1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn hướng dẫn học sinh tạo giống cây keo bằng phương pháp giâm hom

22 662 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 5,87 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường PT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẠO GIỐNG CÂY KEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM Người thực hiện: LÊ THỊ BIÊN Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn: X Phương pháp giáo dục :  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:  Mô hình  Đĩa CD(DVD)  Phim ảnh:  Hiện vật khác 1 Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học: 2013 -2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LÊ THỊ BIÊN 2. Ngày tháng năm sinh: 21/12/1980 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: 138/2 Nhân Hòa, Tây Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai 5. Điện thoại: 01642425134 6. E-mail: lethibiendtnt@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên trung học 8. Đơn vị công tác: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị:Cử nhân - Năm nhận bằng: 2002 - Chuyên ngành đào tạo: Sinh học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn sinh học Số năm có kinh nghiệm: 12 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây: Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa. 2 MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài 2 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 A. Cơ sở lý luận 3 B. Thực tiễn 5 III. Tổ chức thực hiện các giải pháp 6 IV. Hiệu quả của đề tài 13 V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng 16 VI. Tài liệu tham khảo 17 3 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẠO GIỐNG CÂY KEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT tôi nhận thấy, đa số học sinh khi còn trên ghế nhà trường thường chỉ chú trọng đến việc lĩnh hội tri thức về mặt lý thuyết mà không mấy quan tâm đến việc thực hành. Và ngay cả giáo viên cũng vậy, trong quá trình giảng dạy chỉ mong học trò của mình lĩnh hội kiến thức về mặt lý thuyết sao cho vững để hoàn thành các bài kiểm tra một cách tốt nhất là được. Đa phần giáo viên thường có suy nghĩ là: việc ứng dụng lý thuyết học được vào thức tiễn là việc của cấp học cao hơn như là đại học chẳng hạn, hoặc đó là việccủa tương lai khi mà những học sinh này bước vào đời. Chính vì vậy, trong những tiết thực hành học sinh thường lung túng với các thao tác, thường rất khó khăn khi tương tác với các thiết bị máy móc và đặc biệt là học sinh thường ít tự giác tìm tòi để hoàn thành bài thực hành mà thường phải chờgiáo viên hướng dẫn sau đó mới bắt đầu công việc. Với việc học như vậy thì học sinh thường không thấy được hữu ích thực sự của việc học. Mà như chúng ta biết thực hành là để giúp học sinh chứng minh lại lý thuyếtvà là một bước nhỏ để tiến tới vận dung lý thuyết vào trong thực tiễn. Học sinh có thành thục trong thực hành mới thấy sự yêu thích khoa học, từ đó mới có các ý tưởng mới lạ và thực hiện ý tưởng dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, bộ giáo dục đã đổi mới giáo dục cả về dạy và học, với mong muốn học sinh khi rời khỏi ghế nhà trường phải có những kỹ năng nhất định, phải làm chủ kiến thức mà mình đạt được. Cũng như quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Vậy nên chăng trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên nên mạnh dạn có những sáng kiến để giúp học sinh có thể vận dụng những kiến thức mà mình học được vào trong thực tế để học sinh thực sự nhận thấy giá trị đích thực của những trang sách mà mình đang học, những kiến thức mà mình đang lĩnh hội. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh có thể tham gia những đề tài khoa học để học sinh có niềm tin hơn vào khoa học, thấy hứng thú hơn trong việc học, trong việc lĩnh hội kiến thức. 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN A. Cơ sở lý luận. 1. Đối tượng tiến hành ứng dụng: Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai thường được trồng bằng phương pháp giâm hom hoặc nuôi cấy mô, người ta ít tạo cây keo lai từ hạt. Keo lai là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ, nhiều trung tâm nghiên cứu cây trồng đã nghiên cứu và phát hiện những ưu điểm của giống keo lai tạo ra bằng nhân giống vô tính. Vì vậy việc đưa nhanh các dòng vô tính này vào sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất rừng và cải thiện điều kiện đất đai ở những vùng đồi núi trọc. [1] Ngoài ra, cây keo còn có khả năng thích nghi với các điều kiện rừng bị phá, đất nghèo và cạnh tranh mạnh với cỏ dại. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng phân hủy chất hữu cơ rất tốt do vậy chúng góp phần làm giàu đất, chống xói mòn đất. [5] Tuy nhiên, trong chuyên đề này tôi không đặt nặng tính kinh tế của chuyên đề mà chỉ tập trung vào việc giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng thực hành, kỹ năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế và một số kỹ năng khác. 2. Phương pháp nhân giống keo lai Như đã đề cập ở trên, có hai phương pháp nhân giống vô tínhcây keo lai là: giâm hom và nuôi cấy mô. Trong chuyên đề này tôi chỉ hướng dẫn học sinh tiến hành nhân giống cây keo laibằng phương pháp giâm hom, là biện pháp nhân giống sinh dưỡng đang phát triển mạnh. 2.1. Khái niệm giâm hom: 5 Nhân giống bằng hom là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi trong nghề trồng trọt, như là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cả trong cây cảnh.[4] Hom là một đoạn thân, cành, rễ hoặc một mẫu phiến lá được sử dụng để tái tạo ra một cây con hoàn chỉnh.[3] Trong chuyên đề này chỉ sử dụng hom là một đoạn cành của cây mẹ. Đây là biện pháp sử dụng các đoạn cành bánh tẻ (hom giống)và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm. 2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp giâm hom. a. Ưu điểm: Cây con vẫn giữ được những đặc tính tốt của cây bố mẹ. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh, sớm thành thục sinh trưởng, thời gian tạo ramột cây giống ngắn. Chất lượng cây giống đồng đều.Hệ số nhân giống cao. b. Nhược điểm: Đòi hỏi kỹthuật phức tạp hơn phương pháp tạo cây con bằng chiết hoặctrồng từ hạt. Cây con thường thích nghi kém với môi trường nhiều thay đổi. 2.3. Môi trường giâm hom: Môi trường giâm hom chính là nền giâm hom. Nền giâm hom có ảnh hưởng rõ rệt tới sự ra rễ của hom. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho hom ra rễ, yêu cầu nền giâm hom phải tơi xốp, thoáng khí, sạch nấm bệnh, khả năng hút nước và thoát nước tốt. Hom có thể giâm thẳng vào bầu hoặc giâm trên luống đều được.[3] Nền giâm hom tốt cần đảm bảo các yếu tố sau: - Đủ chặt để giữ cành giâm, thể tích ít thay đổi trong điều kiện ẩm hoặc khô, nhất là không bị co rút khi khô. - Giữ ẩm tốt, dễ thoát nước, thông khí. Nước có thể được cung cấp thường xuyên qua hệ thống vòi phu sương để duy trì độ ẩm. - Không có hạt cỏ dại, tuyến trùng, mầm bệnh, không bị mặn phèn. - Cần thay đổi nền giâm mới sau vài vụ để tránh tích lũy mầm bệnh. 2.4. Kỹ thuật giâm hom: [3] a. Chọn hom và cắt hom Để chọn được hom cho rễ tốt thì cần phải tưới đủ nước cho cây giống, đặc biệt trong 15-20 ngày sau khi trồng. Khi cây đạt chiều cao 40cm thì tiến hành bấm ngọn tạo chồi lần đầu cách mặt đất 30 cm. 6 Hom được cắt từ chồi hoặc cành của những cây mẹ khỏe mạnh, mọc nơi có đủ ánh sáng. Hom giâm cắt từ cành có chiều dài 10 – 30cm hoặc cắt từ chồi thân thường dài từ 10 – 20cm. Khi cắt hom cần tránh vết cắt bị dập nát. Sau khi cắt hom xong cần xử lý hom trong dung dịch KMnO 4 hoặc Benlate. b. Xử lý hom và cắm hom Xử lý hom bằng các loại thuốc kích thích ra rễ nhằm giúp hom nhanh ra rễ, tăng về số lượng, chất lượng và sự đồng đều của rễ. Các chất kích thích tạo rễ thường dùng là NAA (α-naphthaleneaceticd),IBA (Indol butyric axit), IAA (Indol axecticaxit). Một số phương pháp xử lý hom giâm: - Phương pháp nhúng nhanh: nhúng phần gốc của hom trong dung dịch chất kích thích ra rễ khoảng 3 – 5 giây. Sau đó đưa hom vào môi trường giâm hom. - Phương pháp ngâm: Ngâm gốc hom vào dung dịch chất kích thích ra rễ từ 15 phút đến 24 giờ tùy loại thuốc, nồng độ xử lý và loại hom. Sau đó đưa hom vào môi trường giâm hom. - Phương pháp lăn bột: Gốc hom được xử lý với chất kích thích dạng bột trộn lẫn với chất mang dạng bột trơ thật mịn. Hom sau khi dược xử lý bằng các chất kích thích ra rễ cần được cắm vào bầu hoặc giá thể giâm bằng cát pha. c. Chăm sóc vườn ươm hom - Tưới nước: Đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho hom nhưng không quá nhiều sẽ gây cho hom bị úng thối, nấm bệnh, tốt nhất là dùng dàn phun sương tự động để tưới. - Phòng trừ sâu hại: Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện sâu, bệnh hại vườn ươm để xử lý. - Bón phân: Sau khi giâm hom được 5 -7 ngày có thể phun phân bón lá HVP nồng độ thấp để cung cấp chất dinh dưỡng cho hom. Khi hom ra rễ sẽ tăng nồng độ cao hơn để hom có đầy đủ chất dinh dưỡng phát triển thành cây con hoàn chỉnh. - Kiểm tra sự ra rễ: Sau khi giâm 10 đến 25 ngày tiến hành kiểm tra sự ra rễ. Khi hom ra rễ cần tăng độ chiếu sáng cho cây quang hợp, phát triển tốt. B. Thực tiễn. Việc tạo giống cây keo lai bằng phương pháp giâm hom được tiến hành nhiều ở các vườn ươm giống cây trồng. Còn theo tôi được biết, ở các trường THPT lân cận,việc hướng dẫn học sinh tạo giống keo bằng hom nếu có thì chỉ về mặt lý thuyết được tiến hành trong môn nghề làm vườn hoặc trồng rừng, còn tuyệt nhiên chưa hướng dẫn học sinh tiến hành thực nghiệm, với nhiều lý do. Một trong những lý do đó là trong trường học phần cơ sở vật chất để tiến hành thực nghiệm gặp nhiều khó khăn. 7 Với bản thân tôi khi hướng dẫn cho học sinh thực hiện chuyên đề này cũng gặp các khó khăn như:ở trường không có chất kích thích ra rễ,không có hệ thống vòi phun sương, không có nhà vòm để che các bầu sau khi ươm hom và một khó khăn nữa là học sinh phải lên lớp nên thời gian tưới phun sương để giữ ẩm cho các bầu ươm cũng hạn chế. Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn trên cần phải có hệ thống giữ ẩm thường xuyên cho các bầu ươm mà không cần hệ thống vòi phun sương cũng như không đòi hỏi học sinh phải tưới phun mưa liên tục.Ở đây, tôi cùng học sinh đã tạo hồ nước ở dưới, phía trên hồ nước làm sàn để các bầu ươm lên trên sàn, phần trên tạo mái che cho các bầu ươm.Với thiết kế như vậy sẽ hạn chế được thời gian tưới phun cho các bầu ươmvà không ảnh hưởng đến việc lên lớp của học sinh. III. TỒ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1.Làm bầu ươm hom: Bầu để giâm hom làm bằng các túi nilông có đường kích khoảng 10-12 cm, dưới đáy đục 6-8 lỗ chứa hỗn hợp môi trường giâm hom gồm 1/2 đất mặt được sàng sạch cộng với 1/2 phân chuồng hoai mục và xơ dừa, phía trên đổ một lớp đất đỏ vàng dày 5-7cm. Khi làm bầu cần chú ý độ chặt của hỗn hợp môi trường giâm hom sao cho không quá chặt sẽ khó thoát nước nhưng cũng không quá lỏng sẽ làm hom bị lỏng khi tưới nước và ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom. Các túi bầu làm xong được xếp thành các luống và làm dàn che để giữ ẩm cho bầu đất. Bầu đất để ươm hom 8 Bầu đất để ươm hom 2.Chọn hom và cắt hom: 2.1. Chọn hom: Công việc chọn hom đóng một phần quan trọng trong việc ra rễ của hom, chính vì vậy để chọn hom đạt chất lượng cần đảm bảo các điều kiện sau: Cây mẹ để lấy hom phải đủ tuổi (khoảng 6 tháng đến 1 năm) Cành để lấy hom phải là cành bánh tẻ, cành có độ hóa gỗ 50%. Cành lấy hom phải mập, có đủ lá và chồi ngọn. Cành lấy hom phải nằm ở giữa tán cây. Cành lấy hom phải đúng lứa để có được hom trẻ, cành quá lứa sẽ cho những hom ra rễ kém, sinh trưởng chậm và yếu. 9 Công đoạn chọn hom 2.2. Cắt hom: Dùng kéo cắt cành sắc để cắt hom nhằm tránh cho hom bị dập. Cắthom khi chồi vượt dài 18-20cm. 10 Vị trí cành không nên cắt hom Vị trí cành cắt hom Vị trí cành cắt hom [...]... giảng dạy của mình 2 Đối với học sinh 15 Học sinh vững vàng hơn trong các thao tác thực hành, tự tin hơn để tự mình hoàn thiện các bước thực nghiệm, từ đó học sinh thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập Qua việc ứng dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đã giúp học sinh có niềm tin hơn vào khoa học, có hứng thú trong việc nghiên cứu khoa học, từ đó phát huy tính sáng tạovà khả năng tìm tòi, phát... loài keo Acacia ở Việt Nam – Nguyễn Hoàng Nghĩa, NXB Nông nghiệp 19 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––– –––––––––––––––––––––––– Trảng Bom, ngày 20 tháng 5 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẠO GIỐNG CÂY KEO BẰNG PHƯƠNG... tôi cho học sinh tiến hành thực nghiệm trong đợt này thì nhận thấy với cây Keo lai, loại chất kích thích thích hợp để cho tỉ lệ hom ra rễ cao là AIA 1% - Số lượng hom tiến hành thực nghiệm trong mỗi đợt là chưa nhiều nhưng kết quả tương đối khả quan V ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Nên chăng cần nhiều chuyên đề có tính thực nghiệm cao để học sinh có cơ hội vận dụng lý thuyết học được vào thực tiễn, học sinh có... kính 5 mm chọc một lỗ thẳng đứng, sâu 2,5 – 3 cmở giữa bầu sau đó cắm hom vào giữa lỗ vừa tạo sâu 2 – 3cm, mỗi lỗ cắm 1 hom Cuối cùng dùng ngóntay bóp nhẹ xung quanh gốc hom để phần gốc hom dưới mặt bầu được tiếp xúchoàn toàn với đất và giữ cho hom đứng thẳng Trong quá trình 13 cắm hom sau khôngđược chạm vào hom trước, không làm mất chất kích thích ra rễ hoặc làm chầy xátgốc hom Công đoạn cắm hom vào...Cắt hom vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát Cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, được che đậy Hom cắt xong đem ngay về, cắt thành các hom dài 5-7cm có 2-4 lá, có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước Hom vừa được cắt về Cắt hom thành các hom ngắn 11 Cắt hom thành các hom ngắn 12 Hom đã được cắt chỉ còn 2 đến 3 lá non 3 Xử lý hom và... hưởng tới hiệu quả ra rễ của hom 14 Chăm sóc hom ươm sau khi cấy vào bầu IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1 Đối với giáo viên Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực nghiệm, giáo viên có nhiều cơ hội để cọ sát với thực tiễn, mở rộng hơn sự hiểu biết của mình và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn cho công tác giảng dạy Chính sự say mê của học sinh đã kích thích cho giáo viên có nhiều sáng tạo và đam mê hơn trong công... trình học sinh thực hiện chuyên đề, kết quả thu được như sau: Các hóa chất tiến hành thực nghiệm Tổng số hom tiến hành thực nghiệm trong một lần Số hom ra rễ lần 1 Số hom ra rễ lần 2 Số hom ra rễ lần 3 Nồng độ IAA 1% 15 7 10 8 Nồng độ IAA 0,5 % 15 6 4 7 Nồng độ NAA 1% 15 5 3 6 Đồ thị số hom ra rễ ở các lần tiến hành thực nghiệm 16 Số hom còn sống sau 2 tuần khi xử lý NAA 1% (thí nghiệm lần 2) 17 Số hom. .. sáng tạo và đúc rút kinh nghiệm cho mình trong quá trình học, thực hành nhằm nâng cao kiến thức về lý thuyết và tự tin, mạnh dạn hơn khi bắt tay vào thực tiễn sản xuất 18 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] www khoahochconhanong.com [2] Giáo trình sản xuất cây giống bằng hom cành - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [3] Giáo trình kĩ thuật lâm sinh - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trường trung học. .. thích ra rễ hoặc làm chầy xátgốc hom Công đoạn cắm hom vào bầu 4 Chăm sóc hom ươm Sau khi cắm hom vào bầu cho tới khi homra rễ, cần luôn giữ ẩm vànhiệt độ thích hợp cho các bầu có hom ươm bằng cách tạo hệ thống giữ ẩm ở dưới làhồ nước và làm sàn trên hồ nước, sau đó xếp các bầu ươm lên sàn,phía trên tạo vòm che cho các bầu ươm hom và cứ khoảng 30 đến 45 phút tưới phun sương một lần.Duy trì như vậy trong... Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẠO GIỐNG CÂY KEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM Họ và tên tác giả: LÊ THỊ BIÊN Chức vụ: GIÁO VIÊN Đơn vị: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  20 - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển . nhân giống vô tínhcây keo lai là: giâm hom và nuôi cấy mô. Trong chuyên đề này tôi chỉ hướng dẫn học sinh tiến hành nhân giống cây keo laibằng phương pháp giâm hom, là biện pháp nhân giống sinh. tạo giống cây keo lai bằng phương pháp giâm hom được tiến hành nhiều ở các vườn ươm giống cây trồng. Còn theo tôi được biết, ở các trường THPT lân cận,việc hướng dẫn học sinh tạo giống keo bằng. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường PT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẠO GIỐNG CÂY KEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM Người thực hiện: LÊ THỊ

Ngày đăng: 28/02/2015, 06:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w