Liên văn bản trong sự giao thoa với các thể loại

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 109)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Liên văn bản trong sự giao thoa với các thể loại

Chuyện trong truyện

Chuyện trong truyện giống như sự phản chiếu hai lần của nguyên tắc quang học, công thức phản xạ và nhập xạ như ánh nắng chiếu vào nước trong vò, mặt nước phản quang lên bảng. Tất cả những câu chuyện được lồng vào thực chất là của các nhân vật trong truyện kể của người kể chuyện đa ngã ngồi trong chuồng sắt với chúng tôi, chứ không phải bản thân anh ta tự dẫn ra. Cũng có khi, câu chuyện được dẫn ra đó lại bao hàm rất nhiều những mẩu chuyện khác đan lồng vào. Chúng ta cứ hình dung đến tác phẩm Thủy nguyệt

của Kawabata sẽ hiểu ngay được kiểu cấu trúc lồng ghép này.

Đó là những mẩu chuyện lưu truyền ở phương bắc được người kể chuyện không xác định cắt ra từ trong trí nhớ của Đồ Tiểu Anh trong khi cô ta nhớ đến người chồng của mình. Câu chuyện thứ nhất kể về một quan huyện có tài xử án như thần đã điều tra rõ vụ án vợ thông dâm cùng người khác đầu độc chồng. Việc cô ta mặc tang phục ngồi bên mộ chồng khóc lóc chẳng qua chỉ để che mắt thiên hạ, để mọi người không nhìn thấy bộ quần áo đỏ sau bộ

107

tang phục ấy. Câu chuyện thứ hai kể về nhà tu hành đắc đạo thử vợ sau khi nhìn thấy cảnh người đàn bà góa vừa khóc vừa quạt cho phần mộ đất đang còn cỏ tươi bởi lời hẹn ước khi chồng chết sẽ thủ tiết đến khi đất trên mồ khô và cỏ lên xanh thì mới tái giá, nhưng người chồng chết đã ba ngày mà đất trên mộ vẫn chưa chịu khô, cho nên phải quạt cho đất mau khô còn tái giá; về nhà người tu hành đắc đạo đã thử vợ mình giả chết, xem thử vợ mình thế nào. Kết quả là con người đắc đạo đó đã bị vợ cắm sừng và giết chết để lấy óc chữa bệnh cho tình nhân là chú tiểu. Hai câu chuyện xa xưa này đã ám ảnh đầu óc Đồ Tiểu Anh, nó khiến tâm hồn cô nặng trĩu. ―Chồng chết là một cách để thử thách đàn bà‖ [68, tr.277]. Chồng cô đã chết, nhưng tất cả những gì mách bảo cho cô lại ngược lại. Rõ ràng là có tiếng nói của chồng cô bên kia bức vách, tiếng của Phương Phú Quý. Cái bức tường quá mỏng không đủ sức ngăn trở sự xuyên thấu của âm thanh, thậm chí càng làm cho nó trở nên dễ nghe hơn. Chồng của cô ấy đã chết, thi thể đã được đưa vào nhà tang lễ chờ trang điểm, nhưng tiếng nói của anh ta ngày nào cũng vang lên trong nhà của cô chuyên gia. Câu chuyện nhỏ thứ ba là sự kết hợp giữa ma quái và hiện thực tiếp tục thêm thắt những tình tiết vào câu chuyện trọng tâm đang diễn ra. Câu chuyện trọng tâm chính là tâm trạng Đồ Tiểu Anh khi Trương Xích Cầu giả - Phương Phú Quý đeo mặt nạ sang nói cho cô biết anh vẫn sống và đã trở về. ―Phần ma quái của câu chuyện kể rằng, có một người có vợ đã chết lâu ngày, vong hồn vợ vẫn nhớ mãi về chồng, được nhiều sự giúp đỡ khác nhau đã mượn thân xác của một người đàn bà mới chết mà nhập hồn vào đó (loại chuyện này có rất nhiều dị bản). Phần hiện thực là chính Đồ Tiểu Anh chứng kiến khi cô ấy về nông thôn tham gia công tác vận động giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhà trọ của cô ta có một cô con gái tuổi hơn hai mươi, thường hay sùi bọt mép và hôn mê, tỉnh lại tự xưng là những người đã chết trong nhà nhập hồn về, lúc là hồn bà nội, lúc là hồn ông nội‖ [68, tr.309].

108

Thực ra, những mẩu chuyện được dẫn ra này, bản thân nó không được dẫn trực tiếp, mà được dẫn gián tiếp, đó là hồi ức của Đồ Tiểu Anh, nó được kể lại qua ngôi kể thứ hai. Những mẩu chuyện này gián tiếp phân tích, mổ xẻ tâm trạng như tơ vò của cô sau ngày chồng mất. Nó hỗn độn, rắc rối, khiến cô không thể phân định được liệu Trương Xích Cầu giả bị thần kinh hay bản thân cô bị mắc bệnh thần kinh? Nó cũng là cái cớ để Đồ Tiểu Anh viện ra để bày tỏ những suy nghĩ của mình. Những mẩu chuyện đó phải chăng cũng chính là dòng suy tư, trăn trở của Đồ Tiểu Anh.

Câu chuyện về cậu Sáu đồ tể (Cậu của Lý Ngọc Thiền, em mỹ nhân họ Lạp), ―Dưới mắt cậu Sáu, lợn chỉ là một hệ thống liên kết giữa các bộ phận gồm thịt, xương, da…theo một quy luật nhất định, sau bao năm hành nghề, cậu đã nắm vững quy luật (về kĩ năng này xin quý vị đọc thêm truyện Bào Đinh mổ trâu trong thiên ―Dưỡng sinh chủ‖ sách ―Trang Tử‖)‖ [68, tr.156]. Lý Ngọc Thiền viện dẫn ra mẩu chuyện về cậu Sáu với mục đích làm nền cho mớ lý thuyết về công việc chỉnh dung của mình khác gì với nghề đồ tể. Nếu dưới mắt người đồ tể, lợn là hệ thống liên kết thịt, xương, da,…thì ―Tương tự, dưới mắt tôi xác chết là một hệ thống các chi tiết, linh kiện mà trong ấy đã có một vài bộ phận đã bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Nhiệm vụ của tôi là sửa sang cái vẻ bên ngoài của xác chết, dưới mắt tôi không có ai thập toàn thập mỹ, nhưng nếu cho tôi một cơ hội, tôi có thể biến một con quỷ dạ xoa thành thiên thần!‖ [68, tr.156].

Câu chuyện về người đàn ông giơ cao chiếc rìu chặt đứt tay khỉ cái trong hồi ức của Phương Phú Quý, nó cũng chính là dòng suy tư về quyết định chọn lấy cái sống hay quay về với ―thế giới mỹ lệ‖ của anh.

109

Trong Thập tam bộ, chúng ta bắt gặp những mẩu tin nhanh như Thiếu nữ rơi xuống sông, phó cục trưởng dũng cảm cứu người, Đóa hoa thạch lựu đẹp nhất. Đây là những mẩu tin nhanh ca ngợi chiến công anh hùng của hai con người vì nhân dân phục vụ. Nếu như chuyện trong truyện là tâm trạng đấu tranh, mổ xẻ của chính các nhân vật liên tưởng dẫn ra câu chuyện ấy thì báo chí trong tiểu thuyết giúp chúng ta thấy cuộc sống thật khôi hài, đáng buồn cười biết bao. Bài báo ―ca ngợi‖ hay chính là tiếng chửi mát những kẻ ―ngụy anh hùng‖?

Rõ nhất là những tin trên tờ nhật báo đăng tải về chuyện con hổ Đông Bắc bị tên trộm lột da. Quả thực, những chuyện liên quan đến vấn nạn cộng đồng còn quan trọng và có giá trị gây chú ý, hưởng ứng hơn là chuyện thầy giáo chết vì kiệt sức. Các mẩu tin nêu ra sự kiện gây xôn xao dư luận của thành phố được cắt dán rất ăn nhập với câu chuyện được kể lại, khiến người đọc cảm thấy như mình đang trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm tâm trạng phẫn nộ của người đưa tin đó. Mạc Ngôn đã đưa thông tin vào tiểu thuyết của mình bằng cách bê nguyên, dẫn nguyên một loạt những tin của tờ báo chứ không gia công đẽo gọt với lượng thông tin nhiều và dồn dập, cuốn sự chú ý của người đọc vào tính siêu mạch lạc của văn bản. Bằng cách đó, ông kéo văn chương về với hiện thực trần trụi, thậm phồn của thời hiện đại.

Tin trên tờ nhật báo: Con hổ Đông Bắc bị giết một cách thảm khốc. Nguyên nhân gây ra cái chết của con hổ sau khi ăn phải miếng thịt bò có tẩm thuốc trừ sâu kịch độc. Sự việc này được ―Thành ủy và ủy ban nhân dân thành phố rất quan tâm. Trong thời kỳ xây dựng cuộc sống tinh thần văn minh này lại có kẻ hám lợi đến độ điên cuồng, ra tay một cách tàn bạo để làm điều phi pháp như thế, quả là một điều sỉ nhục cho toàn thể nhân dân thành phố‖ [68, tr.403]. Vụ việc này đã khiến 800.000 nhân dân phẫn nộ, gửi thư đến tòa soạn, lên án mạnh mẽ hành vi xấu xa của kẻ gian. Thế nhưng một mạng người chưa

110

chết muốn sống thì lại chẳng mấy ai thèm để ý. Lương giáo viên thấp, chuyện ngành giáo dục đua nhau chạy theo thành tích cũng chẳng thấy mấy ai tố cáo, đề đạt phương hướng giải quyết.

Tin trên tờ nhật báo: Chuyện con hổ chết oan chưa giải quyết, nhân viên quản lý thắt cổ chết.

Tường thuật của tờ nhật báo: Sau khi con hổ bị lột da…

1. Nước mắt của trẻ em. Trẻ em phẫn nộ, nhịn ăn để mua đồ cúng cho con hổ Khang Khang. Và cách giải quyết của trẻ em nếu bắt được tên tội phạm thì ―Nhất định phải băm thịt hắn ra để trộn vào thức ăn hàng ngày cho Phương Phương và Nguyên Nguyên!‖ [68, tr.407].

2. Ông già quỳ bên xác hổ. Ông già quỳ bên xác hổ chính là người nuôi dưỡng thú dữ của công viên. Ông ta công tác ở đây đã hơn hai mươi năm nhưng tên tuổi của ông ta thì không ai biết. Mọi người vẫn gọi ông là ―Lão Khỉ‖ vì dáng vẻ, điệu bộ của ông rất giống khỉ. Đối với ―Lão Khỉ‖, con hổ Đông Bắc Khang Khang quý giá như đứa con trai của lão, lão tự tay chăm sóc, phối giống cho nó. Ngoài những con thú này ra, lão hoàn toàn câm lặng, không bạn bè thân thiết. Bởi vậy chúng là nguồn vui cuối cùng, đích sống cuối cùng của lão. Khi con hổ Khang Khang bị giết, lão chán trường đau xót như chính một phần thân thể của mình bị mất đi vậy. Lão đã chọn cách treo cổ tử tự với di nguyện cuối cùng ―Hãy đem thịt tôi cho Nguyên Nguyên và Phương Phương ăn!!!‖ [68, tr.417]. Câu chuyện về ―Lão Khỉ‖ và việc lão treo cổ tự tử trong bài báo phải chăng là sự tiên báo cho cái chết thảm khốc, tự phá nát mặt mình và treo cổ tự tử ngay trên bục giảng của thầy giáo Trương Xích Cầu giả - Phương Phú Quý thật? Họ tuy là những con người hoàn toàn xa lạ với nhau, một người dạy học, một người nuôi thú dữ. Nhưng họ đều giống nhau ở việc luôn phải cam chịu và sống khắc khổ với công việc của mình.

111

Cuối cùng mọi niềm tin đã đổ vỡ, họ cùng tìm đến cái chết. Nếu như con hổ là niềm vui sống của ―Lão Khỉ‖ thì được sống là chính mình với khuôn mặt thật của mình là điều thầy giáo vật lý theo đuổi. Khi không thể bỏ cái mặt nạ để trở về với chính mình được nữa, cũng giống như mục đích sống không còn, hi vọng sống đã hết.

Như chúng ta biết, con hổ là do Thiết Ngưu giết, lột da tặng cho ông Tư, người đã cứu Trương Xích Cầu. Và cuối cùng thì anh ta cũng bị cảnh sát bắt. Kẻ ác bị trừng trị, còn trừng trị như thế nào thì cả người kể chuyện, anh hay chúng tôi đều không biết. Chỉ biết rằng, khi Thiết Ngưu bị bắt thì Trương Xích Cầu cũng bị bắt đi theo. Sau nhiều lần hỏi cung, họ khẳng định anh không có liên quan và thả anh ra, kèm với câu khẳng định: ―Người này bị điên, thả hắn ra cho rồi!‖ [68, tr.525]. Mọi sự cắt dán, lắp ghép cuối cùng đã được giải mã. Mọi sự kiện rút cục giống như các mắt xích gắn chặt có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một kiểu liên văn bản độc đáo.

Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy những đoạn cắt dán các kiểu văn bản khác vào trong tiểu thuyết này.

Đề kiểm tra trong tiểu thuyết.

Đọc Thập tam bộ, người đọc còn bắt gặp những đoạn kiểu thế này: ―Câu một: Điền vào chỗ trống (mỗi câu đúng một điểm, mỗi câu sai trừ hai điểm): Tứ nhân bang là do:……, ……., …….., ……., cấu kết tập hợp thành tổ chức phản đảng, phản cách mạng.

Đây là đáp án của hai anh em sinh đôi: ―Hiệu trưởng, bí thư, giáo viên chủ nhiệm, trưởng nhà ăn‖ [68, tr.116].

Thực ra đây là một câu trả lời thành thật, thông minh, và đúng nhất lúc đó. Bởi chính những con người ấy, mà đại diện là hiệu trưởng đã ngăn cản

112

quyền tiếp tục được sống của Phương Phú Quý vì lợi ích của mình. Những con người đó, lúc nào cũng miệng nói làm việc theo đảng, vì nhân dân phục vụ, nhưng kì thực là những người phản động nhất. Chỉ bằng một chi tiết nhỏ đó thôi, nhưng sức gợi và sự đả kích của nó với thực tại giáo dục Trung Quốc thời bấy giờ là quá lớn. Đến ngay cả quyền sống của giáo viên cũng không được bảo vệ, vậy thì giáo dục sẽ đi đến đâu?

Văn bản hành chính trong tiểu thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là bản giao kèo được thảo ra giữa ba người Phương Phú Quý, Lý

Ngọc Thiền và Trương Xích Cầu.

―1. Nhờ cô chuyên gia Lý Ngọc Thiền chỉnh trang gương mặt của Phương Phú Quý – vốn đã giống với gương mặt Trương Xích Cầu – hoàn toàn thành Trương Xích Cầu để trở về trường tiếp tục dạy học.

2. Trương Xích Cầu vẫn giữ nguyên dung mạo của mình đi nơi khác làm ăn buôn bán kiếm tiền.

3. Tiền lương của Phương Phú Quý và tiền lãi do buôn bán của Trương Xích Cầu sẽ được nhập lại làm một, chia đều làm hai phần để trang trải cuộc sống cho hai gia đình.

4. Sẽ đặt trong nhà bếp một chiếc giường cho Phương Phú Quý. Phương Phú Quý có thể quay về thăm Đồ Tiểu Anh một cách tự do‖ [68, tr.211].

Bốn điều lệ này trong bản giao kèo thực chất mới thực hiện được một, đó là chỉnh trang gương mặt của Phương Phú Quý thành Trương Xích Cầu. Còn ba điều phía sau thì không thể thực hiện. Văn bản giao kèo này cho thấy sự phi lý trong đời sống. Thứ nhất, không thể đánh đổi gương mặt của mình và địa vị của mình cho người khác, còn mình thì lại tìm kiếm một địa vị mới.

113

Thứ hai nếu không phải là của mình thì không thể nhận, nếu có nhận cũng chỉ là sự gò ép và cuối cùng cũng sẽ òa vỡ mọi thứ. Và kết cục thế nào thì tất cả chúng ta đều rõ. Mọi thứ đổ vỡ và tan biến. Phương Phú Quý và Đồ Tiểu Anh đều tự tìm đến cái chết để giải thoát cho sự bí bách của chính mình; Lý Ngọc Thiền thì ngây ngây dại dại; còn Trương Xích Cầu thì không còn là chính mình nữa, anh đã biến thành kẻ khác, không ai nhận ra là ai. Kết cục cuối cùng dành cho sai lầm từ chính cái bản giao kèo của bốn con người thật bi thảm. Hành động của họ, ngay từ đầu đã vấp phải sai lầm, và cái giá họ phải trả cho những sai lầm đó là quá đắt.

Những giấc mơ

Edgar Poe, nhà văn Hoa Kỳ, bậc thầy của văn học kinh dị thế giới từng nói: ―Những ai mơ mộng ban ngày sẽ biết được nhiều điều hơn là người chỉ mơ mộng ban đêm. Trong những giấc mộng xám xịt của mình họ nắm bắt được những thời điểm của cái vĩnh hằng và khi tỉnh dậy, họ rùng mình nhận thấy rằng họ vừa sống ở bên lề một thế giới bí hiểm‖ [11, tr.28].

Các nhân vật trong tiểu thuyết Thập tam bộ luôn trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, hư hư ảo ảo, thực – mộng lẫn lộn. Tuy nhiên có hẳn một trường đoạn liệt kê ra bảy giấc mơ liên tiếp nhau:

Giấc mơ của cô chuyên gia chỉnh dung. Trong giấc mơ này cô chuyên gia chỉnh dung bị tòa án lương tâm của mình lên án vì tội nhổ trộm 3 chiếc răng vàng của phó cục trưởng Vương. Cô mơ thấy cô nhân viên ngân hàng chĩa súng vào cô, ―Cô ta ớn lạnh khi có cảm giác nòng súng đang ấn sâu vào tử cung của mình, đầu súng giống như một chiếc đầu gà trống đang ngọ ngoạy, thi thoảng lại mổ một vật gì đó‖, với những lời chiết vấn: ―Nói thật đi! Răng vàng lấy từ đâu ra?…Cô là đồ yêu tinh, chuyên nhổ răng vàng của xác chết!‖ [68, tr.424]. Trong giấc mơ đó, cô chuyên gia còn thấy cả phó cục

114

trưởng Vương bay từ trần nhà xuống giải thoát cho cô. Lão ta có hành động kỳ quặc là cởi áo, chỉ vào vết rạch giữa bụng ra lệnh mang túi đến để đựng mỡ. Những đụn mỡ màu lam nhạt từ từ đùn ra, vừa chảy vừa kêu tí tách, mỡ

Một phần của tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn.PDF (Trang 109)