SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Lê Thị Hạnh Ch
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP CHỦ NHIỆM
Người thực hiện: Lê Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2013
Trang 2MỤC LỤC
I Phần mở đầu 1
I.1 Lý do chọn đề tài 1
I.2 Đối tượng nghiên cứu 2
I.3 Phương pháp nghiên cứu 3
II Phần nội dung 3
II.1 Cơ sở lý luận 3,4 II.2.Thực trạng 4
a) Thuận lợi- khó khăn 4,5 b) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đạo đức học sinh 5,6 c) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra……6,7 II.3 Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm 8
a) Mục tiêu ……… 8
b) Điểm mới trong đề tài……….………8
c) Nội dung và cách thức tiến hành tiết sinh hoạt lớp ……….8,9,10,11 II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm và giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu……….12,13,14 III.Kết luận, kiến nghị 14
III.1.Kết luận……….14
III.2.Kiến nghị……… 14
Phụ lục 1 Mẫu biên bản xếp loại thành viên trong tổ……… 15
Phụ lục 2 Mẫu biên bản sinh hoạt lớp……… 15,16,17 Tài liệu tham khảo.………18
Trang 3I Phần mở đầu
I.1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là
người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Nhân
dân ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” Các câu nói trên khẳng định vai trò
cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung Giáo dục hạnh kiểm được đặt ra hàng đầu, vì thế bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng quan tâm đúng mức về giáo dục hạnh kiểm cho học sinh
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại trường phổ thông ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, cô Công tác thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lòng yêu trẻ …nói chung là “Kỷ cương tình thương, trách nhiệm”, thực hiện với một mục tiêu duy nhất là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh Thực hiện thành công công tác này dựa trên kinh nghiệm của mỗi thầy, mỗi cô Chính vì thế có không ít những suy tư, trăn trở cho mỗi thầy, cô, thậm chí có thể
có sự lúng túng đối với những thầy, cô giáo trẻ mới vào nghề khi phải thực hiện công tác này Xác định rõ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trong những năm qua, Trường THPT THỌ XUÂN 5 nói riêng và các nhà trường nói chung đã quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm Tuy nhiên để có một giải pháp tối ưu cũng như hiệu quả của hoạt động chủ nhiệm lại là vấn đề chúng ta cần trao đổi
Chất lượng và hiệu quả giáo dục của học sinh không chỉ là các môn văn hóa, mà các hoạt động khác cũng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, nhiều khi có
ý nghĩa quyết định trong việc giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, tức là đào tạo cho học sinh cả tài và đức Trong thời khoá biểu hiện nay có một tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ bảy hằng tuần Đó là quy định bắt buộc theo chương trình của Bộ giáo dục – đào tạo ban hành Thế nhưng, theo thói quen lâu nay thông thường tâm trạng và ý nghĩ của thầy và trò, coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết không quan trọng, nội dung không rõ ràng, tính “linh hoạt” mỗi lớp một cách, một chương trình, không khí tiết sinh hoạt trở nên nhàm chán, nặng nề, ảnh hưởng đến tâm lí của thầy và trò muốn cho tiết sinh hoạt mau kết thúc Nên
có lúc xảy ra tình trạng lớp ra trước lớp ra sau, dẫn đến tiết sinh hoạt lớp không
có hiệu quả và tác dụng thiết thực
Là một giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm, với sự ham học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, những giáo viên chủ nhiệm có
uy tín và kinh nghiệm tích luỹ được qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi
cùng các đồng nghiệp về “Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua
tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm” với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác
chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay
Trang 4I.2 Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10a4, Trường THPT Thọ Xuân 5
Học sinh lớp 11 b4, Trường THPT Thọ Xuân 5
I.3 Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm thứ nhất: Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội của học sinh Nhóm này gồm:
Phương pháp đòi hỏi sư phạm
Phương pháp tạo dư luận xã hội
Phương pháp tập thói quen
Phương pháp rèn luyện
Phương pháp giao công việc
Phương pháp tạo tình huống giáo dục
Nhóm thứ hai: Nhóm các phương pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân học sinh.Nhóm phương pháp này bao gồm:
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp diễn giảng
Phương pháp tranh luận
Phương pháp nêu gương
Nhóm thứ ba: Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh ứng xử của học sinh Nhóm này bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp thi đua
Phương pháp khen thưởng
Phương pháp trách phạt
Trang 5II Phần nội dung
II.1 Cơ sở lý luận.
Khái niệm về đạo đức
Trong tâm lý học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau: Nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội
Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên
Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình
Theo chiết tự:
Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở
Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức Theo Đạo (Lão tử) tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hòa với mọi người là có Đức
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này
Theo kinh dịch:
Đạo đức theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta
Từ các khía cạnh trên đạo đức có thể định nghĩa:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân với xã hội
Khái niệm về giáo dục: Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức,
hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái
độ của người dạy và người học theo hướng tích cực Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại
Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh
"Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra" Có thể hiểu “giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục”
Trang 6Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như
là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người
Tư tưởng giáo dục của J.Comenxki “Con người muốn trở thành con người thì phải có học vấn”, “Nhà trường chính là nơi đào tạo nên những con người chân chính, là cái xưởng để chế tạo ra nhân đạo và hạnh phúc” Ông còn nói:
“Người giàu có mà không có học vấn chẳng khác nào con lợn béo ị vì ăn cám; người nghèo khó không có học vấn thì khác nào con lừa đau khổ buộc phải tải nặng Một người có hình thức đẹp đẽ mà không có học vấnthì chỉ là một con vẹt
có bộ lông hào nhoáng, hoặc như người ta đã nói, một lưỡi kiếm bằng chì trong
vỏ kiếm bằng vàng”
Khái niệm về giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục đạo đức cho học sinh
là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực Đó là đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng- chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội … giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống
Khái niệm hạnh kiểm: là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong đối
xử với mọi người, với xã hội và thiên nhiên
Do đó, nói đến hạnh kiểm của học sinh trung học phổ thông (THPT) là nói đến phẩm chất đạo đức của học sinh thể hiện qua ý thức tổ chức kỷ luật, là sự chấp hành của học sinh về điều lệ trường trung học, và nội quy, quy chế của nhà trường; về động cơ thái độ học tập; tinh thần tập thể, tinh thần xây dựng chi đội, xây dựng lớp; tham gia các phong trào của lớp của nhà trường và các hoạt động của đoàn
II.2.Thực trạng.
a Thuận lợi- khó khăn
Thuận lợi: Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy
đủ, đảm bảo cho việc dạy và học Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn Bên cạnh
đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ
Trang 7tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ
Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
b Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đạo đức học sinh.
Ảnh hưởng từ gia đình:
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ Trong gia đình, các em nhận được những kinh nghiêm và kỹ năng sống đầu tiên Các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT
Sự thiếu quan tâm chăm sóc của bố mẹ, gia đình và người thân Một số bậc phụ huynh cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên bẵng đi việc giáo dục con cái, do đời sống gia đình khó khăn, quanh năm làm ăn lam lũ hoặc phải
đi làm ăn xa, hoặc các em thuộc gia đình có bố mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc của
bố hoặc mẹ, đôi khi thiếu cả hai, phải sống với ông bà cho nên không đủ điều kiện chăm sóc, quản lý con cái, việc giáo dục con cái phó mặc cho Nhà trường
Nhiều em bị ảnh hưởng nặng nề từ bạo lực gia đình, sinh ra tính cục cằn, cáu bẩn, bạo lực còn bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình không êm ấm Nhiều học sinh quậy phá có nguyên nhân từ tâm lý không ổn định, ở nhà không được quan tâm nhiều
Ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế xã hội và sứ bùng nổ công nghệ thông tin
Sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang đặt ra một thực tế là: Nhiều học sinh, do gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, được nuông chiều thái quá Họ chỉ biết dùng tiền để chăm sóc con cái mà thiếu sự quản lý con mình, có tiền, nhiều em bị lôi kéo, sa vào các trò chơi độc hại, sa vào tệ nạn xã hội
Sự bùng nổ của thông tin:
Dưới sự bùng nổ của thông tin, của Điện thoại di động, của Internet, của phim ảnh, của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống
và cách hành xử của học sinh Việc sử dụng điện thoại di động, mạng internet
của học sinh dẫn đến một thực tế là lợi bất cập hại Mạng Internet, phim ảnh, hệ
thống chức năng thẻ nhớ trên Điện thoại di động cũng là những phương tiện
Trang 8gián tiếp tác động làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn… và nhiều kênh thông tin khác cũng khiến cho nhiều học sinh lao vào như con thiêu thân Việc học sinh mê game, chát ảnh hưởng từ phim: thích quen
"hoàng tử" trong phim, có trang phục giống trong phim, thích chơi đồ vật kiểu Mỹ
Ảnh hưởng từ môi trường giáo dục
Nhiều học sinh do học yếu dẫn đến tình trạng ngồi trong lớp nghe thầy cô giảng bài nhưng chẳng hiểu gì sinh ra quậy phá dần dần thành thói quen Ngồi trong lớp là cực hình, nên dẫn đến tình trạng bỏ giờ, bỏ lớp phổ biến
Đó còn là cách hành xử của một số người lớn, một số cán bộ giáo viên chưa mẫu mực, chưa có tính giáo dục cao; nghiệp vụ sư phạm của một bộ phận cán bộ giáo viên còn chưa đổi mới, đặc biệt là đối với học sinh cá biệt vẫn còn cứng nhắc, chưa lôi cuốn, chưa cảm hóa và thuyết phục được học sinh Khoảng cách vô hình giữa thầy cô và học sinh còn quá lớn Có nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập, học sinh không thể tâm sự chia sẽ với thầy cô của mình, để lâu ngày bị dồn nén, bột phát thành nhiều hành động xấu, khó kiểm soát
Lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích
sự khẳng định mình , trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều
c) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
Đối với gia đình:
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn các giá trị của các em, trước hết là nhân cách của bố mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và chăm sóc của bố mẹ, lối sống của gia đình Do vậy, việc xây dựng một lối sống, sự quan tâm đúng mực của gia đình và sự gương mẫu của bố mẹ là điều kiện cần thiết để hình thành định hướng giá trị nhân cách đúng đắn của các em Chúng ta cần tôn trọng những quan điểm, nhu cầu và mong muốn chính đáng của các em, sẽ là sai lầm nếu chúng ta chỉ nhìn các em như là những đứa trẻ còn non nớt Các hình thức giáo dục con cái trong gia đình cần được bố mẹ và các thành viên trong gia đình chú ý đặc biệt, tránh sử dụng các hình thức giáo dục thiếu tích cực và đặc biệt là các hình thức giáo dục roi vọt, xâm phạm thể chất và tinh thần của con
em mình
Gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục giá trị con em mình cho nhà trường và xã hội
Đối với sự phát triển xã hội và bùng nổ công nghệ thông tin.
Sự tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình ở lứa tuổi THPT là phổ biến Cần có sự giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm định hướng cho các em văn hóa sử dụng công nghệ thông tin Cần
Trang 9làm cho các em hiểu rõ các mặt hại của việc lạm dụng công nghệ thông tin không đúng mục đích
Đối với môi trường giáo dục:
Công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, bên cạnh đó, số tiết dành cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN) còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển
Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như
bị áp lực Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ tìm được tiếng nói chung
Ngay cả giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp cũng chưa thật sự đặt nặng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Qua tìm hiểu một số giờ sinh hoạt lớp ở các lớp khác tôi nhận thấy rằng một số lớp có những khoảng thời gian chết mà cả thầy và trò đều không biết làm gì, một số lớp khác thì giáo viên chủ nhiệm dành quá nhiều thời gian cho việc khiển trách, phê bình học sinh
Thông thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch,công việc tuần tới Đôi khi GVCN cũng giao cho HS điều khiển một phần tiết sinh hoạt, chủ yếu dưới dạng sơ kết, đánh giá kết quả học tập, thi đua trong tuần, sau đó GVCN nhắc lại làm cho tiết sinh hoạt thường tẻ nhạt, nặng nề Đôi khi tiết sinh hoạt GVCN còn dùng để nhắc đến các khoảng thu, hay la mắng HS.Việc làm mang tính hình thức, hiệu quả tiết sinh hoạt còn thấp, học sinh ít hứng thú Đôi lúc nội dung sinh hoạt chỉ 10-15 phút, thời gian còn lại là nói chuyện, hát… Không biết làm gì cho hết thời gian, lúc đó cả thầy và trò ngồi chờ tiếng trống
Vì thế tiết sinh hoạt lớp nhiều lúc bị coi thường, hiểu quả thấp
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Mỗi cá nhân chịu trực tiếp tác động theo nhiều chiều của môi trường mà cá nhân đó sống và sinh hoạt Giáo dục học sinh không thể tách các em ra khỏi xã hội và đưa vào một môi trường giáo dục thật tinh khiết để ở đó các em chỉ được tác động bởi những nhân tố tích cực Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa của địa phương, ở đó các em dễ nhận thấy những giá đạo đức
và văn hóa đồng thời phải giáo dục các em ngay trong lòng xã hội, giúp các em nhận thức, phân biệt được cái tốt cái xấu, điều nên làm, điều nên tránh, có sức
đề kháng với sự lôi kéo, cám dỗ của các trò chơi vô bổ, độc hại của tệ nạn xã hội
Trang 10Từ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, qua thực tế công tác bản thân, tôi xin đề suất kinh nghiêm giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp
được trình bày trong phẩn ( II.3 Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh
thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm).
II.3 Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm.
a Mục tiêu.
Tiến hành thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn mình sẽ hiểu biết nhiều hơn đời sống tâm lí của học sinh trong lớp chủ nhiệm; nắm bắt được những nguyện vọng, hiểu được những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình quản lí và học tập để có những giải pháp kịp thời nhằm điều chỉnh việc tự quản, động viên, giúp đỡ và giáo dục các em
Thông qua tiết sinh hoạt, học sinh vi phạm sẽ nhìn nhận những sai trái và
có hướng điều chỉnh, hiểu nhiều hơn nguyện vọng mà giáo viên muốn gửi tới các em; học sinh tự quản; ban cán sự được rèn luyện cách thức quản lí
b Điểm mới trong đề tài.
Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phải là một điều mới mẻ đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm Thông thường nó gồm ba hoạt động
cơ bản gồm: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần, Xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo, GVCN nhận xét đánh giá Tuy nhiên, để khắc phục một số tồn tại trong tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt lớp có ý nghĩa và tác dụng thiết thực, sinh động và phong phú hơn, trước hết chúng ta cần phải xác định mục đích, yêu cầu giáo dục mà tiết sinh hoạt đó nhằm đạt được, sẽ hoàn thành cho học sinh những gì qua tiết sinh hoạt đó (về trí thức, thái độ, kỹ năng), sau đó phải kiểm tra được nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp hợp lí giúp học sinh
và tập thể học sinh thực hiện hoạt động và đánh giá hiệu quả Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề của tuần, của tháng làm cho học sinh không cảm thấy nhàm chán, tạo hứng thú cho tiết sinh hoạt Mời đại diện phụ huynh đến dự vào những buổi sinh hoạt phát động các phong trào lớn, tạo sự nghiêm trang và nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc phát động thi đua, đồng thời nhận được sự động viên, cổ vũ từ phía phụ huynh
c Nội dung và cách thức thực hiện tiết sinh hoạt lớp:
Để hoàn thành tốt tiết sinh hoạt, với kinh nghiệm của bản thân tôi xin đề xuất thực hiện theo các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Hoạt động 2: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần.
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo.
Hoạt động 4: GVCN góp ý ,nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động bổ sung: Mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị của giáo viên:
Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp