Khái niệm, vai trò và sự phân chia các loại hình nhân vật trong tác

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 41)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái niệm, vai trò và sự phân chia các loại hình nhân vật trong tác

tác phẩm văn học

Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng” [14,126]. Nhân vật đóng vai trò quan trọng, góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm. Nhà văn có tên tuổi sáng tạo thành công nhân vật trong tác phẩm của mình nhưng nhiều khi, chính nhân vật cũng lại làm nên tên tuổi của tác giả. Chẳng hạn nhắc đến nhân vật Xuân Tóc đỏ là chúng ra nhớ đến nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhắc đến Chí Phèo là chúng ta nhớ đến Nam Cao, hay AQ gợi nhớ đến Lỗ Tấn v.v... Có thể nói “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [14,126]. Với ý nghĩa như vậy, nhà văn Nam Cao xây dựng nhân vật Chí Phèo để lí giải nguyên nhân vì sao một bộ phận nông dân ở nước ta trước cách mạng bị biến chất, tha hóa. Đó là vấn đề có tính quy luật phổ biến trong đời sống nông thôn Việt Nam những năm 40 của thế kỉ XX. Vũ Trọng Phụng xây dựng nhân vật Xuân Tóc đỏ nhằm lên án loại người cơ hội và hãnh tiến trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ, hay Lỗ Tấn xây dựng nhân vật AQ nhằm phê phán quốc dân tính…

Nhân vật là công cụ cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới” [36,281]. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người là cơ sở để nhà văn xây dựng nhân vật, hay nói cách khác, nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn và nó có thể chỉ được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm đó. Những nét chung của nhân vật văn học trong một thời kì, một giai đoạn có thể cho phép nêu lên

những hiện tượng văn học, như văn học về con người nhỏ bé hay con người thừa

trong văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX v.v... Chính vì vậy mà nhân vật văn học còn là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc một dòng phong cách.

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về nhân vật trong văn học. Trong

cuốn 150 thuật ngữ văn học (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004), nhân vật văn

học được định nghĩa là “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những

dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người…Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật…” [1, 241-242]. Từ điển thuật ngữ văn học cũng định

nghĩa nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn

học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều…Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm…Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong cuộc sống…” [45,134].

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm chính của nhân vật văn học như sau:

Thứ nhất, đó là hình tượng nghệ thuật về con người. Bên cạnh con người thì nhân vật văn học có thể là các con vật, cỏ cây… nhưng mang những đặc điểm giống con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người.

Thứ hai, nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng, được xây dựng với toàn bộ đặc điểm, ngoại hình và hành động, suy nghĩ, thế giới tâm hồn.

Thứ ba, nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong cuộc sống.

Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học được quan niệm với một phạm vi khá rộng. Trong sáng tác, các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo và rất hiếm khi có sự lặp lại. Mặc dù vậy, nếu xét ở các phương diện khác nhau thì các nhân vật trong tác phẩm của cùng một tác giả hoặc nhiều tác giả khác nhau có hiện tượng lặp lại tạo thành các kiểu nhân vật. Thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã cho chúng ta thấy nhiều kiểu và loại nhân vật văn học, tương ứng với những dấu hiệu phân loại khác nhau.

Có thể dựa trên nhiều tiêu chí để phân loại nhân vật:

Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm.

Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn, lại có thể nói tới nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Cả hai loại nhân vật này đều thuộc phạm trù lịch sử, tương ứng với khuynh hướng xã hội và quan niệm đạo đức của từng thời đại.

Ngoài ra còn có loại nhân vật thường xuất hiện chỉ để thực hiện một số chức năng nhất định trong văn học cổ đại và trung đại; nhân vật tư tưởng được nhà văn sáng tạo để minh họa cho một quan điểm, tư tưởng của mình, hoặc để thể hiện một tư tưởng nào đó của thời đại.

Sự phân chia loại hình văn học nhìn chung mang tính chất tương đối. Ở các thể loại văn học khác nhau, các phương pháp sáng tác khác nhau thì đương nhiên nhân vật cũng mang những nét đặc trưng khác biệt. Chẳng hạn, nhân vật kịch khác nhân vật trữ tình và nhân vật tự sự, hay nhân vật của văn học hiện thực khác nhân vật trong văn học cổ điển, lãng mạn v.v... Mặt khác các nhân vật thuộc loại hình này cũng có thể bao hàm những yếu tố của loại hình kia, đôi khi việc phân loại là rất khó khăn. Vì vậy, khi phân chia các loại hình hay các kiểu nhân

vật chúng ta cần linh hoạt và nên dựa vào mặt ưu trội của nó để xếp nhân vật vào loại, kiểu thích hợp.

2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn

Truyện ngắn là thể loại mà nhà văn “suy nghĩ về cuộc sống qua cái hình

thức duy nhất của nhân vật và cũng dựa vào nhân vật để biểu hiện cái tư tưởng tiến bộ của mình. Nhân vật là sứ giả truyền đi cái thế giới quan, cái nhân sinh quan của mình” [36, 288].

Cũng như các thể loại tự sự khác, nhân vật là yếu tố vô cùng quan trọng

của truyện ngắn. “Truyện ngắn sống bằng nhân vật” [48,126]. Nhân vật trong

truyện ngắn vừa có điểm giống lại vừa có điểm khác biệt so với nhân vật trong tiểu thuyết. Giống nhau ở chỗ, trước hết đó là các chi tiết miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện quá trình của nội tâm…Nhân vật được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột, sự kiện nhằm bộc lộ cái phần bản

chất sâu kín nhất của nó. “Nhân vật trong cả hai thể loại trên bao giờ cũng khái

quát một nội dung đời sống xã hội và một quan niệm sâu sắc, một cảm hứng tình điệu tha thiết với cuộc đời” [36, 291]. Mặc dù vậy, do đặc trưng của truyện ngắn và tiểu thuyết là khác nhau nên nhân vật của hai thể loại này cũng có sự khác nhau.

Nếu “nhân vật của tiểu thuyết có khuynh hướng vươn tới một hình thái tràn đầy viên mãn, được tiếp diễn trong sự liên tục của thời gian thì nhân vật truyện ngắn bị bắt buộc phải tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, không liên tục, chúng tồn tại trong sự đứt đoạn” [19,162]. Tính cách nhân vật của tiểu thuyết có quá trình phát triển liên tục từ đầu đến cuối, trong khi đó tính cách nhân vật trong truyện ngắn không được khai thác chiều sâu tâm lí đậm nét, phức tạp, đa dạng,

không được đặt trong những mối quan hệ chằng chịt như của tiểu thuyết. “Tính

cách trong truyện ngắn thường là khi những tính cách đã hình thành ổn định và người ta chỉ bắt gặp nó” [42,40]. Giữa tiểu thuyết và truyện ngắn, tuy có cùng

sự thăng trầm của số phận, còn một bên thì “sử dụng” nó, có nghĩa là vào lúc cần thiết nhất bắt nó hiện lên rõ ràng” [49,126]. Truyện ngắn chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Dẫu cho viết về cả đời người thì nhà văn vẫn tập trung viết về một khoảnh khắc chói sáng nhất của

người đó. Chẳng hạn trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, tuy nhà văn có

viết về Chí từ khi sinh ra được người ta nhặt bên lò gạch về cho đến lúc đâm Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình nhưng thực ra tác phẩm chỉ tập trung vào biến cố làm thay đổi bản tính, đánh thức nhân tính trong con người Chí là từ khi gặp Thị Nở. Hay trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải, cuộc đời cô Đào đã thay đổi khi lên nông trường Điện Biên, hòa mình vào cuộc sống lao động của tập thể v.v...

Theo GS. Hà Minh Đức, nếu tiểu thuyết miêu tả nhân vật qua nhiều cảnh ngộ, nhiều thử thách khác nhau, khi tập trung, căng thẳng, khi chậm rãi bình thường để tạo nên một sự tổng hợp, hòa điệu giữa tính cách và hoàn cảnh thì truyện ngắn chỉ đến với người đọc bằng một cảnh ngộ, một tình huống chọn lọc.

Mặc dù số lượng nhân vật trong mỗi truyện ngắn không nhiều và thường không được miêu tả trong sự thăng trầm của số phận như trong tiểu thuyết, nhưng nhân vật trong truyện ngắn cũng rất phong phú, muôn hình vạn trạng, cũng mang những xúc cảm, nặng nỗi ưu tư giữa cuộc đời bởi nhân vật trong truyện ngắn thường được cô đặc, hiện thân trong một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người, mang đến cho chúng ta các cách hiểu về thế thái nhân tình một cách sâu sắc hơn. Nhân vật trong truyện ngắn đồng thời cũng thể hiện được dấu ấn sáng tạo của tác giả, là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nhà văn. Mỗi nhà văn trong truyện ngắn của mình thường xoay quanh một số loại nhân vật nhất định. Truyện ngắn của Nam Cao thường tập trung vào những người nông dân nghèo khổ như lão Hạc, Chí Phèo, Dần…hoặc những trí thức tiểu tư sản như Hộ, Điền, Thứ…Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là người lính hay người phụ nữ có số phận éo le, có lòng chung thủy khó ai

sánh kịp, họ thường mang trong mình những vẻ đẹp tiềm ẩn như những “hạt ngọc

Thu Huệ ta bắt gặp người phụ nữ với những giằng xé trước những mâu thuẫn, rạn nứt trong gia đình v.v... Nhân vật được xây dựng dưới nhiều hình thức nghệ thuật và đôi khi chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng con người thật của nhà văn ở trong đó.

Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn ngày càng được thể hiện phong phú và đa dạng hơn. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, đó là những con người được ngợi ca bởi tinh thần chiến đấu dũng cảm; và sau này, khi hòa bình lập lại, khi mà xã hội có nhiều thay đổi, phương diện cá nhân được quan tâm hơn cũng là lúc các nhân vật của truyện ngắn trở nên phức tạp hơn trong đời sống tinh thần. Tìm hiểu nhân vật và phương thức xây dựng nhân vật trong truyện ngắn có một ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần nhận diện và khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà văn đó.

2.1.3. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam

Mỗi một giai đoạn văn học, mỗi thời đại văn học có cách quan niệm, thể hiện con người khác nhau nhưng suy cho cùng thì mọi tác phẩm văn học nghệ thuật đều hướng đến con người và tầm vóc của một nền văn học thể hiện ở cách

đặt vấn đề về con người. “Trong các yếu tố thể hiện đặc sắc về sự phát triển của

văn học thì con người trong văn học là yếu tố có ý nghĩa hơn cả. Con người vừa là đối tượng nhận thức chủ yếu của văn học, vừa là cái đích để sáng tạo văn học hướng tới” [43, 43] và con người cũng là “điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử” [32]. Với ý nghĩa vừa là điểm xuất phát, vừa là đối tượng khám phá và vừa là đích để sáng tạo văn học hướng tới thì con người phải được nhìn nhận như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới nó.

Con người trong văn học thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, trong các bình diện con người được miêu tả, trong các hệ thống, các hình ảnh tượng trưng, trong tương quan

với không gian, thời gian và trong các nguyên tắc miêu tả tính cách, tâm lí…” [43,44]. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện quá trình vận động của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với điều kiện lịch sử - xã hội.

Nhìn lại sự phát triển của lịch sử văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại chúng ta thấy, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học không ngừng thay đổi và phát triển. Trong văn học cổ, con người là hiện thân của tư tưởng trung quân, ái quốc, không màng danh lợi; là con người vũ trụ với mỗi hành động, cử chỉ đều gợi một quy mô vũ trụ; con người là chung đúc khí sắc của đất, nước, được hình dung qua các hiện tượng tự nhiên tươi đẹp như mây, núi, trăng, ngọc, tuyết, mai, lan, cúc, trúc…Bước sang thời kì hiện đại, đặc biệt là giai đoạn 1945 - 1975, nền văn học nước ta có những thay đổi mạnh mẽ và trung tâm của sự thay đổi ấy vẫn là sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nhìn chung, con người trong văn học 1945 - 1975 là con người dân tộc yêu nước, bất khuất, anh hùng. Văn học giai đoạn này tập trung khám phá, thể hiện sức mạnh của tập thể, do đó, cái cá thể, cái “tôi” chưa được khẳng định độc lập hay nói cách khác thì cái tôi riêng phải hòa vào cái ta chung, mối quan hệ riêng - chung dễ dàng được giải quyết theo hướng “gác tình riêng vì sự nghiệp chung”. Kháng chiến chống Mĩ trong vòng mười năm chính là khoảng thời gian đất nước trải qua nhiều đau thương nhất nhưng cũng tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng, hào hùng. Chủ nghĩa anh hùng nảy nở và phát triển hết tầm vóc, chiều sâu của nó trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ chiến trường đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Con người sử thi - biểu hiện ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc cũng là hình tượng chủ yếu xuất hiện trong văn chương. Cuộc kháng chiến chống Mĩ càng khốc liệt thì con người sử thi anh hùng lại càng được miêu tả phong phú hơn nhiều về tài năng, tâm hồn, cá tính và văn hóa. Đó vẫn là những con người quên mình vì nghĩa lớn, vì tập thể, con người đầy ý chí, nghị lực, trọn tấm lòng với Tổ quốc và lí tưởng chủ nghĩa xã hội nhưng

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)