Do có ít nhất ba dân tộc cùng nhau học tập trong một môi trường vì thế đội ngũ quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp đội ngũ giáo viên như thế nào cho phù hợp với việc giáo dục h
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CON CUÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI
(Ngữ văn THCS)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH ĐAN LAI BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CON CUÔNG
NGƯỜI THỰC HIỆN: Võ Như Hùng ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Phòng GD&ĐT Con Cuông
Số điện thoại: 0919.569.890
Con Cuông, tháng 4 năm 2011
Trang 2A Đặt vấn đề
- Một số vấn đề chung về nguồn gốc, tên gọi, tập quán về dân tộc Đan Lai
- Về văn hóa, tộc người Đan Lai ít thấy có bản sắc riêng, có một sự đan xen giữa một ít của dân tộc này một ít của dân tộc kia Trang phục họ mặc giống người kinh, nhà ở lại giống người Thái; ma chay, cưới hỏi có sự lai tạp giữa phong tục của dân tộc kinh, dân tộc Thái và cả dân tộc Mường Đặc biệt là việc lấy vợ lấy chồng của người Đan Lai (do tộc người này thường ở cách biệt, họ lại ít giao lưu…) nên trai gái thường kết hôn với nhau ở trong một bản, cận huyết thống đây
là nguyên nhân chính dẫn đến tộc người Đan Lai đang ở trong tình trạng giống nòi
bị suy kiệt dần
- Một điểm đáng lưu ý nữa của người Đan Lai là tiếng nói, tiếng nói của người Đan Lai có nhiều âm gần giống với cách phát âm của người kinh, đây phải chăng là một minh chứng để các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: Tộc người Đan Lai có nguồn gốc từ miền Hoa Quân thuộc huyện Thanh Chương chăng ? Sau đây
là một số thống kê cho thấy điều đó:
- Ngày 19/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người Đan Lai, với tổng kinh phí hơn 93 tỷ đồng nhằm tăng cường đầu tư sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục và đào tạo tại các vùng đồng bào Đan lai sinh sống tạo điều kiện giúp bà con mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục
- Trong quá trình thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người Đan Lai” đã đem đến một số kết quả nhất định: Đời sống kinh tế của người Đan Lai được cải thiện; đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao; một số khu vực định cư của người Đan Lai được thành lập ở xã Môn Sơn, xã Thạch Ngàn Tuy nhiên, khoảng cách trình độ dân trí, về kinh tế giữa tộc người Đan Lai với cộng đồng các dân tộc khác trong vùng đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm trong đó có giáo dục Từ thực tế chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Việt cho học sinh Đan Lai, một vấn đề được đặt ra đó là: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học cho học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh Đan Lai nói riêng Từ đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp để nâng cao chất
Trang 3lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai bậc THCS” để góp phần giải quyết một số vấn đề của thực trạng dạy và học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai
Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này chúng tôi xuất phát từ những cơ sở khoa học sau:
1 Cơ sở lý luận:
1.1 Trên cơ sở các văn bản, các đề án, một số chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu
số được Chính phủ đã phê duyệt vào ngày 19/12/2006 Đặc biệt là QĐ 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 V/v phê duyệt Đề án phát triển giáo dục cho các tộc đặc biệt
ít người
1.2 Trên cơ sở một số lý luận về phương pháp dạy học, tâm lý học, khoa học giáo dục
1.3 Những đặc điểm tâm, sinh lý, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Đan lai
2 Cơ sở thực tế
2.1 Xuất phát từ nhu cầu sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của tộc người Đan Lai
2.2 Từ thực tế giảng dạy và học tập ở các cơ sở giáo dục có học sinh Đan lai trên điạ bàn huyện Con Cuông
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1 Phương pháp điều tra
2 Phương pháp thống kê
3 Phương pháp Hội thảo, dạy thể nghiệm
4 Phương pháp khảo sát
B MỘT SỐ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CỦA GIÁO VIÊN VÀ VIỆC HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH ĐAN LAI
I Thực trạng dạy tiếng Việt cho học sinh Đan lai.
1 Công tác quản lý ở những trường có học sinh Đan Lai.
Do có ít nhất ba dân tộc cùng nhau học tập trong một môi trường vì thế đội ngũ quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp đội ngũ giáo viên như thế nào cho phù hợp với việc giáo dục học sinh nói chung và dạy tiếng Việt cho học sinh Đan Lai nói riêng Đội ngũ cán bộ quản lý các trường học có học sinh Đan Lai chưa thực sự chủ động trong việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy và học; chưa thực sự chủ động xây dựng kế hoạch từng tháng, từng kỳ, từng năm học và kế hoạch lâu dài để nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai
Trang 42 Đội ngũ giáo viên ở những trường học có học sinh Đan Lai.
Đội ngũ giáo viên ở những trường học có học sinh Đan Lai có tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn cao (95,89% đạt chuẩn và trên chuẩn), trong đó giáo viên người kinh, chiếm tỷ lệ cao, các giáo viên thuộc dân tộc Đan Lai chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có 2/146 chiếm tỷ lệ 1,36%) những giáo viên này có chuyên môn Sinh-Hóa Hầu hết đội ngũ giáo viên đều không biết tiếng Đan Lai, ít hiểu về phong tục, tập quán, tâm lý của tộc người Đan Lai từ đó trong quá trình giảng dạy và học tập xảy
ra sự bất đồng ngôn ngữ, không có sự hiểu biết để chia sẻ cùng nhau
Bảng thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc 5 trường có học sinh Đan Lai
Tổng
số
DT
sỹ
Kinh Thái Đan
Lai
DT khác
Thái Đan
Lai
3 Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá
Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá được xem như
là sự sống còn của nền giáo dục nước nhà nhưng có một điều cũng cần được nói đến, sự đổi mới đó đang trên cơ sở và áp dụng cho mặt bằng chung toàn quốc, cho nên dẫn đến tình trạng áp dụng cho đối tượng học trò này thì hiệu quả đạt được sẽ cao, áp dụng với đối tượng học trò khác kết quả lại đạt được thì ngược lại Các thầy cô giáo dạy ở những trường có học sinh Đan Lai việc áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh bước đầu đã có những kết quả nhưng nhìn chung họ vẫn chưa quan tâm đến đối tượng là học sinh Đan Lai; Việc tổ chức dạy học chưa thực sự quan tâm đến đối tượng nên hiệu quả của việc dạy học nói chung và dạy tiếng Việt cho học sinh Đan Lai chưa cao
4 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Chưa thực sự phù hợp với sở thích, đặc điểm tâm lý của các em học sinh Đan lai cho nên không thu hút được các em tham gia vào các hoạt động này dẫn đến các em ít có được môi trường tiếng Việt để giao lưu, học tập
II Chất lượng học tiếng Việt của học sinh Đan Lai.
1 Học sinh Đan Lai trước khi vào nhà trường THCS tỷ lệ biết sử dụng tiếng việt và sử dụng tiếng Việt thành thạo chiếm tỷ lệ thấp Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lớn nhất đó là: khi học ở Mầm non và Tiểu học môi trường tiếng Việt của các em rất hạn chế, các em giao tiếp tiếng Việt với thầy cô và bạn bè rất ít (chỉ vào thời gian trên lớp) Trong sinh hoạt cộng đồng và gia đình, mọi người giao tiếp với nhau chỉ bằng tiếng mẹ đẻ nên khả năng nghe, nói, đọc, viết của các em rất yếu
Trang 52 Học sinh Đan Lai học tiếng Việt như là học ngoại ngữ Dù rằng khi bước vào trường THCS, các em đã được học tiếng Việt ở các trường Mầm non, các trường Tiểu học nhưng do môi trường giao tiếp tiếng Việt hạn chế, khả năng tiếp thu chậm và rất nhiều lý do khác nữa khiến các em gặp khó khăn khi phát âm, khi dùng từ, khi tạo lập câu, đoạn văn, văn bản Qua thực tế giảng dạy và qua khảo sát chúng tôi thấy học sinh Đan Lai thường mắc các lỗi sau khi sử dụng tiếng Việt:
2.1 Lỗi về nói, đọc, viết: Tốc độ nói và đọc tiếng Việt chậm, phát âm không rõ ràng, thường phát âm sai các phụ âm s/x, l/đ, tr/t, l/nh, r/l, từ việc phát âm sai dẫn đến khi viết các em học sinh Đan Lai thường viết sai chính tả các phụ âm này
Ví dụ:
Tiếng việt Phát âm của học sinh
Đan Lai
Chính tả của học sinh
Đan Lai
Học sinh Đan Lai khi nói hoặc khi đọc thường thiếu đi một số âm ở một
số vần, vì thế dẫn đến hiện tượng người khác tham gia đối thoại khó hiểu hoặc không hiểu các em nói gì
Ví dụ:
Tiếng Việt Phát âm của học sinh
Đan Lai
Chính tả của học sinh
Đan Lai
2.2 Trong quá trình giao tiếp học sinh Đan Lai thường sử dụng một số từ
“thừa” vào trong lời thoại khiến cho câu thoại của các em trở nên vô nghĩa, khó hiểu Ví dụ:
Trang 6Với các câu hỏi: Em có biết không? Em có học bài không? Học sinh dân tộc Thái, dân tộc Kinh thường có chung câu trả lời
- Thưa thầy (cô) em không biết!
- Thưa thầy (cô) em chưa học bài!
Nhưng học sinh Đan Lai trả lời:
- Em không được biết!
- Em không được học!
Khi sử dụng danh từ để chỉ ai đó đang nói một điều gì, hay làm một điều gì, các em thường dùng kèm đại từ “Nó” đằng sau đó Ví dụ:
- Cán bộ (nó) vận động.
- Thầy giáo (nó) dạy.
- Cha ta nó (đang) làm.
2.3 Trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản học sinh Đan Lai thường
có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ ở trong một số trường hợp thường gặp như sau:
Cán bộ vào thăm bản em Cán bộ ti lòn bản em ( ti lòn có nghĩa là
đi vào thăm hoặc đi đến thăm) Trong năm học 2009-2010 chúng tôi đã tiến hành khảo sát 153 học sinh Đan Lai thuộc các trường THCS Môn Sơn, THCS Lục Dạ, THCS Châu Khê, THCS Lạng Khê, THCS Thạch Ngàn ở các lớp 6, 7, 8, 9 cho kết quả như sau:
Tổng số
học sinh
Lỗi thường gặp
Lỗi phát âm
Lỗi chính tả Lỗi dùng từ Lỗi viết câu
sai
Lỗi diễn đạt
Kết quả môn Ngữ văn của học sinh Đan Lai năm học 2009-2010:
Tổng
số
HS
SL Tỷ
lệ
153 0 0% 7 4,57% 43 28.10% 86 56.20% 17 11.11%
Trang 7Với thực trạng trên, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục, người trực tiếp giảng dạy và cả xã hội phải nghiên cứu, đề ra các gải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy, học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc Đan Lai nói riêng
C MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH ĐAN LAI
I Mục tiêu của các giải pháp.
1 Mục tiêu chung: Trên cơ sở các giải pháp để giúp các trường làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy chính quyền các cấp có những chủ trương chính sách phù hợp, kịp thời góp phần nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt cho học sinh Đan lai; Tác động vào nhận thức của các cấp quản lý giáo dục (Cấp phòng và các đơn vị trường học), làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ giáo viên từ đó áp dụng có hiệu quả các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học tiếng Việt của học sinh Đan Lai nói riêng; Nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho học sinh Đan Lai góp phần xóa khoảng cách về trình độ sử dụng tiếng Việt giữa học sinh Đan Lai với học sinh Kinh, Thái và các dân tộc khác
2 Mục tiêu cụ thể:
Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai theo hướng: 2.1 Luyện phát âm để khắc phục các lỗi phát âm của học sinh
2.2 Khắc phụ các lỗi chính tả học sinh thường gặp
2.3 Khắc phục các lỗi dùng từ, qua đó góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh
2.4 Khắc phục các lỗi về câu, lỗi diễn đạt; qua đó giúp học sinh biết tạo lập các văn bản như: Biết làm bài tập làm văn, biết viết một số đơn từ…
2.5 Có thể nhận diện được một số biện pháp nghệ thuật từ đó giúp các em bước đầu biết cảm nhận một số văn bản nghệ thuật
II Các giải pháp
1 Tạo môi trường tiếng Việt
1.1 Lựa chọn mô hình bố trí, sắp xếp lớp học hợp lý
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy rằng các trường học trên địa bàn chủ yếu có 3 đối tượng học sinh thuộc các dân tộc: Kinh, Thái, Đan Lai trong số các
em học sinh thuộc 3 dân tộc này học sinh Đan Lai khả năng sử dụng tiếng Việt yếu nhất chính vì thế việc lựa chọn mô hình bố trí học sinh để tạo môi trường tiếng Việt là hết sức quan trọng Các phương án được đưa ra để lựa chọn là:
Mô hình thứ nhất: Học sinh Kinh + Học sinh Thái + Học sinh Đan Lai;
Mô hình thứ 2: Học sinh Kinh + Học sinh Đan Lai;
Trang 8Mô hình thứ 3: Học sinh Thái + Học sinh Đan Lai
Trong 3 mô hình biên chế lớp học này, chúng tôi thấy mô hình thứ 2 trong lớp học có 2 đối tượng học sinh Kinh + học sinh Đan Lai tạo được môi trường tiếng Việt tốt nhất vì: Trong quá trình giao tiếp với các bạn trong lớp, các em sẽ phải thường xuyên sử dụng tiếng Việt; Giáo viên sẽ thuận lợi trong việc phân công học sinh Kinh giúp đỡ học sinh Đan Lai trong quá trình học tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung; Giáo viên có điều kiện sử dụng hiệu quả song ngữ tiếng Việt và tiếng Đan Lai để giao tiếp và giảng dạy
1.2 Tạo môi trường tiếng Việt bằng cách tổ chức tốt mô hình bán trú dân nuôi
Tổ chức tốt mô hình bán trú dân nuôi trước hết sẽ hạn chế được học sinh bỏ học, vì các em học sinh Đan lai thường ở xa trường, muốn đến trường các em phải vượt qua khe suối, đồi núi, đèo dốc, nếu không làm tốt mô hình này sẽ không thu hút được các em đến trường
Tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh ở tại các ký túc xá bằng nhiều hình thức: Tổ chức đọc các loại báo trước giờ các em học bài vào buổi tối; Tăng cường mua sắm các phương tiện nghe nhìn cho ký túc xá như Ti vi, Ra đi ô… để các em
có điều kiện tiếp xúc và được nghe, được xem các chương trình trên đài phát thanh, trên truyền hình; Tổ chức cho các em nội trú các hoạt động ngoài giờ học như: Văn nghệ, Thể thao để tạo điều kiện cho các em cơ hội giao lưu, gặp gỡ và đây cũng môi trường để các em sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp
1.3 Tạo môi trường tiếng Việt bằng hình thức tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Để tạo điều kiện cho học sinh Đan Lai có điều kiện tiếp xúc với các bạn trong trường và ngoài trường, dần dần xoá mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, chúng tôi
đã tập trung chỉ đạo các nhà trường làm tốt các hoạt động sau đây:
Tổ chức tốt các trò chơi dân gian theo tiêu chí của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT theo hướng lựa chọn trò chơi phù hợp (trong đó ưu tiên lựa chọn các trò chơi dân gian của người Đan Lai) để tổ chức cho học sinh cả 3 dân tộc Kinh, Thái, Đan Lai tham gia Hoạt động này được giao cho Đoàn, Đội tổ chức theo cách thức nếu là trò chơi có tính tập thể thành phần tham gia thực hiện phải có học sinh Đan Lai + Học sinh Thái + Học sinh Kinh, yêu cầu khi trao đổi, bàn bạc trong nhóm chơi phải sử dụng tiếng Việt
Bên cạnh tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi, các hoạt động thể dục thể thao, các trường thường xuyên tổ chức các câu lạc bộ, câu lạc bộ Lịch sử, câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ “ Em yêu tiếng Việt” những Câu lạc bộ này đã giúp các em tăng cường sự giao thiếp, tăng cường vốn tiếng Việt, kỹ năng sử dụng tiếng Việt và khả năng hợp tác nhóm
Trang 92 Công tác quản lý chỉ đạo ở những trường có học sinh Đan Lai.
2.1 Công tác bố trí giáo viên
Để việc nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai đạt hiệu quả cao, chúng tôi xác định việc bố trí giáo viên làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy môn Ngữ văn ở những lớp có học sinh Đan Lai là hết sức quan trọng; Ưu tiên
bố trí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các lớp có học sinh Đan Lai (nhất là những lớp đầu cấp) là những giáo viên tâm huyết, tận tâm với học sinh, hiểu phong tục tập, tập quán, tâm lý của tộc người Đan lai và đặc biệt là sử dụng được tiếng Đan Lai trong giao tiếp và giảng dạy
Bố trí xen kẽ giữa những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy ở địa bàn có tộc người Đan Lai sinh sống kết hợp giáo viên trẻ mới ra trường, giáo viên miền xuôi lên công tác ở miền núi vào giảng dạy ở những lớp có học sinh Đan Lai nhằm khắc phục việc bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách về phong tục tập quán giữa giáo viên và học sinh Làm tốt nhiệm vụ này đã tạo nên sự vào cuộc của tất cả các thành viên trong hội sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Việt; Có vậy mới xây dựng được ý thức dạy tiếng Việt không còn là nhiệm vụ của riêng giáo viên dạy môn Ngữ văn mà trở thành nhiệm vụ chung của tập thể sư phạm của nhà trường
2.2 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá việc dạy tiếng Việt của giáo viên Bên cạnh các hình thức kiểm tra mang tính truyền thống như: Dự giờ thăm lớp, kiểm tra qua khảo sát học sinh, kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, chúng tôi cho rằng cần phải có cái nhìn thật thấu đáo khi đánh giá giáo viên dạy những lớp có học sinh Đan Lai thông qua việc dự giờ và chuẩn bị giáo án Lâu nay việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên đang được thực hiện trên cơ sở những quy định có tính khuôn mẫu, quan niệm này đã làm ảnh hưởng phần nào đến tính sáng tạo của giáo viên trong quá trình soạn và giảng dạy Chúng tôi khuyến khích những tiết dạy Ngữ văn có tính đột phá trong việc lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức kỹ năng phù hợp với học sinh Đan Lai để làm sao vừa đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng vừa đảm bảo việc học sinh Đan Lai ngày càng được rèn luyện nhiều hơn và ngày càng tiến bộ hơn trong quá trình sử dụng tiếng Việt
2.3 Chỉ đạo công tác thực hiện phân phối chương trình
Phân phối chương trình đã có sự điều chỉnh, nhưng khi áp dụng vào giảng dạy ở các địa bàn có học sinh dân tộc nói chung và học sinh Đan Lai nói riêng còn gặp nhiều khó khăn Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi chỉ đạo theo hướng: Nhóm, tổ chuyên môn trên cơ sở phân phối chương trình xác định những bài dài, bài khó cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học để định hướng cách dạy, thống nhất việc tách tiết, giãn tiết như thế nào cho phù hợp với trình độ đối tượng học sinh Để tránh tùy tiện, hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở đã
có sự thống nhất sau khi thảo luận ở các buổi sinh hoạt chuyên môn
Trang 102.4 Phân công quản lý và kèm cặp, phụ đạo cho học sinh.
Như đã trên chúng tôi đã đưa ra giải pháp xây dựng mô hình bán trú cho học sinh Đan Lai, với đặc điểm tâm lý, sinh lý, tập quán lứa tuổi của học sinh THCS một vấn đề đặt ra đó là việc quản lý chăm sóc các em như thế nào? Với lợi thế những trường có học sinh Đan Lai đều có giáo viên người dân tộc trong đó có 2 giáo viên người dân tộc Đan Lai, công việc quản lý, chăm sóc hướng dẫn các em
ăn, ở, sinh hoạt được giao cho giáo viên người dân tộc Thái và dân tộc Đan Lai Những giáo viên được giao quản lý các em học sinh phải là những giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có tình yêu thương học trò, có khả năng giao tiếp với học sinh bằng tiếng Đan Lai, có sự am hiểu phong tục, tập quán của tộc người Đan Lai Làm tốt được nhiệm vụ tổ chức cho các em ăn, ở, sinh hoạt…ở khu nội trú sẽ dần dần thay đổi được những hạn chế của các em trong việc giao tiếp, trong việc học tập, trong sinh hoạt…Chúng tôi cho rằng từng bước thay đổi những hạn chế đó sẽ tạo đà cho các em học tiếng Việt ngày càng tốt hơn
Công tác phân công giáo viên kèm cặp, giúp đỡ học sinh Đan Lai Ngay từ đầu năm học các trường phải tổ chức khảo sát để phân loại chất lượng học sinh, sau khi có kết quả phân loại chất lượng học sinh nhà trường có kế hoạch phân công phân công giáo viên kèm cặp, giúp đỡ học sinh Bên cạnh phụ đạo ở trường theo
kế hoạch của nhà trường, còn có một biện pháp đạt hiệu quả tương đối tốt đó là phân công giáo viên kèm cặp ở nhà, để thực hiện giải pháp này các trường đã vận động giáo viên toàn trường tham gia Hình thức kèm cặp giúp đỡ này được thực hiện: Vừa kèm cặp các em học tiếng Việt và các môn học khác vừa giúp đỡ các em
về sách vở, quần áo…
Cách thức phụ đạo, bồi dưỡng cũng được thay đổi, các tiết dạy chính khóa giáo viên trên cơ sở phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng để dạy cho các em những kiến thức và kỹ năng cần thiết, những tiết dạy phụ đạo chúng tôi quan niệm và chỉ đạo học sinh cần gì giáo viên dạy cái đó, tránh tình trạng học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo giáo viên lại dạy các kỹ năng khác Chúng tôi chỉ đạo việc sửa lỗi phát âm, lỗi chính tả được tập trung thực hiện ở các lớp 6,7; Sửa lỗi lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt và tạo lập các văn bản đơn giản được tập trung thực hiện ở các lớp 7,8,9 Việc sửa những lỗi trong quá trình sử dụng tiếng Việt cho học sinh Đan Lai là một công việc hết sức khó khăn Có giáo viên đã ví von “dạy sửa lỗi phát âm cho học sinh Đan lai giống như uốn một một cây tre cong
đã già cho thẳng lại” Để công việc khó khăn vất vả này đi đến những kết quả nhất định, chúng tôi cho rằng cần nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý cả về vật chất lẫn tinh thần, sau đó phải thắp lên được ngọn lửa tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo đối với các em học sinh tộc người Đan Lai
3 Công tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ hiểu biết về tộc người Đan Lai.
Bên cạnh các chuyên đề về bồi dưỡng giáo viên hàng năm do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức, chúng tôi còn có những chuyên đề, hội thảo nhằm