IV. BÀN LUẬN
4.3. Về biến đổi nhiễm sắc thể ở các phụ nữ
Di truyền là hình thức bảo tồn và truyền lưu các tính trạng của giống nòi, nó quan trọng không kém bất cứ một cơ chế sinh học nào của cơ thể sống. Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các loài, đóng vai trò to lớn trong sự hình thành và hoạt động của sinh vật. Tuy nhiên, di truyền học hiện đại tìm hiểu về quá trình di truyền, chỉ được ra đời vào giữa thế kỷ 19 với những công trình của Gregor Mendel, bắt đầu từ suy nghĩ sinh vật thừa kế
những tính trạng từ bố mẹ theo một cách riêng rẽ, mà trong đó những đơn vị cơ
bản của di truyền là gen. Các gen tương ứng với những vùng nằm trong ADN, một cao phân tử được cấu thành từ bốn loại đơn phân nucleotide mang thông tin di truyền. ADN trong điều kiện tự nhiên có dạng chuỗi xoắn kép, trong đó nucleotide ở mỗi chuỗi liên kết bổ sung với nhau. Mỗi chuỗi lại có thể hoạt động như một khuôn để tổng hợp một chuỗi bổ sung mới, đó là cách thức tự nhiên tạo nên những bản sao của gen mà có thểđược di truyền lại.
Chuỗi nucleotide trong gen có thể được phiên mã và dịch mã trong tế bào
để tạo nên chuỗi các axít amin, hình thành protein. Trình tự của các axít amin trong protein cũng tương ứng với trình tự của các nucleotide trong gen, xác định mã di truyền. Nó xác định cách thức gập xoắn trong cấu trúc ba chiều của phân tử protein, quy định nên chức năng của protein-thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống của tế bào. Một thay đổi nhỏ của gen trong phân tử ADN cũng sẽ
dẫn đến thay đổi trình tự axít amin, thay đổi cấu trúc và chức năng của protein, tác động không nhỏ lên tế bào cũng như toàn bộ cơ thể sống.
Rối loạn (bất thường) nhiễm sắc thể gồm rối loạn số lượng, cấu trúc của nhiễm sắc thể. Rối loạn nhiễm sắc thể thường xảy ra khi có lỗi trong phân chia tế bào sau giảm phân hoặc nguyên phân.
Trao đổi nhiễm sắc tử chị em SCE thể hiện sự trao đổi các đoạn tương
đồng của hai chromatid trong cùng một nhiễm sắc thể. Trao đổi SCE được sử
dụng để đánh giá tác động của các chất gây đột biến, đặc biệt tác nhân hoá học. Test trao đổi nhiễm sắc tử chị em SCEs được coi là một phương pháp có độ
nhậy cao về mặt di truyền tế bào vì nó cho phép phát hiện được hiệu lực gây đột biến của các tác nhân hoá học ở những nồng độ thấp khi mà phương pháp đánh giá biến loạn thể nhiễm sắc không phát hiện được.
Ở Việt Nam, năm 1982 Cung Bỉnh Trung và cộng sự đã xét nghiệm nhiễm sắc tử chị em theo phương pháp Marie Block, lấy mẫu tế bào bạch cầu
máu ngoại vi người phơi nhiễm sau 72 giờ nuôi cấy, phân tích nhân kỳ giữa ở độ
phóng đại 1500x, kết quả đánh giá được căn cứ vào các đoạn bắt mầu đậm nhạt khác nhau khi nhuộm trên 2 nhiễm sắc tử của cùng một thể nhiễm sắc theo tiêu chuẩn quy định.
Trong nghiên cứu này, xét nghiệm SCEs được tiến hành tại Labo Hoá Môi trường Đại học Tokyo, Nhật Bản theo kỹ thuật Kanda-Kato. Mẫu được nuôi cấy với 9,5 ml RPMI-1640 và 2% phytohaemagglutinin-M ở nhiệt độ 37°C trong môi trường khô chứa 5% CO2 trong 34 giờ, tiếp theo được ngâm với 1
μg/ml BrdU trong 38 giờ, với 20 ng/ml Colcemid trong 2 giờ. Sau khi xác nhận có đầy đủ 46 cặp nhiễm sắc thể, xét nghiệm xác định trao đổi nhiễm sắc tử chị
em được tiến hành ở pha thứ hai mitotic của kỳ giữa metaphase.
Năm 1982, Cung Bỉnh Trung và cộng sự nghiên cứu trao đổi nhiễm sắc tử
chị em ở tế bào bạch cầu máu ngoại vi một số dân cư xã Lương Phú và Lương Hoà huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy tần số SCEs/tế bào và tần số SCEs/thể nhiễm sắc ở nhóm nghiên cứu tăng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm đối chứng sống ở xã không bị rải, 12,25 ± 0,69 và 7,12 ± 0,39, p<0,1, ngoài ra còn gặp nhiều thể biến dị khác như đứt gẫy, khiếm khuyết gaps, tạo vòng, có 2 tâm, bị nát vụn [4].
Nghiên cứu của Garaj-Vrhovac và Zeljezic trên một số đối tượng Croatia bị
phơi nhiễm lâu dài với hoá chất chứa pesticides cho thấy có ảnh hưởng đến tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em [12]. Một nghiên cứu của Sardas và cs. thì cho rằng hút thuốc có thể ảnh hưởng đến trao đổi nhiễm sắc tử chị em [23].
Năm 1993, Trịnh Văn Bảo và cộng sự nghiên cứu nhiễm sắc tử ở con những người bị phơi nhiễm CCB miền Bắc phơi nhiễm thời gian chiến tranh cho thấy, tần số đứt đơn, đứt kép, tần số tế bào mang NST rối loạn cấu trúc cao hơn so với con các CCB không phơi nhiễm, 1,9 ± 0,23 so với 1,12 ± 0,16 [1].
Nghiên cứu của Umnova và cộng sự năm 1991 trên dân cư bị phơi nhiễm tỉnh Sông Bé cũng cho thấy tần suất SCE tăng cao, ở nhóm phơi nhiễm Thủ Dầu Một so với không phơi nhiễm Tân An 2,9 ± 0,48 và 1,07 ± 0,34 [5].
Phạm thị Xinh và cs. nghiên cứu bệnh nhân leukemia tuỷ sống cho thấy thời gian hồi phục của các bệnh nhân này như là kết quả của các thay đổi bất ổn không gen, tạo nên một số rối loạn thứ phát chromosome và các đa clones [26].
Tần số trao đổi SCE trong tế bào phụ nữ Cam Chính là 2,3, so với phụ nữ
Cẩm Phúc 1,48 là cao hơn 1,6 lần với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<005. Có sự phù hợp về sự khác biệt tần số SCEs và sự khác biệt về lượng dioxins trung bình trong sữa phụ nữ. Ở phụ nữ Cam Chính dioxin trung bình là 2,56 ppt, phụ nữ Cẩm Phúc là 1,25 ppt, chênh lệch là 2,05 với p<0,01. Và sự chênh lệch
độ tồn lưu dioxin sữa mẹ cao hơn so với chênh lệch về tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em.
Tần số trao đổi SCE trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn một chút so với nghiên cứu của Cung Bỉnh Trung và cộng sự năm 1982, theo phương pháp Marie Block nuôi cấy 72 giờ, tần số SCEs/tế bào ở dân cư huyện Giồng Trôm Bến Tre so với chứng có chênh lệch là 1,7 [4].
So với nghiên cứu của Umnova và cộng sự năm 1991 ở dân cư Sông Bé,
môi trường RPMI 1640 với 15% huyết thanh bò thêm FGA (Difco)
Bromdezoxyuridin 10mcg/ml, sau 72 giờ tần suất SCE 72 là 5,78±0,75, tần suất SCE 96 giờ là 4,28±0,63, chênh lệch tần suất SCE giữa nhóm phơi nhiễm và đối chứng là 2,7 [5].
Theo số lần sinh,
Tần số trao đổi SCEs ở phụ nữ Cam Chính cao hơn ở lần sinh đầu, 2,2, lần sinh thứ hai là 2,19, lần sinh thứ ba là 1,95. Xu hướng này cũng phù hợp với xu hướng tồn lưu dioxin sữa mẹ, nhưng không được rõ ràng như vậy, và chưa đủ
ý nghĩa thống kê. Ở phụ nữ Cẩm Phúc không theo rõi được xu hưóng này.
Theo tuổi mẹ
Không có sự rõ ràng về tần số trao đổi SCE theo tuổi mẹ, mặc dù vẫn nhận thấy trao đổi SCE có tần số cao hơn ở độ tuổi 25 phụ nữ Cam Chính. Điều này cũng phù hợp với tình trạng tồn lưu dioxin sữa mẹ theo tuổi.
Theo mức độ tồn lưu dioxin
Có sự tập trung tần số trao đổi SCE trong tế bào ở các bà mẹ Cam Chính theo mức độ tồn lưu dioxin trong sữa mẹ, xu hướng này có khác biệt ý nghĩa. Ở
nhóm dioxin 3,05 ppt, tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em là 2,4, ở nhóm dioxin thấp hơn 2,02 ppt tần số SCE là 2,19, ở nhóm đối chứng dioxin thấp 1,25 ppt tần số SCE thấp nhất với 1,48. Tương tự như vậy, tần số SCE cũng có tương quan với tồn lưu furan và các dioxin đương lượng. Các mức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và 0,01.
Phân tích các yếu tố liên quan là rất khó vì di truyền thì cần phải phân tích nhiễm sắc thể từ cha mẹ, ở đây chúng tôi chỉ cố gắng xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định. Để đánh giá mối tương quan giữa tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em, nghiên cứu sử dụng Tương quan Pearson Ra), tương quan có ba mức: tương quan lỏng khi Ra) <0,3, tương quan chặt khi Ra) từ 0,3 đến 0,6, tương quan rất chặt khi Ra) >0,6.
Trong các chỉ số phân tích, chiều cao cân nặng BMI của các bà mẹ, thu nhập gia đình hầu như không có khác biệt giữa hai xã. Số năm sống tại địa phương có một mối tương quan lỏng, chưa đủ ý nghĩa thống kê.
Duy nhất có hàm lượng tồn lưu dioxin trong sữa mẹ phụ nữ Cam Chính có mối tương quan thuận có ý nghĩa. Mối tương quan này được giải thích là lượng tồn lưu dioxin trong sữa mẹ càng cao thì tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em càng cao, với hệ số tương quan Pearson tương đối, 0,412, với p<0,01. Cần phân tích các yếu tố nguy cơ khác, tuy nhiên ở nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng yếu tố phơi nhiễm hoá chất độc chiến tranh, mà thể hiện là lượng tồn lưu dioxin trong sữa mẹ, đã có ảnh hưởng đến tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em theo quan hệ thuận chiều.
V. KẾT LUẬN
1. Lượng dioxin tồn lưu trong sữa mẹ Cam Chính sinh con năm 2002 tương đương các nước công nghiệp phát triển, nhưng vẫn cao gấp 2 lần so với xã đối chứng:
2,3,7,8-TCDD có nồng độ trung bình là 2,57 ppt/lipid, tổng lượng TEQs là 8,05 ppt/lipid, với p<0,05.
Nồng độ TCDD cao nhất ở lần sinh đầu, giảm dần ở các lần sinh sau.
Theo tuổi, có xu hướng tập trung dioxin đương lượng ởđộ tuổi 24-26.
2. Tần số trao đổi nhiễm sắc thể chị em ở phụ nữ Cam Chính cao hơn có ý nghĩa so với xã chứng :
Tần số trao đổi SCE ở phụ nữ Cam Chính là 2,3, cao hơn 1,6 lần so với Cẩm Phúc, p<005.
Tần số trao đổi SCE cũng cao nhất ở lần sinh đầu giảm dần ở các lần sinh sau với sự khác biệt không lớn.
Không có thay đổi rõ ràng về tần số trao đổi SCE theo tuổi mẹ.
Có tương quan thuận có ý nghĩa giữa tần số trao đổi SCE với mức độ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T.V.Bảo, P.T.Hoan, D.N. Phong, N.T.Vinh, (1993), Nghiên cứu nhiễm sắc thể ở thế hệ F2 của những người tiếp xúc với CĐHH trong chiến tranh ở
Việt Nam, Hội thảo Quốc tế lần thứ II Chất diệt cỏ trong chiến tranh. Tác hại lâu dài đối với con người và thiên nhiên, Uỷ ban Quốc gia điều tra hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội 1993, tr. 399-402. 2. Lê Cao Đài, Đinh Quang Minh, Lê Hồng Thơm, Lê Bích Thuỷ, (1993),
“Nghiên cứu về phân tích sữa mẹ nhiễm Dioxin ở Việt nam”, Hội thảo Quốc tế lần thứ II Chất diệt cỏ trong chiến tranh Tác hại lâu dài đối với con người và thiên nhiên, Hà nội 1993, tr. 6-15.
3. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
4. Cung Bỉnh Trung và cs. (1983), Nghiên cứu về trao đổi nhiễm sắc tử chị
em (SCEs) ở tế bào bạch cầu máu ngoại vi của những người bị nhiễm độc do chất độc hoá học rải ở miền Nam Việt nam, Hội thảo Quốc tế lần thứ I về chất diệt cỏ và làm trụi lá dùng trong chiến tranh tác động lâu dài lên con người và thiên nhiên, Uỷ ban Quốc gia điều tra hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam, TP. HCM 1983, tr. 202-205.
5. Umnova N.V, H.T.K.Chi, N.Q.An, Rumac V.X (1993), Tần suất trao đổi nhiễm sắc tử chị em trong các lymphoxit máu ngoại vi được nuôi cấy ở cư
dân tỉnh Sông Bé, Hội thảo Quốc tế lần thứ II Chất diệt cỏ trong chiến tranh, Tác hại lâu dài đối với con người và thiên nhiên, Uỷ ban Quốc gia
điều tra hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội 1993, tr. 403-409.
6. Baughman RW, Meselson M. (1973), An analytical method for detecting
TCDD (dioxin): levels of TCDD in samples from Vietnam, Environment
Health Perspectives, 25-35.
7. Dahl P, Lindstrom G, Wiberg K, et al. 1995, Absorption of polychlorinated biphenyls, dibenzo-p-dioxins and dibenzofurans by breast-fed infants,
Chemosphere 30: 2297-2306.
8. Dwenrnychuk L.W, et al., (2002), Dioxin reservoirs in southern Viet Nam – a legacy of Agent Orange, Chemosphere 47: 117-137.
9. EPA (2004), Exposure and Human Health Reassessment of 2,3,7,8- Tetrachlorodibenzo-p-Dioxin (TCDD) and Related Compounds, Part 3, Chapter 1:35-52.
10. Fan F, Rozman KK (1996), Short- and long-term biochemical effects
of 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin in female Long-Evans rats,
Toxicology Letters 75, 1599-1621.
11. Furst P, Furst C, Wilmers K. 1994, Human milk as a bioindicator for body burden of PCDDs, PCDFs, organochlorine pesticides, and PCBs. Environ Health Perspect 102(1), 187-193.
12. Garaj-Vrhovac, V., Zeljezic, D., 2001, Cytogenetic monitoring of Croatian population occupationally exposed to a complex mixture of pesticides,
Environ Health Perspect165, 153-162.
13. Goto, K., Akematsu, T., Shimazu, H., Sugiyama, T., (1975), Simple
differential Giemsa staining of sister chromatids after treatment with photosensitive dyes and exposure to light and the mechanism of staining.
Chromosoma. 53, 223-230.
14. Grubbs WD, Wolfe WH, Michalek JE et al. (1995), Air Force health study: an epidemiologic investigation of health effects in Air Force personal following exposure to herbicides, Report number AL-TR-920107.
15. Hatfield Consultants and 10-80 Committee, (2000), Development of Impact Mitigation Strategies Related to the Use of Agent Orange Herbicide in the Aluoi Valley, Viet Nam, Volume 1: Report.
16. Horikawa, H., Suzuki, H., Naganuma, R., Tawara, K., Nishijo, (2008),
Relation between dioxins levels in human breast milk samples and SCE values among lactating females in a defoliants sprayed area in Vietnam,
Organohalogen. Compd. 70, 646-649.
17. Institute of Medicine (IOM) (2002), Veterans and Agent Orange,
Health Effects of Herbicides Used in Vietnam. Update 2002, Washington DC, 23-41, 55-62.
18. Iida, T., Hirakawa, H., Matsueda, T., Takenaka, S., Nagayama, J., (1999), Polychlorinated dibenzo-p-dioxins and related compounds in breast milk of Japanese primiparas and multiparas. Chemosphere 38, 2461-2466.
19. Kanda, N., Kato, H., (1979), In vivo sister chromatid exchange in cells of various organs of the mouse, Chromosoma. 74, 299-305.
20. Landgren, K., Collman, G.W., Wang-Wuu, S., Tiernan, T., Taylor, M.,
Thompson, C.L., Lucier, G.W., (1988), Cytogenetic and chemical detection of human exposure to polyhalogenated aromatic hydrocarbons, Environ. Mol. Mutagen. 11, 1-11.
21. Perry, P., Evans, H.J. (1975), Cytological detection of mutagen−carcinogen exposure by sister chromatid exchange, Nature 258, 121-125.
22. Rowland, R.E., Edwards, L.A., Podd, J.V., (2007), Elevated sister
chromatid exchange frequencies in New Zealand Vietnam War veterans,
Cytogenetic and Genome Research 116, 248-251.
23. Sardas, S., Karahalil, B., Akyol, D., Kukner, S., Karakaya, A.E., 1995, The effect of smoking on sister chromatid exchange rate of newborn infants born to smoking mothers, 341, 249-253
24. Schecter A, Furst P, Ryan JJ, et al. (1989), Polychlorinated dioxins and dibenzofurans levels from human milk from several locations in the United States, Germany, and Vietnam, Chemosphere 19, 979-984.
25. Schecter A, Pavuk M, Papke O, Malisch R, Constable JD (2003), Food as a source of dioxin exposure in the residents of Bien Hoa City, Vietnam. J Occup Environ Med. 2003, 45:781–8.
26. Xinh, P.T., Vu, H.A., Man, H.V., Tri, N.K., Binh, N.T., Nghia, H., Trong, P.Q., Binh, T.V., Be, T.V., Tokunaga, K., Sato, Y., (2006), Unique secondary chromosomal abnormalities are frequently found in the chronic phase of chronic myeloid leukemia in southern Vietnam, Cancer Genetic and Cytogenetic 168, 59-68.
27. Suskind RR, Hertberg VS, (1984), Human health effects of 2, 4, 5-T and its toxic contaminants, J. Am. Med. Assoc. 251, 2732-2780.