5. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Khái quát về hệ thống nhân vật
Mỗi một nhà văn, trong quá trình sáng tác thường xây dựng cho mình những mẫu nhân vật yêu thích, có khi được lặp đi lặp lại tạo thành típ nhân vật. Thông qua hệ thống nhân vật ấy, họ gửi gắm nhiều suy nghĩ về con người, về cuộc đời, về nhân tình thế thái. Trước khi đi vào các loại nhân vật mang âm hưởng nữ quyền là điểm gặp gỡ của cả ba tác giả, thiết nghĩ chúng ta nên có cái nhìn khái quát về hệ thống nhân vật nói chung trong truyện ngắn của từng tác giả để có cái nhìn thống nhất hơn về quan niệm của họ đối với con người, với cuộc đời.
2.2.1.1. Một điều rất dễ nhận thấy là, trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, mọi chuyện diễn ra xung quanh ta, những cái bình thường, nhỏ nhặt nhất đều có thể đi vào trong tác phẩm, và do đó, nhân vật của chị rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Chúng ta có thể bắt gặp một bà mẹ bốn mươi cùng con gái mười sáu mở quán rượu quê đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái yên tĩnh của khách giữa cái xô bồ của phố phường; cái trăn trở, day dứt của con người về tình bạn, hay những chuyện ngoại tình ghen tuông không hiếm gặp giữa thời buổi kinh tế thị trường ngày nay v.v... Những câu chuyện ấy, những con người ấy bình thường quanh ta, không phải hiếm gặp, nhưng khi đi vào tác phẩm của chị thì nó lại hiện lên một cách tự nhiên và không kém phần sâu sắc.
Ở truyện ngắn của chị, chúng ta thấy xuất hiện nhiều nhân vật là những cô
gái mới lớn háo hức vào đời. Cuộc sống hiện đại có nhiều cạm bẫy mà không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để vượt qua, đặc biệt là với những cô gái mới lớn,
chưa có những trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Họ - những cô gái mới mười tám đôi mươi háo hức, kì vọng, nhìn cuộc sống với đầy những điều mới lạ, toàn là màu hồng. Những cô gái ấy đều lần đầu bước vào tình yêu nên thường thi vị hoá nó, ôm ấp biết bao hoài bão, ước mơ với tất cả sự ngây thơ, trong sáng mà nhiều khi không lường hết được sự mù quáng của mối tình mình đang ôm ấp, hi vọng. Họ quyết theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra nhưng không lường trước hết mọi hậu quả, và kết quả là, nhiều khi họ bị phản bội, bị lừa một cách cay đắng. Mi (Sơ-ri đắng) mười tám tuổi, là sinh viên một trường đại học có tiếng ở Hà Nội. Mi ngây thơ, trong trắng, nhưng lại đặt tình yêu nhầm chỗ với một tên
Sở Khanh tên Khánh. Cô đâu biết rằng Khánh đến với cô “như người khát, thấy
dòng suối mát giữa rừng, vồ lấy uống. Uống no rồi bắt đầu rửa chân tay mặt mũi. Và cả tắm lẫn giặt đồ. Xong xuôi, là đái” [24, 99]. Khi Mi có bầu ba tháng, cô vào Sài Gòn với mẹ cho khuây khoả và hi vọng trong lúc vắng mình, Khánh suy nghĩ lại. Nhưng không, con người bội bạc kia chỉ lợi dụng, tranh thủ sự ngây thơ của cô với bản chất của một kẻ khốn nạn. Sự cả tin, mù quáng ấy cũng là nguyên nhân chính gây ra cái chết của Mi sau đó.
Cô gái trong truyện ngắn Biển ấm vừa tròn hai mươi tuổi và đem lòng yêu một người đàn ông hơn cô mười hai tuổi. Đó là mối tình đầu của cô với những thoáng va chạm, run rẩy đầu tiên. Thư tình anh gửi, cô thuộc lòng từng chữ, từng chỗ xuống dòng hay ngắt đoạn. Tất cả cô gửi gắm nơi anh, dù anh đã một lần sang sông. Cũng vào lần sinh nhật lần thứ hai mươi ấy, cô gái mới lớn lên đường đi thăm anh - một người đàn ông vừa bỏ vợ hiện đang công tác ở một miền rừng núi. Mặc cho bố mẹ ra sức van nài, ngăn cản, cô vẫn quyết tâm đi bằng được. Và cô đã thắng. Bởi cô yêu anh với một tình yêu thánh thiện, trong sáng vô cùng, nên cô phải đến với anh cho bằng được. Tất cả với cô lúc này thấm đẫm vẻ huyền ảo, bởi cô nhìn chúng với ánh mắt của kẻ đang yêu. Háo hức là vậy, nhưng khi đến nơi, cô bắt đầu thấy thất vọng, bởi người đàn ông cô yêu và sẽ phải ra đón cô với bao nỗi vui mừng lại đang say ở nhà, thay vào đó là một người bạn của anh ra đón. Một vài ngày ở bên người yêu không như cô mong muốn, hi vọng, cô bắt
đầu hối hận và lên đường về Hà Nội mà “không còn cái đích là tình yêu trước mặt để vẫy gọi nữa. Tôi về với căn nhà be bé như cái tổ chim che chở cho tôi. Lúc ấy, tôi mới hiểu gia đình quan trọng như thế nào” [24, 230].
Cũng là cô gái mới lớn hăm hở bước vào đời với biết bao si mê, nông nổi, hình ảnh cô con gái trong truyện ngắn Hậu thiên đƣờng với sự va vấp đầu đời lại là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các bậc làm cha mẹ đã và đang thiếu đi tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc đến con cái của mình. Cô gái ấy chỉ biết trút tâm sự vào những trang nhật kí về nụ hôn đầu tiên, tình yêu đầu tiên, nỗi nhớ nhung đầu tiên với người con trai mà cô tôn sùng. Với một cô gái năm nay vừa tròn mười sáu tuổi thì không có gì trên đời này quan trọng bằng người con trai ấy. Dù mẹ cô có dặn hết thảy đàn ông trên đời này rặt một loại đểu giả thì cô vẫn cứ tin, và tin nhất là anh, và dù anh có đểu giả hay tốt đẹp thì với cô, anh vẫn là người tốt nhất trên thế gian này. Và, cái gì đến cuối cùng cũng đến. Mười sáu
tuổi, cô mất đi sự ngây thơ, trong trắng khi chính thức trở thành đàn bà - hai tiếng
mà mẹ cô vẫn thường giật mình nhớ lại khi vào cái tuổi của cô bây giờ. Nhưng với cô gái mang gương mặt đàn bà ấy, đó là cả thiên đường. Cái thiên đường tình yêu với người đàn ông một vợ hai con, bòn rút từng đồng từng hào ấy sẽ làm cho cô không bao giờ phải buồn giống mẹ. Cô vẽ ra một tương lai thật tươi sáng, sau hai năm nữa, khi cô mười tám tuổi thì cô và người ấy sẽ cưới nhau, sẽ sinh thật nhiều con - nghĩa là vẫn những ánh hào quang chói ngời mà mẹ cô đã gặp nhưng lại không hề biết cuối cùng rồi nó cũng dẫn đến một cái hang tối và sâu hun hút.
Khác với những cô gái thành thị ở trên, My (Thiếu phụ chƣa chồng) lại là một cô gái nông thôn chính gốc đang tuổi dậy thì. Sinh ra và lớn lên ở nông thôn
nhưng My lại căm thù cuộc sống ở đó - nơi mà “những người nông dân quanh cô
có một cuộc sống thật phung phí và vô nghĩa. Mười bốn mười lăm tuổi là lấy chồng, thoắt cái đã con bồng con bế. Những người chồng thì đen đúa, quanh năm làm lụng để đủ ăn” [50,325]. My mơ ước cho bằng bạn bằng bè, phải “thoát ra khỏi ngôi nhà ảm đạm quê mùa quanh năm không có chút ánh sáng của trí tuệ; thoát ra khỏi cái cuộc sống nghìn đời ảm đạm, đơn giản như con trâu con bò, cây
cỏ cây lúa…” [50,327] để sống một cuộc sống thành thị hào nhoáng với những ánh mắt ngắm nhìn, ngưỡng mộ. Vì vậy, bằng mọi cách My phải lên Hà Nội, dù sống thế nào thì sống. Bởi thế cho nên My đã bị một tên Sở Khanh trong đoàn chèo dụ dỗ, lừa phỉnh và bỏ rơi; và sau đó, cũng bằng mọi thủ đoạn, My đã cướp chồng của chính chị gái mình.
Với một vốn kinh nghiệm sống ít ỏi và thêm sự hiếu thắng của tuổi trẻ, nhiều cô gái trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã phải trả giá cho sự nông nổi, hời hợt, cả tin của chính mình. Nhưng xét cho cùng thì họ đáng thương hơn là đáng giận. Họ đáng được cảm thông, chia sẻ nhiều hơn. Háo hức là vậy, si mê là vậy, đắc thắng là vậy, nhưng rồi cuối cùng họ cũng không thoát khỏi sự cô đơn vì không có người sẻ chia, không có người hiểu và hướng họ để họ khỏi lạc đường, để họ khỏi va vấp. Lời tâm sự đẫm nước mắt của nhân vật Hoài trong truyện Xin hãy tin em cũng là một trong những thông điệp mà họ nhắn nhủ đến
những người thân yêu nhất của mình: “Bố mẹ ơi, sao bố mẹ không dậy con rằng
mọi chuyện chỉ xảy ra có một lần trong đời, cái gì qua đi không lấy lại được. Sao bố mẹ chỉ nhăm nhăm gửi tiền cho con mà không ở bên con mỗi sáng mỗi chiều cho con bớt cô đơn...” [24,117].
Đề tài về số phận của những người phụ nữ là một trong những đề tài chính được các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ quan tâm thể hiện. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đặc biệt quan tâm đến những người phụ nữ có số phận éo le, xem đó như một sự cảm thông sâu sắc đến những người cùng giới mình. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không có những cô gái mù hình dung cuộc đời qua âm thanh vọng lại từ chiếc tivi bên nhà hàng xóm; không có người đàn bà hủi trong phiên chợ người cùi buồn tênh, lạnh vắng; cũng không có cô gái thanh niên xung phong khi hoà bình lại cô đơn ngay ở chính cuộc đời thường… như trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Ở truyện ngắn của chị, ta thấy có người đàn bà bị dở hơi, chẳng ai gần, chẳng ai quan tâm nhưng lại biết yêu và được yêu. Đó
chùa. Nhưng lạ thay, người điên như cô thì vô tư và trong suốt, còn người tỉnh thì nhiều khi lại thành ác độc. Cô cũng đem lòng “yêu” một anh lính, và điều không ngờ đến là anh cũng yêu cô, như cả thế giới này chỉ còn có mình họ. Số phận tưởng éo le nhưng lại mỉm cười với người phụ nữ tưởng bị điên ấy. Nhìn cô được hạnh phúc khi điên, hẳn nhiều người tỉnh lại ước được ở bên người điên và thích được điên như cô, bởi họ sẽ thấy mình được là mình và có nhu cầu che chở cho
họ. “Mà suy cho cùng, nếu điên, được như cô, tôi thấy tất cả, nên điên…để nói
những chuyện vô thưởng vô phạt, không đầu không cuối, không tổn hại đến ai…và thấy mình hạnh phúc…” [24,148]. Con người ta có thể bị điên thật nhưng cũng có thể là muốn điên trong cuộc sống thực tại. Bởi khi điên, họ không phải nhận thức, không thấy mình đau khổ, bất hạnh. Khi điên, họ được làm những điều mà trong cuộc sống thực họ không được làm. Và thương thay với những con người ấy, họ chỉ thích được sống trong những giấc mơ. Thảo trong truyện ngắn
Ngƣời đi tìm giấc mơ đã được trở thành hoa hậu khi điên. Thảo thấy mình trẻ
con, thấy mình hạnh phúc khi điên. Khi điên, cô được mơ, được nhoẻn miệng cười…Từ khi sinh ra, Thảo đã được xem là “kẻ đầu thai nhầm chỗ”. Mẹ cô trót mang thai với một người đàn ông, nhưng người ấy đã bỏ mẹ con cô mà đi. Khi cô lên tám tuổi, mẹ cũng bỏ cô cho bà nuôi, vào Sài Gòn theo một người đàn ông khác. Hai bà cháu bấu víu vào nhau sống qua ngày. Đến cái tuổi dở dở ương ương, Thảo hay mơ mộng, ước ao. Rồi Thảo được một người đàn ông yêu - nhưng là một người con nhà giàu có khuôn mặt trắng bệch, bị tàn tật phải ngồi xe lăn. Với người con gái tội nghiệp ấy, việc được một chàng trai tật nguyền để ý
đến cũng là một hạnh phúc rồi. “Tôi cũng mong người ấy đến, bởi lẽ, tôi là kẻ cô
độc giữa dòng đời ồn ã, tôi là kẻ đầu thai nhầm chỗ. Tôi bắt đầu nhớ người ấy, bởi lẽ anh ta như một khoảnh vắng nhỏ nhoi hắt ánh sáng vào ô cửa sổ mỗi khi chiều tàn, thiếu nó, căn nhà sẽ tối tăm và u uẩn. Bởi vì, chưa có một ánh mắt đàn ông nào nhìn tôi trước người ấy” [22,172]. Thảo thường mơ mình trở thành tiên nữ, được chàng trai hàng xóm tặng hoa, được trở thành hoa hậu trước bao nhiêu ánh mắt ghen tị của các cô gái khác… Trong mơ. cô được yêu, cô được đi ra khỏi
căn nhà ảm đạm không ánh sáng, được làm những gì cuộc sống thật cô không có. Nếu ban ngày, có kẻ nào đó chửi cô, thì đêm đến, trong giấc mơ, cô là người chửi họ, thậm chí cả tát vào mặt họ mà không sao. Tất cả cuộc sống của cô, đã bằng cách này hay cách khác đi vào giấc mơ, chỉ có điều nó ngược lại. Cuộc sống thực không mang lại cho con người ta những điều tốt đẹp, chỉ mang đến toàn khổ đau, nhưng con người không được phép lựa chọn. Họ chỉ có thể có một cuộc sống khác thông qua những giấc mơ. Đau đớn là những giấc mơ ấy cũng tầm thường lắm, nhưng với họ là cả một gia tài, và toàn bộ sự may mắn trong cuộc đời họ lại được trông chờ thông qua giấc mơ tội nghiệp ấy.
Rất nhiều phụ nữ khác cũng có số phận bất hạnh trong cuộc đời được nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ truyền tải lên những trang văn của mình đầy xúc động. Đó là người vợ trong Lời thì thầm của mùa xuân có chồng ra đi mãi mãi trong một chuyến đi biển, để hàng năm, vào đêm giao thừa, ba mẹ con lặng lẽ đón năm mới trong cái lạnh lẽo của mùa đông; là người chị gái trong Chị tôi với ánh mắt buồn đầy ám ảnh bên mẹt thuốc lá bán dạo nuôi em ăn học; là người vợ trong Ám
ảnh bị chồng hắt hủi, bạc đãi; là người mẹ từng lầm lỡ trong Hậu thiên đƣờng
tưởng mình mạnh mẽ, cứng cỏi nhưng cũng rất yếu lòng, v.v… Những người phụ nữ ấy cần được chở che, thương cảm. Họ vẫn còn nhiều lắm trong cuộc sống này. Trong tình yêu, khi không đến được với nhau, không phải ai và không phải bao giờ người ta cũng xem nhau như những người bạn. Nhưng ở truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta lại gặp nhiều nhân vật tôn thờ tình yêu hoặc từng yêu nhau, không đến được với nhau nhưng khi gặp lại, họ vẫn là những người bạn tốt, thậm chí thẳng thắn coi nhau như một phần kỉ niệm rất đẹp của đời mình. Họ trân trọng, không làm tổn thương đến nhau, vẫn song hành cùng nhau trên
con đường đời. Đó là các nhân vật trong truyện ngắn Cát đợi, Huyền thoại,
Ngƣời xƣa, Một trăm linh tám cây bằng lăng, Mại,… Liệu đó có phải là điểm
khác biệt giữa tình yêu của “thời Nguyễn Thị Thu Huệ” và tình yêu của giới trẻ thời đại thế kỉ XXI, trong đó có nhân vật của Đỗ Hoàng Diệu? Và có điểm chung nào giữa nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ với nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư?
2.2.1.2. Xuyên suốt những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ chỗ lắng sâu nhất chính là dòng cảm xúc tuôn chảy từ trái tim nhân hậu, trăn trở với cuộc đời và con người của chị, là những giọt nước mắt trong trẻo và đẹp đẽ gợi dậy nơi người đọc sau mỗi truyện ngắn.
Trong hầu hết các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta đều có thể bắt gặp những mảnh đời bất hạnh - những đứa trẻ mồ côi, lớn lên thiếu tình thương yêu của cha mẹ, hoặc bị dòng đời xô đẩy phải làm những công việc mà người đời cho là dơ bẩn. Đó là Miên (Cỏ xanh) - một cô gái mới lớn bị xem là hư hỏng trong mắt mọi người khi cô bán bia trong quán Mây Sầu, và cũng bởi vì chẳng ai biết bố mẹ cô là ai và cô từ đâu tới. Đó là Điệp (Chuyện của Điệp) sống bên ngoại từ lúc lọt lòng; mười tuổi, cha Diệp đi không quay về; mười hai tuổi, má