1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong môn GDCD lớp 10 bai 11 một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 1

9 8,4K 142

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Giáo án tích hợp nội dung Giâo dục phòng chống tham nhũng trong môn GDCD lớp 10. Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học( tiết 1). Người tham nhũng phải sống trong trạng thái cắn rứt lương tâm, hoặc không cắn rứt lương tâm, không ăn năn hối hận nhưng đều phải sống trong trạng thái không thanh thản. Xã hội không chấp nhận những hành vi tham nhũng dù ở trạng thái nào.

Tiết 22 theo PPCT Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (2 Tiết ) I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: 1. Về kiến thức: - Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. - Tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng: Người tham nhũng phải sống trong trạng thái cắn rứt lương tâm, hoặc không cắn rứt lương tâm, không ăn năn hối hận nhưng đều phải sống trong trạng thái không thanh thản. 2. Về kỹ năng: - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân. - Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội. - Phân biệt trạng thái lương tâm của người tham nhũng với người không tham nhũng. 3. Về thái độ: - Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhâm phẩm, danh dự và hạnh phúc. - Tôn trọng nhâm phẩm của người khác. - Không chấp nhận tham nhũng, dù ở trạng thái nào. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự tin, kĩ năng ra quyết định III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Phương pháp thuyết trình, diễn giảng, thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, nghiên cứu trường hợp điển hình - Đàm thoại với HS IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo viên, sách giáo khoa lớp 10 - Máy chiếu, bút dạ, bảng phụ - Tranh, ảnh, video liên quan đến nội dung bài học. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức (1 phút) 2/Kiểm tra bài cũ (5 phút): Đạo đức là gì? Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người? 3/Bài mới: Đặt vấn đề vào bài (1 phút): Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu thế nào là "phạm trù" Phạm trù là khái niệm phản ánh những đặc trưng chung nhất của một nhóm, một lớp các đối tượng; mà những "khái niệm" này là không thể thiếu đối với các ngành khoa học. Vậy bài học ngày hôm nay chúng ta nghiên cứu về "Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học" cũng tức là những khái niệm cơ bản nhất của khoa học nghiên cứu về đạo đức như khái niệm về nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nghĩa vụ (14 phút) * Mức độ kiến thức: Giúp học sinh thấy được nghĩa vụ là biểu hiện riêng chỉ có ở con người, trong khi đó con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Mặt khác, trên cơ sở nhận thức về nghĩa vụ con người có thể hy sinh cả lợi ích riêng vì lợi ích chung. * Cách thức thực hiện: Sử dụng phương pháp vấn đáp, giải quyết vấn đề. Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày các em được hưởng rất nhiều quyền lợi: quyền học tập, vui chơi, giải trí Bên cạnh các quyền tự do mỗi cá nhân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ của mình. GV đặt câu hỏi: Hiện nay trong gia đình, ở trường học và ngoài XH em đang thực hiện những nghĩa vụ nào? - HS trả lời câu hỏi (Nghĩa vụ của một người con, của một học sinh và của một công dân) Giáo viên dẫn dắt tiếp: Chúng ta đang cùng lúc thực hiện rất nhiều nghĩa vụ khác nhau, nhưng chúng ta đã hiểu nghĩa vụ là gì hay chưa, để trả lời được câu hỏi này chúng ta tìm hiểu nội dung 1. - Giáo viên sử dụng một đoạn video trích từ Quà tặng cuộc sống trên Youtobe (khoảng 2 phút) cho học sinh xem. Nội dung đoạn video nói về tình cảm của cha mẹ dành cho các con ngay cả khi các con đã lớn có gia đình riêng của mình. - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp: Tình cảm của cha mẹ dành cho con thể hiện như thế nào xong đoạn video trên? Tình cảm đó có gì khác so với cách nuôi con của các loài động vật? - HS trả lời câu hỏi - GV mời HS cả lớp nhận xét, bổ sung - GV kết luận câu trả lời của HS: Đây chính là tình cảm thể hiện sự yêu, quan tâm của cha mẹ với con mình, đồng thời là thực hiện nghĩa vụ với các con. Đây là nét đặc trưng riêng chỉ có trong đời sống của con người. - Tiếp theo giáo viên đưa ra một số hình ảnh minh họa về mối quan hệ giữa các cá nhân trong đời sống XH. - Giáo viên đặt câu hỏi cho HS: Trong cuộc sống, giữa trách nhiệm của công dân và nhu cầu cá nhân có mối quan hệ như thế nào? 1. Nghĩa vụ a) Nghĩa vụ là gì? - HS giải thích sơ đồ - Giáo viên nhận xét, kết luận: Trong cuộc sống các cá nhân có rất nhiều nhu cầu và lợi ích khác nhau, nhưng họ không thể tự mình thỏa mãn tất cả các nhu cầu và lợi ích đó. Chính vì thế giữa các cá nhân cần có sự kết hợp với nhau và xã hội đặt ra các yêu cầu chung để mọi người cùng thực hiện vì lợi ích chung. Các cá nhân biết biến yêu cầu chung của XH thành trách nhiệm của cá nhân thì trách nhiệm ấy được gọi là nghĩa vụ cá nhân. - Giáo viên đặt câu hỏi cho HS: Vậy nghiã vụ được hiểu là gì? - HS trả lời câu hỏi. - Giáo viên giảng giải tiếp: Trong cuộc sống thông thường lợi ích của cá nhân phù hợp với ích của tập thể. Nhưng liệu có phải lúc nào lợi ích của các cá nhân và XH cũng hài hòa. Các em cùng nghiên cứu và xử lý tình huống. Tình huống Hoa là một học sinh gương mẫu và học giỏi trong lớp 10A8. Đầu năm Hoa được cô giáo chủ nhiệm xếp cho ngồi ở một vị trí rất ưng ý và thuận tiện cho việc học tập của Hoa. Giữa kỳ một cô giáo chủ nhiệm lại muốn đổi chỗ Hoa sang ngồi cạnh Hoàng - một bạn học yếu lại rất hay mất trật tự, làm ảnh đến giờ học của lớp. Cô muốn Hoa ngồi cạnh để nhắc nhở bạn không nói chuyên riêng và giúp bạn tiến bộ trong học tập. Hoa đang băn khoăn không biết có nên xin cô đừng đổi chỗ của mình. Hỏi: + Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể thể hiện như thế nào trong tình huống trên? + Nếu là Hoa trong tình huống này em sẽ xử lý như thế nào? - Học sinh trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhận xét, bổ sung câu trả lời. - Giáo viên kết luận Như vậy trong cuộc sống có lúc nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân có thể mâu thuẫn với nhu cầu lợi ích của xã hội. - Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm nội dung phần b. Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay - Giáo viên chuyển ý: Trong tình huống trên, em đã sẵn sàng đổi chỗ để có thể giúp đỡ được bạn mình và giúp cho giờ học của lớp không bị ảnh hưởng bởi việc nói chuyện riêng của bạn Hoàng, lúc ấy tâm trạng của em sẽ như thế nào? Trạng thái tâm trạng ấy phản ánh phạm trù nào của đạo đức. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lương tâm (14 phút) * Mức độ kiến thức: - Giúp cho HS hiểu được lương tâm là gì? Giáo viên đặc biệt nhấn mạnh lương tâm là năng lực tự đánh giá. Giáo viên cần làm rõ hơn về trạng thái khẳng định của lương tâm, đó là trạng thái thanh thản của lương tâm khi cá nhân làm được việc tốt hay khi cá nhân mắc lỗi nhưng đã nhận ra được sai lầm và biết sửa chữa sai lầm đó. - Hãy trở thành người có lương tâm: Nội dung này HS tự rút ra bài học cần thiết cho mình. * Cách thức thực hiện: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với giải quyết vấn đề - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng và thư ký. - Trước khi đưa ra câu hỏi thảo luận cho các nhóm giáo viên sử dụng một đoạn video trích từ Quà tặng cuộc sống trên Youtobe (khoảng 4 phút) cho học sinh cả lớp xem. Nội dung đoạn video nói về một cô bé bán báo vô tình ném vỡ kính cửa sổ của - Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân, không những thế phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. - Xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi chính đáng của cá nhân, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở đảm bảo nhu cầu và lợi ích cá nhân. b) Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay. (Đọc thêm) 2. Lương tâm a) Lương tâm là gì? nhà một bà lão mà cô hay bán báo cho bà. Cô bé nghĩ là bà lão không biết mình làm vỡ nhưng tâm trạng của cô day dứt không yên. Sau đó cô quyết định sẽ tiết kiệm tiềm từ việc bán báo và dùng tiền ấy đền lại cho bà. - Sau khi học sinh xem xong giáo viên giao câu hỏi thảo luận cho các nhóm. Thời gian thảo luận của các nhóm là 5 phút. Hết thời gian thảo luận mỗi nhóm có 1 phút để trình bày nội dung câu trả lời. Nhóm 1 Em hãy cho biết sau khi đánh vỡ kính cửa sổ của bà lão tâm trạng của cô bé bán báo như thế nào? Cảm giác ấy được gọi là gì? Nó có tác động như thế nào tới cô bé? Nhóm 2 Sau khi tiết kiệm tiền bán báo để đền cho bà lão cô bé bán báo sẽ có tâm trạng ra sao? Ta có thể nói cô bé là người như thế nào? Vì sao? Nhóm 3 Khi lương tâm tồn tại ở trạng thái cắn rứt có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân? Em đã bao giờ cảm thấy cắn rứt lương tâm hay chưa, khi đó em đã giải quyết như thế nào trong tình huống đó? Nhóm 4 Trong cuộc sống chúng ta cần cư xử và hành động như thế nào để lương tâm luôn thanh thản? Để dạy phần a) Lương tâm là gì? giáo viên yêu cầu các tổ 1, 2 và 3 trình bày phần thảo luận - Giáo viên hướng dẫn các nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của mỗi nhóm. - Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung câu trả lời của các nhóm và kiến thức cần nắm được. - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. - Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: + Khi làm điều tốt tâm trạng thái vui vẻ, thoải mái đó là trạng thái thanh thản của lương tâm + Khi có hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, thấy ăn năn, hối hận đó là trạng thái cắn rứt lương tâm. Tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng (6 phút) * Mức độ kiến thức: - Người tham nhũng luôn luôn phải sống trong trạng thái không thanh thản. * Cách thức thực hiện: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Giáo viên đưa ra một số bài viết liên quan đến vụ án tham nhũng nổi tiếng trong thời gian gần đây trên báo Đời sống pháp luật cho học sinh tham khảo. - Giáo viên lần lượt đặt câu hỏi cho học sinh + Những bài viết trên phản ánh như thế nào về tâm trạng của các bị cáo có hành vi tham nhũng trong một số vụ án tham nhũng nổi tiếng của Việt Nam? + Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi phát hiện hành vi tham ô, nhận hối lộ? - Học sinh cả lớp trao đổi thảo luận - Giáo viên nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận Để giảng dạy phần b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? giáo viên yêu cầu học sinh nhóm 4 trình bày nội dung thảo luận. - Học sinh cả lớp trao đổi thảo luận và tự rút ra bài học cần thiết cho mình. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. + Khi làm điều ác không biết ăn năn, hối hận, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm. - Người tham nhũng phải sống trong trạng thái cắn rứt lương tâm, hoặc không cắn rứt lương tâm, không ăn năn hối hận nhưng đều phải sống trong trạng thái không thanh thản. - Xã hội không chấp nhận những hành vi tham nhũng dù ở trạng thái nào. b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? - Lương tâm là yếu tố nội tâm bên trong của tâm hồn con người, làm nên giá trị đạo đức con người. Do đó, đòi hỏi cá nhân phải có lương tâm mà phải biết giữ gìn lương tâm trong sáng. (HS tự rút ra bài học cần thiết cho mình) 4/ Luyện tập, củng cố Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để luyện tập, củng cố lại những kiến thức vừa học. TRÒ CHƠI: ĐỔI QUÀ LẤY ĐIỂM LUẬT CHƠI NHƯ SAU - Giáo viên chọn 8 học sinh lên bảng, chia thành bốn đội (mỗi đội có 2 HS) - Có 4 gói quà (là bốn gói câu hỏi liên quan đến nội dung bài vừa học). Mỗi đội có quyền chọn một món quà bất kỳ mà mình yêu thích. - Sau mỗi gói quà mở ra, đội đó sẽ có một phút suy nghĩ và trả lời thật nhanh câu hỏi trong món quà đó. Hết một phút đội đó không có câu trả lời thì phần trả lời sẽ thuộc học sinh dưới lớp. - Nếu các đội có câu trả lời đúng sẽ được đổi ra 10 điểm kiểm tra miệng. Các gói câu hỏi như sau : Gói câu hỏi A Hãy lựa chọn đáp án phù hợp cho các ví dụ dưới đây Ví dụ Nghĩa vụ Lương tâm Ăn quả nhớ kẻ trồng cây x Việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác x Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần x Nhặt được của rơi, trả lại người mất x Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên x Gói câu hỏi B Chọn đáp án đúng để điền vào dấu ba chấm trong khái niệm sau : Nghĩa vụ là (1) của cá nhân đối với yêu cầu, (2) chung của cộng đồng, của xã hội. Đáp án (1) 1a. trách nhiệm 1c. ý thức 1b. tình cảm 1d. nhiệm vụ Đáp án (2) 2a. lợi nhuận 2c. quy định 2b. lợi ích 2d. nhiệm vụ Gói câu hỏi C Chọn đáp án đúng để điền vào dấu ba chấm trong khái niệm sau : Lương tâm là (1) tự đánh giá và (2) hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Đáp án (1) 1a. uy lực 1c. tiềm lực 1b. năng lực 1d. nỗ lực Đáp án (2) 2a. nhìn nhận 2b. quyết định 2c. điều hòa 2d. điều chỉnh Gói câu hỏi D Lựa chọn hành động phù hợp tích vào cột tương ứng Hành động Nghĩa vụ Lương tâm Bạn Lan giúp đỡ cụ già qua đường x Các học sinh lớp 10A8 tích cực hưởng ứng cuộc thi sáng tạo kỹ thuật dành cho học sinh x Bạn Hoàng học hết lớp 12 sẵn sàng tham gia tuyển quân. x Trên đường đi học về Hoa nhặt được một chiếc ví trong đó có tiền và giấy tờ của ai đó đánh rơi, em đem nộp cho công an xã để trả lại người mất. x Hàng ngàyVi thường đưa đón người bạn tật nguyền của mình đi học cùng x 5/ Hoạt động tiếp nối - Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài 12 - Làm bài tập sgk tr 75. Một số tư liệu sử dụng trong bài . Tiết 22 theo PPCT Bài 11 : MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (2 Tiết ) I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: 1. Về kiến thức: - Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương. khoa học. Vậy bài học ngày hôm nay chúng ta nghiên cứu về " ;Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học& quot; cũng tức là những khái niệm cơ bản nhất của khoa học nghiên cứu về đạo đức như khái niệm. DẠY HỌC: - Sách giáo viên, sách giáo khoa lớp 10 - Máy chiếu, bút dạ, bảng phụ - Tranh, ảnh, video liên quan đến nội dung bài học. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức (1 phút) 2/Kiểm tra

Ngày đăng: 22/06/2015, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w