Hiệu quả quản lý sẽ thấpnếu người quản lý giáo dục chỉ hô hào, vận động giáo viên ứng dụng CNTT vàođổi mới phương pháp dạy học, trong khi nhà quản lý giáo dục lại không biết ứngdụng CNTT
Trang 1Sáng kiến kinh nghiệm:
KINH NGHIỆM
VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TOÀN DIỆN TRƯỜNG THCS MÔN SƠN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Ngày nay, khi công nghệ thông tin (CNTT) càng phát triển thì việc phảiứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu Trong lĩnh vực giáodục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một sốnơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễnhiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường học nước ta còn rấthạn chế Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảngdạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vựcCNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệuquả cho công việc của mình,mục đích của mình
Hơn nữa,đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thayđổi nội dung, phương pháp dạy và học CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hộihọc tập” Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự pháttriển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT Bộ giáo
dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo
ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứngdụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, thương mại, quốc phòng
Trong Giáo dục đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện,
thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.( Thiết bị dạy học, không chỉ còn là thước kẻ, compa, bảng phụ mà là máy tính, máy chiếu…)
Trang 2Nhiều trường ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thế giới và bắt đầu xuất hiện
ở nước ta, trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet
Qua đó mọi người đều có thể học bất cứ ở đâu ,bất cứ thời điểm nào.(ở Việt nam các trang Website đi tiên phong là: họcmai.vn; truongtructuyen.vn; violet.vn )
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và hiệu quả lớn của nó Nhànước, Chính phủ và ngành giáo dục đã có các văn bản chỉ thị đối với việc ứngdụng CNTT vào sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nói chung và pháttriển ngành giáo dục nói riêng
Năm học 2008-2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn việc ứngdụng CNTT trong quản lý và giảng dạy là chủ đề năm học cho toàn ngành giáodục
Như vậy, việc hiểu biết và ứng dụng được CNTT đối với mỗi người nóichung và đối với mỗi giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách Đối vớicông tác quản lý việc ứng dụng CNTT là cần thiết hơn bao giờ hết
Trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học
và sáng tạo” hiện nay, nhà quản lý giáo dục “nói cần đi đôi với làm”, nhà quản
lý phải là người tiên phong trong việc ứng dụng CNTT Hiệu quả quản lý sẽ thấpnếu người quản lý giáo dục chỉ hô hào, vận động giáo viên ứng dụng CNTT vàođổi mới phương pháp dạy học, trong khi nhà quản lý giáo dục lại không biết ứngdụng CNTT trong lĩnh vực quản lý của mình
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lýtại cơ sở giáo dục quả là một điều cần trăn trở Trong bản sáng kiến này, tôi sẽđưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như những việc làm
cụ thể trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý (CTQL) tại TrườngTrung học cơ sở Môn Sơn (Trường THCS Môn Sơn) trong các năm học qua đểcùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt hơn nữa trongcông tác quản lý
II/NHẬN THỨC CŨ VÀ VIỆC LÀM CŨ:
1 NHẬN THỨC CŨ:
Trang 3Do sự nhận thức hạn chế về vai trò của CNTT nên ngại áp dụng, khôngvượt qua được những khó khăn bước đầu Một số cán bộ quản lý , giáo viên nhàtrường chỉ thấy mặt trái của CNTT , thấy một số hiện tượng tiêu cực của giới trẻtrong xã hội là đổi lỗi cho CNTT.
Suy nghĩ rằng việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là không thể, bởi vớiđồng lương nhà giáo thì không biết lúc nào mua được máy tính , không biết khinào trường có máy chiếu và các cơ sở hạ tầng CNTT khác Tại xã Môn Sơn là
xã biên giới , miền núi không bao giờ có có dịch vụ Internet tốc độ cao (Thời điểm năm 2005 , 2006 Máy vi tính còn quá đắt so với thu nhập của CBGV).
Việc ứng dụng CNTT vào quản lý còn phụ thuộc nhiều vào “ý thích” củacán bộ quản lý , của một số giáo viên, chưa có sự chỉ đạo mang tính pháp lý cùngvới sự hỗ trợ thích hợp về cơ sở vật chất, các phần cứng, phần mềm của cáccấp quản lý
Thực tế khi không ứng dụng CNTT vào quản lý tôi thấy ở trường THCSMôn Sơn có những hạn chế như sau:
Việc tra cứu văn bản, nhất là các văn bản, các kế hoạch ban hành cách đây
đã lâu thì việc tìm các văn bản này trong tập hồ sơ lưu trữ là một vấn đề không
Trang 4đơn giản, phải mất khá nhiều thời gian nếu cần ngay các văn bản này để giảiquyết công vụ thì không thể đáp ứng được.
Để phục vụ thống kê báo cáo phải huy động một lực lượng lớn CBGV,CNV ở nhiều bộ phận khác nhau Đơn cử như báo cáo chất lượng giảng dạy củagiáo viên thì phải huy động hết giáo viên trong trường, các tổ trưởng chuyênmôn, bộ phận văn phòng để tổng hợp, lãnh đạo phải kiểm tra lại thông tin báocáo Nếu các báo cáo này cần phân loại theo giới tính, khối học, ban học, dântộc…thì còn đòi hỏi nhân lực và thời gian nhiều hơn Tuy số lượng tham giađông, thời gian nhiều, nhưng nhiều khi số liệu lại không khớp giữa các môn, cáckhối làm ảnh hưởng đến tổng hợp báo cáo của toàn trường thiếu độ chính xác
Công tác phổ cập giáo dục THCS sau điều tra là công việc thống kê , việcthống kê bằng phương pháp thủ công hết sức vất vả , tốn kém ,phải làm trongnhiều tuần , huy động một lực lượng lớn CBGV của cả hai cấp học (Thống kêmỗi thôn bản phải cần đến 8-12 người) sau đó tổ phổ cập xã còn phải tổng hợpkiểm tra lại , mất rất nhiều thời gian song vẫn nhầm lẫn sai sót
Việc xếp thời khóa biểu mất khá nhiều thời gian, (Xếp 1 thời khoá biểuđẹp, hợp lý với 19 lớp , giáo viên lại không đồng bộ về chuyên môn phải mất 3-
4 ngày) tình trạng trùng giờ, thiếu tiết dạy luôn xảy ra khi xếp lại thời khóa biểu,
cả trường dùng chung 1 thời khóa biểu xếp theo lớp học, không có thời khóa
biểu theo giáo viên (sự vụ biểu), theo tổ; gây nhiều khó khăn cho các tổ trưởng
khi bố trí dự giờ, phân công dạy thay
Việc tổ chức thi, kiểm tra học kỳ, lập danh sách phòng thi, đánh số báodanh…đòi hỏi nhân viên, phó hiệu trưởng chuyên môn phải chuẩn bị trước cảthời gian dài, thậm chí cả tháng trước đó
Việc đánh giá phân loại học sinh, dù có nhiều giáo viên cẩn thận cũng vẫn
bị sai sót trong việc cộng điểm (bộ môn và chủ nhiệm) làm ảnh hưởng đến việcxếp loại học sinh, khi nhà trường tổ chức kiểm tra việc đánh giá học sinh đã pháthiện những lỗi sai nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc lên lớp, ở lại của học sinh,
Trang 5và đương nhiên lực lượng kiểm tra này cũng không hề ít và cũng cần một thờigian nhất định để kiểm tra (đôi khi quá nhiều nên chỉ kiểm tra xác suất).
Việc gửi kết quả học tập về cha mẹ học sinh chỉ thực hiện được 2 lần/nămhọc, vào mỗi lần cuối kỳ giáo viên chủ nhiệm phải tốn nhiều thời gian để saochép kết quả học tập, rèn luyện của học sinh vào sổ liên lạc Trong các lần saochép này cũng không ít giáo viên chủ nhiệm có sự nhầm lẫn nào đó Trong cácđợt họp phụ huynh thì giáo viên chủ nhiệm chỉ có cách duy nhất là “thông báomiệng” cho cha mẹ học sinh Nhưng các cuộc họp phụ huynh thường chỉ tổ chức
1 buổi , rất nhiều nội dung nên không thể thông báo kết quả học tập cụ thể , chi
tiết được cho từng em.(như thông báo điểm thành phần các môn , có minh chứng tại phần phụ lục phiếu báo kết quả học tập).
Công tác thống kê kế hoạch đầu năm học , thống kê chất lượng giữa kỳ,cuối năm việc so sánh chất lượng học tập và giảng dạy giữa các lớp , giữa cácgiáo viên , giữa các năm học không thể thực hiện được, việc đánh giá mang nặngcảm tính, đánh giá chung chung nên khó có thể có các quyết định quản lý để điềuchỉnh mang tính kịp thời, thuyết phục
Trên đây, tôi chỉ trình bày những hạn chế trực tiếp của việc làm cũ, tôi
không phân tích những hậu quả gián tiếp (có thể có) có thể tác động đến tâm lý,
tình cảm của hội đồng sư phạm, của phụ huynh học sinh, của các cấp quản lý và
dư luận xã hội
III/NHẬN THỨC MỚI VÀ VIỆC LÀM MỚI
1 NHẬN THỨC MỚI:
-Việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và giảng dạy là yêu cầu tất
yếu , phù hợp với qui luật phát triển.(như phần đặt vấn đề tôi cũng đã nêu).
+ /Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giáodục đào tạo tất yếu phải nằm trong quỹ đạo này, công nghiệp hóa hiện đại hóatrong giáo dục đào tạo vừa để cho ngành hòa nhịp với sự phát triển chung củađất nước, vừa để cho ngành đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầungày càng cao của xã hội
Trang 6+/ Ngày nay cuộc vận động dân chủ hóa nhà trường, xã hội hóa giáo dụcđang được thực hiện trong toàn ngành giáo dục Nhu cầu về thông tin, cập nhậtthông tin của giáo viên, học sinh, của phụ huynh học sinh, của các cấp quản lýgiáo dục và của toàn xã hội về kế hoạch, nội dung giảng dạy của nhà trườngTHCS rất lớn Để đáp ứng nhu cầu này việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhàtrường là yêu cầu mang tính khách quan.
- Nhận thức được CNTT mang lại nhiều tính thân thiện cho nhà trường.
ứng dụng CNTT là nội dung quan trọng trong các nội dung làm việc khoa họccủa người quản lý
- Thấy được những hạn chế của CNTT và chỉ xem CNTT là công cụ ,
phương tiện để quản lý và hỗ trợ giảng dạy , học tập
2 VIỆC LÀM MỚI:
2.1 Công tác học tập, bồi dưỡng kiến thức Tin học:
Thời gian nghỉ hè năm 2007 và năm 2008 bản thân tôi và động viên , hỗtrợ một phần kinh phí 4 CBGV (Thầy Nguyễn Văn Tuấn , Hoàng Ngọc Lợi , LêVăn Thông , Hoàng Trọng Đàn) cùng đi học lớp bảo trì máy tính và quản trịmạng tại Công ty Tin học Phương Đông thành phố Vinh - Nghệ An Nhằm gâydựng các nòng cốt về việc ứng dụng CNTT trong nhà trường
Hưởng ứng chủ đề năm học 2008-2009 ,trong tháng 7 và 8 năm 2008, nhàtrường tổ chức mở được 04 lớp tin học tại trường : 02 lớp tin học văn phòng , 01
lớp bảo trì , 01 lớp quản trị mạng (Hợp đồng thầy giáo ở Công Ty tin học Phương Đông – Thành phố Vinh lên giảng dạy)
Việc một số CBGV đi học kiến thức tin học ở thành phố Vinh - Nghệ An Việc mở 4 lớp tin học , cấp chứng chỉ cho CBGV cùng với việc nhà trườngthường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về việc khai thác tài nguyên mạngInternet và việc ứng dụng các phần mềm , cập nhật các thông tin về công nghệ,
đã bước đầu trang bị những kiến thức cơ bản về tin học và các kỹ năng sử dụngmáy tính , việc ứng dụng các phần mềm máy tính trong giảng dạy, học tập cho
Trang 7CBGV nhà trường Các vấn đề cơ bản về lỗi phần cứng , phần mềm Máy tính vàmạng nội bộ tự CBGV nhà trường giải quyết được.
2.2.Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT :
Xây dựng 1 phòng thực hành máy tính 15 máy ; 01 máy chiếu nhà trường
Trang học Vi tính : http://monson.edu.vn; Trang chuyển dữ liệu lên và tải dữ
liệu về máy tính cá nhân: ftp://monson.edu.vn - (Trường và ký túc cán bộ giáo
viên), Internet kết nối ADSL , WiLess (Kết nối mạng không dây) đặt tại văn
phòng nhà trường , ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực nhà trường CBGV cũng cóthể truy cập Internet miễn phí Tại lớp học khi thực hiện các tiết dạy có hỗ trợCNTT giáo viên có thể liên kết đến các trang Website để phục vụ tốt cho bàigiảng
Ứng dụng các phần mềm chính trong quản lý và giảng dạy:
+/Quản lý:
Phần mềm quản lý nhà trường (SchoolAssist Pro ) trên Website.Phần mềm xếp thời khoá biểu.(Kết hợp 2 phần mềm , phần mềmcủa Công ty Hoàng Gia – Vinh - Nghệ An , và phần mềm của Công tyCông nghệ nhà trường – Hà Nội)
Phần mềm thống kê phổ cập giáo dục 4.1 (thống kê cả 3 cấp học)Phần mềm xét tốt nghiệp THCS.(các năm học trước sử dụng phầnmềm của công ty ASIA , năm học này dùng phần mềm của Công ty HoàngGia sau đó chuyển đổi qua file dữ liệu phần mềm của công ty Hoàng Giaqua phần mềm xét TNTHCS của CT ASIA vì qui định của Sở là vẫn dùngphần mềm cũ *xtn -*DBF)
Phần mềm Quản lý cán bộ giáo viên
Trang 8Phần mềm phân công giám thị trong các kỳ thi , kiểm tra.
Phần mềm quản lý văn bản , quản lý thư viện
+/Giảng dạy:
Phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2007 Phần mềm ViOLET v1.5 của Công ty Bạch Kim
Phần mềm dạy học trên mạng Lan NetSupport Tutor
Phần mềm soạn bài của giáo viên phổ thông Hàn Quốc LectureMAKER
Và các phần mềm thông dụng bổ trợ tích hợp cho việc giảng dạynhư Windows Media Player , PowerPoint to Flash …
Và các phần mềm bổ trợ khác phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy , kiểmtra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Khuyến khích CBGV mua máy vi tính , kết nối Internet băng thông rộng.Kết quả đến tháng 2/2009 toàn trường có 32/44 CBGV có máy vi tính , máy in ;
có 28 CBGV kết nối Internet băng thông rộng ADSL của Trung tâm Viễn thông
Nghệ An (VNPT) Cụ thể danh sách CBGV có máy tính và kết nối Internet (có phụ lục 01- trang 23 kèm theo)
Thực hiện việc đồng bộ hệ thống để trao đổi , xử lý thông tin qua việc quiđịnh số máy và giao thức chỉ số IP tĩnh của các máy trong hệ thống mạng nội bộ
của nhà trường (có phụ lục 02 - trang 25 kèm theo)
Xây dựng trang Website mạng nội bộ:
Trang Website nội bộ để CBGV , học sinh học kiến thức Tin học :
,ToSinhThe,Congdoan,quanly,ToTu_nhien,Hieupho,Tokh_xh,Vanphong
Trang 9(Yêu cầu : các máy phải đánh đúng các ký tự trên máy chủ mới nhận ổ đĩa mạng
Ví dụ ổ địa Mạng máy Công Đoàn: //192.168.1.1//Congdoan ; mật khẩu chung: 123456).
Tự xây dựng được 1 trang thông tin điện tử : www.monsonedu.com
(Có phụ lục 03 - trang 27 về giao diện Web THCS Môn Sơn kèm theo)
Xây dựng được 1 hệ thống Email nội bộ cho CBGV trên nền gmail của
Tập đoàn google thống nhất trong toàn trường , có tên miền là monsonedu.com
(Tên giáo viên+@+tên miền của trường): Ví dụ :Thầy Lang Văn Hà Tổng phụ
trách Đội ha@monsonedu.com (Cụ thể có phụ lục 04- trang 28 kèm theo)
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1 Tính thân thiện mà CNTT đã mang lại cho nhà trường.
Tính thân thiện thứ nhất : CNTT tạo môi trường làm việc khoa học , vui
vẻ , phấn khởi trong nhà trường (xử lý công việc nhanh , chính xác)
Tính thân thiện thứ hai: CNTT giúp cán bộ quản lý ,cán bộ giáo viên
(CBGV) trường THCS Môn Sơn giảm được sức ép về công việc (Hỗ trợ giờ dạy, Thống kê phổ cập , xếp TKB , hỗ trợ đánh giá xếp loại học sinh , xử lý các loạibáo cáo , tổ chức các kỳ thi , quản lý chất lượng , hỗ trợ tự học , học ngoại ngữ
vv…)
Tính thân thiện thứ ba: CNTT đem đến tính chính xác công bằng , minh
bạch tạo tâm lý yên tâm về kết quả học tập của học sinh và các kết quả khác về
nhiệm vụ giáo dục
Tính thân thiện thứ tư : CNTT là cầu nối thường xuyên giữa nhà trường
và phụ huynh Đặc biệt là kết quả học tập được công khai, minh bạch Phụhuynh yên tâm về kết quả học tập của học sinh Giúp các cấp quản lý trong việctheo dõi kết quả học tập của học sinh - Từ đó thúc đẩy công tác xã hội hoá giáodục – Nhà trường ngày càng trở thành niềm tin trí tuệ để phụ huynh gửi con em
đến trường học tập , tu dưỡng
Tính thân thiện thứ năm: CNTT mang đến cho giáo viên và học sinh sân
chơi trí tuệ , tăng tính tích cực khả năng tự học cho học sinh (Trong mỗi giờ
Trang 10học ; câu lạc bộ văn học , học Tiếng Anh qua mạng Internet , giải toán trên mạng
Internet …)
Tính thân thiện thứ sáu: CNTT giúp CBGV , học sinh tự hào về trường
về quê hương (Như có trang website : www.monsonedu.com , các giờ dạy có hỗtrợ CNTT ,hệ thống Email nội bộ , truyền thống quê hương , gương người tốt
việc tốt được đưa lên , tự hào về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của trường).
Đối với cán bộ quản lý: (Ngoài các nội dung thân thiện trên còn có
thêm)
Thứ nhất : CNTT giúp CBQL có cái nhìn tổng quát , có tầm nhìn , học
hỏi được nhiều , làm việc khoa học (Ứng dụng CNTT là nội dung quan trọng
trong 8 nội dung làm việc khoa học của người quản lý - Cụ thể : Tám nội dung của lao động khoa học : Nội dung 1: Xây dựng nội qui cho mọi hoạt động của Thầy , của Trò , mọi nơi làm việc , nhằm đưa nhà trường , tổ chức mình được giao quản lý vào một trạng thái có nề nếp Khi đã có nề nếp là có các thói quen tối thiểu về kỷ luật lao động của thầy và trò , thì chất lượng giáo dục sẽ tăng lên Các nề nếp phải được xây dựng thích hợp và không được làm thui chột các đặc diểm vui vẻ , hồn nhiên và ưa hoạt động của trẻ.Nội dung 2 Xây dựng kế hoạch trên cơ sở thực tiễn Không để cho trí tưởng tượng bay bổng , cần tạo ra những chỉ tiêu những biện pháp cụ thể , vừa sức , trong tầm tay , tạo ra niềm tin ở khả năng thực hiện của mọi thành viên trong tập thể sư phạm , tập thể học sinh đưa nhà trường tiến lên từng bước Kế hoạch đã đề ra thì cố gắng phải thực hiện bằng được (Không nên tạo tiền lệ kế hoạch lên nhiều , tràn lan không thực hiện
được )Nội dung 3: Ứng dụng CNTT trong quản lý: Làm giảm nhẹ lao động sư
phạm mang tính cơ học ( Chú ý : Sự dụng Máy Vi tính , phần mềm máy tính , khai thác thông tin dữ liệu, tài nguyên, tham gia các diễn đàn trên Internet Sử dụng máy chiếu để đánh giá triển khai công việc…) Nội dung 4:Tạo ra một nhà trường , lớp học , nơi làm việc , phòng ở , phòng ăn văn minh , sạch đẹp (Trồng hoa , để ảnh của người thân ,cây …Đi đâu thích về trường , về phòng )Nội dung 5:Kiên quyết phân cấp (Cấp phó - tổ - lớp ….) tạo ra đủ quyền hạn và trách
Trang 11niệm của những người cộng sự , của những học sinh , và phải kiểm tra , đôn đốc các việc đã giao Nội dung 6 : Xây dựng phòng làm việc , góc làm việc cá nhân (Dán TKB , kế hoạch , danh bạ điện thoại , giá sách , nơi để bút , các văn phòng phẩm , điện thoại ….) Nội dung 7: Phải dựa vào những phần tử tích cực , trung kiên Nội dung 8 :Bản thân phải có sự mẫu mực ).
Thứ hai : CNTT giúp người quản lý thấy được nhiều sự việc thông qua
việc phân tích , xử lý số liệu kết hợp cùng quan sát thực tiễn , nhờ vậy đánh giá
chính xác , công bằng các việc làm của giáo viên và học sinh từ đó thúc đẩy nhà trường phát triển trong thế ổn định
2 Hiệu quả cụ thể của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy:
2.1 Tổ chức các giờ dạy có hỗ trợ CNTT (Có bản phụ lục hiệu quả 02
môn Tiếng Anh và Vật lý kèm theo)
- CNTT giúp giáo viên thực hiện được các thí nghiệm ảo, mô phỏng đoạnphim lịch sử mà giáo viên không thể thực hiện ở trên lớp
- CNTT giúp giáo viên có thể thực hiện, chuẩn hoá các bài giảng mẫu đặcbiệt những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp
- CNTT giúp giáo viên đem đến cho học sinh các bài tập trắc nghiệm, tròchơi ô chữ giúp tiết học sôi nổi, học sinh học không bị thụ động mà chủ động,hứng thú học tập Học sinh trở thành chủ thể của quá trình học tập
- CNTT giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiềulần , trong nhiều năm học.Các lần dạy sau chỉ bổ sung thêm và điều chỉnh
Tôi xin nêu cụ thể ứng dụng CNTT vào 2 môn Tiếng Anh và Vật lí tạitrường THCS Môn Sơn
2.1.1 : Môn Tiếng Anh: (Có phụ lục 05- trang 30 chứng minh hiệu quả
kèm theo)
Môn Tiếng Anh với đặc thù là một môn có lượng kiến thức khá rộng lớn
và đối với nhiều học sinh thì đây là một môn học khó, dễ gây nhàm chán Thực
Trang 12tế cho thấy không ít học sinh đã từ bỏ việc cố gắng tiếp thu môn học này với ýnghĩ không thể tiếp thu được.
Vì vậy, đối với mỗi giáo viên Tiếng Anh thì điều trăn trở nhất là làm saokích thích được sự hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh một cách tốt nhất
Qua quá trình chỉ đạo chuyên môn chúng tôi đã nhận thấy việc sử dụngcác trò chơi ngôn ngữ, các hình ảnh trực quan, âm thanh và các phần mềm bổ trợkhác thông qua CNTT hiện đại đã kích thích được sự hứng thú, say mê của họcsinh
Sau đây là một số ứng dụng mà các giáo viên dạy Tiếng Anh nhà trường
đã thực hiện trong các năm qua và thấy có hiệu quả
Ứng dụng CNTT vào môn tiếng Anh
Ứng dụng CNTT thông qua các trò chơi ngôn ngữ sinh động
Đối với thực tế của các trường THCS nói chung và trường THCS MônSơn – Con Cuông nói riêng đa số các em còn yếu môn Tiếng Anh, trong các tiếthọc các em còn rụt rè chưa phát huy tính chủ động trong học tập, do đó một sựkích thích học tập là cần thiết nên các hoạt động trước bài dạy của môn TiếngAnh , giáo viên thường tạo cho các em sự tự tin bằng các trò chơi sinh động, dễtham gia nhằm ôn lại kiến thức cũ của học sinh và kích thích tinh thần học tậpcủa học sinh chuẩn bị cho bài mới
Nhờ vào CNTT mà giáo viên dạy Tiếng Anh có thể tạo ra nhiều trò chơihấp dẫn lý thú cho học sinh
Ứng dụng CNTT
nhằm tạo ra các
trò chơi sôi động
Sử dụng hình ảnhtrực quan, âm thanhsinh động
Sử dụng một sốphần mềm bổ trợ
Trang 13Ứng dụng CNTT thông qua sử dụng các hình ảnh trực quan âm thanh
sinh động hữu ích cho bài dạy
Sách giáo khoa Tiếng Anh hầu hết đều được biên soạn theo 4 kỹ năng:Nghe, Nói, Đọc, Viết Mỗi kỹ năng trong từng đơn vị bài học hầu hết đều cótranh minh họa một cách rõ ràng, sinh động Điều đó giúp cho giáo viên cónhững ví dụ minh họa cho tiết dạy của mình Đồng thời nó tạo cho học sinh tính
tò mò, óc tưởng tượng giúp cho các em phát huy được tính tích cực học tập, các
em dễ hiểu được nội dung bài học
Tuy nhiên, một số đơn vị bài học còn thiếu các tranh ảnh sinh động, vàmột số tranh ảnh chưa thể hiện hết nội dung bài học Do đó, ở một số bài dạy đòihỏi người giáo viên phải tìm tòi bổ sung kiến thức bằng hình ảnh minh họa
Bên cạnh đó CNTT cũng giúp cho các giáo viên dạy Tiếng Anh thực hiệnnhiều chức năng hơn như: Đưa ngôn ngữ bản địa vào bài dạy giúp cho các em có
sự phát âm tốt hơn, tạo ra những âm thanh hay, những bản nhạc du dương trongmỗi tiết học, làm phong phú các tiết dạy một cách hiệu quả
Một số lợi ích mà CNTT đã giúp các giáo viên dạy Tiếng Anh thực hiệnđược trong các bài dạy của mình qua việc sử dụng tranh ảnh phụ trợ và âm thanhsinh động giúp cho bài dạy thêm phong phú hơn
+ Sử dụng tranh ảnh, âm thanh trong giới thiệu ngữ liệu mới
+ Sử dụng hình ảnh trực quan, âm thanh trong tiến trình bài dạy
+ Sử dụng hình ảnh trực quan, âm thanh trong củng cố bài dạy
Như vậy, việc sử dụng hình ảnh trực quan, âm thanh sinh động thông qua
UD CNTT đã góp phần cho giáo viên những lợi ích thiết thực, giúp cho học sinhhọc tập tốt hơn, năng động hơn và góp phần khắc sâu kiến thức đã học dễ dànghơn
2.1.2 : Môn Vật lí: (Có phụ lục 05- trang 30 chứng minh hiệu quả kèm
theo)
Trang 14Tiết ôn tập : Trong các tiết ôn tập của vật lí thì lượng kiến thức vật lí được
đề cập rất lớn Để có thể đưa một lượng lớn kiến thức đó lên bảng mà không có
sự ứng dụng của CNTT thì không thể thực hiện được Ví dụ : Cần ôn tập cáckiến thức về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì thì giáo viên thiết lập bảng sosánh và thực hiện các hiệu ứng trong Microsoft Office PowerPoint Việc trìnhchiếu trên lớp chỉ mất 5 phút Ngoài ra, trong các tiết ôn tập thì các câu hỏi đưa
ra dưới dạng trắc nghiệm rất nhiều Nếu các câu hỏi này viết lên bảng thì mất rấtnhiều thời gian Trong khi nếu ta sử dụng phần mềm violet để thực hiện phầnnày thì chỉ mất có 3 phút/một câu hỏi! Chúng tôi nhận thấy học sinh rất hứng thúvới các câu hỏi dạng này
Tiết thực hành : Trong các tiết thực hành thì có phần báo cáo thực hành là
phần quan trọng Nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ về phần này Để có thể thựchiện được điều này thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên sách thì làmgiảm tính hiểu quả Trong khi nếu đưa mẫu báo cáo lên máy chiếu thì việchướng dẫn học sinh thực hiện phần báo cáo thực hành sẽ tốt hơn
Tiết dạy lí thuyết Vật lí có hình vẽ như phần quang học, phần điện:
Trong các tiết dạy này thì các thao tác vẽ hình được đưa lên máy chiếu thực hiện
sẽ mất ít thời gian hơn mà học sinh lại dễ quan sát hơn, học sinh hứng thú hơn
Ví dụ : dạy bài Vật lí 9 : Bài 43 ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ…; Vật
lí 7 : Bài 21 Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện…
Tiết dạy lí thuyết Vật lí có nhiều ứng dụng trong đời sống: Trong phần
nêu ứng dụng của kiến thức nào đó mà giáo viên chỉ nói không thôi thì chắc chắn
sẽ kém sôi động, kém hiểu quả hơn việc đưa hình ảnh của ứng dụng đó lên bảng
Ví dụ như: Chương III Quang học(vật lí 9); hoặc bài 62 Điện gió - điện mặt trời - điện hạt nhân…
Tiết dạy sau tiết kiểm tra : Giáo viên có thể đưa kết quả kiểm tra của học
sinh lên bảng chỉ trong 2 phút, từ đó học sinh có thể tự so sánh điểm của mình
Trang 15với điểm của các bạn Đồng thời giáo viên có thể đưa đáp án, một số bài(bằng cách chụp ảnh bài kiểm tra) đạt điểm tốt lên máy chiếu để biểu dương học sinh
Việc đưa CNTT vào dạy học Môn Vật Lý không chỉ giúp giáo viên THCSMôn Sơn thực hiện bài dạy được tốt hơn mà còn giúp học sinh có hứng thú họctập tốt hơn Trước đây một số học sinh lười học, không chịu chú ý lên bảng, chỉ
lo nghịch hoặc nói chuyện Khi đưa CNTT vào dạy học thì học sinh chú ý quansát hơn, cảm thấy hứng thú hơn, học sinh dễ hiểu bài hơn, không còn nói chuyệnriêng nữa
2.2Thống kê phổ cập THCS (Có phụ lục 06 trang 32 kèm theo)
-Tiết kiệm thời gian , nhanh chính xác , tiết kiệm kinh phí , đảm bảo cácloại hồ sơ , biểu mẫu , ghép nối dữ liệu qua ổ đĩa mạng nội bộ.Giáo viên làmviệc theo nhóm có hiệu quả
- Giúp CBQL có cái nhìn tổng quát , làm tốt kế hoạch phát triển trườnglớp
-Thống kê phổ cập bằng phần mềm máy tính (Cách làm cụ thể : Mỗi tổ phổ cập bao gồm điều tra viên của trường THCS và Tiểu học , sau khi điều tra xong 12 thôn bản nhập dữ liệu trên 12 máy tính cá nhân được cài phần mềm thống kê phổ cập có bản quyền , nhập xong tổ trưởng điều tra , kiểm tra và gửi file dữ liệu lên máy chủ Tổ trưởng phổ cập nhà trường kiểm tra và tiến hành ghép nối dữ liệu cho toàn trường Sau đó tiến hành chia tách dữ liệu cho 3
trường Tiểu học trên địa bàn)
2.3 Xây dựng thời khóa biểu (Có phụ lục 07- trang 33 xếp TKB 09
Trang 16-Giúp cho công tác thống kê, phân công giảng dạy, dự giờ thuận lợi hơnnhiều.
2.4 Tuyển sinh lớp 6 (Có phụ lục 08- trang 37 kèm theo)
-Hỗ trợ công tác tuyển sinh đầu cấp, xét kết quả, thống kê số liệu
-In danh sách thông báo nhập học , vận động học sinh lớp 6 đến trường -Căn cứ kết quả lớp 5 tiểu học từ phần mềm quản lý chất lượng của Tiểu học chung toàn tỉnh để căn cứ tuyển sinh phân lớp 6 THCS
2.5 Quản lý chất lượng học sinh (Có phụ lục 09, 10 - trang 38,39 kèm
theo)
-Thống kê số liệu
-CNTT giúp nhà quản lý biết được công tác chấm bài, vào điểm của giáoviên cũng như điểm số của học sinh, qua công tác này giúp cho bản thân tôi racác quyết định quản lý để điều chỉnh kịp thời
-Phân tích số liệu , quản lý đầy đủ các thông tin về học sinh
-Hỗ trợ cộng điểm, thống kê cho giáo viên bộ môn
-Hỗ trợ đánh giá xếp loại cho giáo viên chủ nhiệm
-Hỗ trợ quản lý ngày nghỉ , lỗi vi phạm của học sinh
2.6 Thống kê báo cáo
Hỗ trợ cho việc thống kê báo cáo cho các cấp quản lý về chất lượng họcsinh, nhanh chóng chính xác, kịp thời (Báo cáo EMIS và các loại báo cáo thống
kê theo qui đinh của các cơ quan quản lý giáo dục)
2.7 Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh (Có phụ lục 09, 10 - trang 38,39 kèm
-Đánh giá chất lượng hàng tháng , hàng kỳ kịp thời chính xác
Trang 172.8 Phối hợp với cha mẹ học sinh (Có phụ lục 09 - trang 40 kèm theo)
-Thông qua việc xây dựng phiếu liên lạc, công khai điểm lên Website, phụhuynh học sinh có thể biết được tình hình học tập của con em mình quatừng tuần
- Thông qua việc gửi phiếu báo kết quả học tập theo từng kỳ và kết hợphọp phụ huynh đã giúp cho phụ huynh nắm chắc được việc học của conem
Ví dụ : 01 phiếu báo kết quả học tập học kỳ 1 (Có phụ lục 11- trang 33
kèm theo)
2.9 Xét tốt nghiệp THCS
-Nhanh chóng , chính xác , đầy đủ hồ sơ
-Đảm bảo việc ghép nối dữ liệu về Phòng , Sở Chuyển đổi file dữ liệu nhanh chóng qua các phần mềm
-Đảm bảo việc in giấy chứng nhận tốt nghiệp ,phôi bằng đẹp , chính xác
2.10 Công tác hành chính (Sử dụng phần mềm quản lý văn bản).
-Soạn thảo văn bản, lưu trữ văn bản nhanh chóng
-Tra cứu văn bản, hỗ trợ quản lý
-Quản lý tốt thư viện nhà trường (Thông qua phần mềm quản lý thư viện).-Quản lý hồ sơ giáo viên (Phần mềm quản lý CBGV)
IV/BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ nhất : Nhận thức được tính thân thiện mà CNTT mang lại cho nhà trường.
Thứ hai : Sự đam mê, ý thức tự học, chủ động thực hành kỹ thuật , khám
phá , chinh phục các phần mềm về giáo dục (Sức mạnh của máy tính là ở phầnmềm) Phải biết vượt qua những khó khăn bước đầu không thể nóng vội, phảikiên trì, tiến hành từng bước chắc chắn Phải có lộ trình , kế hoạch cụ thể , không
phô trương hình thức
Thứ ba :Biết trao đổi, tham gia các diễn đàn và khai thác thông tin qua
mạng
Trang 18Thứ tư : Bài học chỉ đạo việc áp dụng CNTT trong giảng dạy đối với
CBGV: CNTT mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học, nhưng trong mộtmức độ nào đó thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàntoàn trong các bài giảng Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứkhông phải là toàn bộ chương trình
Có thể kể ra đây một số trường hợp nên sử dụng CNTT( giáo án điện tử)
để hỗ trợ:
+ Khi dạy khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó học sinhkhó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thực hiện kháiniệm trên một cách trực quan hơn
Chẳng hạn như nó có thể mô phỏng minh hoạ, nhiều quá trình hiện tượngtrong xã hội và trong con người mà không thể quan sát trực tiếp được trong điềukiện nhà trường, không thể hoặc khó có thể thực hiện được nhờ phương tiệnkhác
+ Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua việc phảihoàn thành một số lượng lớn các bài tập, ví dụ : Khi cần giúp học sinh rènluyện kỹ năng tính nhẩm ta có thể tạo ra bài tập tình nhẩm dưới dạng dạng tròchơi có cho điểm trên máy tính, đánh giá trình độ tình nhẩm của học sinh
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy tính bằng ngân hàng đề.+ Nội dung cần tiết kiệm thời gian trên lớp ( kẻ, vẽ hình, phức tạp)
CNTT có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên sử dụng nó như thế nào Để ứng dụng CNTT đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy theo tôi cần:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung tiết học để xác định rõ cần sử dụng tư liệu nào
và sử dụng như thế nào, vào mục đích gì: dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ,
hệ thống kiến thức đã học.vv
+ Xác định thời điểm thích hợp, thời gian sử dụng tư liệu đó trong tiết học.+ Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi để dẫndắt học sinh thực hành quan sát phát hiện kiến thức
Trang 19Một số nội dung trong bài học có thể ứng dụng CNTT:
+Nội dung bài cần mô phỏng các hoạt động (bằng phim, ảnh, hìnhđộng ), cần tạo ta tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập của họcsinh
+ Nội dung bài cần phải thay đổi thông số: Các điều kiện, các thông số.+ Nội dung mà học sinh thường mắc sai lầm, cần có bài làm mẫu, bài giảimẫu để tham khảo, rút kinh nghiệm
+ Nội dung cần tiểu tiết trong bài, tổng kết cuối chương
+ Các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp củng cố,kiểm tra nhanh kiến thức bài học
Thứ năm : Phải đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào tiêu chí đánh giá trong
nhà trường theo quy định mới về thi đua khen thưởng Nhà quản lý phải thườngxuyên, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các tổ , ban , CBGV trong việc ứng dụngCNTT
Thứ sáu :Thấy được những hạn chế của CNTT và chỉ xem CNTT là công
cụ , phương tiện để quản lý và hỗ trợ giảng dạy Trong giảng dạy có những hạnchế :
+Soạn, chuẩn bị một tiết dạy mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi có đầy đủ cácthiết bị công nghệ cần thiết Có nghĩa là phải đồng bộ
+ Phải đảm bảo có “ điện” thì tiết dạy mới có thể ứng dụng được CNTT,trong khi đó hiện tượng mất điện không báo trước thường diễn ra phổ biến
+ Chưa có chuẩn về ứng dụng các phần mềm trong quản lý , chuẩn thờilượng ứng dụng CNTT vào 1 tiết học, môn học nên việc ứng dụng của giáo viênmang tính tự phát tuỳ theo ý tưởng do đó việc ghi chép của học sinh còn lúngtúng CBQL phải tự tìm tòi , mua các phần mềm , phải qua thực tiễn mới biếtđược phần mềm tốt hay chưa tốt
V/KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Khi ứng dụng CNTT vào trong quản lý toàn diện nhà trường, với số tiềnđầu tư không lớn nhưng tôi nhận thấy kết quả đã đem lại rất lớn như sau:
Trang 20Tiết kiệm được thời gian, sức lao động và kể cả tiền bạc cho nhà trường vàmọi thành viên trong nhà trường từ nhân viên văn phòng, giáo viên bộ môn, giáoviên chủ nhiệm đến lãnh đạo , quản lý nhà trường.
Chấm dứt được tình trạng cộng điểm sai, đánh giá xếp loại sai của cácgiáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
Góp phần vào tổ chức quản lý nhà trường khoa học hơn, đơn giản hóanhững công việc phức tạp, người quản lý có quỹ thời gian đầu tư vào những vấn
đề trọng tâm cần giải quyết
Hạn chế được “bệnh hành chính”, “bệnh báo cáo” nhưng vẫn có số liệunhanh chóng, kịp thời, chính xác mà nếu làm thủ công thì không có được
Qua việc sử dụng các phần mềm, đã thúc đẩy các giáo viên tự bồi dưỡngcác kiến thức, xóa mù Tin học, mỗi thầy cô giáo đã trở thành những tấm gương
về tự học cho học sinh noi theo Góp phần quan trọng vào thực hiện cuộc vận
động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo”.
Việc công khai kết quả học tập, công khai thời khóa biểu lên mạngInternet sẽ giúp cho phụ huynh học sinh phối hợp với nhà trường tốt hơn trongviệc quản lý giáo dục con em, đồng thời góp phần vào việc công khai, dân chủtrong nhà trường, nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường trong ngành và trong
xã hội
*
* *Ngành cần có tiêu chí thi đua về ứng dụng CNTT trong nhà trường và các
cơ quan quản lý giáo dục thống nhất trong toàn ngành cấp tỉnh
Cần xây dựng các đơn vị chỉ đạo điểm về ứng dụng CNTT và nhân rộng
mô hình , và phải có đầu tư cho các đơn vị chỉ đạo điểm , có sơ kết đúc rút kinh
nghiệm
Cần có hỗ trợ kỹ thuật của chuyên viên CNTT của Phòng GD & ĐT và
phòng CNTT sở GD & ĐT đối với các cơ sở giáo dục
Trang 21Sở Giáo dục &Đào tạo Nghệ An, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện ConCuông cần xây dựng trang Website có đầy đủ thông tin, cập nhật thông tin , vănbản của ngành, và đồng thời là diễn đàn để CBGV trong toàn ngành trao đổi ,
học hỏi về chuyên môn
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc ứng dụngCNTT trong công tác quản lí toàn diện trường THCS Môn sơn , một trường vùngbiên giới khó khăn , rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý , để kinh nghiệmđược hoàn thiện hơn Thiết nghĩ để đạt được cả 4 yêu cầu: chuẩn về nhận thức,chuẩn về kỹ năng, chuẩn về cơ sở hạ tầng, chuẩn về phương tiện ứng dụngCNTT thì sự cộng hưởng trách nhiệm của tất cả các cấp là vô cùng cần thiết
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Môn Sơn , ngày 28 tháng 05 năm 2009
Người thực hiện
Nguyễn Nam Giang
TM/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
PHÓ CHỦ TỊCH
TM/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD&ĐT CON CUÔNG CHỦ TỊCH