5. Cấu trúc luận văn
3.3. Nghệ thuật xây dựng tình huống
“Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay, thế là coi như xong một nửa” [30,320]. Quả thực, truyện ngắn khi khái quát nghệ thuật đời sống, muốn miêu tả được bản chất đa dạng, phức tạp của đời sống phải hướng tới xây dựng những tình huống (còn gọi là tình thế) tiêu biểu và một truyện ngắn hay nhất thiết phải là một truyện có tình huống, bất kể đó là loại tình huống gì.
Tình huống có tính chất là điểm xuất phát, là bước trung gian đưa nhân vật từ trạng thái tĩnh sang động. Đó là hoàn cảnh đặc biệt chỉ diễn ra trong thời gian này chứ không phải vào thời gian khác, xảy ra ở địa điểm này chứ không phải ở địa điểm khác, hội tụ các mâu thuẫn, cho châu tuần lại những con người vốn cách xa nhau. Truyện ngắn thường hướng tới miêu tả một trường hợp, do đó mỗi truyện ngắn chỉ nên có một tình huống. Tình huống làm cho ý đồ nghệ thuật của tác giả được hiện thực hóa, tìm được tình huống là nhà văn đã tìm được “tứ” cho truyện. Mặt khác, tình huống cũng là một cái cớ rất độc đáo làm cho truyện ngắn trở nên cô đúc hơn, sâu sắc hơn, có thể xâu chuỗi tất cả mọi vấn đề và tạo nên “sức nổ” của tác phẩm. Đặc biệt hơn, vai trò của tình huống còn được thể hiện ở chỗ, nó gắn kết các nhân vật vốn xa lạ tham gia một sự kiện, biến cố nào đó, nếu là những người đã biết nhau rồi thì gặp gỡ để hiểu nhau hơn, nảy sinh các quan hệ và từ đó bộc lộ tính cách, bản chất nhân vật. Chính vì vậy mà tình huống cũng đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nó là bối cảnh đặc biệt để nhân vật hành động, suy nghĩ. Thông thường, tình huống được tạo nên bằng một sự kiện hoặc một biến cố gây tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhân vật, quá trình diễn biến về tâm lí, nội tâm, suy nghĩ, hành động của nhân vật ấy được hiện lên với đúng bản chất con người thật mà trước đó còn chưa được bộc
lộ. Khi tình huống được đặt ra là trong người đọc liên tục xuất hiện những câu hỏi tại sao. Sao không phải thế kia mà lại là thế này, sao không phải ở chỗ kia mà lại là chỗ này, sao không phải lúc khác mà lại là lúc này, sao không phải người kia mà lại là người này v.v… Câu trả lời là khi ấy, những tương quan logic của đời sống xã hội đã được chuyển hoá vào cuộc sống bên trong nhân vật, bên trong tác phẩm và nhà văn chỉ còn có cách để cho nó phát triển theo logic nội tại.
Trong rất nhiều tác phẩm, tình huống được tạo nên nhờ có sự va chạm giữa các nhân vật, sự dồn nén trong một không gian, thời gian và hành động nhất định tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Truyện của cả ba nữ tác giả trên không nhiều tình
huống có mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng “nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ
thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thực hiện tất cả ý định của tác giả” [30,321]. Có thể họ chưa chọn cho mình “một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất”
nhưng họ lại biết chọn “một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến
sơ sài và cũng bình thường thôi… nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất. Thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại” [30,313].
Đến với truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu và Nguyễn Ngọc Tư, ta chủ yếu bắt gặp những nhân vật không phân tuyến thiện ác nhưng lại là nhân vật được đặt trong những va đập thường ngày của cuộc sống, của hoàn cảnh, xây dựng nên những tình huống truyện rất đời thường. Những va đập - không phải bao giờ cũng to tát, không phải bao giờ cũng là những biến cố, sự kiện trọng đại mà đơn thuần chỉ là một sự việc, nho nhỏ thôi trong cuộc sống hằng ngày xảy ra được chứng kiến nhưng lại buộc con người ta phải suy nghĩ, đắn đo, phải bộc lộ hoặc thay đổi mình.
Một nửa cuộc đời (Nguyễn Thị Thu Huệ) là câu chuyện về cô gái tên Lan
đã có gia đình nhưng ngoại tình với anh chàng Thắng, xuất phát từ việc chán
người chồng “tròn trịa như hòn bi ve”. Sự việc cứ thế trôi đi, hai người sẽ đắm
gặp cảnh “Một giọng đàn bà eo éo phá ra sau tiếng cười của Ly (con gái cô). Giọng của một con đàn bà đàng điếm và đĩ thoã. Nói lơ lớ tiếng đàn ông, lại chẳng như tiếng đàn bà, ẽo ợt đến sởn gai ốc… Ly thì đang cười ngặt ngẽo” [24,243]. Những tưởng khi mình đang vui bên người khác thì chồng mình cũng kịp có một người đàn bà khác để thay thế, Lan thấy cay đắng, tiếc nuối những ngày đã qua. Nhưng Lan lại nhầm một lần nữa, cô sững người khi mở cửa bước vào, vì hoá ra, vắng mẹ nên bé Ly không chịu, người chồng đã đóng giả thành Lan đùa vui với con cho nó đỡ nhớ mẹ. Chính cái tình huống dở khóc dở cười khi chứng kiến một người đàn ông giả gái và tiếng cười của con gái bé bỏng, Lan đã bật khóc. Khóc vì ân hận, vì hạnh phúc. Tình huống ấy đã giúp Lan tỉnh ngộ, cho cô biết trân trọng những gì mình đang có, đặc biệt là người chồng yêu thương cô hết mực và đứa con gái ngây thơ đang cần sự yêu thương, chăm sóc của cô.
Người mẹ trong truyện ngắn Hậu thiên đƣờng vẫn sẽ về khuya, vẫn sẽ có khoảng cách khá xa và không thấu hiểu cô con gái đang tuổi dậy thì của mình nếu một ngày kia, bà không đọc được cuốn nhật kí - nơi trút những tâm sự thầm kín, vui buồn của cô con gái từ lâu thiếu sự quan tâm chăm sóc của mẹ. Đó cũng được xem là một “sự kiện trọng đại” bởi nếu điều đó không xảy ra - nghĩa là người mẹ ấy không đọc những dòng tâm sự xuất phát từ trái tim, suy nghĩ của con gái thì không bao giờ bà biết “giật mình” trước sự vô tâm của mình và thấu hiểu sự nhạy cảm, những gì đang trải qua của đứa con gái mới lớn. Việc đọc được nhật kí của con đã đánh thức trong bà nỗi lo lắng trước những cạm bẫy cuộc đời sẽ xảy ra với nó, như đã từng xảy ra với bà. Nhưng làm thế nào để cứu nó ra khỏi cái hố đen sâu thẳm mà nó đang bước vào? Bà tự dằn vặt, tự hỏi trong nỗi lo lắng tột cùng: “Tôi run rẩy đứng lên. Chống chếnh và quay cuồng. Sao lại thế hả con? Con lú lẫn mất rồi. Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con đang chấp chừng ở miệng vực nữa mà đang ở trong lòng vực rồi. Bao giờ thì chìm xuống đáy? Giống như người điên. Lại giống như kẻ bị mất của….Cuồng điên, tiếc nuối và bất lực. Tôi lao ra đường…” [50,313]. Người mẹ rối bời giữa một loạt tâm trạng đan xen nhau đang chiếm lấy tâm trí, đang bủa vây bà. Có cái gì đó như là hối hận, như
bất lực: “Tôi cảm giác như mình đang bắt đầu đứng ở cuối con đường, nhìn thấy con mình đang giẫm chân lên những nơi mà tôi đã đi qua, nhưng không ngăn nó dừng lại được” [50,313]…
Hoài trong truyện ngắn Xin hãy tin em vốn là một người sống ngang tàng, phá phách, nhưng bản tính của Hoài đã thay đổi hẳn, cô trở thành một thiếu nữ dịu dàng, nhu mì kể từ khi gặp Thắng. Bạn bè ai cũng mừng cho cô. Cô sẽ trở thành vợ anh trong tương lai không xa nếu như không có ngày, Hoài đến dự sinh nhật mẹ Thắng, trước sự kích động của tiếng nhạc và men rượu, cô lại trở về bản tính của mình trước đây. Gặp Thắng là một tình huống bước ngoặt trong cuộc đời Hoài, nó làm cho cô thay đổi tốt hơn khi rũ bỏ hẳn con người cũ, nhưng từ buổi sinh nhật mẹ anh, Hoài cũng chính thức đánh mất tất cả. Âu đó cũng là bài học cho cô khi chưa biết làm chủ chính mình…
Quả thật, trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, tình huống truyện không có những mâu thuẫn lên đến mức đỉnh điểm như trong kịch, nhưng nó vẫn buộc nhân vật phải suy nghĩ, dằn vặt. Là một phương diện thuộc kết cấu tác
phẩm, tình huống có vai trò quan trọng “để làm bộc lộ cái phần tâm can nhất”
của nhân vật. Cũng như Nguyễn Thị Thu Huệ, truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu không có tình huống quá gay gắt, tích tụ nhưng nó lại buộc nhân vật phải phơi bầy đời sống nội tâm, bộc lộ con người mình một cách chân thực nhất. Những tình huống trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu cũng có phần khác lạ hơn, đôi khi mang màu sắc kì ảo so với hai tác giả còn lại. Cũng chỉ có Đỗ Hoàng Diệu mới nghĩ ra những tình huống thật oái oăm.
Bốn ngƣời đàn bà và một đám tang có một tình huống thật kì lạ. Đó là cái
chết của một chàng trai tên Sơn mới ba mươi tuổi nhưng trong cuộc sống đã từng gắn bó với nhiều người phụ nữ. Sơn chết đi rồi nhưng dường như linh hồn thì vẫn quanh quẩn nơi trần thế, và anh muốn mẹ thực hiện ý nguyện của anh sau khi chết. Đó là bà hãy đợi điện thoại của bốn cô gái khác nhau sẽ gọi đến cho anh. Thông báo cho họ về cái chết của anh, bà và linh hồn anh sẽ biết được đâu là cô gái yêu anh thật lòng, đâu là người giả dối, lợi dụng. Con người ta, khi sống trên
trần thế, không phải ai cũng chân thành, tốt bụng, nhưng dường như họ vẫn đeo cái mặt nạ đạo đức giả ấy để lợi dụng nhau. Chỉ khi người chết đi rồi, đâu là người tình nghĩa, đâu là người giả dối mới hiện rõ bộ mặt thật. Linh hồn chàng trai trong câu chuyện, hẳn cũng muốn biết đâu là người yêu anh chân thành và đáng để cho anh trao gởi cả trái tim, nếu còn sống. Trước cái chết của mình, anh nhận ra một người con gái tên Thảo cũng yêu anh với một tình yêu thật trong sáng, dịu dàng mà thanh cao; một cô Vân Anh cuồng loạn lên khi nghe tin Sơn
chết nhưng “sự cuồng loạn ấy rồi cũng qua nhanh như cơn khoái cảm của cô ấy”,
khi Sơn biết cô đến với anh đơn thuần chỉ là để đáp ứng nhu cầu nhục dục; một cô Lan được biết đến như vợ sắp cưới của anh, khi nghe tin anh chết đã hét và khóc rống lên cũng giống như khi cô chứng kiến cảnh con chó cưng bị chết, tưởng là đau đớn tột cùng nhưng cô lại có thể cười ngay sau đó khi xem một vở hài kịch; và cuối cùng là Thanh - cô gái đa sầu đa cảm từng trải qua nhiều mất mát và bội phản của con người, rất bình tĩnh và xem cái chết của Sơn giống như một sự tự giải thoát cho chính mình khỏi bể khổ cuộc đời…
Nếu như Bốn ngƣời đàn bà và một đám tang đặt ra tình huống nhằm bộc lộ bản chất con người trước cái chết của một người, thì Vu quy lại là tình huống cô gái “phải” đối diện với ngày cưới của mình, nhưng không phải với niềm hạnh phúc vô bờ mà lại làm sống dậy trong cô biết bao suy nghĩ về quãng đời trước đó gắn với những người đàn ông khác nhau, một “quá khứ” thật dạn dày. Và đêm trước ngày vu quy là thời gian để cô hồi tưởng lại. Tất cả đã xa hết rồi, chỉ còn lại là kí ức. Đầu tiên là “anh” - người đàn ông đượm rát mùi phù sa châu thổ sông Hồng đã biến một thiếu nữ thành một người đàn bà khi mới 16 tuổi. Bị người yêu lừa dối, phản bội, bố mẹ ép phá thai, cô chạy theo một người đàn ông Tàu chỉ biết ra lệnh, bắt cô phải phục tùng mà vẫn có sức mê hoặc, vẫn buộc cô phải cúi đầu tuân phục. Người tình thứ ba của nàng tên là Việt đã có hai lăm năm làm người nơi xứ lạ, bị bố phản đối gay gắt vì cho rằng anh là người bán nước. Và người tình thứ tư của nàng là Tim - một người Mĩ, cũng chịu chung số phận với Việt
hiện tại, bố đã tác thành cho cô lấy một Việt kiều đầy hứa hẹn, có tương lai. Nhưng cũng ngay đêm tân hôn, cô phát hiện ra diện mạo của chồng, đó là một
người đàn ông Tây phương “có bộ mặt vô hồn, trông đến cả vài trăm tuổi nhưng
được tân trang màu mè nên từa tựa bức tượng tôi vẫn thường trông thấy mỗi khi đến cơ quan bố” [7,75]. Hoá ra, cô đã động phòng với một “xác ướp”- chồng cô,
người mà theo như bố cô thì, “Không phải trò đùa. Mà số phận con gái ạ…Con
phải quay trở lại khách sạn với chồng con. Số kiếp đã như vậy rồi, gái chính chuyên phải một chồng, biết vâng phục chồng và xã hội” [7,78].
Cũng lựa chọn cho mình một tình huống khác lạ, độc đáo là truyện ngắn
Bóng đè. Đó tình huống cô con dâu bị bóng ma trên bàn thờ tổ tiên nhà chồng
hãm hiếp trong mỗi lần về quê ăn giỗ. Trước tình huống ấy, cách xử lí của mọi người cũng thật là khác nhau. Bà mẹ chồng, cô em chồng, và cả chồng cô nữa, hình như ai cũng biết nhưng ai cũng lờ đi, thoả hiệp với nó. Chỉ riêng cô con dâu, ban đầu thì khiếp sợ, sợ đến tột tận đời người nhưng rồi sau đó lại tỏ ra thích thú, thậm chí là “nghiện”, là khát khao, đồng loã với nó. Cả nạn nhân lẫn thủ phạm đều đồng loã. Sự đồng loã ấy mang lại tính chất mờ ám cho tác phẩm. Truyện
ngắn Tình chuột lại đặt ra tình huống một cô gái ngây thơ trong khi chờ người
yêu về cưới đã bị “một đàn chuột, con nào con nấy hung hãn khác thường” tha
hồ dày xéo trái tim và thân thể cô. Trước tình thế ấy, cô đã lựa chọn cho mình cái chết bằng cách uống một liều thuốc chuột Trung Quốc, để rồi sau đó còn chập
chờn giọng nói của một người đã chết: “Em chết rồi. Vậy là em đã chết rồi. Em
không biết mình có đau đớn trước khi chết hay không. Vì em chẳng biết gì khi sắp chết…Em xinh nhưng ở trong căn nhà có chuột. Chuột chù, chuột cống, chuột đồng, chuột bạch chạy dớn dác trên cánh đồng ngập ứa nỗi đau trải dài suốt sa mạc đỏ lòm trái tim em” [70]…
Khác với Đỗ Hoàng Diệu, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không có những tình huống, những câu chuyện mang màu sắc huyền ảo. Mỗi truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện bình dị, ở đó, tình huống là một “chất xúc tác” để nhà văn tái hiện rõ nét hơn tính cách, phẩm chất của từng nhân vật. Theo như tác
giả Nguyễn Trọng Bình thì tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
có thể được chia thành: Tình huống một sự cố, một biến cố bất ngờ (xảy đến với
nhân vật chính); Tình huống cảm thông, chia sẻ và Tình huống yêu đương trắc trở. Thực ra sự phân chia này chỉ là tương đối và các dạng tình huống này đều được lồng ghép bên trong tác phẩm, khó mà phân định rạch ròi.
Cánh đồng bất tận là truyện ngắn có nhiều tình huống, trong đó đang lưu
ý là tình huống Nương bị cưỡng hiếp ngay trước mặt người cha của mình. Chính cái sự việc phũ phàng ấy đã đánh thức dậy ở người cha vốn khô cằn, đầy hằn học với cuộc đời dòng một nước mắt hiếm hoi và bản năng của người cha, đau đớn