Đây là tiểu luận về thực trạng sản xuất giống và nuôi cá bớp hay còn gọi là cá giò, cá bóp ( Rachycentron canadum) tại nước ta. Trong bài tiểu luận này, đề cập đến tình hình sản xuất con giống, các kĩ thuật nuôi cá bớp thương phẩm. Ngoài ra cũng chia sẽ về những khó khăn đang tồn tại gây khó khăn cho sự mở rộng của phong trào nuôi loài cá bớp
Trang 1Trường: Đại học Nông Lâm TP.HCM Lớp: Cao học Thủy sản 2014
Môn: Hệ thống nuôi thủy sản nước biển
Giảng viên hướng dẫn : PGS-TS Nguyễn Như Trí
Học viên: Ma Nguyễn Minh Luân
Trang 2Hiện trạng sản xuất giống và nuôi cá bóp tại Việt Nam
Mục lục
I Tổng quan về tình hình nghề nuôi và sản xuất giống cá biển tại Việt Nam
II Đặc điểm của loài cá bóp
III Thực trạng sản xuất giống và nuôi cá bóp hiện nay
IV Kết luận
I/ Tổng quan về tình hình nghề nuôi và sản xuất cá biển tại Việt Nam
Những năm gần đây, nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày một tăng Cùng với đó là khả năng khai thác thủy sản cũng đã đạt mức bảo hòa vì khai thác quá mức Tính đến 10 tháng đầu năm 2014 sản lượng thủy sản ( nước ngọt và nước mặn) đạt 5,5 triệu tấn, tang 5% so với năm 2013 Nhưng sản lượng khai thác thủy sản vẫn chỉ tăng nhẹ 2,5 triệu tấn Song song với những nguyên nhân trên là việc phát triển nghiên cứu về sinh học, công nghệ sản xuất giống, lưu giữ và nuôi thức ăn tươi sống phục vụ cho sản xuất cá giống bằng phương pháp nhân tạo, bệnh cá và phương pháp phòng trị cho các loài
cá biển nuôi đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho nghề nuôi và sản xuất cá biển tại nước
ta
Trang 3II/ Đặc điểm loài cá bóp
a/ Phân loại
Cá Bóp hay còn gọi là cá giò tên tiếng Anh là Cobia
Ngành : động vật có xương sống ( Chordata)
Lớp : Cá (Pices)
Bộ : Cá vược ( Perciformes)
Họ : Cá bóp biển (Rachycentridae)
Giống : Cá bóp ( Rachycentron)
Loài : Cá bóp biển ( Rachycentron canadum)
b/ Phân bố và tính ăn
Cá bóp phân bố từ vùng nước ôn đới đến nhiệt đới ở biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Tây- Nam Thái Bình Dương Cá bóp thường sống ở tầng giữa hoặc tầng trên của vùng nước nên được gọi là loài cá nổi Thân hình thoi, dài, phủ vảy kín, đầu thuôn, mắt ở hai bên đầu, hơi lồi, hai bên lườn phía lưng có hai sọc trắng chạy dọc thân, phần còn lại
Trang 4có màu nâu đậm Phía bụng màu sáng bạc, miệng rộng vừa phải Cá bớp sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển, ở các rạn san hô cho đến vùng biển khơi thuộc khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, cá chịu được độ mặn 22 - 45‰, nhiệt độ thích hợp 20 -
300C
Tính ăn : là loài cá ăn thịt, thức ăn chính đa dạng và là động vật như cua, cá nhỏ, các loài giáp xác như tôm, ốc, mực
c/ Sinh trưởng và sinh sản
Ngoài tự nhiên cá bóp ( Rachycentron canadum) thường có chiều dài từ 90-120
cm, cá biệt có con dài đến 200cm, nặng gần 70kg Cá bóp nuôi trong lồng ngoài biển có tốc độ sinh trưởng rất nhanh,trung bình từ 3 đến 4 kg/năm Mùa sinh sản của loài cá này
từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm, cá chỉ đẻ một đợt và đẻ rộ vào tháng 5 Cá thành thục
và tham gia đẻ trứng lần đầu tiên ở khối lượng than >10kg Cá bóp cái bình thường, có sức sinh sản trung bình từ 150-600 vạn trứng Ngày nay việc sản xuất cá giò giống bằng phương pháp nhân tạo đòi hỏi phải có cơ sở vật chat và nguồn nhân lực kỹ thuật nhất định, nên chỉ có một số cơ sở thỏa mãn yêu cầu này thực hiện được Tuy nhiên, cho đến nay, tỉ lệ cá giống thu được còn hạn chế Một trong những nguyên do là thức ăn cho cá con
III/ Thực trạng sản xuất giống và nuôi cá bóp hiện nay tại Việt Nam
Về sản xuất cá giống
Trang 5Cá bóp (Rachycentron canadum) là loài phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới cá có tốc độ tăng trưởng nhanh và giá trị thương phẩm khá cao (Liao et 2004; Holt et al 2007, và Nguyen et al 2008) cá bóp đang được nuôi ở nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc ,Phillipines, Indonesia và cả ở Việt Nam chúng ta với mô hình nuôi cá lồng la chủ yếu Theo FAO ( năm 2012) thì sản lượng nuôi cá bóp năm 2010 trên thế giới khoảng trên 40.000 tấn trong đó Đài Loan và Trung Quốc chiếm 80% Riêng tại nước ta, chưa có số liệu cụ thể cho cá bóp những năm mới đây, tuy nhiên có thể thấy một số đặc điểm về quá trình sản xuất giống, cụ thể do hiện nay, hầu hết các lồng nuôi đa số sử dụng con giống từ nguồn sinh sản nhân tạo vì sự khan hiếm con giống loài này ở tự nhiên Chính vì vậy, nhu cầu con giống đang ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương Hiện nay, quy trình sản xuất giống cá giò đã ổn định và đơn giản hóa để áp dụng rộng rãi Quá trình bắt đầu từ nuôi vỗ cá giò bố mẹ trong lồng lưới Ở tuổi thứ 2, cá giò
có thể thành thục tuyến sinh dục Khi sinh sản, cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng Cá bóp thường đẻ
Trang 6vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 - 24 giờ Trứng được thu ngay sau khi đẻ, tách riêng và ấp ở nhiệt độ 28 - 300C Sau 24 - 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4
- 4,2mm Ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hàu hà, nauplius của copepoda, tiếp đến là loại cỡ lớn như copepoda trưởng thành, artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá bằng việc nuôi tảo thuần trên túi nilong, nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ, gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ Tỷ
lệ cá giống tính từ khi nở cỡ 12 - 15cm đạt 4 - 5%, thời gian ương từ 50 - 60 ngày Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất giống cá bóp dễ dàng, thuận lợi và có điều kiện mở rộng Cùng với đó sự phổ biến kĩ thuật nuôi và sản xuất giống qua nhiều phương tiện thong tin đại chúng, sách, báo và tạp chí khoa học đây cũng là yếu tố giúp góp phần đẩy mạnh khâu sản xuất giống cá bóp tại Việt Nam Tuy nhiên sản xuất giống cần phải đi kèm với thực tế nuôi thương phẩm Đây cũng chính yếu tố quyết định đến qui mô sản xuất giống để cung cấp cho các trại nuôi thương phẩm
Về nuôi cá bóp thương phẩm
Trang 7Nghề nuôi cá bóp và những thách thức
Ở Việt Nam nghề nuôi cá biển trong lồng càng phát triên sản lượng cá biển nuôi năm 2001 khoảng 2.150 tấn, năm 2005 đạt 5.010 tấn và đến năm 2007 tăng lên 15.000 tấn Năm 2010,thời điểm thịnh vượng của loài cá bóp Do có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá thị trường khá cao nên cá bóp được nuôi phổ biển ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang Đặc biệt tại Kiên Giang sản lượng cá bóp ban đầu chỉ 90 tấn với 130 lồng năm 2007 đã tăng lên
900 lồng với sản ượng 500 tấn vào năm 2010 ( nguồn Đặng Ngọc Hải- Trần Khánh Hồng 2013) Tại Việt Nam cá bóp chủ yếu là nuôi lồng trên biển Có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến
là lồng gỗ có kích thước từ 27 - 216 m3, thường được nuôi ở vùng kín sóng gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích từ 300m3 trở lên) có khả năng nuôi được ở những vùng biển hở Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo
sự tăng trưởng của cá Trong quá trình nuôi, cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý Cần định kỳ vệ sinh và thay đổi lưới lồng 2 - 3 tháng/lần để đảm
Trang 8bảo thông thoáng cho lồng nuôi Cần định kỳ kiểm tra neo, lưới và khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý Cá thu hoạch tốt nhất từ 5 - 10
kg Trong quá trình nuôi khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch, bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới Tuy nhiên hiện Sản lượng và quy mô của loài nay đã giảm nhiều ở nước ta từ năm 2012 Có nhiều nguyên nhân để đưa dến thực trạng này như sự cạnh tranh của các loài ca biển có tìm năng khác như cá chim vây vàng, cá chẽm…, đầu tư trang trại nuôi đắt đỏ,chi phí thức ăn cao, giá bán tuy ở mức cao nhưng không còn như thời điểm những năm trước giá bán 50.000 đến 70.000/kg vào năm 2011 ( nguồn thuysanvietnam.com) Ước tính sản lượng cá bóp sản xuất năm 2012 của công ty Marine Farms Việt Nam chỉ đạt 335 tấn sụt giảm đến 70% so với năm 2010 (
1200 tấn)
Kế Luận
Qua tìm hiểu về tình hình sản xuất giống và nuôi cá bóp, đây là loài cá có giá trị thương phẩm khá cao, và được ưa chuộng tại nhiều thị trường Tuy vậy, chi phí đầu tư trại nuôi cả về sản xuât giống và nuôi thương phẩm khá cao và tốn kém Ngoài ra sự cạnh tranh từ những loài cá biển khác như cá chẽm, cá chim vây vàng, cá mú cùng với đòi hỏi một trình độ hiểu biết nhất định về kĩ thuật sản xuât giống và nuôi thương phẩm cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng mạnh đến tình hình nuôi và sản xuất cá bóp tại nước ta
Trang 9Tài liệu tham khảo
Wikipedia.org
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_gi%C3%B2
Aquanetviet.org
http://aquanetviet.org/post/487695/ti-u-th-c-c-lo-i-c-m-i-tr-n-th-tr-ng
thuysanvietnam.com.vn
http://thuysanvietnam.com.vn/hieu-qua-nuoi-ca-gio-thuong-pham-article-1099.tsvn
Tài liệu sản xuất giống và nuôi cá biển : PGS-TS Ngyễn Như Trí
Kĩ thuật nuôi trồng thủy sản Tác giả Đỗ Đoàn Hiệp- Phạm Tân Tiến
Tạp chí khoa học thủy sản Đại học Cần Thơ: Ương ấu trùng cá bóp với các loại thức ăn khác nhau : Trần Ngọc Hải- Đặng Khánh Hồng – Trần Nguyễn Duy Khoa
Vietlinh.vn
http://www.vietlinh.vn/library/aquaculture_fish_and_others/bop_gio.asp