Tiểu luận môn Quản trị ngân hàng VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM Giai đoạn 20062012 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam về cả số lượng và vốn. Cùng với sự tăng trưởng là việc gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân hàng. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ với việc các ngân hàng thương mại dùng sở hữu chéo để luồn lách, không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 8/2013 ĐỀ TÀI: [ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM ] Nhóm thực hiện: 1. Nghiêm Phúc Hiếu 2. Nguyễn Thị Thu Hà 3. Tôn Thất Khánh Hoàng 4. Lê Thị Hữu 5. Đặng Phương Thảo 6. Lê Thị Tố Quyên 7. Huỳnh Than Hùng 8. Lương Thị Ngọc Mai 9. Hoàng Thị Thủy Tiên 10. Hồ Thu Hoài 11. Trịnh Thị Hoạt GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Môn: Quản trị Ngân hàng Môn: Quản trị Ngân hàng MỤC LỤC MỤC LỤC 2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỐ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 5 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM 9 2.2 Phân loại sở hữu chéo trên thế giới 9 2.3.2 Các nhân tố thúc đẩy việc sở hữu chéo trong hệ thống NHTM ở Việt Nam 10 2.3.3 Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng ở Việt Nam 14 2.3.4 Thực trạng sở hữu chéo ở Việt Nam 20 KẾT LUẬN 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 DANH MỤC VIẾT TẮT Số TT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 TCTD Tổ chức tín dụng 2 NHNN Ngân hàng nhà nước 3 NHTM Ngân hàng thương mại 4 WTO Tổ chức thương mại thế giới 5 NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước 6 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 8 NH Ngân hàng 9 HĐQT Hội đồng quản trị 10 M&A Mua bán sát nhập LỜI MỞ ĐẦU *** Giai đoạn 2006-2012 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam về cả số lượng và vốn. Cùng với sự tăng trưởng là việc gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân hàng. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ với việc các ngân hàng thương mại dùng sở hữu chéo để luồn lách, không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Số liệu thống kê và các tình huống cho thấy chỉ trong một thời gian ngắn (2006-2012) sở hữu chéo đã hình thành rất phức tạp trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ nhất, các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, tư nhân có sở hữu ngân hàng. Thứ hai, các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần cũng sở hữu các ngân hàng. Tác động tiêu cực của sở hữu chéo đã được chỉ ra từ việc phân tích các số liệu thống kê và các nghiên cứu tình huống. Báo cáo tập trung phân tích thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam, các quy định đảm bảo an toàn, các yếu tố thúc đẩy cũng như các tác động hai mặt của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, để từ đó rút ra những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời vấn đề khá nhạy cảm của kinh tế Việt Nam này trong ngắn và dài hạn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Trương Quang Thông đã giúp đỡ chúng em tận tình khi thực hiện đề tài này. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỐ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 1.1 Quy định về vốn điều lệ của tổ chức tín dụng : Vốn điều lệ là nguồn vốn ban đầu ngân hàng có được khi mới họat động và được ghi vào bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, một tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ được phép hoạt động khi vốn điều lệ thực tế lớn hơn vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định). Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định đối với các TCTD thì mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng. Mục đích của nghị định trên là sàng lọc lại hệ thống ngân hàng, chỉ có những cá thể mạnh mới tồn tại. 1.2 Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) Hệ số an toàn vốn (Vốn tự có / Tổng tài sản “có” rủi ro quy đổi - Capital Adequacy Ratio - CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản… Theo Điều 4 của Thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, quy định: TCTD trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro của TCTD. Ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, TCTD phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc. Như vậy, tỷ lệ an toàn vốn đã được nâng lên 9% thay cho mức 8% như quy định trước đó. Theo NHNN, việc điều chỉnh này phù hợp với thực tế hiện nay, khi nhiều NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel. 1.3 Quy định về giới hạn tín dụng Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN yêu cầu các TCTD (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và “nhóm khách hàng liên quan” và các giới hạn tín dụng áp dụng cho từng loại đối tượng này. Tiêu chí chung để xác định “nhóm khách hàng có liên quan” được xác lập trên cơ sở quan hệ sở hữu (ví dụ: một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% hoặc một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác), quan hệ quản trị, điều hành (ví dụ: một khách hàng cá nhân giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong một khách hàng pháp nhân khác), hoặc quan hệ thành viên (ví dụ: một công ty hợp danh và thành viên hợp danh của công ty đó cùng là khách hàng của một ngân hàng) giữa hai hay nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD. Chắc chắn là các TCTD sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ giới hạn tín dụng áp dụng cho nhóm khách hàng có liên quan. Các ngân hàng sẽ phải cập nhật các thông tin liên quan đến không chỉ khách hàng mà cả các khách hàng "có liên quan” của khách hàng đó và bổ sung các thông tin này khi có thay đổi; với lượng khách hàng ngày càng lớn thì các hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng trong toàn hệ thống ngân hàng hiện nay chưa sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu này. Ngoài ra, việc quản lý thông tin giữa các chi nhánh khác nhau nằm trong cùng một ngân hàng cũng không hề đơn giản đặc biệt khi không phải ngân hàng nào cũng có một hệ thống mạng máy tính được kết nối hoàn chỉnh trên phạm vi toàn quốc. Các giới hạn về tín dụng áp dụng đối với khách hàng có thể tóm tắt như sau: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có; đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có. Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có; đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có. TCTD không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát; không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát, không được cho vay không bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầu tư chứng khoán 1.4 Quy định về góp vốn, mua cổ phần Góp vốn, mua cổ phần là việc TCTD dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác, cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc của TCTD; góp vốn vào quỹ đầu tư, góp vốn thực hiện dự án đầu tư; bao gồm cả việc ủy thác vốn cho các pháp nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác thực hiện đầu tư theo các hình thức nêu trên. Điều 129 Luật TCTD 2010 quy định TCTD chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác… Mức góp vốn, mua cổ phần trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, TCTD khác không vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, TCTD đó và tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong tất cả doanh nghiệp, quỹ đầu tư, TCTD khác không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD. Ngoài ra Luật TCTD 2010 cũng có quy định cấm TCTD góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD (cấm sở hữu chéo). 1.5 Tỷ lệ về khả năng chi trả TCTD phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả như sau: Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay (tại mọi thời điểm) và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo. Trên đây là một số quy định NHNN ban hành nhằm giám sát tốt hơn hoạt động của các TCTD. Về mặt lý thuyết, nếu các TCTD tuân thủ các quy định này thì sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên để thực hiện đúng, đầy đủ những quy định này thì các TCTD sẽ tốn kém một số chi phí nhất định. Và sở hữu chéo được xem như là một cơ chế được các TCTD sử dụng để có thể đáp ứng các quy định của pháp luật mà còn tiết kiệm chi phí. CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái niệm, lịch sử ra đời Sở hữu chéo có nguồn gốc từ thuật ngữ Cross-ownership hay Cross-holding trong luật Anglo-American, luật Wechseloeitigo Beteiliguo của Đức và bộ luật mới của Pháp. Chúng ta cũng có thể gọi nó là “đầu tư tương hỗ” hay “tham gia góp vốn tương hỗ”. Sở hữu chéo chủ yếu nhắc tới hiện tượng mà các công ty khác nhau sở hữu cỗ phần lẫn nhau tùy theo mục đích cụ thể. A. Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009) định nghĩa sở hữu chéo ở Đức là việc các công ty, thuộc lĩnh vực công nghiệp và tài chính, nắm giữ lâu dài cổ phần của nhau. Theo Scher (2001), sở hữu chéo ở Nhật Bản thường được hiểu là việc hai hoặc nhiều công ty nắm giữ cổ phần của nhau. Chúng ta có thể hiểu theo hai khía cạnh sau. Thứ nhất, sở hữu chéo giống như một dạng chiến lược cho quá trình phát triển của công ty. Mục đích này có tác động tiêu cực đối với các công ty khác, nhưng nó cũng có những kết quả đôi bên cùng có lợi. Thứ hai, công ty theo một cách nào đó để đạt được mục đích, bằng cách nắm giữ cổ phần lẫn nhau theo dạng đầu tư tương hỗ. 2.2 Phân loại sở hữu chéo trên thế giới Tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo hiểm - các quỹ đầu tư Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các công ty hay không mà sở hữu chéo được phân thành hai loại: theo chiều dọc và theo chiều ngang. Loại đầu tiên chủ yếu liên quan tới cổ phẩn của các công ty có mối quan hệ công ty mẹ - công ty con nắm giữ lẫn nhau và loại thứ hai liên quan tới số lượng cổ phần các công ty nắm giữ lẫn nhau nhưng không có mối quan hệ công ty mẹ - công ty con giữa các công ty. Nếu căn cứ theo các đặc điểm về cấu trúc của sở hữu chéo, thì sở hữu chéo được hai thành 2 loại và 5 dạng cụ thể. Thứ nhất, sở hữu chéo loại trực tiếp là cổ phẩn của nhiều công ty nắm giữ trực tiếp lẫn nhau, đây là loại sở hữu chéo cơ bản nhất, và nó được gọi là sở hữu chéo thuần nhất. Thứ hai, loại sở hữu chéo phức tạp, nguồn gốc dựa trên sở hữu chéo trực tiếp, và có thể chia thành bốn dạng cụ thể như sau: dạng tuyến tính, dạng hình chuông, dạng bức xạ, dạng mắt lưới. Trong thực tế, việc xác định loại sở hữu chéo không thật sự cần thiết giữa một trong năm dạng, và nó có thể pha trộn giữa các loại, tạo thành những hình thức phức tạp hơn, ở Việt Nam thì phân loại theo những hình thức khác. 2.3 Vấn đề sở hữu chéo ở Việt Nam 2.3.1 Phân loại sở hữu chéo ở Việt Nam Theo nguồn Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội: có thể chia sở hữu chéo trong ngân hàng thành 6 nhóm: • Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh: LaoVietBank, BIDC, VRB,… • Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM: Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UBJ – Vietinbank, Ngân hàng Mizuho – Vietinbank,… • Cổ đông tại các NHTM là các Công ty quản lý quỹ. • Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần. • Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần. • Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Công ty Nhà nước và tư nhân. Trong các mối quan hệ chồng chéo trên, điều đáng bàn nhất vẫn là mối quan hệ thuộc về ba nhóm sau gồm: mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại nhà nước – ngân hàng thương mại cổ phần – các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lẫn tư nhân. 2.3.2 Các nhân tố thúc đẩy việc sở hữu chéo trong hệ thống NHTM ở Việt Nam Sở hữu chéo xuất phát từ yêu cầu có thực của đời sống kinh tế - xã hội và dưới sự thúc đẩy của một vài nhân tố. • Nhân tố thứ nhất: Những lỗ hổng trong luật quản lý ban hành và sự giám sát lỏng lẻo của cơ quan có thẩm quyền. [...]... của ngân hàng Đổi mới và nâng cao hiệu quả bộ máy quản trị của NHTM; Chuyển giao công nghệ cứng và mềm cho NHTM Xem xét tăng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng ngoại vào ngân hàng nội có thể giúp giảm tỷ lệ sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong nước: Sự tham gia của một ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam và tăng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng nước ngoài có thể giúp giảm tỷ lệ sở hữu chéo giữ các ngân hàng. .. Hiện tại có gần tám NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với bốn NHTM nhà nước, tiêu biểu là Vietcombank, hiện đang sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại Ngân hàng Phương đông, 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sở hữu chéo phổ biến dưới hai hình thức là ngân hàng sở hữu lẫn nhau và doanh nghiệp sở hữu ngân hàng Từ những thông tin công bố của các ngân. .. thống ngân hàng Việt Nam: Sở hữu chéo chằng chịt và quản trị nội bộ không tốt Ngoài ra, làn sóng nâng cấp ngân hàng nông thôn lên ngân hàng thương mại cổ phần và lập mới ngân hàng những năm 2006-2007 với chủ ngân hàng là những người sở hữu các công ty, tập đoàn kinh doanh vô hình chung khiến một số ngân hàng này trở thành “sân sau” của các tập đoàn, cả nhà nước lẫn tư nhân Để tăng vốn chủ sở hữu nhanh... cho hiện tượng sở hữu chéo, góp vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng; giữa ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng; giữa ngân hàng với các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến Việc cho phép một ngân hàng mua cổ phiếu ngân hàng khác, các cổ đông được sở hữu cổ phiếu nhiều ngân hàng khác nhau là cần thiết; nhưng cũng cần thiết phải bổ sung các quy định giới hạn nghiêm ngặt hơn về mức sở hữu cổ phần và... trạng sở hữu chéo tại Việt Nam, các quy định đảm bảo an toàn, các yếu tố thúc đẩy cũng như các tác động hai mặt của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, để từ đó rút ra những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời vấn đề khá nhạy cảm của kinh tế Việt Nam này trong ngắn và dài hạn -HẾT- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Giáo trình Quản trị Ngân hàng. .. hữu chéo giúp các Ngân hàng giải quyết nhu cầu tăng vốn, đối phó với quy định của Chính phủ một cách nhanh chóng và đơn giản Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gia tăng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam • Sở hữu chéo giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng: Một lợi ích nữa phải kể tới đó là việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng và tập đoàn,... thống ngân hàng ở Việt Nam Sở hữu chéo luôn có tác động hai chiều đối với nền kinh tế và với bản thân mỗi chủ thể tập đoàn, ngân hàng và doanh nghiệp tham gia hình thức sở hữu loại này Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: “Nếu sở hữu trong một chừng mực nhất định nào đó, nếu năng lực tài chính và quản trị của doanh nghiệp tốt thì sở hữu chéo. .. độc quyền Về vấn đề sở hữu chéo của các ngân hàng, từ 1/4/2000, Nhật Bản áp dụng chế độ hạch toán kế toán theo giá thị trường đối với hàng hóa tài chính thay thế chế độ hạch toán theo nguyên giá Kết quả là các ngân hàng thương mại (NHTM) và công ty sở hữu chéo cổ phần bị rơi vào tình trạng thua lỗ do định giá cổ phần sở hữu chéo theo giá thị trường Các chủ thể này đã nhận thức được sở hữu chéo là tác... những thông tin công bố của các ngân hàng, hiện có ít nhất sáu NHTMCP có cổ đông là một NHTMCP khác Chẳng hạn, NHTMCP XNK Việt Nam Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại Ngân hàng Việt Á Hay NHTMCP Hàng Hải (Maritime bank) được sở hữu bởi Agribank trong khi đó nó lại đang sở hữu NHTMCP Quân đội (MB) và ngân hàng phát triển Mê Kông (MDB)… Sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng... soát chuỗi giá trị Tuy nhiên đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay tình trạng chằng chịt trong sở hữu chéo giữa các ngân hàng như được đề cập ở trên đang tiềm ẩn những rủi ro khó lường, đặc biệt là căng thẳng nợ xấu có thể gây ra sự chệch hướng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Như vậy sở hữu chéo bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực, nhưng dường như ở Việt Nam những tác . TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 5 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM 9 2.2 Phân loại sở hữu chéo trên thế giới 9 2.3.2 Các nhân tố thúc đẩy việc sở hữu chéo trong hệ thống NHTM ở Việt Nam 10 2.3.3. hình thức khác. 2.3 Vấn đề sở hữu chéo ở Việt Nam 2.3.1 Phân loại sở hữu chéo ở Việt Nam Theo nguồn Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội: có thể chia sở hữu chéo trong ngân hàng. của sở hữu chéo, thì sở hữu chéo được hai thành 2 loại và 5 dạng cụ thể. Thứ nhất, sở hữu chéo loại trực tiếp là cổ phẩn của nhiều công ty nắm giữ trực tiếp lẫn nhau, đây là loại sở hữu chéo