1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn của nước ta hiện nay

14 5K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 69,19 KB

Nội dung

thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn của nước ta hiện nay tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn,...

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn.

Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta Đương nhiên để duy trì những thành quả đã đạt được của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh Nguồn vốn nước ngoài từ ODA, NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tuy nhiên cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú vừa chủ động nằm trong tầm tay Nguồn vốn trong nước vừa là tiền đề vừa là điều kiện để “ đón” các nguồn vốn từ nước ngoài Nguồn vốn nước ngoài sẽ không huy động được nhiều và sử dụng có hiệu quả khi thiếu nguồn vốn

“bạn hàng” trong nước.

Mặc dù điều kiện quốc tế thuận lợi đã mở ra những khả năng to lớn để huy động nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng nguồn vốn ở trong nước được xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế Qua nghiên cứu thực tế, và với cơ sở kiến thức đã tích luỹ được trong thời gian qua em nhận thấy tầm quan trọng của việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn

hiện nay Cũng như xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, em chọn đề tài: “Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn của

Trang 2

nước ta hiện nay và các giải pháp cơ bản để đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay".

Nội dung của đề tài này bao gồm các nội dung sau:

PHẦN I: Một số lý luận để huy động nguồn vốn.

PHẦN II: Thực trạng huy động vốn trong nước trong thời gian qua ở

Việt nam.

PHẦN III: Giải pháp huy động vốn trong nước ở Việt nam trong giai

đoạn hiện nay.

Trang 3

PHẦN I:

MỘT SỐ LÝ LUẬN ĐỂ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH

TẾ VIỆT NAM

Trước hết, vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thời là cơ sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu qủa các hoạt động kinh tế, nó bao gồm những nguồn vật tư và tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong dân Vì vậy, chính sách tạo vốn cơ bản phải tuân thủ nguyên tắc lợi ích của người có vốn và do đó, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả kinh tế.

Mục tiêu của chính sách tạo vốn trước hết và chủ yếu là tạo ra môi trường kinh tế và tiền đề pháp lý để biến mọi nguồn tiền tệ thành tư bản sinh lợi và tăng trưởng trong quá trình tái sản xuất xã hội Các nguồn chủ yếu bao gồm: vốn đầu tư kinh tế của nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền và tiền nhàn rỗi của dân cư và vốn của các doanh nghiệp và tổ chức tài chính quốc tế.

Trong giai đoạn hiện nay vốn là yếu tố vật chất quan trọng nhất cho tăng trưởng Để tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7 - 8% thì cần tích luỹ một lượng vốn từ 20 - 25% GDP Nếu trong những năm tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế là hai con số trong vài thập niên tới thì cần tỷ lệ tích luỹ vốn phải lên tới trên 30% GDP Đây là một nhu cầu lớn cần phải giải quyết để khai thác nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước.

Vốn ngân sách nhà nước một thời gian giảm xuống nay đã bắt đầu tăng lên năm 1990 là 20% thì tới năm 1994 đã tăng lên là 44% ngân sách

Để đạt được kết quả đó thì nguyên nhân cơ bản là chính sách thuế đã được cải cách một cách toàn diện và thu được nhiều kết quả cho ngân sách Năm

1990 thu ngân sách từ thuế phí chiếm 73,69%, năm 1993 phần thu đó là 93,8% Nếu so với GDP thì các tỷ trọng tương tự là 17,3% và 17,06% vốn

Trang 4

huy động từ các nguồn khác cũng có xu hướng tăng do chính sách khuyến khích đầu tư, tư nhân và tạo dựng được môi trường đầu tư cho mọi thành phần kinh tế phát triển Điều mà ai cũng có thể đồng ý với nhau là một nền kinh tế kém phát triển có thể cất cánh được nếu không có sự tham gia của các nguồn vốn từ nước ngoài Vai trò của nguồn vốn bên ngoài có ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ khai thông những cản ngại, tạo sức bật cho nền kinh tế phát triển Vì vậy chúng ta nên nỗ lực huy động nguồn vốn từ bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, chúng ta không nên trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn từ bên ngoài Trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển, chúng ta cần phải khẳng định vai trò của nguồn vốn trong nước đóng vai trò quan trọng hay quyết định Mặc dù nguồn vốn này còn thấp so với vốn dài hạn vẫn còn khó huy động trong hiện tại Theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng với kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy: Nguồn vốn trong nước vẫn là nguồn vốn có tính chất quyết định, người dân trong nước vẫn chưa dám bỏ vốn ra đầu tư thì người nước ngoài cũng chưa mạnh dạn bỏ vốn dầu tư vào Việt nam.

Vấn đề đặt ra là không phải tìm mọi cách để huy động cho được các nguồn vốn, mà phải coi trọng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ấy cho đầu tư phát triển sao cho có hiệu quả để nguồn vốn ấy sinh sôi nảy nở và đạt được chiến lược hiệu quả kinh tế - xã hội đề ra.

II/ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VỐN TRONG NƯỚC.

1/ Vốn huy động từ ngân sách nhà nước

Là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư, nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch Chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 5

Nguồn ngân sách bao gồm: Nguồn thu trong nước và nguồn thu bổ sung từ bên ngoài, chủ yếu thông qua nguồn vốn ODA và một số ít là vay

nợ của tư nhân nước ngoài Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần có những sửa đổi trong chính sách đầu tư.

Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: là các nguồn tài chính có khả năng tạo lập nên quỹ ngân sách nhà nước do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mang lại.

• Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất.

• Nguồn thu được thực hiện trong khâu lưu thông - phân phối.

• Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ.

Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản:

• Thuế, phí và lệ phí.

• Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.

• Thu lợi tức cổ phần của Nhà nước.

• Các khoản thu khác theo luật định.

Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu quan trọng nhất Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm

mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.

2/ Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp nhà nước.

Trong chiến lược ổn định kinh tế Việt nam đến năm 2010, Đảng ta đã chỉ rõ “ chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân” Tạo vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là một vấn

đề mà Đảng và các doanh nghiệp nhà nước luôn quan tâm Bởi có huy động được vốn mới tiến hành được quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Đối với doanh nghiệp, chính sách tài chính hướng vào các việc mở rộng khả năng hoạt động mạnh mẽ có hiệu quả cao của các đơn vị sản xuất

Trang 6

kinh doanh, đó là những tế bào tài chính; làm cho các nguồn vốn chu chuyển nhanh và linh hoạt, đồng thời tạo ra cơ sở để nhà nước có khả năng kiểm soát được nền tài chính quốc gia.

3/ Nguồn vốn huy động từ trong dân cư:

Theo ước tính của các chuyên gia về kinh tế tài chính nguồn vốn trong dân cư được sử dụng qua điều tra của bộ kế họach kế hoạch đầu tư và tổng cục thống kê như sau:

- 44% để dành của dân là dùng để mua vàng và ngoại tệ

- 20% để dành của dân được dùng để mua nhà đất và cải thiện đời sống sinh hoạt.

- Tuy nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhà nước huy động vốn từ trong dân với nhiều chính sách khác nhau, khi thực tế áp dụng còn nhiều ràng buộc Để tăng cường sử dụng nguồn vốn của nhân dân hay vốn ngoài vùng ngân sách thì cần phải có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm giàu chính đáng tạo lòng tin cho nhân dân yên tâm bỏ vốn ra đầu tư, tiềm lực trong nhân dân còn rất rất lớn, muốn vậy nhà nước phải ổn dịnh tiền tệ.

Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, mở mang ngành nghề ở nông thôn phát triển công nghiệp thủ công, thương mại, dịch vụ, vận tải…Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các chính sách sau:

- Đa dạng hoá các công cụ, huy động vốn để cho mọi người dân ở bất

cứ nơi nào cũng có điều kiện sản xuất kinh doanh.

- Tăng lãi xuất tiết kiệm đảm bảo lãi xuất dương.

- Khuyến khích sử dụng tài sản cá nhân, thực hiện chế độ thanh toán tiền gửi ở một nơi và rút ra bất cứ lúc nào, có vậy chúng ta mới đưa được nguồn vốn dưới dạng cất giấu vào lưu thông.

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thực hiện theo quy định của luật pháp để người dân dễ dàng bỏ vốn đầu tư.

Trang 7

4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nó có tầm quan trọng đặc biệt cho việc phát triển kinh tế với phần lớn các nước đang phát triển và là điều kiện để nhang chóng thiết lập các quan

hệ kinh tế quốc tế, gắn thị trường nội dịa với thị trường thế giới trên cả bốn mặt: thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường lao động và thị trường thông tin Vì vậy, phải xây dựng một chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn, phù hợp với những chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị - xã hội và khoa học hiện nay Cần có chính sách tài chính thích hợp để khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới hình thức vay nợ, đầu tư tài chính, đầu tư trực tiếp, mở chi nhánh kinh doanh, thuê chuyên gia… Thực hiện chế độ tài chính ưu tiên như thuế nhập khẩu vật tư kỹ thuật, dịch vụ thông tin, thuế xuất nhập khẩu thành phẩm, thuế thu nhập, quyền được đảm bảo tài sản, điều kiện chuyển lợi nhuận và vốn về nước và các dịch vụ đầu tư ưu đãi khác Khuyến khích đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài cho các công trình

cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, công nghệ mũi nhọn, các ngành sử dụng nhiều lao động và những dự án khai thác tài nguyên có số vốn khổng lồ

Mở rộng thị trường hối đoái bằng cách cho phép nhiều ngân hàng thương mại có đủ điều kiện về vốn và nghiệp vụ, được kinh doanh ngoại hối và thực hiện dịch vụ thanh toán ngoại thương nhanh chóng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Tóm lại, việc kết hợp giữa “khơi trong “ và “hút ngoài”; giữa vốn tập trung của Nhà nước và vốn doanh nghiệp (có được từ mọi nguồn ) theo một định hướng đầu tư đúng đắn trong một cơ chế hoạt động tài chính thích hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta

là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc củng cố và làm lành mạnh nền

Trang 8

tài chính quốc gia, đồng thời cũng là nhân tố tạo nên bước chuyển biến có ý nghĩa cơ bản của công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế.

PHẦN II.

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.

1/ Thực trạng của việc huy động vốn trong nước.

Nền kinh tế nước ta mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh trên mình còn mang đầy thương tích, khủng hoảng trầm trọng Vì thế nền kinh tế nước ta mang nặng tính tập trung, quan liêu, bao cấp cho nên chưa tạo ra động lực kinh doanh phát triển Chính Phủ tiến hành đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ lấy một đồng tiền mới, mỗi người dân chỉ được đổi ở một mức độ giới hạn, nếu vượt qua giới hạn thì bị giữ lại ở ngân hàng một thời gian khá dài sau đó mới được rút ra Bằng việc đổi tiền sẽ hy vọng sớm cải thiện được cán cân tiền tệ trong nền kinh tế Tuy nhiên biện pháp này chỉ cắt giảm được lượng tiền tích trữ ngoài sổ sách của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh còn trong khu vực tư nhân và trong nhân dân kết quả thu được rất hạn chế vì phần lớn tiền tồn tại dưới dạng vàng và đô la Mỹ Sau khi tiến hành đổi tiền mặt thì các doanh nghiệp quốc doanh gần như bị tê liệt, gây nên tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng Để giải quyết vấn đề này buộc Chính phủ phải phát hành tiền để duy trì sự hoạt động cho các doanh nghiệp quốc doanh và vì vậy làm tăng thêm mức độ lạm phát

Nguyên nhân của việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả là do quản lý

và sử dụng vốn theo cơ chế quan liêu bao cấp, thể hiện:

- Lãng phí vốn do bao cấp và bao cấp tín dụng thể hiện:

+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho thiết bị quá thấp, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ.

Trang 9

+ Chi phí quá lớn, 1 đồng vốn bỏ ra chỉ có 0,54 đồng chuyển thành tài sản cố định.

- Đầu tư tràn lan thiếu trọng điểm, không tính toán rõ hiệu quả đầu tư Còn nguyên nhân khách quan là do các nguồn vốn vay và các khoản viện trợ, ta không có toàn quyền lựa chọn và quyết định các dự án có hiệu quả, thậm trí nhiều trường hợp phải nhận các thiết bị lạc hậu.

Nguồn vốn trong nước trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, một phần là do tích luỹ nội bộ là chưa lớn, nhưng nguyên nhân quan trọng là chưa có các chính sách thích hợp để khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình.

2/ Các chính sách được sử dụng để huy động nguồn vốn trong nước thời gian qua.

Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 với trọng tâm của đổi mới nền kinh tế là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân Để nhìn nhận và đánh giá việc sử dụng các công cụ vĩ mô nói chung và các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ nói riêng cần phải dựa vào các mục tiêu chủ chốt mà các công cụ và chính sách nhằm đạt tới Trong thời gian qua nhà nước ta đã sử dụng một số chính sách sau:

- Chính sách huy động tiết kiệm:

+ Ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến tiết kiệm: Khi lãi suất tiền gửi của hộ gia đình tăng lên điều này sẽ làm cho nhu cầu về tiết kiệm giảm đi Điều này trái ngược với lý thuyết kinh tế là khi lãi xuất tiền gửi tăng lên thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng nhưng nó lại phản ánh đúng thực tế ở việt nam trong thời gian qua Như vậy có thể nói trong mấy năm qua tỷ lệ tiết kiệm của nước ta tăng nhanh nhờ chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế và cả sự ổn định của nền kinh tế và phần nào vào chính chính sách lãi suất thực dương hợp lý của Nhà nước ta Mặc dù tiết kiệm tăng nhanh nhưng nó vẫn không đủ khả năng cung cấp đủ nguồn vốn cho đầu tư vào sản xuất.

Trang 10

+ Giá cả tác động đến tiết kiệm Về mặt lý thuyết khi giá cả tăng thì tiết kiệm sẽ giảm, thì việc ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát có tác động

to lớn đến khả năng huy động nguồn vốn nội địa.

+ Tác động của bản thân cầu về đầu tư tới tiết kiệm.

- Các biện pháp kích thích đầu tư.

+ Quan hệ giữa công cụ lãi suất và đầu tư: Thông thường các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, thường vay vốn từ thị trường vốn để mua hàng hoá đầu tư, lãi suất cho các khoản vay đó càng cao, thì lợi nhuận

dự kiến của doanh nghiệp thu được từ các khoản vay đó càng giảm.

+ Quan hệ giữa thu nhập và đầu tư: Khi tăng nhu cầu về đầu tư thì thu nhập cũng sẽ tăng lên.

+ Hàm xác định đầu tư tư nhân: Đầu tư tư nhân được tính bằng hiệu

số của tổng đầu tư và đầu tư Nhà nước.

+ ảnh hưởng của công cụ tỷ giá: Tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại Về lý thuyết khi đồng tiền trong nước mất giá tương đối so với tiền nước ngoài thì xuất khẩu có lợi và ngược lại.

- Chính sách khơi thông, chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư.

+ Tự đầu tư: Người tiết kiệm đồng thời là chủ đầu tư hoặc có quan hệ gắn bó, thân thuộc với chủ đầu tư Việc tiết kiệm chuyển thành đầu tư theo kênh này chủ yếu do tác động của cầu kéo, cầu về đầu tư gia tăng sẽ kích thích người đầu tư gia tăng tiết kiệm, hoặc tìm cách huy động vốn đầu tư của bạn bè , gia đình để đầu tư sản xuất.

+ Qua ngân sách: Là một kênh hết sức quan trọng đối với nền kinh tế chuyển đổi, là một bộ phận trong toàn bộ kế hoạch đầu tư, nó có vị trí hàng đầu trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế theo đúng định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

+ Đầu tư qua hệ thống tài chính: Các hoạt động chủ yếu của nó như phát hành trái phiếu, cổ phần.

Ngày đăng: 20/02/2015, 05:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w