lên cổ con trai tôi để lừa tôi, lừa mọi người, cô còn có lương tâm không? Lương tâm kì thực là chúng ta lừa lẫn nhau. Giống như cặp vú này của cô, tôi biết là nó đang khao khát bàn tay đàn ông sờ mó, thậm chí còn muốn được cắn nát, nhưng chồng cô lại chẳng có chút hứng thú gì với cô về chuyện này. Cô vì lương tâm mà cô lừa lọc mình, cấm cố mình, khắc chế những dục vọng đời thường nhất, thế lương tâm của cô đâu rồi? Tôi và cô đều là những người làm ra lương tâm, vì cô quan hệ với người đã chết, còn tôi quan hệ với thú dữ‖ [68, tr.149]. Lời nói ―mỉa‖ Lý Ngọc Thiền này cho chúng ta biết lão đã ám chỉ tất

90

cả mọi người, bởi chung quy lại con người là ích kỷ và hẹp hòi, bởi ―Về bản chất, ý nghĩa của từ đạo đức là luôn bao hàm sự giả dối. Không biết bao nhiêu nhân vật cỡ bự bây giờ vẫn là khuôn mẫu của đạo đức, nhưng chờ cho đến một ngày kia, khi anh ta bị hạ bệ, ắt sẽ không có biết bao nhiêu là chuyện phi đạo đức của anh ta sẽ bị phanh phui‖ [68, tr.265].

Mạc Ngôn đã giáng cách những điều con người vốn rất tôn sùng bằng thứ ngôn ngữ giễu: ―Thói quen của dư luận là, thích thì đề cao ngất trời, ghét thì nhấn xuống đến tận đáy biển. Do vậy, vinh quang cũng chỉ là một liều thuốc giết người một cách chậm dãi thôi. Đối phó với kẻ thù tốt nhất là cứ ca tụng anh ta cho đến tận mây xanh‖ [68, tr.157]. Rồi ―Nhân dân lúc nào cũng sùng bái anh hùng. Không có anh hùng, quốc gia nguy vong; không có anh hùng, con người không còn là con người‖ [68, tr.159]. Nhưng anh hùng cũng chỉ là thứ ―anh hùng rơm‖, là giả tạo che mắt thiên hạ, là do miệng lưỡi bợ đỡ của thiên hạ mà ra. Thì đó chẳng phải là thứ ―anh hùng‖ hư danh sao?

Rất nhiều câu nói của các danh nhân, nhiều câu cách ngôn, khẩu hiệu được xem là vật báu của văn chương, chính trị, triết học được Mạc Ngôn vận dụng vào hành vi đời thường, thậm chí tầm thường. Đơn cử như triết lý ―Chết vinh còn hơn sống nhục‖ được đem ra chế tác và trải nghiệm lại. Câu nói này vốn dành cho những bậc quân tử hi sinh vì khí tiết thanh cao, nhưng nay nó được nói ra bởi một người đàn bà bị lửa tình làm cho mê muội. ―Trải qua những kinh nghiệm về cái chết, cô đã nhận ra một chân lý vĩnh hằng: Chết vinh quang không bằng sống nhàm chán‖ [68, tr.177]. Với câu nói này, Lý Ngọc Thiền đã hạ bệ mọi thứ triết lý về nhân sinh cuộc sống. Sống, dù thế nào cũng hơn chết, dù đó là sự sống kéo dài không được thỏa mãn lòng ham muốn. Hay cách hạ bệ sự giáo dục của nhân loại qua lời của lão nuôi thú dữ: ―Vườn thú là nơi giáo dục con người tốt nhất – Lão già nuôi thú đang vịn vào lan can, nói một cách lạnh lẽo – Nhân loại nên học cách sinh hoạt của động

91

vật….Ăngghen nói: Giải phẫu cơ thể khỉ chính là chìa khóa để giải phẫu cơ thể con người – Lão tiếp tục: Trên mặt của khỉ đều biểu lộ sự thông minh. Con người tự cho rằng mình thông minh hơn khỉ, nhưng liệu cô có thể đoán được lúc này bọn khỉ đang nghĩ gì không?‖ [68, tr.183]. Như vậy qua phương thức giễu nhại bằng việc giả trang từ ngữ (theo Henri Becnac, giả trang từ ngữ nghĩa là ―từ những từ ngữ trang trọng chuyển thành những từ ngữ thân mật, bình dị‖), Mạc Ngôn đã cho người đọc thưởng thức những màn giáng cách độc đáo, thú vị.

Chính giọng điệu bỡn cợt kết hợp với vận dụng mô thức mỉa mai gắn liền với mã kép của chủ nghĩa hậu hiện đại trong hệ thống ngôn ngữ cuồng hoan đã tạo nên một phong cách tự sự bốp chát, suồng sã, bông lơn, khinh bạc, hạ bệ mọi thứ một cách thản nhiên. Nó phá vỡ vẻ mực thước trang trọng quen thuộc của văn xuôi, khiến người đọc nhận ra một phong cách ngôn ngữ đầy thô ráp và táo bạo của riêng Mạc Ngôn.

Không chỉ có giáng cách, mà Thập tam bộ còn chứa đầy những ngôn ngữ thăng cách, biến những thứ vốn bị kiêng kị, suồng sã, tục tũi, thô ráp thành những thứ đáng được nhân loại ngợi ca. Thuyết minh cho loại ngôn ngữ này của mình, Mạc Ngôn nói: ―Tôi là người xuất thân từ tầng lớp hèn kém cho nên các tác phẩm của tôi chứa đầy những quan điểm thế tục, nên ai đó định tìm những điều tao nhã trong tác phẩm của tôi chắc chắn sẽ phải thấy thất vọng. Đó là chuyện không thể khác hơn được, người thế nào thì nói thế ấy, chim nào thì hót tiếng ấy. Tôi lớn lên trong đói rét cơ hàn, tôi từng chứng kiến rất nhiều cảnh đau khổ và bất công trên đời, trong lòng tôi tràn đầy cảm thông đối với nhân loại và phẫn nộ đối với sự bất công. Do đó tôi chỉ có thể viết ra những tác phẩm như vậy‖ [46, tr.105].

92

Theo PGS. TS. Lê Huy Tiêu, ―Những từ ngữ tục tũi này trong ý thức thẩm mỹ thông thường, người ta hay tránh né nhưng Mạc Ngôn đã đưa nó vào thánh đường văn học một cách đường hoàng‖ [99, tr.195].

Theo TS. Nguyễn Thị Bình, từ ngữ thô tục là một cách thể hiện ―cái tôi‖ sáng tạo đả phá vào ―lối văn đạo mạo của người rao giảng đạo đức‖ để đạt đến nhu cầu ―gọi đúng tên sự vật‖. Cách sử dụng từ ngữ thô tục cũng là biểu hiện tính cách cực đoan của người Trung Quốc nói chung và phong cách tự sự cực hạn của Mạc Ngôn nói riêng. Tuy nhiên, ở nhiều chỗ, chất ―thiên mã hành không‖ của Mạc Ngôn đã đi ―quá trớn‖ với những câu ví von một cách thô thiển như ―Anh đang nhâm nhi cứt chim yến trong miệng. A! Nó có vị chua chua và như có mùi tinh trùng!‖…―Tiếng kêu và cứt gặp nhau, giống như chất lên men gặp thức ăn, và từ đó tiếng đánh rắm được hình thành‖; ―Thầy giáo vật lý không hề tức giận, chỉ cảm thấy bị quấy rầy, giống như ai đó ỉa mà bắt anh phải làm công việc chùi đít hộ‖ [68, tr. 112, 113, 246].

Theo M. Bakhtin, sử dụng phổ biến những lời mắng mỏ, chửi rủa chính là đặc trưng của thứ ngôn ngữ suồng sã – quảng trường, một hình thức của văn hóa trào tiếu dân gian. Vì vậy những câu chửi ―ỉa vào‖, ―đồ cứt thối‖,…là hạ bệ thần tượng, giễu cợt những mặt nạ trang trọng, đạo mạo, những thói quen đạo đức giả theo phương pháp của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị kiểu Rabelais‖ [6, tr.209]. Từ góc nhìn này, chúng ta càng thấy rõ chất dân gian đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ tiểu thuyết Mạc Ngôn như thế nào.

Chửi tục tràn ngập trong hệ thống ngôn ngữ cuồng hoan của Mạc Ngôn. Đối với các nhân vật của ông thì chửi tục là một phần rất tự nhiên không thể thiếu được trong bản chất con người. Từ lưu manh đến trí thức, dân đen đến quan lớn,…khi tức giận và cả khi vui mừng, khen ngợi hay chê bai đều dễ

93

dàng văng tục. Với Mạc Ngôn, ngôn ngữ thô tục là cách thể hiện tâm lý và bản năng con người thật nhất.

Không chỉ có gia tăng ngôn ngữ tục tĩu, mà trong tác phẩm của mình Mạc Ngôn còn đề cao những thứ tục tũi như rắm, bầu vú, ăn uống, dục vọng,…Theo ông, trước hết phải no cái bụng đã, nếu con người đói thì mọi thứ đều chẳng có ý nghĩa gì nữa. Ăn và khoái lạc được ăn là niềm sung sướng nhất của con người. Sau ăn là sự thỏa mãn khoái lạc về thể xác, ăn no rồi người ta cần một người đàn bà và người người đàn ông để yêu thương.

Thăng cách và giáng cách – hạ bệ và khoa trương chính là thủ pháp mà Mạc Ngôn sử dụng thiết lập hệ thống ngôn ngữ cuồng hoan trong khát vọng giải phóng nhục thể của mình.

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 90)