Các kiểu nhân vật nữ mang màu sắc nữ quyền

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 66)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Các kiểu nhân vật nữ mang màu sắc nữ quyền

Màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn, tất nhiên được thể hiện ở nhiều kiểu, loại nhân vật nữ. Nhưng trong phạm vi luận văn này, người viết khảo sát trên hai loại nhân vật với những đặc điểm nổi trội được thể hiện rõ và sâu nhất trong tác phẩm của ba tác giả.

2.2.2.1. Ngƣời phụ nữ chủ động kiếm tìm hạnh phúc

Không thể phủ nhận rằng, khao khát hạnh phúc, đấu tranh cho hạnh phúc, chủ động kiếm tìm hạnh phúc, được bình quyền trong tình cảm là một trong những biểu hiện rất rõ ràng của tính nữ quyền trong truyện ngắn của những cây bút nữ. Tình yêu, hạnh phúc, muôn đời vẫn là nỗi khát khao rất chân chính, rất người của con người nói chung, đặc biệt là ở những người phụ nữ. Cách đây hàng trăm năm, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng đã từng cất lên những tiếng nói khát khao hạnh phúc, xuất phát từ trái tim rạo rực và tràn đầy yêu đương.

Theo thời gian, vị trí của người phụ nữ đã có nhiều thay đổi. Trước đây, người phụ nữ có thể mặc nhiên chấp nhận làm lẽ, làm thiếp, là “phận sắn bìm”, là “thân cát đằng” bám víu và phụ thuộc vào người đàn ông, thì nay, quan niệm ấy đã thay đổi. Người phụ nữ của thời hiện đại năng động, thể hiện năng lực của mình trên nhiều phương diện, đặc biệt là họ chủ động trong tình yêu, chủ động kiếm tìm hạnh phúc, cũng có nghĩa là họ chủ động quyết định số phận đời mình.

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba tác giả, dù dịu dàng, nhu mì hay mạnh mẽ, cứng cỏi cũng đều giống nhau ở cái khát khao hạnh phúc chính đáng ấy. Nhưng, hạnh phúc, với họ là gì?

1. Hình như nó đều gắn với một mái ấm gia đình, một người đàn ông tử tế ?

Các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu đều đã trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên mơ ước, khát khao của mình có được một người đàn ông lí tưởng - người sẽ mang lại hạnh phúc cho họ, sẽ gây dựng cho họ một mái ấm gia đình, mà ở đó, sẽ không có sự bon chen, lừa lọc, ở đó, họ cảm thấy an toàn và hạnh phúc.

Đã mấy mùa gió bấc trôi qua nhưng chị Hảo (Hiu hiu gió bấc - Nguyễn Ngọc Tư) vẫn chưa lấy chồng. Chưa nặng lòng với ai, chưa lấy ai là bởi chị còn thương anh Hết, chị còn chờ người ta “thôi buồn khi đưa con chốt qua sông”. Yêu anh ngay từ khi thấy anh khóc mà bên ngoài vẫn giả đò làm lơ khi người yêu

đi lấy chồng, chị Hảo đã nghiệm ngay rằng, “con người này nghĩa biết trọng mà

tình cũng thâm” [64,33]. Thế đấy, với những người phụ nữ của Nguyễn Ngọc Tư, hạnh phúc là khi lấy được một người đàn ông nặng tình nặng nghĩa, không phải một sớm một chiều mà quên ngay, bỏ ngay người xưa được. Có một chút chạnh lòng khi người ta chưa nguôi quên tình xưa, nhưng để được trái tim người

đàn ông ấy, với họ, “có chờ bao lâu cũng đáng”. Họ tìm thấy sự tử tế, sự tin

tưởng, sự yêu thương ở người đàn ông như vậy: “Con người ta, nhất là đàn ông,

thương ai mà vì một nỗi gì đó quay lưng lại quên mất tiêu thì đúng là không tử tế, không đáng tin chút nào…” [61,52]. Vì thế mà trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy rất nhiều nhân vật nữ là những người thứ ba, họ sẵn sàng chờ

đợi, dù tuổi thanh xuân có qua đi rồi thì họ vẫn đợi, để có được người đàn ông vẹn tình vẹn nghĩa. Và họ thèm lắm một hạnh phúc - đơn sơ, giản dị thôi nhưng nhiều khi sao lại quá xa vời - là một mái ấm gia đình mà ở đó, họ được là một

người bình thường “có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kĩ. Buổi sáng

chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn mang về nấu bữa cơm chiều, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng nhờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bước vô…và để nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi…” [61, 122-123].

Hạnh phúc với Quyên trong truyện ngắn Tình yêu ơi ở đâu của Nguyễn

Thị Thu Huệ lại là khi cô có được một người đàn ông biết vun vén, chăm lo cho hạnh phúc gia đình. Trải qua cái thời sinh viên lãng mạn, bồng bột, nông nổi,

luôn “tưởng tượng ra chàng trai yêu nàng thật lịch lãm, văn hoá và quyến rũ,

chàng ta có tiền nhưng không đặt tiền lên tất cả”, Quyên thấy thất vọng khi không thể tìm được cho mình một người đàn ông vừa ý. Nhưng khi gặp Bình - một anh bộ đội phục viên cứng cỏi, rất đàn ông, đặc biệt là được chứng kiến những cử chỉ ân cần, trách nhiệm với hai đứa con, với căn nhà nhỏ, Quyên lại

thèm một mái ấm gia đình hạnh phúc bên anh: “Căn phòng anh ở nhỏ nhưng gọn

gàng, góc học tập của hai đứa trẻ rất ngăn nắp. Nhìn căn phòng biết chủ của nó là người cẩn thận, yêu quý cuộc sống gia đình, dù nghèo và đạm bạc…Trông sự tất tả của anh, nàng bỗng trào dâng trong lòng một tình cảm thương yêu mà từ trước tới giờ chưa có với ai. Nàng mỉm cười và hình dung một lúc nào đó, người này sẽ là chồng mình…[50, 283]. Một người như anh, Quyên có thể gửi gắm cả lòng tin của mình. Với Linh (Hình bóng cuộc đời), hạnh phúc sẽ lại là khi chồng chị bớt lãng mạn, văn vẻ đi mà thay vào đó là hãy chăm chút cho mái ấm gia đình, quan tâm và san sẻ với chị nhiều hơn nữa nỗi lo lắng thường nhật của một người đàn bà để gia đình được tồn tại - về cái ăn, cái mặc, về thuốc thang những

khi con bị ốm. Còn My (Thiếu phụ chƣa chồng) lại quan sát anh rể “Từ cách

chăm con đến cách chiều vợ, ở anh toát lên vẻ lịch lãm mà trong đời My chưa từng gặp ai như thế. Anh xách nước cho chị Hảo tắm, lấy những cái khăn bông

rất đẹp cho chị lau chân. Anh dọn mâm cơm cho mẹ, lấy nước sôi tráng từng cái cốc, cái bát” và thầm ao ước có được người chồng như thế.

Hạnh phúc, với một số nhân vật nữ của Đỗ Hoàng Diệu, là được làm vợ của một người đàn ông mạnh mẽ, tử tế, là mẹ của những đứa con xuất phát từ tình yêu, là được hôn chồng mỗi buổi sáng mai và là quần áo cho chồng đi làm. Vy (Tình chuột) đã từng phấn khích, hân hoan khi chọn cho mình chiếc váy cưới để chỉ còn ít tháng nữa thôi là cô được mặc nó chính thức, và vì chiếc áo cưới ấy mà cô kiêu hãnh ngẩng cao đầu, phớt lờ mọi lời khuyên, lời giễu cợt của người thân, bạn bè. Hạnh phúc, với họ, là được thương yêu, là không phải chung sống với những người đàn ông “tật nguyền về tâm hồn” - thân xác thì khoẻ mạnh nhưng tâm hồn lại đang bị vi trùng, vi khuẩn ăn dần ăn mòn. Họ khao khát được vùng vẫy, được thoát ra khỏi thế giới thành thị ăn ngon, mặc đẹp, thoát ra khỏi những con người thành phố thơm nức, sạch sẽ nhưng không trí nhớ, không tình người. Họ cần một tình yêu, cần một người đàn ông biết tin tưởng chứ không

phải lúc nào cũng săm soi “từng phân vuông trên cơ thể” họ. Nhân vật nữ của Đỗ

Hoàng Diệu mạnh mẽ, quyết liệt, hạnh phúc khi được là chính mình, không lệ thuộc vào đàn ông và khao khát có được người đàn ông thực sự hiểu, đồng điệu với mình về tâm hồn chứ không phải chỉ là thể xác.

2. Không còn những người phụ nữ giống như các bà, các mẹ thời trước,

khi mà “Thời bà, ít có sự lựa chọn như các cháu sau này. Bảo lấy ai thì lấy. Bảo

làm gì thì làm. Ước mơ không nhiều, tham vọng chẳng có. Được yên ổn là sướng lắm rồingười xưa, hay chịu lắm” [24,138]; hay như “mẹ là phận gái, phúc lộc hưởng theo nhà chồng, phúc dầy hưởng dầy, phúc mỏng hưởng mỏng…[24,140], những người phụ nữ hiện đại hiện lên trên trang viết của các tác giả nữ đầy bản lĩnh, tự tin và chủ động, chủ động tự giải thoát, tự đi tìm hạnh phúc cho mình. Họ là những con người của thời hiện đại, của những năm tháng mà lối sống bản năng, những khát vọng hạnh phúc, khổ đau đôi khi chỉ chênh nhau mỏng manh như sợi tóc. Một điều dễ nhận thấy là vì thực tế họ không tìm cho mình được người đàn ông lí tưởng, hoặc xuất phát từ việc cảm thấy không thoả mãn với

hạnh phúc gia đình đang có mà nhiều nhân vật nữ đã ngoại tình, hoặc bỏ đi tự tìm cho mình cái hạnh phúc mới. Chị Ái (Một mối tình) bỏ anh Trọng vì cuộc sống vùng quê với chị thật tẻ nhạt; chị Nhiễm (Qua cầu nhớ ngƣời), người mẹ (Cánh

đồng bất tận) không chịu được sự xa cách chồng mà phải lòng người đàn ông

khác; vì không yêu được cái mùi bùn sình của ông Tư Nhỏ mà Cúc (Đau gì nhƣ

thể) đã bỏ ra chợ cũ cất quán hàng và lấy chồng; “tôi” trong Vu quy (Đỗ Hoàng

Diệu) không thể cứ mãi đau đớn truớc sự phản bội của người tình đã lao vào vòng tay của người đàn ông Tàu đầy ma lực, rồi đến “anh”, đến Việt, đến Tim v.v... Cũng có khi, họ giành giật, hiếu thắng, mạnh bạo tuyên bố “Thời của tôi khác thời của chị rồi. Sống như các mẹ, các chị để mà ngớ ngẩn à?” (My - Thiếu

phụ chƣa chồng).

Phụ nữ, quả thật là khó hiểu đến kì lạ. Khi không có được người đàn ông lí tưởng như mình mong muốn thì họ ao ước, nhưng khi có được người đàn ông “tròn trịa như một hòn bi ve” thì họ lại tỏ ra… ngán ngẩm. Như Lan (Một nửa

cuộc đời) đã ngoại tình với Thắng cũng chỉ vì chồng cô hoàn hảo quá, nhưng

buồn tẻ quá. Cô không bằng lòng với cuộc sống yên bình với vai trò của người

vợ, người mẹ mà muốn thay đổi nó: “Em sợ cuộc sống buồn tẻ. Nó giết chết tuổi

trẻ và những ham muốn. Cuộc sống tuyệt vời thế này mà hàng ngày em cứ lọ mọ như một mụ già xẩm sờ xó bếp, cơm nước, con cái và ngu si dần đi…Chúng ta ra đi tay không và chỉ cần tình yêu thôi” [24,238].

Xét cho cùng thì “Đàn bà muôn đời vẫn vậy, vẫn không thoát ra khỏi dây

xích của sự nhẹ dạ” (Nàng tiên xanh xao - Võ Thị Hảo). Và cũng bởi vì “đàn bà, ai cũng có những khả năng đặc biệt giống nhau: yêu đương, ghen tuông, và cuồng si” [23,316], cho nên, với những người phụ nữ này, họ vừa đáng giận nhưng cũng vừa đáng thương. Vì mong muốn được hạnh phúc, nhưng cũng vì nhẹ dạ mà nhiều khi họ phản bội chồng, con để tìm niềm vui cho riêng mình. Kết cục là họ cũng đã phải trả giá khi sống trong dằn vặt, tội lỗi, ân hận.

Không có hạnh phúc, họ đi tìm hạnh phúc, nhưng đôi khi hạnh phúc là cái gì đó mong manh, xa vời quá, họ không tìm thấy, và họ rơi vào tuyệt vọng, cô

đơn. Thậm chí, họ sợ lấy chồng, sợ đàn ông. Vang (Ngƣời đàn bà ám khói) “Cứ nghĩ đến việc lấy chồng là chán ngắt… cô không thấy tin vào đàn ông. Đàn ông bây giờ không yêu vô tư nữa” [24,211]. Hay Quyên (Tình yêu ơi ở đâu) “hiểu rằng đàn ông thời nay cứ cho ai một thì đòi lại hai… đàn ông thì nhiều nhưng để tìm được một người như nàng muốn thì khó quá”. Đến như Sao (Giai nhân) - người phụ nữ đã ba mươi tám tuổi mà chưa tìm được hạnh phúc cho mình đã phải

hét lên rằng “Tôi cô đơn quá rồi… Khốn nạn. Sao người mỗi ngày một đông như

kiến mà tôi thì cô đơn thế này…” [24,81] rồi lại dằn vặt tự hỏi mình “cái thời mà mình được quyền lựa chọn đã qua rồi ư?”. “Tôi” (Vu quy) như một kẻ tàn phế, khi mỗi một người đàn ông lìa xa cô như mang đi của cô một phần thân thể, đến

nỗi cô không dám tin vào tình yêu, vào hạnh phúc: “tình yêu, tình yêu là ảo ảnh,

là điều không thực” [7, 66].

3. Tình dục là một vấn đề lớn, một biểu hiện hiển nhiên của hạnh phúc

trong cuộc sống con người và trong sinh hoạt xã hội. Đề tài này thật ra không còn

mới mẻ đối với văn học thế giới, nhưng ở ta hình như vẫn còn sức hấp dẫn không

nhỏ. Tất nhiên đó không phải là đề tài duy nhất, quan trọng nhất trong văn học

hiện nay. Nói đến các nhân vật nữ trên hành trình chủ động đi tìm hạnh phúc, chúng ta không thể không nhắc đến vấn đề từ lâu được xem là cấm kị này. Chủ động đi tìm tình yêu, hạnh phúc cũng có nghĩa là chủ động đòi hỏi cho mình những khát khao bản năng rất chính đáng, rất thành thật của con người.

Theo cách nghĩ truyền thống, chúng ta đều thấy rằng, vì là phái yếu nên dường như phụ nữ không bao giờ có quyền được đòi hỏi yếu tố bản năng, xác thịt, được chủ động trong ân ái mà phải tuân theo nhu cầu của đàn ông, bất kể lúc ấy tâm trạng, cảm xúc của họ như thế nào. Phụ nữ = phục tùng, còn đàn ông =

thống ngự. “Ở các nước phương Tây, tình dục đã trở thành nhân quyền của nữ

quyền, điều này được xem là nhân bản và rất được coi trọng” [58]. Nhưng ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, khi đề cập đến vấn đề này, có khi nó bị

thành lúa, thành thóc, họ đốt nương tàn rẫy, đến mảnh đất khác khai hoang. Tôi nghe người ta gọi đấy là truyền thống, là văn hoá phương Đông…” [7, 68].

Trong văn học cổ, Hồ Xuân Hương là người đấu tranh mạnh mẽ cho quyền của người phụ nữ trong vấn đề tình dục, nhưng mô thức đạo đức phong kiến đã kìm hãm, không cho nó được phơi bày một cách công khai, mà thông qua các cách ví von, các hình ảnh ẩn dụ. Tình dục không có gì xấu. Nó là một hành động cao cả để người đến với người bằng tình yêu thương. Nó cũng giống những hành động khác của con người như ăn, ngủ, tiêu hóa, thở… Một tác phẩm văn học đề cập đến lĩnh vực tình dục sẽ không có gì đồi trụy, nếu người viết không chú tâm khai thác nó một cách lệch lạc. Cái đáng quí ở nhiều nhà văn nữ, trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu là họ đã nhìn thấy trong quan hệ tình dục ý nghĩa nhân bản và văn hoá. Các truyện ngắn của họ, hoặc đậm hoặc nhạt, đều có đề cập đến vấn đề tính dục. Đề cập thẳng thắn, công khai, không rào đón, che đậy nhưng vẫn biết tự giới hạn. Đây chính là một sự thay đổi, thậm chí là một bước tiến của văn học, trong xu hướng phản ánh hiện

thực một cách ngày càng sâu sắc. Mặc cho những rào cản, những thiết chế, các

nhà văn nữ hiện đại vẫn “vượt rào” để thể hiện khát khao được là mình, được là người phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực, trong đó có nhu cầu về tình dục. Từ nhẹ nhàng, đằm thắm cho đến mạnh bạo, quyết liệt, tất cả các cung bậc của cảm xúc bản năng đi vào trong truyện ngắn của họ, là nỗi khát khao rất người của người phụ nữ. Phạm Thị Hoài trước đây muốn làm “một cuộc cách mạng tình dục” trong văn học hiện đại Việt, chị đã tiến hành những thử nghiệm có tính chất thách thức. Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu tiếp bước quyết liệt và đầy tự tin. Chỉ những cây bút nữ có ý thức về nữ quyền mới viết về chủ đề này hào hứng và tạo được sự tin cậy như vậy.

Không cần phải e dè, sợ sệt, các nhà văn nữ hiện đại đã dần dần đưa vấn đề tính dục của giới nữ đi từ quan niệm như là nghĩa vụ và thiên chức chuyển sang như là đam mê và quyền lực; vai trò của người đàn ông cũng chuyển hoá từ

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)