1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định hướng cho nhân viên mới tại Kinh Đô

16 2,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

I - Cơ sở lý thuyết 1-Khái niệm và nội dung định hướng: * Khái niệm: Đinh hướng là một chương trình được thiết kế nhắm giúp người lao động mới làm quen với doanh nghiệp và bắt đầu công

Trang 1

Mục lục

Trang

I – Cơ sở lý thuyết 2

1 – Khái niệm và nội dung định hướng 2

2 – Phương pháp định hướng 3

3 – Những lưu ý khi thực hiện chương trình

định hướng…… ……… 3

II – Thực trạng tại công ty Kinh Đô 4

1 – Giới thiệu chung về công ty Kinh Đô 4

2 – Chương trình định hướng cho nhân viên mới

tại công ty Kinh Đô 6 III – Một số đánh giá và giải pháp đề xuất

của nhóm 13

1 – Những ưu điểm của chương trình

định hướng 13

2 – Những hạn chế của chương trình

và giải pháp của nhóm 13

Trang 2

I - Cơ sở lý thuyết

1-Khái niệm và nội dung định hướng:

* Khái niệm: Đinh hướng là một chương trình được thiết kế nhắm giúp

người lao động mới làm quen với doanh nghiệp và bắt đầu công việc một cách có hiệu suất

* Các nội dung của một chương trình định hướng bao gồm hai phần:

+ Phần định hướng chung do bộ phận quản trị chuyên trách về nguồn nhân lực đảm nhiệm

+ Phần định hướng riêng thuộc trách nhiệm của bộ phận quản lý trực tiếp đảm nhận

Nội dung cụ thể của các phần như sau:

+ Phần định hướng chung phải cho nhân viên mới thấy được :

- Mục tiêu của tổ chức

- Các chính sách của tổ chức

- Các nội quy, quy chế

- Văn hoá doanh nghiệp, bao gồm các thông tin về lịch sử hình thành, truyền thống, các giá trị chia sẻ của doanh nghiệp…

- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

- Chế độ làm việc bình thường hàng ngày, giờ làm việc, các phương tiện phục vụ sinh hoạt, các thông tin về ý tế và chăm sóc sức khoẻ…

- Các thông tin về tiền lương, tiền công cũng như cách thức chi trả, cơ hội phát triển nghề nghiệp, cách thức đánh giá thực hiện công việc

+ Phần định hướng riêng: bao gồm các thông tin về những công việc mà người lao động cần phải thực hiện, đã được mô tả trong: bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

* Mục đích của chương trình định hướng:

- giúp người lao động dễ hoà đồng với đồng nghiệp

- Rút ngắn thời gian làm quen với công việc

- Rút ngắn thời gian làm quen với môi trường sống và làm việc tại doanh nghiệp

- Làm tăng tính tự kỉ luật của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp

- Làm giảm sự di chuyển lao động do người lao động không quen với công việc mà họ thất vọng với công việc hoặc sớm tìm một công việc mới

Trang 3

2-Phương pháp định hướng:

Một chương trình định hướng cho nhân viên mới sẽ hiệu quả nếu có

sự phối hợp của bộ phận nhân sự và bộ phận tiếp nhận nhân viên mới cũng như ban giám đốc doanh nghiệp Trong ngày đầu tiên nhân viên làm việc nên cử người đại diện ban giám đốc đến găp mặt, động viên tinh thần nhân viên mới

Tùy theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp, chương trình có thể chỉ đơn giản là đưa cho nhân viên mới một cuốn cẩm nang nhân viên để họ nghiên cứu và trả lời khi có thắc mắc hoặc có thể là một tuần huấn luyện liên tục Các thông tin có thể cung cấp cho người lao động bằng nhiều cách khác nhau như là:

- Phát sổ tay nhân viên Đây là cách cung cấp thông tin rất phổ biến

và khá có hiệu quả, cách này tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp mà hiệu quả cũng cao Tuy nhiên, những thông tin cung cấp trong sổ tay phải đảm bảo tính rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải đầy đủ thông tin cần thiết Các thông tin không quá dài dòng, từ ngữ phải dễ hiểu, dễ nhớ để tránh hiểu nhầm Các thông tin truyền đạt phải kết nối chặt chẽ với nhau

- Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức buổi chiếu phim, hoặc thuyết trình Ưu điểm của phương pháp này là thông tin được cung cấp cho người lao động nhanh và không gây cảm giác nhàm chán cho người lao động Nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng khi mà doanh nghiệp định hướng cho nhiều nhân viên mới, còn với số lượng ít nhân viên mới thì việc tổ chức một buổi thuyết trình là rất tốn kém

- Doanh nghiệp có thể cho nhân viên mới đi tham quan trực tiếp tại công ty, như vậy nhân viên mới có thể quan sát được các hoạt động của doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp Theo cách này nhân viên có thể biết được về doanh nghiệp thực tế hơn

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các phương pháp cung cấp thông tin khác như: tổ chức thảo luận theo nhóm, đố vui, tổ chức thi tìm hiểu

Các chương trình định hướng có thể kéo dài một vài ngày hoặc một vài tuần tuỳ theo đặc điểm của từng loại công việc

3-Những lưu ý trong khi thực hiện chương trình định hướng:

+ Cần phải thiết kế một chương trình gồm các nội dung cần định

hướng,

khoảng thời gian, thời điểm tiến hành các nội dung đó thành một lịch trình rõ ràng và gửi đến tất cả những người liên quan đến chương trình định hướng: tổng giám đốc, người đứng đầu bộ phận cần tuyển nhân viên, trưởng phòng nhân lực và người lao động mới

+ Những ấn tượng và kì vọng cần đạt được trong chương trình cần được

Trang 4

thiết kế một cách cẩn thận.

+ Lượng thông tin cung cấp trong chương trình không được quá dài, không được quá ngắn

+ Cần phải cử một người chịu trách nhiệm để giúp đỡ nhân viên mới: phải thông báo về người đó và trong trường hợp đó người lãnh đạo trực tiếp, bộ phận có nhân viên mới phải thể hiện rõ sự ủng hộ với việc thực hiện chương trình và có trách nhiệm tham gia định hướng của công ty, đặc biệt chương trình định hướng riêng

II – Thực trạng tại công ty Kinh Đô

1 – Giới thiệu chung về Kinh Đô

Tập đoàn Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam, chiếm 40% thị phần thị trường bánh kẹo nội địa và là một trong 10 công

ty có hệ thống bán lẻ hàng đầu Việt Nam Năm 2005, công ty được bình chọn là một trong 500 công ty có hệ thống bán lẻ hàng đầu khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương

Điều gì đã góp phần tạo cho Kinh Đô vị trí đó trên thương trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiều lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ

Sữa Định hướng chiến lược phát triển của Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: Thực

phẩm, Bán lẻ, Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai

Kinh Đô đã chứng tỏ sự ngày càng lớn mạnh của mình bằng việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC) Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng

là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á

Bên cạnh đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu

tư kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ Theo

đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh

Trang 5

vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn

Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến

nay Kinh Đô đã có tổng số nhân viên là 7.741 người Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷ đồng Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng

Các sản phẩm của công ty Kinh Đô rất đa dạng như là: Bánh cookies; Bánh Snacks; Bánh Crackers; Kẹo chocolate; Kẹo cứng và mềm các loại; Bánh mì và bánh bông lan công nghiệp;Các loại bánh kem sinh nhật và bánh cưới Trong đó, các nhóm sảnh phẩm có tỷ trọng doanh thu cao nhất là bánh Cracker (22.08% năm); nhóm bánh mì (21.13%); bánh

Trung Thu (15.39%), bánh Cookies (12.84%) Kinh Đô đã từng bước khẳng định thương hiệu của mình trên các thị trường

Về thị trường của Kinh Đô Tại thị trường nội địa, hệ thống phân phối của Kinh Đô (tính cả công ty CP Kinh Đô và công ty cổ phần Kinh

Đô miền Bắc nằm trong tập đoàn) bao gồm 3 kênh chính: hệ thống đại lý,

hệ thống các siêu thị và hệ thống Bakery Hệ thống đại lý, nhà phân phối với khoảng 200 nhà phân phối và trên 65.000 điểm bán lẻ tiêu thụ khoảng 85% doanh số của công ty Hệ thống siêu thị tập trung chủ yếu ở TP HCM và Hà Nội tiêu thụ khoảng 10% doanh số Hệ thống Bakery bán chủ yếu sản phẩm tươi cho người tiêu dùng cũng tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn này Về thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Kinh Đô đã có mặt ở hơn 30 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapor, Nhật

Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Kinh Đô trên thị trường như sau: Bánh kẹo Biên Hòa (canh tranh về cracker); Wonderfarm (bánh cookies); Bánh kẹo Hải Hà, Bánh kẹo Hải Châu

Tuy nhiên, do nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng từ 65-70% giá thành sản phẩm nên biến động của giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Đồng thời nguyên vật liệu của Kinh

Đô có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp như trứng, sữa, đường bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết, dịch bệnh nên công ty cũng gặp phải rủi ro về giá

và nguồn nguyên liệu Đồng thời, công ty còn chịu rủi ro về sản phẩm hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng tới uy tín và tình hình kinh doanh của công ty

Kinh Đô đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn, vì vậy Kinh Đô phải làm gì để củng cố và phát triển hơn nữa uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường? Đây là việc làm không phải dễ nhưng không phải là không thể thực hiện được Nếu như công ty có chiến lược đúng

Trang 6

đắn trong thời gian tới thì chúng tôi nghĩ rằng Kinh Đô sẽ làm nên

chuyện Một trong những chiến lược đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà cụ thể hơn là nâng cao tinh thần làm việc của người lao động trong toàn công ty Việc làm này sẽ có hiệu quả nếu như công ty có được chương trình định hướng tốt cho nhân viên mới ngay từ những ngày làm việc đầu tiên

Với phương châm “Một doanh nghiệp không có những con người có tâm, có tầm sẽ giống như một người đi trong rừng mà không có la bàn, đi trên biển lớn mà không có hải đồ” Trong môi trường cạnh tranh ngày

càng cao, Kinh Đô coi nguồn nhân lực là tài nguyên quan trọng quyết định sự thành bại của công ty Cùng với sự lớn mạnh mở rộng không ngừng, nhiều năm qua, Kinh Đô luôn chú trọng bồi dưỡng nhân sự giúp

sự phát triển của công ty có tính kế thừa và liên tục, trong đó không thể không kể đến hoạt động định hướng cho nhân viên mới mà chúng tôi sẽ trình bày ngay sau đây:

2 – Chương trình định hướng cho nhân viên mới tại Kinh Đô LỜI NÓI ĐẦU

Thay mặt ban giám đốc công ty, tôi rất vui mừng chào đón bạn trở thành thành viên của công ty Kinh Đô Với khả năng và trình độ chuyên môn bạn đã được nhận vào làm việc tại công ty Tôi tin tưởng rằng chúng

ta sẽ cùng nhau xây dựng công ty Kinh Đô thành công và phát triển lâu dài

Chúng tôi luôn kỳ vọng và tin tưởng mỗi nhân viên sẽ phát huy tối đa tinh thần sáng tạo, khả năng tự hoàn thiện để tạo sức mạnh và thúc đẩy mọi thành viên của công ty làm việc Vì thế chúng tôi ủng hộ tinh thần làm việc hợp tác, cởi mở và tin cậy trong công ty

Đây không chỉ là ngày bắt đầu làm việc của bạn mà còn là bước khởi đầu trong sự nghiệp của bạn Chương trình này sẽ giúp bạn làm quen với các thông tin cần thiết cũng như quyền lợi và trách nhiệm của bạn trong công ty Chúc bạn luôn thành công trong công việc và một tương lai đầy hứa hẹn tại công ty chúng ta

Giám Đốc Điều Hành

Trang 7

A- MỤC TIÊU CÔNG TY:

Mục tiêu của kinh đô về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh

Mục tiêu của kinh đô là chiếm lĩnh thị trường nội địa và hướng tới thị trường xuất khẩu kinh đô sẽ vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm Công

ty tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, củng cố hệ thống phân phối tại thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu…

Trong thời gian tới mục tiêu của kinh đô là đẩy mạnh phát triển hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh địa ốc, mở rộng lĩnh vực đa ngành nghề (70% là thực phẩm, 30% còn lại là hoạt động bất động sản) mục tiêu lâu dài đến năm 2010, giá trị của kinh đô đạt khoảng 2 tỷ USD và sẽ niêm yết trên thị trường thế giới

Mục tiêu tổng quát:

- Cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng với giá cả hợp lý

- Nâng cao chuỗi giá trị của chúng ta thông qua tinh thần hợp tác, trách nhiệm của người chủ và đào tạo thích hợp

- Giữ vững sự phát triển, tăng trưởng và khả năng sinh lợi liên tục thông qua sự phát huy thương hiệu

- Phát triển một mạng lưới phân phối hiệu quả

- Mở rộng các hoạt động của các đơn vị trực thuộc thông qua các đối tác trên toàn cầu

B - VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA KINH ĐÔ:

- Người chủ doanh nghiệp luôn nỗ lực cải thiện môi trường làm việc, tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi, tạo niềm tin cho nhân viên, nhằm giữ chân nhân viên và làm cho họ gắn bó với công ty

- Trung thành và giữ cam kết trong doanh nghiệp – đó là văn hoá, là đạo đức Những người đứng đầu công ty luông giữ lời hứa với các nhân viên, tạo lòng tin trong nhân viên

- Thực hiện chế độ công bằng, công khai mọi kế hoạch của công ty phát triển nhân viên tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình Coi người lao động như tại sản để giữ gìn, bảo vệ và phát triển

- Công ty tổ chức các giải thể thao “Giải bóng đá truyền thống Kinh Đô”, giải golf “Kinh Do Golf Tournament” , … tạo sân chơi bổ ích để rèn luyện sức khoẻ cho nhân viên đồng thời gắn chặt tình đoàn kết, gắn

bó giữa các phòng ban, phân xưởng

Trang 8

- Công ty tham gia nhiều hoạt động xã hội mang ý nghĩa lớn điển hình nhất là việc công ty đã tổ chức đi thăm hỏi và dành một tỷ đồng để giúp đỡ trẻ em, đồng bào nghèo cả nước chuẩn bị đón tết Đinh Hợi

C - CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC THƯỜNG NGÀY:

C.1 - GIỜ LÀM VIỆC:

Mỗi tuần làm việc 48 giờ, mỗi ngày làm việc 8 giờ, đối với người lao động làm việc theo ca, lao động phục vụ sản xuất

Mỗi tuần làm việc 48 giờ, mỗi ngày làm việc 8 giờ đối với các phòng quản lý, nghiệp vụ thuộc cơ quan văn phòng Công ty và các phòng ban của các đơn vị trực thuộc công ty theo giờ hành chính: sáng từ 7h30’ đến 16h30’ (có 30’ nghỉ ăn trưa)

CNVC làm việc theo ca sản xuất:

Ca 1 từ 7h đến 15h

Ca 2 từ 15h đến 23h

Ca 3 từ 23h đến 7h

Do yêu cầu của SXKD và tình hình thời tiết theo mùa vụ, Giám đốc các đơn vị trực thuộc có thể quy định thời gian làm việc, bố trí nghỉ luân phiên hoặc làm giảm bớt số ngày làm việc trong tuần cho phù hợp

( 40giờ/tuần)

Trong trường hợp làm thêm giờ do yêu cầu sản xuất được Giám đốc đồng ý, quy định không quá 4 giờ trong ngày, 200 giờ trong năm Có thể cho nhân viên nghỉ bù sau ngày làm thêm giờ vào thời gian thích hợp do người phụ trách bố trí

C.2 - GIỜ NGHỈ, NGÀY NGHỈ:

a Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ giữa ca 30’

người làm việc ca đêm được nghỉ 45’ tính vào giờ làm việc

- Người làm việc theo ca được nghỉ trước khi chuyển sang ca khác ít nhất là 8 giờ

- Trường hợp đặc biệt do chu kì lao động không được nghỉ hàng tuần

sẽ được bố trí nghỉ luân phiên vào các ngày trong tuần

b Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương những

ngày lễ sau:

- Tết dương lịch 01 ngày ( ngày 01/01 dương lịch )

- Tết âm lịch được nghỉ 4 ngày ( 01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)

- Ngày dỗ tổ Hùng Vương 01 ngày ( ngày 10/3 âm lịch )

- Ngày quốc tế lao động 01 ngày ( ngày 1/5 dương lịch )

- Ngày quốc khánh 01 ngày ( ngày 2/9 dương lịch )

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo

Trang 9

c Người lao động có thời gian làm tại công ty đủ 12 tháng được nghỉ

phép năm theo các ngày nghỉ sau:

-12 ngày trong năm đối với CNVC làm việc bình thường, lao động phổ thông, thợ cơ khí, CNVC gián tiếp

- 14 ngày đối với công nhân sản xuất làm nghề nặng nhọc độc hại

- Nếu CNVC chưa đủ 12 tháng làm việc thì nghỉ tổng năm sẽ được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm theo nghề, công việc đang làm

d Số ngày nghỉ thêm theo thâm niên cứ 5 năm công tác được cộng

thêm 01 ngày nghỉ ( tối đa tính đến 30 năm được tính 6 ngày )

đ Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương

trong các trường hợp sau:

- Kết hôn nghỉ 03 ngày

- Con kết hôn được nghỉ 02 ngày

- Bố mẹ ( cả bên chồng và bên vợ ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết nghỉ 03 ngày

e Người lao động có thể thoả thuận với giám đốc công ty để nghỉ

không lương, thời hạn nghỉ việc riêng không quá 01 tháng cộng dồn trong năm

f Trong các trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, con ốm mẹ nghỉ thì

người lao động được hưởng lương do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Nhà Nước

D - TIỀN LƯƠNG:

Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Đối tượng áp dụng: toàn bộ CNVC quản lý, người lao động theo hợp đồng ( có xác định thời hạn và không xác định thời hạn)

- Phạm vi áp dụng: công ty bánh kẹo Kinh Đô

Điều 2: Những nguyên tắc chung trả lương và phân phối thu nhập

- Trả lương và phân phối thu nhập cho người lao động tuân thủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động và làm việc gì, giữ chức vụ gì thì được trả lương theo công việc, chức vụ đó

- Tiền lương trả cho tập thể đơn vị sản xuất hay cá nhân người lao động phải căn cứ vào kết quả SXKD, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động có hiệu quả kinh tế

- Trả lương và phân phối thu nhập phải đảm bảo tính dân chủ công khai

- Không sử dụng quỹ tiền lương và nguồn thu nhập của người lao động vào mục đích khác

Điều 3: Các chỉ tiêu về kế hoạch lao động tiền lương:

- Đơn giá tiền lương(ĐGTL), đơn vị tính đồng/1000DT

- Quỹ tiền lương, tiền thưởng trong tháng

Trang 10

- Số lao động định mức

- Thu nhập tiền lương bình quân: đơn vị tính đồng/người/tháng

- Các khoản thu nhập khác theo chế độ

- Hệ số điều chỉnh mức lương tối thiểu

Điều 4: Giám đốc có quyền quản lý sử dụng quỹ tiền lương để trả

lương và phân phối thu nhập cho người lao động làm việc trong công ty

cụ thể như sau:

- Quỹ tiền lương và các nguồn thu nhập của công ty bao gồm:

+ Quỹ tiền lương kết dư từ năm trước ( nếu có )

+ Quỹ tiền lương thực hiện(QTLTH) theo đơn giá tiền lương

+ Quỹ tiền lương từ các hoạt động SXKD khác

+ Nguồn thu nhập khác của người lao động

- Tổng QTLTH hàng năm của công ty được sử dụng như sau:

+ Trích tổng QTLTH nộp vào quỹ khen thưởng của công ty

+ Đóng góp quỹ sắp xếp đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động (=1%) + Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động ( = 80% )

+ Quỹ dự phòng tập trung công ty ( =11% )

+ Quỹ khen thưởng tập trung công ty ( = 5% )

+ Quỹ khen thưởng của các đơn vị trực thuộc ( = 3% )

- Hàng tháng từ ngày mùng 5 tới ngày mùng 10 ( dương lịch ) tháng sau ban nhiệm thu kết quả SXKD của công ty cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc xem xét, xác nhận kết quả SXKD, quỹ lương thực hiện tháng trước và trình giám đốc duyệt trả lương tháng trước theo các phương thức:

+ Đối với sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng trả 100% QTLTH

+ Đối với sảm phẩm dở dang được tạm ứng 80% quỹ tiền lương theo đơn giá

Điều 5: Căn cứ chế độ chính sách của Nhà Nước về tiền lương, định

mức lao động và nhiệm vụ kế hoach SXKD được giao hàng năm Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng lao động tiền lương, đơn giá tiền lương, các loại sản phẩm và quy chế khoán chi phí công đoạn sản xuất trình giám đốc công ty phê duyệt, sau đó giao khoán cho tập thể tổ, đội, phân xưởng sản xuất, phòng ban và cá nhân thực hiện

- Giám đốc các đơn vị trực thuộc có quyền quản lý sử dụng QTL và phân phối thu nhập cho người lao động ở đơn vị mình Đồng thời tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên

Điều 6:Các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu kết quả sản

xuất, công tác và xác định quỹ tiền lương sản phẩm của tổ, đội, phân xưởng sản xuất và trả lương cho người lao động

Điều 7: Trả lương khoán sản phẩm cho đơn vị, tổ, đội, cá nhân người

lao động làm việc trực tiếp trong dây chuyền sản xuất chính và người lao

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w