- Về hình thức pháp lý và loại hình hoạt động: Điều 6 quy định TCTD được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã, cụ thể: Ngân hàng thương mại trong
Trang 1LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NĂM 2010
PHẦN I - NHỮNG HƯỚNG THAY ĐỔI
Luật các tổ chức tín dụng 2010 (gọi tắt là Luật 2010) gồm 10 Chương và 163Điều đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010 và sẽ cóhiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, trong đó có một số thay đổi chủ yếu so vớiLuật Các tổ chức tín dụng 1997 Những thay đổi thể hiện trên các mặt như :
I.1 Về phạm vi điều chỉnh
Điều 1 xác định rõ phạm vi điều chỉnh bao gồm việc thành lập, tổ chức, hoạt
động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng (TCTD); thành lập, tổchức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện củaTCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
- Về hình thức pháp lý và loại hình hoạt động:
Điều 6 quy định TCTD được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật
Doanh nghiệp (hoặc Luật Hợp tác xã), cụ thể:
Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (trừ ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ); TCTD phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; TCTD 100% vốn nước ngoài, TCTD liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn; Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình
Trang 2thức hợp tác xã; Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
Như vậy, các quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát được phân loại theohình thức pháp lý của TCTD (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợptác xã) Đối với hoạt động của TCTD, Luật các TCTD 2010 quy định phạm vi hoạtđộng của từng TCTD phụ thuộc vào loại hình hoạt động của chính TCTD, nhưNHTM, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chứctài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân
I.3 Về phân biệt các loại hình TCTD
I.3.1 Phân biệt ngân hàng và TCTD phi ngân hàng
Ranh giới phân biệt hoạt động giữa các TCTD là ngân hàng và các TCTDkhông phải là ngân hàng được làm rõ hơn Theo đó, các TCTD phi ngân hàng
không được phép nhận tiền gửi của cá nhân, không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng Quy định này phù hợp hơn với thông lệ
áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện để một mặt giảm bớt rủi ro cho hệthống ngân hàng, mặt khác cho phép các TCTD phi ngân hàng được mở rộng phạm
vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác của mình do các quy định về an toàn sẽđược áp dụng ở mức độ thấp hơn so với các NHTM là những tổ chức nhận tiền gửicủa dân cư và tham gia vào hệ thống thanh toán
I.3.2 Phân biệt giữa TCTD hoạt động kinh doanh và TCTD hoạt động chính sách
Để bảo đảm các quy định của Luật áp dụng linh hoạt hơn đối với các ngânhàng chính sách (như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển ViệtNam ), là những ngân hàng có nhiều điểm đặc thù khác hẳn với các ngân hàngthương mại thông thường, Luật các TCTD 2010 quy định trao cho Chính phủ thẩm
quyền hướng dẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động của những đối tượng này (Điều 17) Tuy nhiên, Điều 17 của Luật cũng quy định ngân hàng chính sách phải thực
hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về cáchoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt
Trang 3động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo việc sửdụng vốn của nhà nước được minh bạch, công khai, an toàn Như vậy, về cơ bản cácquy định của Luật sẽ chỉ áp dụng đối với các loại hình tổ chức hoạt động trên cơ sởthị trường, không có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan khác Điều này cũngbảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tiếp tục được áp dụng đốivới các ngân hàng chính sách.
I.3.3 Về mô hình ngân hàng đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và mô hình ngân hàng thương mại trong Luật
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có mô hình ngân hàng đầu tư (investment bank)
Về bản chất, xét về phạm vi và nội dung hoạt động, ngân hàng đầu tư không phải làmột TCTD, mà là một định chế tài chính thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán Do đó, loại hình này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán Kếthừa các quy định của Luật Các TCTD 1997 và bài học rút ra từ khủng hoảng tàichính toàn cầu, Luật mới quy định mô hình NHTM ở Việt Nam là mô hình ”ngânhàng thương mại đa năng hạn chế”, theo đó các NHTM được thực hiện các hoạtđộng ngân hàng truyền thống (như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch
vụ thanh toán) và tùy theo mức độ rủi ro thị trường của từng nghiệp vụ ngân hàng
đầu tư, các ngân hàng thương mại được phép trực tiếp (Điều 107) hoặc gián tiếp
(thông qua công ty con, công ty liên kết) thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư
(Điều 103)
I.4 Về quản trị, điều hành
Thực tiễn quản lý hoạt động của các TCTD cho thấy, TCTD là những đốitượng cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt độngảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có đượcquyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội Việcquản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một TCTD thường
là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và
đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống TCTD Do đó, một số các quy định về tổchức quản lý đối với các TCTD thường được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanhnghiệp khác trong nền kinh tế Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng
Trang 4rãi trên bình diện quốc tế So với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 đã bổsung nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của TCTD (60 điều
so với 6 điều trong Luật các TCTD 1997) Các quy định này chủ yếu là các quyđịnh được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, Quyết định
số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác do NHNN banhành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủyban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của TCTD được an toàn, hiệu quả Những thayđổi chủ yếu về quản trị, điều hành của TCTD so với Luật các TCTD 1997 bao gồm:
Thứ nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính: Luật các TCTD 2010 bỏ quy định chuẩn y sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát Thay vào đó, Điều
51 của Luật 2010, NHNN sẽ chấp thuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các
chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc.Quy định này ngoài việc đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính còn xóađược bất cập về khoảng trống pháp lý hiện nay khi các chức danh nói trên đã đượcĐại hội đồng cổ đông bầu nhưng chưa có hiệu lực pháp lý vì chưa được NHNNchuẩn y Đồng thời Luật các TCTD 2010 cũng bỏ thủ tục chuẩn y Điều lệ củaTCTD (TCTD chỉ phải đăng ký Điều lệ với NHNN sau khi được cơ quan có thẩmquyền của TCTD thông qua); giảm bớt các thay đổi cần phải chấp thuận trước củaNHNN so với quy định của Luật các TCTD 1997
Thứ hai, nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của TCTD: Điều 33 quy định về các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ và Điều 34
quy định những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ nhằm tránh xung độtlợi ích, lạm dụng quyền ảnh hưởng của mình để ra những quyết định xung đột vớilợi ích của tổ chức tín dụng Ngoài ra, Luật 2010 cũng bổ sung quy định cụ thể vềquyền, nghĩa vụ của người quản lý, điều hành TCTD, trách nhiệm công khai các lợi
ích liên quan (Điều 38, 39) Luật 2010 bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành thành viên Ban kiểm soát (Điều 50),
các quy định về tiêu chuẩn đối với thành viên độc lập của Hội đồng quản trị Theo
đó, Hội đồng quản trị của TCTD là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạnphải có ít nhất một thành viên độc lập Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị
Trang 5phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý, thành viên Ban kiểmsoát, không nhận lợi ích khác, bản thân không sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn
cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, bản thân và người có liên quan không sởhữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, không cóngười liên quan tham gia quản trị, điều hành TCTD) Hội đồng quản trị của TCTDtối thiểu phải có ½ tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập vàthành viên không phải là người điều hành TCTD
Thứ ba, khẳng định chính sách đại chúng hóa các NHTM cổ phần: Luật các TCTD 2010 thay đổi mức tỷ lệ sở hữu cổ phần (Điều 55) đối với cổ đông là cá
nhân từ 10% xuống không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD; cổđông là tổ chức từ 20% xuống không vượt quá 15% vốn điều lệ của mọt TCTD (trừtrường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổchức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổphần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tưnước ngoài) Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sởhữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Các tỷ lệ sở hữu nêu trênbao gồm cả phần vốn uỷ thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần Theođịnh hướng này, Nhà nước không cho phép thành lập NHTM tư nhân tại Việt Nam
Thứ tư, các quy định đặc thù về quản trị, điều hành được xây dựng theo hình thức pháp lý của TCTD: Theo đó, Luật chỉ quy định các vấn đề đặc thù về
quản trị điều hành của TCTD Các nội dung khác về quản trị, điều hành không đượcquy định trong Luật sẽ được thực hiện theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp,Luật Hợp tác xã Về kết cấu, các quy định về quản trị, điều hành của Luật 2010được chia thành các quy định chung áp dụng chung cho tất cả các TCTD và các quyđịnh riêng áp dụng cho TCTD theo từng hình thức pháp lý
Thứ năm, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động kiểm toán độc lập: Các quy
định khác về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập cũng được quyđịnh cụ thể tại Luật 2010, trong đó đáng chú ý là quy định về việc lựa chọn kiểmtoán độc lập phải được thực hiện trước khi năm tài chính được kiểm toán bắt đầu vìtheo thông lệ quốc tế và yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, tổ chức kiểm toán phải
Trang 6tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát để nắm bắt tình hìnhkinh doanh của TCTD suốt năm tài chính Ngoài ra, để bảo đảm đánh giá trungthực, chính xác tình hình hoạt động của TCTD, Luật 2010 yêu cầu báo cáo kiểmtoán không được có ý kiến ngoại trừ (qualified opinion); trường hợp có ý kiến ngoạitrừ, TCTD phải thực hiện kiểm toán lại để đảm bảo báo cáo kiểm toán không có ýkiến ngoại trừ.
I.5 Về hoạt động kinh doanh của TCTD
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện; những điều kiện
để được hoạt động ngân hàng đều rất chặt chẽ, từ tổ chức bộ máy đến quản lý nội
bộ, quản trị rủi ro; những điều kiện này thông thường các tổ chức khác không phải
là TCTD đều không đáp ứng được Các thay đổi căn bản về phạm vi hoạt động củaTCTD của Luật 2010 bao gồm:
I.5.1 Về Giấy phép và phạm vi hoạt động kinh doanh (Điều 90):
Luật 2010 quy định cụ thể phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động ngân hàng,hoạt động kinh doanh khác của TCTD trong Giấy phép cấp cho từng TCTD Trongquá trình hoạt động, TCTD có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động và sẽđược NHNN chấp thuận bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép; Quyết địnhnày sẽ là một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động
Luật 2010 cũng đã quy định rõ phạm vi hoạt động kinh doanh của từng loạihình tổ chức tín dụng và không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động ngânhàng mà còn bao gồm các hoạt động kinh doanh khác (Chương IV) Tuy nhiên, cầnphân biệt giữa khái niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt động chỉ có thể đượcthực hiện bởi các TCTD và khái niệm “các hoạt động kinh doanh khác của cácTCTD” là các hoạt động không chỉ TCTD mà các tổ chức khác cũng có thể đượcthực hiện Theo cách tiếp cận này, các nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ,lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng là những nghiệp vụ mà TCTD được phépthực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân hàng” Để tăng quyền chủ độngkinh doanh cho các TCTD, Luật đã có bước cải cách quan trọng giảm đáng kể yêucầu xin chấp thuận, xin giấy phép ”con” Theo đó ngân hàng thương mại (NHTM)
có thể thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy phép
Trang 7thành lập và hoạt động; chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro thìNHTM phải xin phép để được hoạt động
I.5.2 Về cơ chế xác định phí, lãi suất của TCTD (Điều 91):
TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng tronghoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cầnthiết, để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD, Ngân hàng Nhà nước có quyền quyđịnh cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD
I.5.3 Về yêu cầu ban hành quy định nội bộ (Điều 93):
Luật các TCTD 2010 quy định TCTD phải xây dựng và ban hành các quyđịnh nội bộ đối với mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng (bao gồm: Quyđịnh về cấp tín dụng, quản lý tiền vay; Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và
sử dụng dự phòng rủi ro; Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỉ lệ
an toàn vốn tối thiểu; Quy định về quản lý thanh khoản; Quy định về hệ thống kiểmsoát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ; Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nộibộ; Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Quy định vềquy trình, thủ tục để ngăn ngừa hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác;Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp) nhằm bảo đảm TCTD hoạtđộng an toàn, liên tục Các quy định nội bộ của TCTD sau khi ban hành phải đượcgửi cho NHNN
I.5.4 Về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (Điều 103):
NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phầnvào các doanh nghiệp khác Để hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán (gồm bảolãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉquỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổphiếu), cho thuê tài chính và bảo hiểm, NHTM phải thành lập công ty con, công tyliên kết Đối với các lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoạihối, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ hỗ trợ thanhtoán, NHTM có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện các hoạt động này hoặc gián tiếpthực hiện thông qua thành lập công ty con, công ty liên kết Tuy nhiên, việc góp
Trang 8vốn, mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy định tại Điều 129 của
Luật Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của NHTM, công ty con của NHTM trong cácTCTD khác được thực hiện theo quy định (về giới hạn và điều kiện) của NHNN
I.5.5 Về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của NHTM (Điều 105):
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, NHTM được kinh doanh,cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm ngoạihối; phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo quyđịnh của pháp luật về ngoại hối NHNN quy định cụ thể về phạm vi kinh doanh,điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận cho NHTM thực hiện cung ứng các dịch vụnày
Ngoài ra, các NHTM được trực tiếp thực hiện một số hoạt động kinh doanh
khác (Điều 107) như quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính, quản lý, bảo quản tài sản,
cho thuê tủ, két an toàn, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất,sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếudoanh nghiệp, môi giới tiền tệ Đối với các nghiệp vụ như lưu ký chứng khoán, kinhdoanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng,NHTM sẽ được thực hiện sau khi được NHNN cho phép
I.5.6 Về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính:
Theo quy định của Luật các TCTD 2010, công ty tài chính có thể thực hiệnmột (công ty tài chính chuyên doanh) hoặc một số các hoạt động ngân hàng (công ty
tài chính tổng hợp) (Điều 108) tùy theo nhu cầu hoạt động của mình Luật giao
quyền cho Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện (vốn, địa bàn hoạt động ) đểcông ty tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định (một hoạt động -công ty tài chính chuyên doanh hoặc một số hoạt động - công ty tài chính tổng hợp)
Công ty tài chính cũng được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều 111) và được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp, quỹ đầu tư Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công
ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo
Trang 9đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản Đặc biệt, như đã
đề cập ở phần trên, Luật 2010 quy định các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính,công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức và không được cungcấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng
Đối với công ty cho thuê tài chính, Luật 2010 quy định rõ công ty cho thuêtài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạtđộng cho thuê tài chính Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính được cho vay bổ sungvốn lưu động đối với bên thuê tài chính; cho thuê vận hành với tổng giá trị tài sảncho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tàichính và được thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác sau khi NHNN cho phép.Công ty cho thuê tài chính được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo
quy định tại Điều 116 của Luật 2010 nhưng không được góp vốn, mua cổ phần,
thành lập công ty con, công ty liên kết dưới bất cứ hình thức nào
I.6 Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD
Hoạt động của các tổ chức tín dụng có những tác động lớn đến sự ổn định xãhội, phát triển kinh tế của đất nước, vì với tư cách là các trung gian tài chính, tổchức tín dụng là những doanh nghiệp có khả năng huy động và sử dụng nguồn vốnrất lớn trong xã hội Việc quản lý thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến đổ vỡ tổ chức tíndụng, gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân và đe doạ sự ổn định của hệ thống các
tổ chức tín dụng cũng như của cả nền kinh tế Do vậy, Luật Các tổ chức tín dụng
2010 đã có nhiều quy định để nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của các tổchức tín dụng trên cơ sở quán triệt quan điểm: tổ chức tín dụng là các doanh nghiệpđặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế vềcác yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (các nguyên tắc của Uỷ banBasel), coi bảo đảm an toàn hệ thống trong hoạt động ngân hàng là một trong nhữngmục tiêu hàng đầu Nội dung này được thể hiện như sau:
I.6.1 Về bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
Chương 1, Điều 10 - Bảo vệ quyền lợi của khách hàng quy định: tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn,bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ
Trang 10chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh Việc tham gia bắtbuộc đối với các tổ chức tín dụng về bảo hiểm tiền gửi, công khai giấy chứng nhậnbảo hiểm tiền gửi tại các điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng càng khẳng định
rõ vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, giúpngười gửi tiền yên tâm hơn khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng
Một điểm rất quan trọng khác là về bảo mật thông tin của khách hàng Nếunhư Luật hiện hành chỉ quy định TCTD được quyền từ chối yêu cầu về việc cungcấp thông tin liên quan đến “tiền gửi” và “tài sản” gửi của khách hàng, Luật mới mởrộng hơn một cách đáng kể Theo đó, TCTD có thêm nghĩa vụ bảo đảm bí mật
thông tin liên quan đến “tài khoản” và các “giao dịch” của khách hàng (điều 14).
Như vậy, gần như toàn bộ các thông tin liên quan đến khách hàng đều được bảomật
I.6.2 Các quy định về tăng cường quản lý, ngăn chặn sự lũng đoạn
Điều 20 bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện của cổ đông sáng lập, thành
viên sáng lập TCTD, điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành, yêucầu công khai lợi ích liên quan có liên quan đến TCTD, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổphần nhằm bảo đảm điều kiện tài chính, năng lực quản trị, điều hành của cổ đông,thành viên sáng lập, người quản lý, người điều hành TCTD, ngăn ngừa khả nănglũng đoạn hoạt động ngân hàng của các cá nhân tổ chức là cổ đông lớn và hạn chế
xung đột lợi ích tiềm tàng Đồng thời, Điều 26 bổ sung quy định chặt chẽ về điều
kiện khai trương hoạt động của TCTD để bảo đảm TCTD khi khai trương hoạt động
có đầy đủ các điều kiện về bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất, quy trình quản lý, kiểmsoát nội bộ, kiểm soát rủi ro
I.6.3 Về trường hợp cấm, hạn chế cấp tín dụng
Điều 126 quy định cụ thể về những trường hợp không được cấp tín dụng.
Theo đó, TCTD không được cấp tín dụng hoặc nhận bảo đảm để cấp tín dụng hoặcthực hiện việc bảo đảm để TCTD khác cấp tín dụng đối với:
(i) Thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, TổngGiám đốc, Phó Tổng Giám đốc của TCTD, pháp nhân là cổ đông có người đại diện
Trang 11phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của TCTD cổ phần,pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD;
(ii) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của TCTD
Ngoài ra, Luật còn cấm TCTD không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát;không được cấp tín dụng trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặccông ty con của TCTD; không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên
cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và nhằm tránh xung đột lợi ích, Điều 127 Luật 2010 quy định về
những trường hợp hạn chế cấp tín dụng Theo đó, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi đối với tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh ngân hàngnước ngoài; kế toán trưởng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cổ đônglớn, cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn; doanh nghiệp có một trong những đối
tượng bị cấm cấp tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 sở hữu trên 10% vốn
điều lệ của doanh nghiệp đó; người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; công ty con,công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát
Luật cũng quy định các giới hạn về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với cácđối tượng nêu trên nhằm bảo đảm an toàn cho TCTD, tránh trường hợp TCTD bịảnh hưởng khi công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp màTCTD nắm quyền kiểm soát gặp rủi ro hoặc sự cố
I.6.4 Về giới hạn cấp tín dụng (Điều 128)
Về cơ bản, các giới hạn cấp tín dụng là các quy định kế thừa từ Luật cácTCTD năm 1997 Tuy nhiên, khái niệm cấp tín dụng đã được làm rõ hơn, bao gồmtất cả các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảolãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Ngoài ra, tổng mức giới hạn
Trang 12cấp tín dụng còn gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng là doanhnghiệp phát hành Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các giới hạn cấp tíndụng sẽ được tính trên vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một quy định mới khác so với Luật các TCTD năm 1997 là tổng mức dư nợcấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với mộtkhách hàng và người có liên quan áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàngđược quy định cao hơn so với các mức áp dụng đối với ngân hàng thương mại (các
tỷ lệ tương ứng 25% và 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng so với15% và 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại) Vấn đề này cũng đã được đềcập ở trên, quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động củacác TCTD vì các TCTD phi ngân hàng không nhận tiền gửi của cá nhân và cungcấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng nên mức độ rủi ro ảnh hưởngđến hệ thống TCTD thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại Ngoài ra, quyđịnh này sẽ tạo điều kiện cho các TCTD phi ngân hàng phát triển và hoạt động hiệuquả hơn
Luật cũng quy định mở đối với các trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nướcngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chínhphủ có thể quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định đốivới từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, tổng các khoản cấp tín dụng vượt giới hạnkhông vượt quá 04 lần vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
I.6.5 Về giới hạn góp vốn, mua cổ phần (Điều 129)
Các giới hạn về góp vốn, mua cổ phần được quy định chặt chẽ hơn và thực tếđược xây dựng trên cơ sở các quy định của các văn bản dưới luật hiện hành (Quyếtđịnh 457) Trong đó, tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các TCTD được tínhtrên cơ sở hợp nhất (bao gồm cả phần góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công
ty liên kết theo tỷ lệ sở hữu tương ứng) Theo mức độ rủi ro đối với hệ thống, Luật
2010 quy định tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính cao hơn sovới NHTM Đồng thời Luật cũng có quy định cấm TCTD góp vốn, mua cổ phần của
Trang 13các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD(cấm sở hữu chéo).
I.6.6 Về các tỷ lệ bảo đảm an toàn
Luật 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà TCTD phải duy trì, baogồm: tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8% hoặc cao hơn, theoThông tư 13 là 9%), tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Các tỷ lệbảo đảm an toàn mới được bổ sung gồm: trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn
tự có; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi và các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn sovới tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn NHNN sẽ quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm
an toàn nói trên đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Ngoài ra, Luật 2010 còn bổ sung quy định NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoàitham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tốithiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định củaNgân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ
Luật 2010 cũng quy định rõ tổng số vốn của một TCTD đầu tư vào TCTDkhác, công ty con của TCTD dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoảnđầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.
Luật còn trao quyền cho NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết khi cácTCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không duy trì được hoặc có khả năngkhông duy trì được tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định, bao gồm cả việc hạn chếphạm vi hoạt động, xử lý tài sản của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằmbảo đảm để TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
I.6.7 Về kinh doanh bất động sản
Theo Điều 132, TCTD không được kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp
TCTD mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểmlàm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ TCTDđược phép cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của
Trang 14TCTD Trường hợp TCTD nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay thì trong thờihạn 03 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, TCTD phảibán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để đảm bảo tỷ lệ đầu tư vào tài
sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này
I.6.8 Về nhóm công ty mẹ - công ty con
Luật 2010 bổ sung quy định về quyền và trách nhiệm của công ty kiểm soát(những công ty mà theo định nghĩa quy định tại Luật các TCTD 2010, nắm giữ, sởhữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ của một NHTM) nhằm hạn chếcác quan hệ tín dụng, hùn vốn, góp vốn chéo (góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau) giữaTCTD với các công ty có quan hệ về vốn liếng, tránh rủi ro cho các NHTM do sựcan thiệp quá mức của các công ty kiểm soát Để đạt được mục đích này, Luật đưa
ra các quy định buộc phải minh bạch hoá các quan hệ giữa công ty kiểm soát vớicác NHTM, giữa NHTM với các công ty con của mình; quy định không cho phépNHTM và các công ty con, liên kết của cùng một công ty kiểm soát được sở hữuchéo cổ phần; công ty con, công ty liên kết của cùng một TCTD không được gópvốn, mua cổ phần của TCTD; TCTD là công ty con, công ty liên kết của công ty
kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát Ngoài ra, Điều
141 cũng có quy định yêu cầu các công ty con, công ty liên kết của TCTD phải gửi
báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của mình cho NHNN khi được yêu cầu
I.6.9 Về kiểm soát đặc biệt (Chương VIII)
Để chủ động xử lý các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năngthanh toán, bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trên cơ sở kế thừa các quyđịnh pháp luật hiện hành, các nội dung về kiểm soát đặc biệt đã được quy định đầy
đủ, chi tiết hơn và tăng thẩm quyền cho NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết khiTCTD được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt Ngoài các trường hợp kế thừa từ
Luật các TCTD năm 1997, Điều 146 Luật 2010 bổ sung thêm hai trường hợp mà
NHNN sẽ xem xét, đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt là: (i) TCTD hai năm liên tục
bị xếp loại yếu kém theo quy định của NHNN; (ii) khi TCTD không duy trì được tỷ