Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
164 KB
Nội dung
Bộ Văn Hóa -Thể Thao và Du Lịch. Trường Đại học Văn hóa Tphcm. Khoa Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm. Tiểu Luận: Đề tài Sách giấy và Sách Điện tử trên Thị trường Thương mại Điện tư. Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: A/ Lược sử ra đời và phát triển của sách : I. Giới thiệu: Sách là một tập gồm nhiều tờ giấy được đóng lại với nhau, có chứa văn bản, minh họa, bản nhạc, ảnh hoặc các dạng thông tin khác. Các trang được khâu hoặc dán lại với nhau ở một phía và được đóng bìa cứng hoặc bìa mềm. Do đặc tính tương đối bền và dễ mang theo, sách được sử dụng từ nhiều thế kỷ nay để lưu giữ và phổ biến thông tin. Một cuốn sách vừa đủ nhỏ gọn để đem theo nhưng nó lớn hơn một cuốn sách mỏng (pamphlet), thường chỉ có một vài trang giấy. Các cuốn sách có thể là một phần trong một tùng thư (1) nhưng chúng khác báo và tạp chí ở chỗ chúng không được xuất bản định kỳ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Không giống như nhật ký cá nhân, có thể ở dạng thức một cuốn sách, sách thường nhằm mục đích luân chuyển rộng rãi trong công chúng. Thuật ngữ “sách” (book) được dùng nhằm mở rộng thuật ngữ “các cuộn giấy” (scrolls) dùng trong thời kỳ cổ đại, mặc dù chúng không thật giống với hình thức một cuốn sách ngày nay. Theo nghĩa thuộc lĩnh vực biên tập, từ “sách” còn được dùng để chỉ một số tác phẩm văn học cổ đại (như “Sách về người chết” của người Ai Cập) hoặc các bộ phận chính của một tác phẩm văn chương (như các sách về kinh thánh). Nửa cuối thế kỷ XX, các tiến bộ về công nghệ đã mở rộng định nghĩa về sách, bao hàm trong đó cả sách âm thanh (audiobook), sách điện tử (electronic book hay e-book). Sách âm thanh là các bản ghi âm được lưu trên băng cassette, đĩa quang hoặc các chương trình máy tính có thể tải xuống được. Sách điện tử là các thiết bị máy tính hoá có thể mang theo được, cho phép người đọc có thể tải văn bản xuống, đọc hoặc đánh dấu văn bản đó. Thuật ngữ sách điện tử (e-book) còn được sử dụng để chỉ khái niệm sách phi giấy (paperless book) bất kể chúng được đọc bằng một thiết bị e-book chuyên dụng, máy hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân PDA (2), một máy tính văn phòng hay máy tính xách tay. II. Sách viết tay : Hình thức đầu tiên của sách là các tấm đất sét được khắc chữ bằng một dụng cụ viết gọi là bút trâm (3), được người Sumer, người Babylon và người vùng Lưỡng Hà cổ xưa sử dụng. Hình thức gần gũi hơn với sách ngày nay đó là các cuộn sách (book roll) hay các cuộn giấy (scroll) của người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Những cuộn giấy này bao gồm các tờ giấy papyrus, loại vật liệu giống như giấy được làm từ lõi cây sậy nghiền nhỏ mọc ở vùng châu thổ sông Nile, được làm thành một dải liên tục và cuộn lại quanh một cây gậy. Dải giấy có chữ viết (bằng bút cũng làm từ cây sậy) thành những dòng hẹp và sát nhau trên một mặt giấy. Khi đọc, dải giấy cuộn được trải ra. Các cuộn giấy papyrus có độ dài không giống nhau. Cuộn giấy dài nhất còn lại đến ngày nay được bảo quản trong Bảo tàng Anh (4) ở London, dài 40,5m. Sau đó, trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ (thế kỷ thứ IV đến thế kỷ I tr.CN), các cuộn sách dài được chia nhỏ thành các cuộn ngắn hơn, khoảng 10m, và cùng được bảo quản trong một vật đựng. Các cuộn giấy được bao bọc lại và gắn nhan đề, tên tác giả. Những người chép thuê chuyên nghiệp sao chép lại các tác phẩm bằng cách sao chép lại văn bản hoặc chép chính tả. Athens, Alexandria và Rome là những trung tâm sản xuất và xuất khẩu sách lớn trên toàn thế giới thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên, việc chép sách bằng tay một cách thủ công mất rất nhiều thời gian và chi phí rất đắt; sách cũng chủ yếu thuộc sở hữu của các đền miếu, của vua chúa hay những người giàu có. Vào thời kỳ này và trong nhiều thế kỷ sau đó, hầu hết mọi người đều học bằng cách lắng nghe bài giảng hoặc các câu chuyện và học thuộc lòng chúng nếu cần. Mặc dù giấy papyrus rất dễ làm, không tốn kém và có bề mặt viết rất tốt nhưng nhược điểm của nó là giòn, dễ gãy. Ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, nó sẽ bị phân huỷ trong vòng không đầy 100 năm. Chính vì vậy, phần lớn các tác phẩm và sách thời kỳ cổ đại đã bị mất mát hoàn toàn. Giấy bằng da (parchment, vellum) (da động vật được làm đặc biệt) không có những nhược điểm này. Người Ba Tư, người Do Thái và người thuộc vùng Trung Đông cổ đại, nơi không có cây papyrus, trong hàng thế kỷ, đã sử dụng những cuộn giấy bằng da thuộc và chưa thuộc. Việc sản xuất giấy da đã được vua Pergamum - Eumenes II cải tiến vào thế kỷ thứ II tr.CN. Sau đó, việc sử dụng loại giấy này đã tăng lên rất nhiều. Vào thế kỷ VI sau CN, giấy da đã trở thành phương tiện để viết thay thế gần như hoàn toàn cho giấy papyrus. III. Sách in Vào thế kỷ thứ VI, việc in bằng ván khắc gỗ đã được phát minh ở Trung Quốc. Cuốn sách đầu tiên được biết đến in theo cách này là bản tiếng Trung Quốc của cuốn Kinh Phật mang tên Kinh Kim Cương, có từ năm 868. Tipitaka, một bộ kinh khác của đạo Phật, có tới 130.000 trang, được in từ khoảng năm 972 đến năm 983. Việc in bằng ván in có thể dùng lại được là phương thức mang lại năng suất cao hơn nhiều so với việc sao chép các tác phẩm bằng tay. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều thời gian mới có thể tạo ra được một tấm ván in và ván in đó cũng chỉ có thể sử dụng để in một tác phẩm mà thôi. Vào thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra cách in chữ rời. Chữ in có thể sắp xếp theo các trật tự khác nhau để in nhiều tác phẩm khác nhau. Tuy nhiên, họ không sử dụng cách in này nhiều bởi nhiều ký tự trong chữ Trung Quốc không thể in theo kiểu sắp chữ rời được. Ở châu Âu, việc in sách từ ván khắc gỗ có lẽ được du nhập từ phương Đông. Người ta đã bắt đầu in ấn theo cách này vào cuối thời kỳ Trung cổ. Các cuốn sách được in bằng ván khắc thường là các tác phẩm tôn giáo nặng về minh hoạ và ít chữ. IV. Những thay đổi về công nghệ Sách điện tử (e-book): Khái niệm về sách điện tử phi giấy đã trở thành hiện thực vào những năm cuối của thập kỷ 1990 khi một số thiết bị được đưa ra thị trường. Những thiết bị này cho phép người sử dụng có thể tải các văn bản từ Internet và đọc chúng qua một thiết bị hiển thị di động cầm tay. Sách điện tử loại RCA REB1100 ảnh bên có kích thước gần như một cuốn sách. Có thể sử dụng sách trong thời gian từ 20 đến 40 giờ mới phải sạc pin một lần. Loại e-book này có thể chứa được tối thiểu 8000 trang văn bản và có một modem trong cho phép tải các cuốn sách. Vào thế kỷ XX, các thiết bị công nghệ như radio, máy vô tuyến truyền hình, phim điện ảnh, băng ghi âm, máy tính điện tử và các thiết bị CD-ROM đã trở thành những phương tiện truyền thông và thách thức sự tồn tại của sách. Mặc dù vậy, nhờ đặc điểm dễ dàng sử dụng và mang theo, sách vẫn là phương tiện chủ yếu để truyền bá tri thức, nhằm mục đích cung cấp kiến thức và giải trí về các kỹ năng và nghệ thuật, lưu giữ các kinh nghiệm, cả trong thực tế và hư cấu. Tuy nhiên, công nghệ đã có tác động đến ngành công nghiệp sách, bởi vì con người đã tìm ra các phương thức mới để tiếp nhận và phổ biến thông tin mà không cần sử dụng vật liệu giấy. Sách âm thanh (audiobook) được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào những năm 1950. Đến những năm 1990, nó đã trở nên hết sức phổ biến và trở thành một bộ phận quan trọng trong ngành công nghiệp xuất bản. Sách nghe là tiếng một người đọc một cuốn sách được ghi lại. Mọi người có thể nghe chúng thông qua băng cassette, đĩa CD hoặc thông qua các chương trình tải về từ Internet. Sách nghe trở nên phổ biến một phần do chúng cho phép con người thưởng thức các cuốn sách vào thời điểm mà họ không thể đọc được, như khi đang lái xe chẳng hạn. Hơn nữa, những người mù hoặc người có thị lực kém có thể sử dụng sách nghe bên cạnh việc đọc sách chữ nổi. Cuối những năm 1990, một số công ty đã giới thiệu loại sách điện tử, còn gọi là e-book. Các thiết bị tin học này hiển thị văn bản của sách trên một màn hình nhỏ được thiết kế để có thể đọc một cách dễ dàng. Sách điện tử được thiết kế đặc biệt, với trọng lượng nhẹ, cho phép dễ dàng mang theo. Nhiều loại sách điện tử còn có thêm một chiếc bút công nghệ cao để người đọc có thể đánh dấu hoặc ghi chép lên văn bản. Những người kinh doanh sách và các nhà xuất bản bán sách điện tử qua mạng Internet dưới dạng các tệp máy tính. Người đọc đặt mua, sau đó tải văn bản xuống máy tính cá nhân hoặc tải trực tiếp vào một thiết bị sách điện tử. Sách điện tử có thể chứa được khối lượng thông tin tương đương với mười cuốn sách giấy thông thường hoặc nhiều hơn thế. Ngoài ra, sách điện tử cũng có một số ưu điểm chủ yếu của sách giấy như dễ mang theo và cho phép đánh dấu trên sách. Nhiều người tin rằng khi sách điện tử được phát triển hơn nữa vào đầu thế kỷ XXI, chúng sẽ thách thức sự tồn tại của sách giấy theo cách mà công nghệ của thế kỷ XX không làm được. B/ Cuộc chiến giữa sách giấy và sách điện tử : I/ đánh giá chung: Cuộc chiến giữa sách giấy và sách điện tử cực kỳ quyết liệt để giành thị phần độc giả, đó là một “so găng” chiến không khoan nhượng mà phần chiến thắng sẽ dành cho những ai mạnh nhất. Từ trước đến nay, sách giấy dường như độc đạo chiếm lĩnh thị trường sách. Tuy nhiên, đến nay khi các nhà xuất bản cũng lâm vào cảnh khó khăn khiến cho số đầu sách mới ra đời chưa được 50%, những chi phí khác tăng cao cũng khiến nhà xuất bản méo mặt. 1/ Sách giấy đang mất dần ưu thế : Trong suốt năm 2013, dù có rất nhiều hội chợ sách được diễn ra tại TP.HCM, tuy nhiên, các nhà xuất bản vẫn không tránh khỏi tình trạng đang yếu dần của mình. Theo thống kê mới nhất cho thấy, số lượng nhà xuất bản tăng được doanh thu đếm trên đầu ngón tay, trong số này chỉ có nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM tăng 10%, trong khi nhà xuất bản Kim Đồng giảm 10%, nhà xuất bản Trẻ giảm 3% doanh thu giảm đã kéo theo số đầu sách in mới giảm ước khoảng đến 46%. Tại Hà Nội, con số nhà xuất bản gặp khó khăn cũng đến 7 đơn vị. Tình trạng kinh tế khó khăn chung cũng phần nào cũng ảnh hưởng đến các nhà xuất bản. Do đó, để thu hút độc giả mua sách cũng là một trong những áp lực để nhà sách phải giảm giá nhằm tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, giảm giá cũng không phải là phương pháp tối ưu nhất bởi bên cạnh đó, nạn sách lậu cũng là một tác nhân gây nhức nhối khiến cho các nhà xuất bản bị thất thu nặng. Theo nhận định của ông Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho thấy chỉ có 4 nhà xuất bản làm ăn khá trong tổng số 64 nhà xuất bản trong cả nước. Dù rằng các nhà xuất bản đang gặp khó khăn và số lượng nhà xuất bản làm ăn kém khá đông, tình trạng sách lậu không giảm, người mua thì hạn chế dần, thế nhưng thuế xuất bản hiện khá cao đã đẩy các nhà xuất bản đến gần vực thẳm. Để duy trì hoạt động nhiều nhà xuất bản phải trông chờ vào mùa lịch bloc cuối năm thay vì việc kinh doanh sách. Trong khi các nhà xuất bản lo lắng và yếu dần vị thế thì sách điện tử đang thể hiện tốc độ phát triển mạnh mẽ của mình. Số lượng người đọc sách điện tử tăng vọt, theo thống kê tại thư viện quốc gia số lượng bạn đọc yêu cầu về sách điện tử là 6.500 trong khi số lượng 2.000 từ sách truyền thống cho thấy xu thế phát triển của sách điện tử trong thời gian gần đây. Liệu sự phát triển này có cứu được ngành xuất bản đang trong tình trạng yếu thế? Sách giấy ngày càng thưa thớt khách. Về doanh thu, trên thế giới sách điện tử đem lại giá trị lớn cho ngành xuất bản. Sự tiện lợi và tích hợp của sách điện tử cũng là một ưu thế của nó trong việc chinh phục thị trường. Không những thế các thiết bị để đọc sách điện tử đều có chất lượng công nghệ cao giúp người đọc cảm thấy hoàn toàn thoải mái, dễ chịu khi tiếp cận với loại sách phi truyền thống như thế. Phải chăng, khi sách in đang trong cơn khủng hoảng, thì sách điện tử là một làn gió mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi vượt bậc cho ngành xuất bản? Xu thế phát triển sách điện tử là một xu hướng chung của thế giới, và Việt Nam cũng khá biến đổi nhanh để hòa nhập với xu thế này. Tuy nhiên, khi mà luật và những cơ chế còn nhiều hạn chế, sách điện tử lậu tràn lan, nạn bản quyền chưa được siết chặt thì sự phát triển vẫn còn bấp bênh. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, mức sống chưa bằng nhau thì sách điện tử vẫn có nhiều thách thức trong việc đem lại một xu thế mới cho ngành xuất bản. 2/ Sách điện tử cần nhiều yếu tố để phát triển : Tính đến nay, số lượng nhà sách điện tử ở Việt Nam hiện khá ít và mới bắt đầu chính thức vào năm 2012. Số nhà sách điện tử ít, tuy nhiên sách điện tử lậu lại tràn lan khắp nơi và sẵn sàng chia sẻ miễn phí. Bên cạnh đó, do còn mới lạ nên để có một quyển sách [...]... điện tử đúng nguồn, không nên đọc sách lậu để tạo ra một cộng đồng sách điện tử mạnh" Trong khi đó, để giải quyết tình trạng sách điện tử lậu nhiều nhà xuất bản cho biết họ sẽ hạ giá thành xuống mức thấp nhất để độc giả được đọc sách điện tử thật chứ không phải đọc sách lậu trên mạng Có thể nói rằng, dù hiện nay sách giấy giảm tỉ phần phát hành nhưng số lượng của nó vẫn chiếm ưu thế hơn sách điện tử. .. với sách điện tử là rất sáng sủa một số nước phát triển như Đức, Mỹ doanh thu của họ trong năm 2012 là 200% Đó là một tín hiệu rất đáng mừng, tất nhiên đối với chúng ta thì cơ sở về sách điện tử chưa tương xứng với sách truyền thống Nhưng tôi nghĩ năm 2014 với luật Xuất bản mới thì chắc chắn sách điện tử sẽ có tỷ trọng cao hơn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Theo đánh giá của cục Xuất bản trong... điện tử lậu 3/ Hỗ trợ phát triển lân nhau: Chia sẻ về vấn đề này, nhà văn, nhạc sỹ Hamlet Trương cho biết: "Sách điện tử là một xu thế mang tính thời đại, có nhiều tích hợp riêng, nhưng nếu sự quản lý không chặt chẽ thì sẽ vẫn tạo ra những kẻ hở làm biến tướng sách điện tử ở Việt Nam như tình trạng sách điện tử lậu, sao chép tự do, thoải mái Bên cạnh đó, cần phải tạo ra một văn hóa đọc sách điện tử. .. triển, bởi sách điện tử vẫn còn một số rào cản Đơn cử như vấn đề thương thảo hợp đồng, bản quyền giữa đối tác giữ bản quyền và công ty phân phối sách đối với lĩnh vực nội dung số Đây ắt hẳn là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam" Có thể nói, sách điện tử hiện nay đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, chính vì vậy vẫn còn yếu hơn rất nhiều so với sách in Chia sẻ một số ý kiến về sách điện tử bà Nguyễn... cho biết: "Công đoạn sản xuất một cuốn sách mất trung bình nửa năm ngay sau đó khi sách ra lò việc biến thành ebook tung lên mạng chỉ mất vỏn vẹn vài ngày Việc phát triển rộng các sách điện tử lậu kể trên làm sách bị thất thu nặng khi số lượng độc giả mua sách giấy co hẹp" Để phát triển sách điện tử cần nhiều yếu tố, chia sẻ về vấn đề này ông Nguyễn Kiểm- Phó chủ tịch hội Xuất bản Việt Nam bày tỏ: Tôi.. .điện tử đòi hỏi nhiều thao tác, công đoạn Chính sự lạ lẫm này có thể khiến nhiều người đọc cảm thấy lúng túng mặc dù giá thành của sách điện tử khá thấp chỉ khoảng 1/2, 1/3 giá thành sách giấy và do chưa quen nên số người chịu bỏ tiền ra mua lại không nhiều Chia sẻ về sự phát triển của sách điện tử, một đại diện của Fahasa cho biết: "Đối với thị trường Việt Nam hiện nay, thị trường sách điện tử. .. cho biết: "Sách điện tử phát triển theo sự phát triển chung của công nghệ điện tử nhưng điều đó không có nghĩa là thay thế hoàn toàn sách giấy Trong tương lai rất dài sách giấy vẫn tồn tại vì một số tố chất riêng của nó khiến độc giả yêu thích như cảm giác được sờ vào giấy mà sách điện tử không thể thay thế, hay việc có thể mở ra bất kỳ ở mọi thời gian, không gian Có thể ví sách điện tử như một món... khó khăn như hiện nay, việc phát triển dòng sách điện tử là một cách làm có tính phù hợp Tạo ra một hướng đi mới, một thị trường nhiều tiềm năng và mới mẻ Và trong 5 năm tới, sự phát triển này sẽ càng vượt bậc hơn Tuy nhiên, nhiều người cũng cảm thấy lo ngại vì nếu sự phát triển này không đồng hành với các luật pháp về bản quyền sẽ làm cho sách điện tử gặp nhiều rối rắm, và gây thiệt hại cho các bên... Ưu điểm nhược điểm của sách giấy và sách điện tử: 1/ Ưu điểm: Sách giấy: đọc thích thú hơn, cảm giác cuốn sách vơi dần là lúc mình sắp đến đoạn kết Đến nhà ai, nhìn kệ sách cũng biết gu của người đọc sách nên dễ nói chuyện theo chủ đề hơn Lâu lâu cầm một cuốn sách lại gợi nhớ nội dung mình đã đọc, nhiều khi gắn thêm với những sự kiện đáng nhớ nào đó Sách điện tử: Gọn, nhẹ, chứa được nhiều sách Đọc chán... được nhiều sách Đọc chán cuốn nào bỏ đọc cuốn khác Sưu tầm sách miễn phí, sách đông tây nam bắc không tốn xu nào 2/ Nhược điểm: Sách giấy: càng đọc, càng nhiều sách, càng phải kiếm chỗ để cất sách Sách điện tử: không có cảm giác lật trang, dễ hư hỏng Không có những ưu điểm của sách giấy Thú thiệt lúc trước mình có một ebooker nhưng đọc gần như không cảm thấy phấn khích mấy C/ Phần kết luận: . Thao và Du Lịch. Trường Đại học Văn hóa Tphcm. Khoa Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm. Tiểu Luận: Đề tài Sách giấy và Sách Điện tử trên Thị trường Thương mại Điện tư. Giáo viên hướng dẫn: . sách cũng chủ yếu thuộc sở hữu của các đền miếu, của vua chúa hay những người giàu có. Vào thời kỳ này và trong nhiều thế kỷ sau đó, hầu hết mọi người đều học bằng cách lắng nghe bài giảng hoặc. số rào cản. Đơn cử như vấn đề thương thảo hợp đồng, bản quyền giữa đối tác giữ bản quyền và công ty phân phối sách đối với lĩnh vực nội dung số. Đây ắt hẳn là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam".