1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch mô hình trường học gắn với thực tiễn

6 4,1K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 95 KB

Nội dung

Về học sinh: Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Sa Pa là loại hình trường chuyên biệt với tổng số 282 học sinh của 06 dân tộc anh em trên địa bàn toàn huyện tham gia học tập đó là các dân tộ

Trang 1

SỞ GD&ĐT TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG PTDTTHCS&THPT

HUYỆN SA PA

Số: /KH - DTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Sa Pa, ngày tháng 9 năm 2014

KẾ HOACH Xây dựng mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng

Năm học: 2014 – 2015

Thực hiện công văn số 1329/SGD&ĐT-GDTrH Về việc tổ chức xây dựng

mô hình trường học gắn với thực tiễn cấp THCS, cấp THPT năm học 2014-2015

Căn cứ Nghị quyết của Chi bộ nhiệm kỳ 2012-2015; kế hoạch nhiệm vụ năm học 2014-2015 và tình hình thực tiễn của đơn vị Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Sa Pa xây dựng kế hoạch “ Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng” như sau:

I Đặc điểm tình hình chung.

1 Đặc điểm chung:

1.1 Về học sinh:

Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Sa Pa là loại hình trường chuyên biệt với tổng số 282 học sinh của 06 dân tộc anh em trên địa bàn toàn huyện tham gia học tập đó là các dân tộc Mông; Dao; Tày; Dáy; Xa phó; và dân tộc Kinh

Tổng số học sinh ở các khối lớp như sau:

1.2 Về CB-GV-NV

Tổng số CB-GV-NV nhà trường là 44 đ/c trong đó: Cán bộ giáo viên là 27 đ/c; nhân viên 17 đ/c

Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng và cơ cấu bộ môn, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn về trình độ Đa số có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong mọi hoạt động giáo dục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Nhân viên nhà trường đủ về số lượng, vị trí việc làm đa số có

Trang 2

sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công

2 Thuận lợi và khó khăn của nhà trường.

2.1 Thuận lợi:

Nhà trường luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của Sở GD, Phòng GD&ĐT cũng như của các cấp Ủy Đảng chính quyền địa phương

Đội ngũ CB GV NV luôn tâm huyết với nghề, tận tình với công việc được giao

Đa số GV trẻ, nhiệt tình, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ

Các em học sinh ăn ở tập trung, có ý thức và nề nếp tốt trong các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày

2.2 Khó khăn:

Cơ sở vật chất các phòng học, phòng ở của học sinh; các phòng làm việc của

GV và BGH còn nhiều thiếu thốn, sân chơi bãi tập chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có đủ phòng học bộ môn

Trình độ nhận thức của học sinh còn chậm, chưa đồng đều

Nhiều gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành và giáo dục con cái, thường phó mặc cho nhà trường

II Mục đích, ý nghĩa của “Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng”.

1 Mô hình trường THCS, THPT đa văn hóa gắn với cộng đồng là trường

học phát huy được các yếu tố tích cực của nền văn hóa đa dạng của các dân tộc có học sinh theo học; văn hóa các dân tộc được tôn trọng, gìn giữ và phát huy với việc

tổ chức các hoạt động cụ thể của từng dân tộc theo chủ đề, chủ điểm và có sự giao lưu, quảng bá văn hóa, gắn với các hoạt động của cộng đồng dân cư trên địa bàn

2 Học sinh được học tập, thực hành, trải nghiệm với các hoạt động thực tiễn bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

3 Là điều kiện thuận lợi để học sinh trao đổi các nền văn hóa dân tộc của mình với nhau và với cộng đồng xã hội

III Giải pháp thực hiện

- Tìm hiểu về “Mô hình trường THCS, THPT đa văn hóa gắn với cộng đồng”

để xác định những nội dung cơ bản, đề ra các giải pháp khả thi

- Tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về

mô hình

Trang 3

- Phối hợp với Phòng Văn hóa huyện, trung tâm Văn hóa huyện để được tư vấn, giúp đỡ về kiến thức, các giải pháp thực hiện

- Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch, lộ trình để đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật thực hiện

- Nhà trường báo cáo huyện ủy về chủ trương, mục đích, ý nghĩa thực hiện mô hình; Tham mưu với UBND huyện để được đầu tư từ các nguồn hỗ trợ; tham mưu với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo để được đầu tư một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho mô hình; Làm tốt xã hội hóa, kêu gọi các lực lượng xã hội, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh ủng hộ, giúp đỡ để mô hình sớm được triển khai thực hiện

IV Kế hoạch hoạt động cụ thể theo tháng

1 Tháng 10: Chủ đề Văn hóa dân tộc Hmông

2 Tháng 11: Chủ đề Văn hóa dân tộc Dao

3 Tháng 12: Chủ đề Văn hóa dân tộc Tày

4 Tháng 01: Chủ đề Văn hóa dân tộc Giáy

5 Tháng 02: Chủ đề Văn hóa dân tộc Xa Phó

6 Tháng 03: Chủ đề Văn hóa dân tộc Kinh

7 Tháng 04: Thi tuyên truyền tìm hiểu về văn hóa các dân tộc; Tổng kết.

8 Tháng 05: Hoàn thiện và nộp báo cáo cho Sở GD&ĐT.

10

*Văn hóa dân tộc Mông

1 Sơ lược quá trình phát

triển

Lồng ghép vào môn học Văn, Sử, Địa

2 Họa tiết Thổ cẩm và

trang phục

Lồng ghép vào môn Mĩ thuật, Công nghệ

3.Văn nghệ truyền thống

và trò chơi dân gian

Lồng ghép vào môn

Âm nhạc và các buổi Sinh hoạt Nội trú

4 Tuyên truyền và giới

thiệu về kỹ thuật làm

Khèn Mông

Các buổi giao lưu; đi

dã ngoại thực tế

Thi nghiên cứu khoa học

11 * Văn hóa DT Dao

1 Sơ lược quá trình phát

triển

Lồng ghép vào môn học Văn, Sử, Địa

Trang 4

2 Họa tiết Thổ cẩm và

trang phục

Lồng ghép vào môn Mĩ thuật, Công nghệ

3.Văn nghệ truyền thống

và trò chơi dân gian

Lồng ghép vào môn

Âm nhạc và các buổi sinh hoạt nội trú

4 Tuyên truyền và giới

thiệu về Phong tục tập

quán DT Dao

Các buổi giao lưu; đi

dã ngoại thực tế

-Thi nghiên cứu khoa học

12

* Văn hóa DT Tày

1 Sơ lược quá trình phát

triển

Lồng ghép vào môn học Văn, Sử, Địa

2 Họa tiết Thổ cẩm và

trang phục

Lồng ghép vào môn Mĩ thuật, Công nghệ

3.Văn nghệ truyền thống

và trò chơi dân gian

Lồng ghép vào môn

Âm nhạc và các buổi sinh hoạt nội trú

4 Tuyên truyền và giới

thiệu các Lễ Hội của DT

Tày

Các buổi giao lưu; đi

dã ngoại thực tế, nghiên cứu tài liệu

01

* Văn hóa DT Dáy

1 Sơ lược quá trình phát

triển

Lồng ghép vào môn học Văn, Sử, Địa

2 Họa tiết Thổ cẩm và

trang phục

Lồng ghép vào môn Mĩ thuật, Công nghệ

3.Văn nghệ truyền thống

và trò chơi dân gian

Lồng ghép vào môn

Âm nhạc và các buổi sinh hoạt nội trú

4 Tuyên truyền và giới

thiệu các bài hát và điệu

múa truyền thống DT

Dáy

Các buổi giao lưu; đi

dã ngoại thực tế

Thi văn nghệ

Trang 5

1 Sơ lược quá trình phát

triển

Lồng ghép vào môn học Văn, Sử, Địa

2 Họa tiết Thổ cẩm và

trang phục

Lồng ghép vào môn Mĩ thuật, Công nghệ

3.Văn nghệ truyền thống

và trò chơi dân gian

Lồng ghép vào môn

Âm nhạc và các buổi Sinh hoạt Nội trú

4 Tuyên truyền và giới

thiệu về kỹ thuật thêu

Thổ cẩm DT Xa Phó

Các buổi giao lưu; đi

dã ngoại thực tế

Thi thêu thổ cẩm

03

* Văn hóa DT Kinh

1 Sơ lược quá trình phát

triển

Lồng ghép vào môn học Văn, Sử, Địa

2 Tín ngưỡng và văn hóa Lồng ghép vào môn

GDCD, Công nghệ

3.Văn nghệ truyền thống

và trò chơi dân gian

Lồng ghép vào môn

Âm nhạc và các buổi sinh hoạt nội trú

4 Tuyên truyền và giới

thiệu về Lễ Hội truyền

thống (giỗ tổ Hùng

Vương)

Các buổi giao lưu; đi

dã ngoại thực tế Thi hiểu biết về Lễ Hội Đền Hùng 10/3 âm lịch

04 Đánh giá tổng kết công

tác thực hiện

Thi tìm hiểu văn hóa các dân tộc

BGH tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm

05 Hoàn thiện báo cáo tổng

kết công tác thực hiện

Báo cáo bằng văn bản, hình ảnh và sản phẩm

cụ thể nộp Sở GD&ĐT trước ngày 28/5/2015

Trang 6

V Tổ chức thực hiện

1 Tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của từng dân tộc theo từng tháng

2 Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thu thập, tuyên truyền, giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc trong các hoạt động nội khóa như lồng ghép vào các môn học như Văn, Sử, Địa, GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục và ngoại khóa như các buổi Sinh hoạt Nội trú; sinh hoạt Đoàn, Đội; Các buổi lễ Kỷ niệm

3 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu văn hóa đến cộng đồng dân cư, khách tham quan, du lịch

4 Tổ chức thi làm và giới thiệu về các sản phẩm truyền thống của các dân tộc như làm đồ dùng sinh hoạt, thêu thổ cẩm, tổ chức các trò chơi dân gian

* Lực lượng thực hiện: CBQL BCH Công đoàn BCH Đoàn trường

-BCH Liên đội - Tổ Quản lý nội trú - Tổ Hành chính Quản trị - Ban Kiểm tra nội bộ trường học - GV -NV phục vụ - HS toàn trường

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Lê Việt Hải

DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG

Ngày đăng: 05/03/2015, 00:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w