Nghệ thuật phân tích tâm lí

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 95 - 105)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.Nghệ thuật phân tích tâm lí

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là ở những tác phẩm văn học hiện đại thì miêu tả tâm lí, cá tính đóng vai trò cực kì quan trọng, nhất là với những nhân vật có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú. Nhà văn chú ý đến các chi tiết thể hiện con người bên trong của nhân vật, đó là các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc từng trải qua cuộc đời mình. Cuộc sống bên trong ấy của nhân vật chính là những hoạt động nội tâm. Để xây dựng nhân vật có chiều sâu, bên cạnh “biện chứng pháp hành động” thì nhà văn phải

đặc biệt chú ý đến “biện chứng pháp tâm hồn” bởi “tính tất yếu trong hành động

của nhân vật thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hoạt động nội tâm của nhân vật” [14,135]. Nếu không được miêu tả tâm lí, nhân vật sẽ trở nên khô khan, cứng nhắc, chỉ được thể hiện ở bề nổi thông qua một loạt các hành động, sự

kiện, thiếu cuộc sống bên trong, do đó, sự phong phú, đa dạng trong tâm hồn nhân vật là không có, giống như nhân vật trong văn học cổ. Cái tài của nhà văn chính là thể hiện được quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật theo logic nội tại của nó.

Quá trình tâm lí của nhân vật có thể được thể hiện trực tiếp thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện, nhưng để đạt được hiệu quả cao, mang tính thuyết phục, nhà văn thường sử dụng biện pháp đối thoại nội tâm và độc thoại nội tâm của nhân vật.

Độc thoại nội tâm là “phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân mình,

trực tiếp phản ánh quá trình tâm lí bên trong; kiểu độc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm), mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [1,127]. Những diễn biến trong tâm trạng nhân vật được thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc cụ thể do nhân vật ấy tự thể hiện, phơi bày. Chúng

được “thực hiện bằng chính ngôn ngữ nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm

lặng trong tâm tư nhân vật” [14,135].

Khi con người tự ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với xung quanh, tự mình bộc lộ với mình những cảm xúc và suy nghĩ là khi nhân vật sống thực với mình nhất, bản chất được bộc lộ một cách rõ ràng nhất. Trước năm 1975, con người trong văn học là con người của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng nên thước đo duy nhất với nhân cách con người ở giai đoạn này là ở sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung. Việc đi sâu vào tâm lí nhân vật, với đa phần tác giả, chưa được coi là một biện pháp xây dựng nhân vật quen thuộc. Những dằn vặt, suy tư, giằng xé trong nội tâm thường ít được chú ý khai thác. Phải từ những năm 80 của thế kỉ XX, khi có thời gian và điểu kiện để suy ngẫm kĩ lưỡng về đối tượng và mục đích của văn học thì sáng tác của nhiều tác giả đã chuyển dần sang một thời kì đầy băn khoăn và trăn trở để được đi sâu vào cái lõi của đời sống hiện thực và con người. Trong nhiều tác phẩm, các nhà văn, bằng ngòi bút tinh tế và nhạy cảm của mình, sẵn sàng đi đến mọi ngóc ngách tính cách lẫn tâm sự sâu kín để làm sáng tỏ những gì thuộc về bản chất, lương tâm con người. Và trong xây dựng nhân vật, họ cũng thường xuyên hơn đi sâu vào tâm lí,

sử dụng các thủ pháp khác nhau nhằm phát hiện ra những điều sâu xa ẩn giấu dưới cái vẻ ngoài bình thường của nhân vật. Họ thao thức, suy nghĩ, vui buồn cùng nhân vật của mình trước những biến cố, những thăng trầm trong cuộc đời.

Và, đi sâu vào tâm lí nhân vật cũng chính là các tác giả đang mở ra một khả năng mới trong việc chiếm lĩnh hiện thực đời sống và con người.

Trong truyện ngắn của ba tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu thì Nguyễn Ngọc Tư là người hay sử dụng nhất các biện pháp độc thoại và đối thoại nội tâm để đi sâu vào phần nội tâm sâu kín của nhân vật. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không nhiều sự kiện, thay vào đó là những dòng tâm trạng cứ chày tràn trên từng trang sách nặng trĩu những suy tư, những trở trăn. Với tài năng, sự nhạy cảm vốn có và với tấm lòng chân thành, Nguyễn Ngọc Tư đã “đột nhập”, khám phá thế giới nội tâm từng nhân vật, qua đó người đọc cũng hiểu hơn, thông cảm và trân trọng tất thảy những con người đó.

Có đôi khi, chỉ bằng một ánh mắt, chỉ bằng một nụ cười… nhưng Nguyễn Ngọc Tư cho chúng ta thấy cả cõi lòng của nhân vật đang ngổn ngang, đầy ắp những giằng xé, những điều chất chứa trong lòng không thể nói nên lời. Đó là Phi

(Lí con sáo sang sông) khi ca “Lí con sáo sang sông” điệu Bạc Liêu buồn đứt

ruột là mênh mang những niềm thương nỗi nhớ: “…Ai xui mà con sáo cái nò

sang sông cái nò sang sông. Cho nên mà con sáo ở ở sổ lồng cái kìa bay xa, cái lí em ở, cái lí chàng đi…” hay khi anh Hết phải chứng kiến cảnh người yêu đi lấy

chồng mà ngổn ngang những vết thương lòng: “Hết cười lớn, nói lớn. Ừ, tại tao

thương con chốt. Qua sông là không mong về…”(Hiu hiu gió bấc). Đó cũng là những giọt nước mắt đắng đót và đau đớn tột cùng của dì Thấm (Một mối tình)

khi dì nghĩ về cái chết của người xưa: “Mãi dì Thấm không mở lời nói được, chỉ

khóc là khóc, nức nở ồ ồ…”. Những giọt nước mắt ấy khiến những người yêu thương dì, trong đó có ông Mười, đau đớn, xót xa.

Nhưng chủ yếu, khi viết về nhân vật của mình, Nguyễn Ngọc Tư hay sử dụng các biện pháp độc thoại và đối thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm có vai trò rất quan trọng trong hầu hết truyện ngắn của chị được kể theo mạch chảy của tâm

trạng. Trong đó, có sự đau khổ của Sáu Tâm (Bởi yêu thƣơng) khi chứng kiến người mình yêu thương từ giã cõi đời. Anh không khỏi bàng hoàng và đau xót, có

một cái gì đó như là ân hận, rưng rưng: “Sáu Tâm nhìn mãi đôi tay mình. Đôi tay

từng làm mướn, đi bốc mả, vá xe, đôi tay từng bưng bê ở nhà hàng này, quán nhậu nọ sao lại bất lực không thể níu giữ được người mình thương…” [61,11]. Và dù hàng ngày hàng giờ phải đeo gương mặt tươi cười trước đào Điệp, trước

mọi người nhưng cũng chỉ có anh mới hiểu “cười không phải vì vui…may mình là

nghệ sĩ, nếu không, sao có thể cười giòn khi đang tan nát lòng đau?” [61,11].

Mất đi đào Điệp là mất đi một đồng nghiệp, nhưng cũng là mất đi một người bạn đời, một chỗ dựa tinh thần lớn nhất, hỏi sao Sáu Tâm không đau cho được?

Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, hình như ai cũng có nỗi đau riêng, trăn trở riêng, chỉ mình mình biết, mình mình gặm nhấm mà không muốn chia sẻ cùng ai. Chính vì vậy mà họ luôn luôn tự hỏi lòng, chỉ độc thoại cho vợi bớt lòng mình. Lương (Bến đò xóm Miễu) có nỗi khổ chẳng giống ai, khi sinh ra anh phải mang một hình hài xấu xí. Nhưng Lương không giận, tựa như không biết giận. Anh tự

biết mình với “cái thân nhỏ mồ côi mồ cút, nghèo xác xơ mà bày đặt giận cuộc

đời thì làm sao mà sống nổi…” [61,99]. Qua những dòng độc thoại nội tâm, chúng ta biết, chúng ta hiểu những ước mơ, những khát khao rất thầm kín của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhân vật: “Tự dưng tôi thèm được dốc hết lòng yêu thương ai đó để chia sẻ, dìu

dắt nhau đi trên con đường đời ngổn ngang mà vì một nỗi đam mê nào đó tôi đã đánh mất rất nhiều” (Ngổn ngang). Ông Tư Nhỏ (Đau gì nhƣ thể) trước những ánh mắt ghê tởm của hàng xóm xung quanh khi hiểu lầm mình “có gì” với con

gái nuôi lại có một niềm khát khao đến cháy bỏng, là “một lần nào đó đánh giấc

thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời…nỗi đau của một người mới hôm trước còn đề huề sống trong tình làng nghĩa xóm, chiều chiều khề khà vài chung rượu với mấy bạn già, say rồi hát tỉ tì ti, hôm sau đã thui thủi một mình. Làm sao diễn tả được nỗi đau của người cha hôm trước còn bắt kiến vàng bu trên tóc con gái hôm sau đã phải nghẹn ngào đứng xa xa ngó nó khổ đau…” [63,119]. Và cậu May (Nửa mùa), dù bị mù, dù

chẳng bao giờ nhìn thấy nụ cười của cô gái xấu xí tên Tiên đã bỏ chị em cậu theo

anh chàng nhạc sĩ thực dụng, nhưng lòng cậu vẫn chưa hết tiếc nhớ: “quên sao được

cái người đã ngủ trước hàng ba nhà mình gần hết một mùa mưa mà không ai xì xào đồn đại bậy bạ dùm cho một tiếng, không ai chọc ghẹo cáp đôi chuyện trai đơn gái chiếc. Không ai nghĩ mù cũng biết thương nhớ, biết ngóng chờ, rằng cái người đó, mùa mưa này liệu đã mỏi chân mà trở lại không?” [63,72].

Khi miêu tả nội tâm nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư thường xuyên sử dụng những lời nửa trực tiếp - cũng là một phương diện khác của độc thoại nội tâm. Lời kể chuyện của tác giả đã bao hàm cả giọng điệu, thái độ, suy nghĩ của nhân vật, kể lại câu chuyện bằng chính giọng điệu của nhân vật. Ngày mai là Huệ (Huệ lấy chồng) lấy chồng rồi, miên man là suy nghĩ. Khi đi ngang qua đoạn gần

nhà Thi, “nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chao chát một nỗi thèm muốn. Nó

muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng, nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt…” [64,47]. Những lời nói như rơi vào thình không, không xác định được của ai nhưng lại khiến cho người đọc thấu hiểu được những trải nghiệm, những suy tư, những cơn sóng lòng cũng như cảm nhận được cả nỗi đau đớn, hụt hẫng, cô đơn của nhân vật:

“…thương cho tuổi thanh xuân đã qua mất rồi…” (Chiều vắng), hay:

“Nhưng mà chờ tới từng nào lận Ai mà biết

Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về”(Hiu hiu gió bấc)

Trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật còn nói chuyện với một đối tượng khác, có thể không phải mình, nhưng cũng chỉ có mình nghe thấy. Đó

chính là đối thoại nội tâm. Đối thoại nội tâm là nhân vật đối thoại với con người

khác của mình hoặc một đối tượng nào đó trong tâm tư, khi đó chúng ta thấy nhiều con người trong một con người hay chính là nhân vật đang tự phân thân. Đối thoại nội tâm cũng là một thủ pháp đắc địa để miêu tả nội tâm nhân vật. Nó mở ra một thế giới tâm trạng đầy những nỗi niềm, mà vì một lí do nào đó, một mặt nhân vật nói ra để cho thoả nỗi lỏng, muốn chia sẻ với người khác, nhưng

một mặt họ lại cũng muốn giữ cho riêng mình, chỉ mình mình hay. Chính vì vậy mà họ càng buồn, càng cô đơn, nỗi cô đơn chỉ được giải toả một nửa bởi họ tự thoả mãn, tự hỏi và cũng tự trả lời. San (Bởi yêu thƣơng) mồ côi má từ khi lọt lòng, làm nhân viên trong một quán bia nhỏ và mơ ước lớn lên trở thành đào hát. Nhưng ước mơ xưa chưa bao giờ trở thành hiện thực, San chỉ dám nghĩ đến, dám

mơ: “San cố ngủ cho nhiều, ngủ là khỏi thấy lòng buồn, má hy sanh cho cái phận

bèo bọt này làm chi không biết? Ngủ để coi có mơ thấy mình trở thành đào hát không?” [61,7]. Và những người nghệ sĩ, như chị Diệu (Làm má đâu có dễ) nhiều lúc đã phải tự thốt lên rằng “Trời ơi, bọn nghệ sĩ mình, gạt bỏ đời đau, sống trọn lòng trên sân khấu, được mấy người?” [61,87]. Đến cả người nông dân quê mùa, chất phác như ông Tư Nhớ (Cái nhìn khắc khoải) cũng không giấu nổi sự trống trải, cô đơn nếu một ngày nào đó “người ta” vì chưa nguôi quên tình cũ

mà bỏ ông ra đi, nên “Ông thường đuổi vịt đi xa thiệt xa nhưng vẫn nghe tàu đò

ghé bến nào rất gần…Ở nhà, không biết có còn ai…? Ngồi đây thôi, bước vô đó lỡ không còn ai…” [61,25].

Dường như nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư luôn nén nỗi đau để mình mình gặm nhấm. Nó nặng, nó được nén đến tận cùng nên nếu bộc bạch với một người thực nào đó thì nỗi đau, nỗi buồn ấy sẽ trực trào, vỡ tung ra. Có những lúc họ

muốn lắm - được giải toả, nhưng rồi họ lại tự ngăn mình lại: “Tốt sao? Người ta

bỏ chị để cưới tôi mà là tốt à, má tôi ngồi lặng, tự hỏi” (Dòng nhớ), hoặc họ tự trả lời mình:

“Rồi dì tự hỏi, nếu mình là anh ấy, thì mình có giận không?

Giận. Bởi …hết thảy đều làm cho người đàn ông đó nhớ một mái ấm đã bị tước đoạt của mình” (Chiều vắng). Hay:

Kiếm để làm gì hả? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ…tới chết không biết có gặp được không?” [64,109].

Đi sâu vào tâm lí nhân vật không phải là thủ pháp riêng của Nguyễn Ngọc Tư mà còn là thủ pháp xây dựng nhân vật của Đỗ Hoàng Diệu và Nguyễn Thị Thu Huệ. Trong văn học đương đại Việt Nam, các nhà văn - đặc biệt là các nhà

văn trẻ đã có ý thức vận dụng những yếu tố tích cực của Phân tâm học như là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo để xây dựng tác phẩm.

Trong lý thuyết Phân tâm học của S.Freud, có khái niệm liên quan đến vở bi kịch Ơđíp làm vua của Sophocle nói về một đứa trẻ “giết bố lấy mẹ”, sau đó, Ơđíp biết chuyện đau lòng này, anh đã chọc mù đôi mắt của mình để đi lang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thang như một sự tự trừng phạt. Kiểu mặc cảm này được các nhà văn nữ, trong đó

có Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, và cả Nguyễn Ngọc Tư vận dụng một cách sáng tạo khi khai thác ở góc khuất nội tâm đặc biệt của các nhân vật.

Đó là câu chuyện của một phụ nữ theo chồng về quê ăn giỗ 16 lần trong

một năm trong Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Lần nào cô cùng bị bóng ma trên

bàn thờ tổ tông của nhà chồng cưỡng hiếp. Người phụ nữ đó từ sợ hãi đến chấp nhận, rồi thèm khát hành động cưỡng hiếp ấy. Đến nỗi, cô trông mong đến ngày

giỗ sau để…tiếp tục được cưỡng hiếp. Lần đầu tiên khi chứng kiến “tấm màn đỏ

che bàn thờ cứ chốc chốc lay động khẽ khàng, chỉ mình nó đang chuyển động đỏ lừ trong thời gian lẫn không gian ngưng bặt” thì cô sợ hãi đến tột độ và toàn thân

cô gần như bất động: “Tôi sợ, tôi muốn quay sang ôm Thụ để anh che chở cho

mình. Song tôi không thể nào cử động,…tôi chẳng thể nào nhúc nhích. Không khí mỗi lúc một ẩm thấp, nực nồng khoá cứng lấy tôi trên mặt phản” [7,13]. Khi

bừng tỉnh và nhận thấy “bộ đồ ngủ tự nhiên mở khuy trể nải,…hàng cúc nhàu nát

lạ lẫm,…chất lỏng đẫm ướt sền sệt ngầy ngậy mông đùi…”, một sự hoài nghi, khó hiểu và hoang mang xâm chiếm lấy cô, cô không hiểu nổi chuyện gì đang xảy đến với mình. Khi quay về thành phố, câu chuyện bị bóng đè lần đầu tiên ấy

vẫn còn ám ảnh cao độ đến cô. Nhưng thật không ngờ là cô lại có “cảm giác như

tiếc, như nhớ chiếc phản và bàn thờ với màn đỏ che đậy. Cảm giác lạ lùng mà chính tôi cũng không hiểu” [7,15]. Một tháng sau, cô lại cùng chồng về quê ăn giỗ trong một tâm trạng lẫn lộn - mơ hồ kinh sợ, mơ hồ mong chờ. Lại là một lần

nữa cô bị bóng đè. Khi “từ sau tấm màn đỏ, những chiếc bóng bay ra lũ lượt tích

tụ thành mảng đen lớn,…nó lùng sục từng bộ phận thân thể tôi…” thì “trái tim tôi muốn nhảy dựng khỏi lồng ngực, tôi nhắm chặt hai mắt trong kinh sợ tột

cùng…Tôi hiểu mình phải im lặng, im lặng trong sợ hãi tột tận đời người…” [7,21]. Trước sự chứng kiến với hai hàm răng bít chặt của cô em chồng và cái

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 95 - 105)