Màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 35 - 41)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2.2. Màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả

Có thể khẳng định rằng, giọng nữ quyền, chất nữ tính là đặc điểm dễ nhận thấy trong tác phẩm của các tác giả nữ. Nằm trong mạch vận động và phát triển của văn học đương đại Việt Nam nói chung, sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu đã mang đậm màu sắc nữ quyền, đầy mới mẻ và hiện đại mặc dù chưa bao giờ trong sáng tác của mình lẫn trong thực tế, họ tuyên bố một cách trực tiếp về mục đích sáng tác là để khẳng định màu sắc nữ quyền ấy. Là ba cây bút nổi bật trong đội ngũ tác giả nữ, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu đã dành cho trái tim người phụ nữ, cho số phận người phụ nữ lòng yêu thương sâu sắc nhất và thân phận người phụ nữ cũng đã trở thành tâm niệm thường xuyên da diết trong những trang viết của họ.

Thực tế chứng minh cho màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả trên là khi khảo sát nhân vật trong truyện ngắn của họ, điều chúng ta dễ nhận thấy nhất chính là nhân vật người phụ nữ chiếm đa số với sự phong phú của những số phận, những cảnh đời. Các tác giả đã nhân danh phái mình viết về tình yêu, sự khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc - dù là hạnh phúc rất đỗi giản dị nhưng không phải người phụ nào cũng được đón nhận. Có những người con gái dại khờ khi yêu, có những người phụ nữ chung thuỷ, mỏi mòn chờ đợi người mình yêu, cũng có những người vì yêu mà trở nên mù quáng, nuôi trong lòng sự hận thù, lại có người phụ nữ bị giằng xé trước những rạn nứt tình cảm, những bất ổn trong gia đình v.v... Từ những rung động ban đầu hết sức nhẹ nhàng cho đến tình yêu mang màu sắc nhục thể… Tất cả đều hiện lên trên những trang văn rất đỗi tinh tế và đằm thắm của cả ba tác giả.

Truyện ngắn của họ xuất hiện những người phụ nữ nhiệt tình, mạnh mẽ, khát khao một tình yêu đích thực; ý thức cá nhân, yếu tố riêng tư bắt đầu cựa quậy để thoát ra khỏi những ràng buộc gia đình, xã hội.

Tính nữ quyền trong truyện ngắn của ba tác giả thể hiện rất rõ trong sự quyết liệt đấu tranh giành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và sự khẳng định của giới mình. Những nhân vật nữ trong truyện ngắn của họ hiện lên đầy bản lĩnh, quyết đoán, khác hẳn với mẫu người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục trước đây. Họ chủ động trong đời sống, trong hạnh phúc của chính mình. Họ cũng không cam chịu. Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ thường có những chiêm nghiệm chát chúa từ những từng trải trong cuộc sống. My (Thiếu

phụ chƣa chồng) đã quả quyết rằng, “thời của tôi khác thời của chị rồi… Tôi

muốn tự do và sung sướng. Tôi muốn là bà chủ”. Cô phản đối nếp sống truyền thống theo quan niệm tam tòng tứ đức, chỉ có vâng lời và phục tùng. Kết cục phải trả giá đắt nhưng cô đã dám làm, dám chịu theo suy nghĩ và chính kiến của mình. Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, một khi đã khao khát trở thành cô đào hát nổi tiếng, cũng có nghĩa là họ sẽ quyết tâm thực hiện cho bằng được, kể cả nhiều khi họ phải đánh đổi cả gia đình của mình; những cô gái sớm phải bươn chải trong hoàn cảnh khốn khó như Diễm Thương, như Bông luôn thách thức, kiêu ngạo với đời, tự chọn cho mình một cách sống… Trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu, đó là những cô gái luôn tỉnh táo, không thể chung sống với

những người đàn ông như “một bầy cánh cụt, con nào con nấy mũm mĩm, phì

phạch”, sẵn sàng từ bỏ người đàn ông tầm thường bên mình để đi tìm cho mình người đàn ông đích thực. Trong truyện ngắn của họ, ta ít thấy những người đàn bà với thói quen nô lệ cố hữu, và đã xuất hiện những người đàn bà nổi loạn.

Cùng trong giai đoạn văn học này, các cây bút nữ khác cũng xây dựng cho mình mẫu hình người phụ nữ hiện đại. Nhiều nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê Minh Khuê thẳng thắn, quyết đoán, không quỵ luỵ trong tình cảm. Diễm trong

Bƣớc hụt yêu và lấy Phi nhưng Phi vẫn vương vấn mối tình với Tịnh. Khi gặp lại

Tịnh, Phi đã bỏ nhà, bỏ Diễm đang bụng mang dạ chửa để đi với Tịnh. Sau một thời gian, Phi nhận ra sai lầm và thật sự muốn được quay trở về với Diễm, nhiều lần viết thư xin lỗi vợ. Nhưng Diễm không hề đau xót hay quỵ luỵ, mà ngược lại, cô thẳng thắn tuyên bố rằng con gái cô mang họ mẹ, cô đủ nghị lực nuôi con một

mình và không chờ đợi một người chồng không xứng đáng quay trở về. Nhân vật nữ của Phan Thị Vàng Anh cũng mang những nét đặc trưng rất riêng là dám làm,

dám chịu, cốt sao được là chính mình: “Tôi thích mọi thứ không phải nhà mình,

ăn cơm nhà khác, ngủ nhà khác, trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả…đều thích hơn làm tại nhà mình, thích hơn bởi vì nó lạ và tôi chỉ cần lạ” [50, 25]. Hay trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, chúng ta cũng bắt gặp mẫu hình người phụ nữ như

thế: cô gái trong Vũ điệu địa ngục đã nói với mẹ của mình rằng, “thế hệ chúng

con khác thế hệ e dè của mẹ, chúng con đi đến tận cùng nên nhiều khi tàn nhẫn…”. Trong cuộc sống và trên hành trình đi tìm hạnh phúc của người phụ nữ hiện đại đầy bản lĩnh, tất nhiên cũng có lúc họ thất bại, nếm trải những đau đớn. Nhiều tác phẩm của cả ba tác giả viết về bi kịch tình yêu mà nạn nhân trong những bi kịch ấy, không ai khác chính là những người phụ nữ. Nhưng nhiều khi, nguyên nhân lại xuất phát từ những người phụ nữ ấy, bởi họ quá khát khao yêu đương và hạnh phúc nên hoá ra lẻ loi, cô độc; họ tha thiết hi sinh và càng hi sinh lại càng phải trả giá… Đi sâu vào đời sống tâm hồn, chia sẻ với những nỗi khắc khoải cùng nhân vật trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc, các tác giả nữ đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm, và qua đó, phần nào bộc bạch tính chất phái của mình.

Một trong những điểm quan trọng của màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả chính là cả ba đã công khai đi vào “đề tài cấm kị” - đề cập đến vấn đề tính dục với những màu sắc, cường độ khác nhau. Các cây bút nữ, thậm chí đã gây xôn xao dư luận khi đề cập đến vấn đề này. Nguyễn Thị Thu Huệ thì nhẹ

nhàng, kín đáo, kiểu như: “anh không nghe thấy tiếng thở dài tức ngực của người

đàn bà chưa đến bốn mươi tuổi, da thịt mát lạnh, thơm tho của sự đầy đủ, nhàn hạ dần dần đang cần sự yêu chiều ve vuốt. Anh không kịp nhìn thấy chị đợi anh bằng chiếc váy sa tanh bóng mát lịm như miếng thạch mới mua…tất cả đều đầy đủ và hoàn thiện. Chỉ đợi có anh…” [24,255]; hay “cặp đùi nhỏ và tròn, vươn dài ra cuối giường. Quần sooc nâu pha đỏ ngắn bó lấy đùi em. Áo nâu dài thả chùng, một chiếc cúc ở cổ bật ra, hở một khoảng ngực trắng…” [24,92]. Tình yêu, với chị, tất nhiên phải là sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác. Nhưng trong

truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, tuyệt nhiên chúng ta không thấy sự trần trụi, dung tục, mà ngược lại, nó nhẹ nhàng, gợi cảm, nhưng không kém phần hấp dẫn.

Với Nguyễn Ngọc Tư, từ tập truyện đầu tay còn phảng phất chất học trò như Ngọn đèn không tắt cho đến các tập truyện ngắn sau này, chị đã già dặn hơn trong cách viết, dám mạnh dạn đề cập đến những rung động xác thịt. Nguyễn Ngọc Tư viết về vấn đề này, theo như nhận xét của nhiều người, có phần “quê mùa” (so với sự mạnh bạo của nhiều nhà văn khác) nhưng lại rất đằm thắm, dịu ngọt. Những người yêu nhau trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không bao giờ

có những hành động “vượt rào”, nhiều lắm chỉ như “Nó ngồi sau lưng thầy…mà

lòng nghe dịu ngọt lạ thường, chợt thèm đến rớt nước mắt được nép vào lưng, được choàng tay ôm eo thầy…” [61,56]. Năm 2005, Cánh đồng bất tận của chị được xem như một bứt phá ngoạn mục so với cách viết thật thà trước đó. Cây bút nữ được yêu mến bởi những tác phẩm viết về nông thôn Nam Bộ, với những nhân vật hiền lành chân chất bỗng trở nên bạo liệt trong Cánh đồng bất tận với những đoạn diễn tả con người bản năng khá dữ dội.

So với Nguyễn Thị Thu Huệ hay Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu có sự mạnh bạo hơn cả khi đề cập đến màu sắc dục tính trong truyện ngắn của mình. “Trong những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu, toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khao khát sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều số phận đàn bà…” (Trích lời giới thiệu tác phẩm Bóng đè của tác giả Nguyên Ngọc). Gần như chủ yếu, Đỗ Hoàng Diệu viết về phụ nữ và dục tính, với tất cả dữ dội, ẩn ý, thâm thuý trong truyện ngắn của mình. Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn của chị luôn luôn ở tư thế chủ

động: “Tôi hay chồm lên người Thụ nuốt lấy anh vồ vập…tôi muốn đã cơn khát

thèm từ buổi trưa ấy…” [7,6]. Ngôn ngữ trong tập truyện lột tả cực kì chi tiết những pha bị cưỡng hiếp, gây sốc cho nhiều người đọc, nhất là những bạn đọc

nữ. Nhưng khi viết về phụ nữ và dục tính, tất nhiên Đỗ Hoàng Diệu “xem nó như

một bộ mã để gửi đi một thông điệp của mình cho cuộc sống này” (Phạm Xuân Nguyên). Và trong thông điệp ấy, chắc hẳn được chị gửi gắm màu sắc nữ quyền

ở bên trong. Hiện tượng Bóng đè có thể sẽ gây sốc cho một số độc giả vốn quen với những nếp nghĩ truyền thống, coi đề tài tình dục như một điều cấm kị. Nhưng đề tài này không có gì mới lạ. Bởi trước đó, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng viết rất nhiều về chuyện này và viết rất hay, có điều không được xã hội phong kiến thời đó chấp nhận, nhưng lại được công chúng đón nhận một cách thích thú. Đó là nỗi khát khao chân chính của con người, trong trái tim của người đàn bà đang rạo rực yêu thương. Hàng trăm năm đã trôi qua, nỗi khát khao đó, nỗi đam mê rất người đó một lần nữa lại cháy lên trong những trang viết đầy nhục cảm của Đỗ Hoàng Diệu. Nếu không có những nhà văn tiên phong như Đỗ Hoàng Diệu thì nền văn học của chúng ta không có những bứt phá ngoạn mục. Đó là những người dám nói thẳng, nói thật, không giả dối, nói đúng lòng mình, cho thế hệ mình một cách có văn hoá, có nhân tính.

Một cách tất nhiên, khi đề cập đến vấn đề nữ quyền trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu, chúng ta không thể không nhắc đến cái thiên chức thiêng liêng mà nhà văn gửi gắm vào các nhân vật nữ của mình - thiên chức làm mẹ. Vẻ đẹp đặc tính nữ, xét cho đến cùng vẫn là vẻ đẹp bất tận và vĩnh cửu. Và làm nên cái vẻ đẹp ấy, cao quý nhất vẫn là vẻ đẹp của tình mẫu tử. Dù có gặp bi kịch trong tình yêu, hôn nhân, dù phải lìa bỏ con cái để theo đuổi danh vọng,… thì cái thiên tính mẫu ấy vẫn cháy âm ỉ và cuối cùng rồi cũng sẽ được bộc phát ra. Ôm ấp hình hài máu mủ trong tay với muôn vàn tình thương mến, không nguôi thương nhớ, thao thức vì con, lo cho con cái trước những bước ngoặt của cuộc đời - đến cái tuổi trở thành thiếu nữ với biết bao cạm bẫy, bằng mọi nỗ lực đưa con thoát ra khỏi tình yêu mù quáng… chừng ấy vẫn chưa đủ để nói về tình mẫu tử thiêng liêng của một người mẹ dành cho đứa con yêu dấu của mình. Chỉ khi làm mẹ, người đàn bà mới hiểu hết tận tường mọi ngõ ngách linh hồn và thể xác của thân thế giống cái. Cuộc sống có thể có nhiều va vấp, lấy đi của họ tình yêu, hạnh phúc nhưng không thể lấy đi của họ thiên chức được làm mẹ của những đứa con. Trước đó, trong truyện ngắn của một nhà văn nam - Nguyễn Minh Châu, tình mẫu tử thiêng liêng cũng được ông nhắc đi nhắc

lại nhiều lần như một môtip quen thuộc. Ông đã dành rất nhiều truyện ngắn viết về những người phụ nữ, xem đó như một niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận của họ, đồng thời ca ngợi những phẩm chất thuộc thiên tính nữ - phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách người phụ nữ Việt Nam. Mỗi nhân vật của ông đều là một

phát hiện mới về hình tượng người phụ nữ trong văn xuôi hiện đại. “Nguyễn

Minh Châu viết về người đàn bà trong nhiều tư cách khác nhau, nhưng đầy hào hứng và ưu ái khi viết về người đàn bà làm mẹ, người đàn bà luôn cảm nhận không chỉ ý thức mà bằng bản năng thiên chức làm mẹ, người mẹ sinh ra và chăm sóc những người con, nguồn gốc và nền tảng của cuộc sống” [21, 226],

cũng giống như lời của một nhân vật trong truyện ngắn của ông đã nói: “Đó là

bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người - do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi” [6,160]. Đây là yếu tố làm cho các nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trở nên cao cả hơn, cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhà văn lí giải ngọn nguồn sức mạnh cũng như sức sống dẻo dai, bền bỉ của dân tộc Việt Nam trước mọi sự tàn phá, huỷ diệt của kẻ thù. Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu vẫn đang kế thừa và phát huy đề tài tình mẫu tử, thiên tính nữ ấy, nhưng trong một môi trường mới, với nhiều phức tạp, bộn bề của cuộc sống và được cảm nhận bằng chính trái tim nữ giới của mình…

Và nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, đặc biệt là nhân vật nữ sẽ thực sự là một “đạo quân” đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ, cũng là đấu tranh cho quyền của con người trong thế giới hiện đại.

CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)