Đánh giá tần số trao đổi Chromatid chị em ở một số phụ nữ xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính, Quảng Trị

32 382 0
Đánh giá tần số trao đổi Chromatid chị em ở một số phụ nữ xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính, Quảng Trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc chiến tranh hoá học 1961-1971 ở miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng chất Da cam có chứa tạp chất Dioxin-một loại hoá chất độc hại nhất mà con người biết được cho đến nay. Tác động của dioxin trong cơ thể, được coi là cơ chế hoạt động thông qua một loại protein nội bào có tên gọi là Thụ thể hydrocarbon aryl-AhR, gây ra sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc, ảnh hưởng đến yếu tố điều khiển phát triển, liên quan đến tăng sinh và biệt hoá tế bào, điều khiển enzym và hormon... Độc học của dioxin, các ảnh hưởng với sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản đã được nghiên cứu qua nhiều điều tra dịch tễ học. Ảnh hưởng của dioxin tới hệ thống di truyền, thay đổi nhiễm sắc thể cũng đã được quan tâm nghiên cứu, nhưng số lượng chưa nhiều vì đây là kỹ thuật chuyên sâu đòi hỏi chi phí cao. Trong các rối loạn nhiễm sắc thể, tần số trao đổi chromatid chị em (nhiễm sắc tử chị em SCEs) được chấp nhận rộng rãi như một chỉ thị nhậy cảm đánh giá sự tổn thương di truyền bởi các yếu tố ung thư hay đột biến phản ánh sai lạc DNA [21]. Landgren và cs. nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tần suất trao đổi nhiễm sắc tử chị em kích α-naphthoflavone ANF và hàm lượng PCBs huyết thanh một số phụ nữ trong tai nạn Yucheng [20]. Rowland và cs. cũng nhận thấy tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em trong huyết thanh cựu binh NewZeland tham chiến ở Việt Nam cao hơn so với nhóm chứng [22]. Horikawa và cs. báo cáo về mối tương quan thuận giữa dioxin đương lượng sữa phụ nữ một số vùng bị rải Việt Nam với tần suất trao đổi nhiễm sắc tử chị em, có sự khác biệt giữa vùng bị rải và không bị rải [16]. Để nghiên cứu vấn đề nêu trên, từ năm 2002 đến 2007 Ban 10-80 đã phối hợp với Đại học Kanazawa Nhật Bản tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng phơi nhiễm dioxin tại xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, đối chứng với xã không bị rải Cẩm Phúc huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Trong các mục tiêu nghiên cứu có nghiên cứu về sự biến đổi nhiễm sắc thể với các mục tiêu cụ thể: 1. Định lượng tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ sinh con năm 2002 xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính, Cam Lộ, Quảng Trị. 2. Đánh giá tần số trao đổi Chromatid chị em ở những phụ nữ nói trên.

. Đại học Y Hà Nội Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Hồng Thơm Ở MỘT SỐ PHỤ NỮ XÃ BỊ RẢI CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC CAM CHÍNH QUẢNG TRỊ BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHROMATID. biến đổi nhiễm sắc thể với các mục tiêu cụ thể: 1. Định lượng tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ sinh con năm 2002 xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính, Cam Lộ, Quảng Trị. 2. Đánh giá tần số trao. với Đại học Kanazawa Nhật Bản tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng phơi nhiễm dioxin tại xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, đối chứng với xã không bị rải Cẩm

Ngày đăng: 04/03/2015, 16:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Môc lôc

  • Tồn lưu Dioxin trong sữa mẹ phụ nữ phơi nhiễm

  • Tồn lưu Dioxin trong sữa mẹ phụ nữ phơi nhiễm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan