1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giáo dục kns cho học sinh qua môn gdcd lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

14 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 166 KB

Nội dung

Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 1 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH QUA MÔN GDCD LỚP 10 Ở MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC Người thực hiện: LÊ THỊ CHÍNH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: GDCD  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LÊ THỊ CHÍNH 2. Ngày tháng năm sinh: 22/06/1979 3. Gới tính : Nữ 4. Địa chỉ: Xuân Đông- Cẩm Mỹ- Đồng Nai 5. Điện thoại:0618.607.818(CQ); ĐTDĐ:0985321146 6. Fax: E-mail: chinhlevtt@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: trường THPT Võ Trường Toản, xã Xuân Tây- huyện Cẩm Mỹ- tỉnh Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn GDCD THPT. - Số năm có kinh nghiệm: 09 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 2 năm gần đây: Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 2 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Nhà trường phổ thông có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ cho các em, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức vào đời .Các em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còn tiếp cận với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải có kỹ năng giải quyết hợp lý mới đem lại hiệu quả tích cực. Lý thuyết đã chỉ ra rằng con người là tổng hòa các mới quan hệ xã hội. Mỗi con người điều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương, đa chiều, cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải mỗi người cần có bản lĩnh, có những kỹ năng riêng để xử lý với những đòi hỏi và thử thách hàng ngày.Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ở lớp 10 là vô cùng quan trọng giúp các em học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học đề cùng chung sống, trang bị những năng lực cần thiết đối với học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập.Trang bị những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ tinh thần, đạo đức.Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu mà các em đạt được, thì gần đây trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường thấy thực trạng của trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, đua xe máy, sử dụng các trang mảng của xã hội không phù hợp ăn chơi sa đọa, về tội phạm, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, lối sống ích kỹ, lai căng, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Đồng thời kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế. Chính vỳ thế giáo dục kỹ năng sống qua môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ở lớp 10 giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội “xây dựng trường học thân thiện tích cực”. Đây chính là lí do mà tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này. Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 3 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Thuận lợi Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu, tổ bộ môn và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học đang được quan tâm nhiều của xã hội, trong đó giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được khuyến khích sử dụng ở tất cả các bộ môn, trong mỗi tiết học, được coi như là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều ưu điểm, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống tránh tai nạn thương tích xẩy ra ngoài ý muốn giáo dục để sử dụng các phương tiện truyền thông một cách hiệu quả. Được sự ủng hộ của các cấp quản lý, các thầy cô giáo, cũng như đông đảo của học sinh trường THPT Võ Trường Toản. Bên cạnh đó chương trình sách giáo khoa có nội dung đầy đủ rõ ràng, thuận lợi cho việc nghiên cứu của học sinh. Đa số học sinh rất thích thú việc giáo dục kỹ năng sống qua các phạm trù đạo đức học ở môn GDCD. Bởi vì nó trang bị những kiến thức bổ ích, biết tôn trọng giá trị của cuộc sống, sống chân thật, nhân đạo, đoàn kết biết yêu thương, có trách nhiệm đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội . 2. Khó khăn - Về phía học sinh Một số em được gia đình nuông chiều quá mức đã trở thành các thói quen xấu khó có thể thay đổi. Do nhu cầu tác động của xã hội, cần phải tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ mà không phân biệt nó là tốt hay xấu, ở lứa tuổi này đã phát triển tình yêu nam nữ dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. Chịu áp lực lớn trong thi cử, do sức ép về điểm số sự kỳ vọng của gia đình đã thiên lệch về kiến thức nhiều, ảnh hưởng các lối sống quá hiện đại, dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của các em . - Về phía giáo viên Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức, chưa thực sự nắm bắt kịp thời những thay đổi của xã hội, chưa nắm vững tâm lý lứa tuổi của học sinh mặc dù chuyên môn rất vững.Có thể nói môn giáo dục công dân vốn có nhiều kiến thức liên quan với cuộc sống hiện đại cho nên việc liên hệ giữa bài học và cuộc sống thực tiễn là điều cần thiết để làm được điều này buộc người thầy phải tham khảo nhiều tài liệu, tích lũy nhiều vốn sống, có kiến thức sâu rộng và truyền đạt đến học sinh bằng niềm say mê thực sự của mình, việc gây hứng thú, cuốn hút và làm cho học sinh yêu thích môn hay không phần chính là ở người thầy chứ không phải là nội dung của chương trình. Vỳ vậy giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh qua môn GDCD ở một số phạm trù đạo đức học là một việc làm hết sức quan trọng nhằm giúp các em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan trò giỏi, sống có ích cho gia đình và xã hội . Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 4 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A.Cơ sở lý luận Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới để phát triển toàn diện. Do vậy cần phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ngay từ khi mới bước vào lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống của dân tộc Việt Nam, mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống ở các phạm trù cơ bản của đạo đức học, là giáo dục tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh để xây dụng và bảo vệ tổ quốc. Trong tình hình hiện nay vấn đề biển đảo ở biển đông đang bị trung Quốc xâm chiếm, chính vì thế cần phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nêu cao tinh thần đoàn kết cùng đấu tranh với những việc làm sai trái đó. 1. Khả năng giáo dục kỹ năng sống trong môn giáo dục công dân ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh lớp 10 THPT. KNS là năng lực điều chỉnh và thay đổi thái độ, hành vi của một con người để có hành vi tích cực, nhờ đó người ấy có khả năng điều chỉnh và quản lý hiệu quả những nhu cầu của mình, có khả năng ứng xử với người khác với xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống . Một trong những yêu cầu của giáo dục là phải đồng thời dạy chữ đi đôi với dạy người. Dạy người phải hướng tới tạo cho người học khả năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống của cuộc sống. Đó chính là dạy cho người học kỹ năng sống, được hiểu là những khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích nghi tích cực để xử trí một cách hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày. Đó là những kỹ năng thiết thực mà mỗi công dân trong xã hội điều cần để có cuộc sống hiệu quả.Trong quá trình dạy học bên cạnh việc hình thành các kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng đạt mục tiêu … Những kỹ năng sống là thứ mà học sinh rất cần để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Môn GDCD lớp 10 trường THPT có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số kiến thức về giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết và một số kiến thức phổ thông về kinh tế, chính trị, triết học mỹ học phù hợp với các em. - Giáo dục kỹ năng sống về quyền và nghĩa vụ đối với học sinh.Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng, và được sống trong một đất nước hòa bình, nghĩa vụ đặt ra cá nhân và mọi người tham gia bảo vệ tổ quốc bản thân các em đủ tuổi phải tham gia quân sự các em phải đặt nhu cầu lợi ích của xã hội lên trên không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. -Giáo dục kỹ năng sống về trạng thái lương tâm, vì trong cuộc sống những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với xã hội tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.Ví dụ khi đi xe bít các em có thể nhường ghế cho người lớn tuổi hoặc những phụ nữ có thai đó là những việc làm đơn giản nhưng có ý nghĩa. - Giáo dục kỹ năng sống về nhân phẩm và danh dự cho học sinh, nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được, đó là giá trị làm người của con người, luôn Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 5 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học được xã hội đánh giá cao ví dụ bạn An nhặt được chiếc ví trước cổng trường. Bạn đã nộp lại cho cô giáo hiệu trưởng . Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội ví dụ như danh dự học sinh giỏi danh dự học sinh chăm ngoan. Tuy nhiên tùy từng bài học khác nhau, giáo viên có thể lựa chọn số lượng và loại kỹ năng sống cho phù hợp. Do đó việc đưa và tăng cường giáo dục các kỹ năng sống vào môn GDCD là điều có thể thực hiện phù hợp với xu thế hiện nay. 2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong trong môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh lớp 10 THPT Để việc giáo dục kỹ năng sống tốt thì vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải được đặt biệt coi trọng trước hết, các bậc cha mẹ phải là tấm gương sáng về đạo đức cho các em học tập noi theo, cha mẹ phải uốn nắn răn dạy con em từ lời ăn tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Để từ đó xây dựng, hình thành cho các em thói quen ứng xử có văn hóa ngay từ trong gia đình, các gia đình phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý các em hướng các em đến những hành động lành mạnh, từ đó sẽ tạo thuận lợi cho việc giáo dục KNS trong môn giáo dục công dân nhằm trang bị cho học sinh các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, với cộng đồng, quê hương, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên, giúp các em biết sống tích cực, chủ động hài hòa, lành mạnh, có kỉ luật, có kế hoạch phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em, để các em trở thành người có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng, người học sinh tích cực của nhà trường và người công dân tốt của xã hội. 3. Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh lớp 10 THPT Môn giáo dục công dân lớp 10 có khả năng giáo dục nhiều kỹ năng sống cho học sinh cụ thể là. - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng từ chối - Kỹ năng hợp tác - Kỹ năng đặt mục tiêu - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng tự tin - Kỹ năng tự quản - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng Các kỹ năng này được chuyển tải trong quá trình dạy học các bài giáo dục công lớp mười ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học . B. Vận dụng giáo dục kỹ năng sống môn GDCD vào soạn giảng ở một số phạm trù đạo đức học, Lớp 10 THPT Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 6 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 1. Soạn giảng một tiết giáo dục kỹ năng sống ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Bài:13 Công dân với cộng đồng. Tiết:26; 27 (SGK GDCD lớp 10 trang 86, 87, 88, 89) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức - Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. - Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác - Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập ,hợp tác - Hiểu được nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học. 2.Về kỹ năng - Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh 3.Về thái độ - Yêu quý, gắn bó với lớp với trường học và cộng đồng nơi ở II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác - Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. - Kỹ năng hợp tác thực hiện dự án - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm khi thực hiện dự án - Kỹ năng quản lí thời gian, thể hiện sự tự tin khi trình bày III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận - Tọa đàm - Dự án IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, SGV GDCD Lớp:10 - Giấy to, bút dạ - Tranh ảnh, băng hình, sách, bài báo nói về các việc làm, các hoạt động thể hiện sống nhân ái, nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. - Phần chuẩn bị trình bày kết quả tìm hiểu về nhân ái, nhân nghĩa, về hòa nhập và hợp tác của các nhóm học sinh. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá - GV giúp HS khám phá nội dung bài học bằng việc tổ chức đàm thoại một số câu hỏi sau 1) Em và gia đình có quan hệ như thế nào với cộng đồng nơi ở ? 2) Em biết con người có trách nhiệm gì với cộng đồng mình đang sống không? - GV dẫn vào bài: Dù muồn hay không, mỗi người đều gắn với cộng đồng mình đang sống, ngoài ra còn gắn bó với nhiều cộng đồng khác. Vậy cộng đồng là gì? Mỗi người cần có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng? Đó chính là nội dung bài học hôm nay. 2. Kết nối Hoạt động 1 THẢO LUẬN LỚP TÌM HIỂU VỀ CỘNG ĐỒNG Mục tiêu: Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 7 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - HS nêu được khái niệm cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với con người - Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kỹ năng thể hiện sự tự tin. Cách tiến hành: - GV lần lượt nêu và tổ chức câu hỏi cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau: 1) Ngoài cộng đồng nơi ở em còn tham gia những cộng đồng nào khác? 2) Cộng đồng em tham gia có điểm gì giống nhau? 3) Em hiểu thế nào là cộng đồng ? 4) Cộng đồng đó có vai trò gì đối với em ? 5)Theo em, cộng đồng có vai trò như thế nào với mọi người? Kết luận: - Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. - Mỗi người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau. Đó là môi trường xã hội để cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cộng đồng. Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển. Hoạt động 2 BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ TÌM HIỂU SỐNG NHÂN NGHĨA, HÒA NHẬP, HỢP TÁC (Học sinh được giao nhiệm vụ chuẩn bị trước một tuần) Mục tiêu : - HS nêu được khái niệm, các biểu hiện và ý nghĩa của sống nhân ái, nhân nghĩa, hòa nhập hợp tác. - Rèn luyện kỹ năng sưu tầm, xử lí thông tin, tư duy sáng tạo tự tin Cách tiến hành: GV lần lượt mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả tìm hiểu theo nội dung đã được phân công. Đại diện nhóm 1 trình bày: + Tóm tắt tấm gương về sống nhân nghĩa + Các biểu hiện của nhân nghĩa trong ví dụ + Quan niệm về nhân nghĩa - Lớp lắng nghe, nhận xét tranh luận, bổ sung ý kiến - Lớp thống nhất khái niệm nhân nghĩa Đại diện nhóm 2 trình bày: + Nêu ví dụ về sống hòa nhập + Các biểu hiện của sống hòa nhập trong ví dụ đó + Quan niệm của các em về sống hòa nhập - Lớp lắng nghe, nhận xét tranh luận, bổ sung ý kiến - Lớp thống nhất khái niệm hòa nhập Đại diện nhóm 3 trình bày: + Nêu ví dụ về hợp tác + Các biểu hiện của hợp tác trong ví dụ đó + Quan niệm của các em về hợp tác - Lớp lắng nghe, nhận xét, tranh luận, bổ sung ý kiến - Lớp thống nhất khái niệm hợp tác - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận một số câu hỏi sau: + Sự cần thiết của sống nhân nghĩa? Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 8 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học + Em có đồng ý với quan điểm cho rằng chỉ người nhút nhát, quan hệ hẹp mới cần sống hòa nhập? vì sao ? + Vì sao hợp tác là yếu tố cần thiết trong cuộc sống hiện nay ? . Kết luận - Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải - Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Biểu hiện của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác + Nhân nghĩa thể hiện ở lòng nhân ái, sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, lòng vị tha cao thượng, các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước. + Hòa nhập thể hiện ở sự tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẽ,cởi mở, chan hòa với mọi người xung quanh không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác.Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia. + Hợp tác biễu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. - Người biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác sẽ trở nên tốt đẹp hơn, có niềm vui, có sức mạnh, sống hiệu quả, có ý nghĩa hơn và được mọi người trong cộng đồng yêu mến, tôn trọng. GV cần đánh giá sản phẩm sưu tầm, xử lí thông tin của học sinh và kỹ năng trình bày của các em. Hoạt động 3 TỌA ĐÀM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HOC SINH ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp cách làm thể hiện trách nhiệm của thanh niên HS đối với cộng đồng. - Kỹ năng tư duy sáng tạo, trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong việc đề xuất các biện pháp thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS trao đổi các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học gần gũi với học sinh,ví dụ: 1) HS với việc phát huy truyền thống nhân nghĩa của các dân tộc 2) Sống hòa nhập với tập thể lớp học 3) Cùng hợp tác trong học tập, trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội - GVgiúp học sinh điều khiển tọa đàm Kết luận GV hướng dẫn các em đọc và thực hiện các việc cần làm để thực hiện sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác trong SGK. 3.Thực hành, luyện tập Cách:1 Hoạt đông 4: DỰ ÁN THANH NIÊN HS HƯỚNG VỀ CỘNG ĐỒNG Mục tiêu: Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 9 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - HS biết vận dụng nội dung bài học thành hành động cụ thể có tác dụng với cộng đồng. - Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian, thể hiện sự tự tin. Cách tiến hành - GV nêu yêu cầu HS xây dựng dự án với định hướng thanh niên học sinh hướng về cộng đồng 1) Tên dự án Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh tại địa phương 2) Mục đích của dự án 3) Nhiệm vụ của dự án 4) Biện pháp thực hiện 5) Kế hoạch thực hiện dự án - Các nhóm HS thảo luận xây dựng dự án - Đại diện từng nhóm trình bày - Cả lớp góp ý, đánh giá kế hoạch các dự án GV có thể đưa ra một số đề tài cụ thể, ví dụ - Dự án giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương - Dự án bảo vệ môi trường ở cộng đồng dân cư - Dự án tham gia giữ gìn an toàn giao thông ở cổng trường Kết luận: GV hướng HS khen ngợi các dự án có ý tưởng tốt và góp ý cho các dự án chưa hoàn thiện. Đồng thời, nhắc nhở các nhóm thực hiện theo kế hoạch dự án. Yêu cầu học sinh tóm tắt những tấm gương thể hiện sống nhân nghĩa, sống hòa nhập và hợp tác trong thực tiễn lớp học, nhà trường và địa phương. Sử dụng tình huống để các em có cơ hội rèn luyện sống nhân nghĩa, sống hòa nhập, hợp tác. 4.Vận dụng - Thực hiện dự án đã xây dựng - Sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày. C. KẾT QUẢ 1.Tích cực Qua hoạt động giáo dục KNS, học sinh có điều kiện tập sử dụng ngôn ngữ ứng xử, giao tiếp trước đám đông có hiệu quả, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 2. Hạn chế - Đây là phương pháp dạy học tích cực mới, đòi hỏi giáo viên và cả học sinh phải có sự chuẩn bị trước tiết học. - Đòi hỏi học sinh phải có thói quen làm việc tích cực để cho bài học sinh động hơn - Thời gian tiết học rất ngắn, phải giải quyết nhiều vấn đề nên không tổ chức phù hợp sẽ cháy giáo án. - Nếu không chuẩn bị tốt và tích cực thực hiện mà lạm dụng giáo dục KNS sẽ phản tác dụng hoặc không đủ thời lượng để nắm bắt kiến thức. Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 10 [...]... dung của sáng kiến kinh nghiệm A Cơ sở lý luận 1 Khả năng giáo dục KNS trong môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh THPT 2 Mục tiêu giáo dục KNS trong môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh THPT 3 Nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh lớp mười THPT B.Vận dụng giáo dục KNS môn GDCD vào soạn giảng ở một. .. cuộc sống Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 11 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học VI: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ MỤC LỤC 1.TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU - Sách giáo khoa GDCD lớp :10 - Sách giáo viên GDCD lớp :10 - Sách giáo dục KNS môn GDCD ở THPT(nhà xuất bản giáo dục) - Báo tuổi trẻ 2 MỤC LỤC - I Đặt vấn đề II.Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của. .. một số phạm trù đạo đức học, lớp mười THPT 1 Soạn giảng một tiết giáo dục kỹ năng sống ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học C Kết quả 1 Tích cực 2.Hạn chế IV.Bài học kinh nghiệm kiến nghị 1 Một số bài học kinh nghiệm 2 Một số kiến nghị V Kết luận Cẩm Mỹ, ngày 25 tháng 5 năm2014 Người thực hiện đề tài Lê Thị Chính Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 12 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp. . .Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM –KIẾN NGHỊ 1 Một số bài học kinh nghiệm Chỉ áp dụng giáo dục KNS cho một số nội dung phù hợp trong quỹ thời gian nhất định - Xây dựng nhiều phương án tiết học khác nhau và tùy đối tượng học sinh mà chọn phương án tổ chức cụ thể - Phải giao nội dung câu hỏi, tình huống hướng dẫn trước để học. .. sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm Mỹ, ngày 25 tháng 05 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 – 2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH QUA MÔN GDCD LỚP 10 Ở MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC Họ và tên tác giả:... ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  Trường THPT Võ Trường Toản Lê Thị Chính 13 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện... khích phong trào đổi mới sâu rộng phương pháp dạy học giáo dục KNS có hiệu quả - Tổ bộ môn triển khai chuyên đề hàng tháng để xây dựng kỹ năng sống, học tập phù hợp với sự phát triển của cá nhân và xã hội - Mua sách báo truyện để các em tham khảo học tập về kỹ năng sống về sự phát triển tiến bộ của xã hội V KẾT LUẬN Hoạt động giáo dục KNS là hình thức dạy học tích cực, nhằm phát huy hết khả năng tư duy,... xúc của các em trong thực tế đời sống hàng ngày.Trang bị cho học sinh các KNS cần thiết phù hợp với lứa tuổi, giúp các em biết sống và ứng xử với những người xung quanh, sống tích cực lành mạnh tránh xa những hành vi tiêu cực trong cuộc sống, biết lạc quan trong khi gặp bế tắc, biết đứng dậy sau khi gục ngã, biết hài lòng với những gì mình đã có và nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân và vượt qua. .. trước để học sinh chuẩn bị - Phải hết sức tạo điều kiện khuyến khích để học sinh tìm đọc tài liệu, học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè, thầy cô về KNS để hình thành kiến thức cho mình - Khuyến khích cộng điểm miệng cho các em trả lời câu hỏi đúng nhiều lần, có ý kiến sáng tạo, chuẩn bị bài tốt về câu hỏi thảo luận 2 Một số kiến nghị Thường xuyên tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học ở cấp tổ, cấp... và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc . Thị Chính 6 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 1. Soạn giảng một tiết giáo dục kỹ năng sống ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Bài:13 . số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh THPT 3. Nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong môn GDCD ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, học sinh lớp mười THPT B.Vận dụng giáo dục KNS. Chính 10 Giáo dục KNS cho học sinh qua môn GDCD lớp 10 ở một số phạm trù cơ bản của đạo đức học IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM –KIẾN NGHỊ 1. Một số bài học kinh nghiệm Chỉ áp dụng giáo dục KNS cho một số nội

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w