SKKN MÔN TOAN LƠP 4

13 411 0
SKKN MÔN TOAN  LƠP 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỊNH HÓA TRƯỜNG: TIỂU HỌC PHÚ ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM TRONG MÔN TOÁN LỚP 4” Người thực hiện: Ma Khắc Đoàn Giáo viên giảng dạy: Lớp 4A Trường: Tiểu học Phú Đình Năm học: 2013 - 2014 MỤC LỤC Trang 1 Trang A/PHẦN MỞ ĐẦU: Trang 3 I/ Lí do chọn sáng kiến Trang 3 B/ PHẦN NỘI DUNG Trang 4 II/ Cơ sở thực tiễn Trang 4 III/ Nguyên nhân Trang 4 III.1. Mô hình phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm Trang 4 III.2. Những khó khăn khi thực hiện mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm Trang 5 III.2.1.Bước 1 : Nêu vấn đề Trang 5 III.2.2. Bước 2 : Giải quyết vấn đề Trang 5 III.2.2.1.Hoạt động 1 Trang 5 III.2.2.2. Hoạt động 2 Trang 6 III.2.2.3. Hoạt động 3 Trang 6 IV. Một ví dụ minh hoạ Trang 7 V. Kết quả đạt được Trang 10 VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trang 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 13 A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 I/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN Chương trình Sách giáo khoa đổi mới tuy đến nay đã thực hiện được hết 3 cấp học, xong dường như, đối với nhiều giáo viên tiểu học, phương pháp mà sách giáo khoa mới đòi hỏi là phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động dạy học, phải dạy học sinh tự phát hiện và làm chủ tiết học quả là rất khó. Một phần là do đa số giáo viên đã quen với cách dạy truyền thống. Phần khác, nếu dạy học theo phương pháp này, tuy lấy học sinh làm trung tâm nhưng không vì thế mà giáo viên được “ nhàn” hơn thậm chí giáo viên phải vất vả hơn vì phải chuẩn bị rất kĩ tại nhà và tới lớp cũng vẫn phải linh hoạt theo học sinh. Hơn nữa, cách dạy này rất tốn thời gian và học sinh nước ta còn chưa quen nên nhiều khi khó thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả. Tình trạng trên diễn ra ở rất nhiều trường, đặc biệt là đối với các trường ở cấp huyện, xã nơi mà mặt bằng trình độ của học sinh tương đối thấp. Tuy thế, rõ ràng là phương pháp dạy học này là một phương pháp dạy học rất hiệu quả. Chính vì vậy, Được sự nhất trí và tao điều kiện của BGH và tổ chuyên môn tôi chọn đối tượng nghiên cứu là các em học sinh khối 4 và tập trung vào các em học sinh lớp 4A do tôi phụ trách với số học sinh là : 30 trong đó có 17 nữ, bản thân tôi luôn tâm huyết tìm tòi và nghiên cứu nhằm thực hiện phương pháp dạy học này. Sáng kiến “phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn toán học lớp 4” này chính là những bài học mà bản thân tôi đã đúc rút qua quá trình dạy học và ứng dụng rất thành công vào công tác giảng dạy thực tiễn. B. PHẦN NỘI DUNG II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN Trang 3 Cho dù bất cứ sáng kiến hay cách dạy hay nào, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì người giáo viên vẫn phải truyền đạt cho học sinh được đầy đủ những nền tảng kiến thức chung về bài học mà sách giáo khoa đòi hỏi cũng như đảm bảo được trình tự các bước lên lớp. Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm này cũng vậy. Về cơ bản, tiết dạy vẫn đi theo trình tự các bước như sau: Bước 1 : Nêu vấn đề. Bước 2 : Giải quyết vấn đề : Giới thiệu nội dung bài mới. Bước 3 : Học sinh thực hành: Học sinh vận dụng những kiến thức đã được giới thiệu ở bước 2 để giải các bài tập ở trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc do giáo viên đề ra. Trong 3 bước trên, bước 3 luôn là bước học sinh hoạt động độc lập vì khi đó các em đã có được những kiến thức cần thiết. Chính vì thế, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở đây chủ yếu tập trung vào 2 bước đầu, giai đoạn mà nhiều giáo viên thường chỉ “diễn xuất” một mình, không có hoặc ít có sự tham gia của học sinh. III. NGUYÊN NHÂN Căn vào nội dung, mục đích của đề tài và qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp. Tôi nhận thấy cần phải đi sâu nghiên cứu làm sao giáo viên có thể truyền đạt hết tất cả nội dung mà sách giáo khoa cung cấp. Tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục những khó khăn mà học sinh thường gặp phải khi thực hiện mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. III.1. MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Trang 4 III.2. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM III.2.1.BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ Trong bước 1 khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện theo mô hình này là khâu “Tổ chức bàn bạc để định hướng giải quyết”. Lý do là vì học sinh chưa quen với phương pháp này. Hơn nữa, lúc này các em chưa có một kiến thức gì về vấn đề mà giáo viên nêu ra ( vì đây là bài mới chưa học). Không sao. Điều đó là bình thường và dễ gặp phải bởi vấn đề mà giáo viên nêu ra trong phần này là kiến thức của bài mới chưa học. Vì vậy, giáo viên cũng không nên sửa ngay. Giáo viên chỉ cần tập hợp lại một số ý, dựa vào ý của các em (nếu có) để định hướng suy nghĩ cho các em. Mục đích của bước này đơn giản chỉ để tạo hứng thú đồng thời hướng các em vào nội dung chính, trọng tâm của bài. III.2.2. BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 5 BƯỚC 1 BƯỚC 2 Nêu vấn đề Giải quyết vấn đề Giáo Viên nêu vấn đề Tổ chức bàn bạc để định hướng giải quyết Từng học sinh tự nghĩ cách giải quyết Cá nhân Thảo luận trong nhóm nhỏ Thảo luận trước lớp cách giải quyết Từng HS trình bày cách giải quyết của mình hoặc nhóm mình Toàn lớp chất vấn, trao đổi, thảo luận Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại ý quan trọng III.2.2.1. HOẠT ĐỘNG 1 : Từng học sinh tự nghĩ cách giải quyết Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân trong khoảng ít phút ( một hoặc hai phút) theo hướng đã định ra trong phần nêu vấn đề, nên yêu cầu các em ghi tắt ý kiến của mình ra một mảnh giấy. Sau đó, để công việc của học sinh hiệu quả hơn, giáo viên có thể cho các em trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm. Hiệu quả nhất là nên làm việc theo những nhóm bốn học sinh (vì thông thường, bàn học sinh là bàn ngồi hai người; tổ chức nhóm bốn vừa dễ sắp xếp, đỡ tốn thời gian, dễ cho việc trao đổi của các em cũng như việc quản lý của giáo viên, ít gây ồn ào trong công việc lập nhóm.) III.2.2.2. HOẠT ĐỘNG 2 : Thảo luận trước lớp cách giải quyết. Sau khi các nhóm đã thảo luận xong, giáo viên nên dành thời gian cho ít nhất một hoặc hai học sinh được đứng trước lớp trình bày cách giải quyết của mình hoặc của nhóm mình vì hoạt động này giúp rèn luyện tính tự tin, năng lực trình bày và diễn đạt sự việc cho trẻ. Nếu thời gian hạn chế không cho phép đại diện của tất cả các nhóm trình bày thì giáo viên nên treo bảng phụ của các nhóm này lên bảng. Trong khi các đại diện trình bày, giáo viên yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó so sánh, trao đổi, thảo luận để nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn và cho mình. Ở hoạt động này, giáo viên nên yểm trợ về mặt sư phạm. Điều đó có nghĩa là giáo viên nêu lại cho rõ các ý mà học sinh đã nói. ý đúng, ý hay. Nói tóm lại là giáo viên chỉ yểm trợ về mặt sư phạm mà không yểm trợ về mặt khoa học ở hoạt động thảo luận. III.2.2.3. HOẠT ĐỘNG 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá. Đây chính là lúc mà giáo viên đưa ra sự yểm trợ về mặt khoa học cho học sinh. Giáo viên tổng kết thảo luận : nêu lại các cách làm của học sinh; đánh giá đúng, sai, hay, dở, sau đó chốt lại ý quan trọng.(ý này có thể là một Trang 6 trong những ý kiến của học sinh hoặc nếu học sinh chưa đưa ra được thì giáo viên đưa ra ý của mình, trọng tâm của bài học). Nói chung, khi thực hiện phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên có thể gặp một số khó khăn nhất định như học sinh không quen, tốn thời gian, khó tổ chức và quản lý. Tuy nhiên, với cách tiến hành như tôi đã trình bày ở trên, các khó khăn này sẽ được khắc phục và phương pháp này chắc chắn phát huy hiệu quả tối ưu. IV. MỘT VÍ DỤ MINH HOẠ TOÁN 4 – TIẾT 73 DẠY BÀI : NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ a) GV nêu vấn đề : Tính 38 x 24 = ? - Làm thế nào bây giờ ? b) HS thảo luận, nói vắn tắt ý của mình… c) GV dựa vào ý của HS để định hướng suy nghĩ : - Đây là phép nhân với số có 2 chữ số, ta chưa học. - Ta mới chỉ học cách nhân với số có một chữ số. - Vậy phải tìm cách quy về phép nhân với số có một chữ số (hay quy về các phép nhân đã học) BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Hoạt động 1 : HS tự nghĩ cách nhân theo hướng nêu trên, ghi tắt vào giấy các ý riêng của mình. Sau đó các em bàn bạc trong nhóm nhỏ (nhưng phải nói thì thầm). Trong lúc đó GV đi quanh để giám sát, đôn đốc, khuyến khích các ý hay, trả lời các câu hỏi của học sinh (GV cũng phải nói thầm). Hoạt động 2 : Trang 7 a)Một số học sinh lên công bố “phát minh” của mình (hoặc nhóm mình) trước cả lớp. Học sinh này được nói và viết tự do trên bảng lớp. Chẳng hạn: - HS A : + Tách 24 = 8 x 3 => 38 x 24 = 38 x (8 x 3) = (38 x 8) x 3 + 38 nhân 8 là một phép nhân với số có một chữ số, em đã biết làm + 38 x 8 được bao nhiêu nhân tiếp với 3,cũng là nhân với số có một chữ số, em biết làm rồi. + Cả lớp hoan hô. GV khen : tuyệt hay, giỏi ! - HS B: + Em tách theo phép cộng 24 = 7 + 8 + 9 + Dùng quy tắc nhân một số với một tổng 38 x 24 = 38 x (7 + 8 + 9 ) = 38 x 7 + 38 x 8 + 38 x 9 + Đây toàn là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi. + Cả lớp hoan hô. GV khen … - HS C : + Em dùng phép trừ 38 = 40 - 2 + Dùng quy tắc nhân một hiệu với một số 38 x 24 = (40 – 2) x 24 = 40 x 24 – 2 x 24 + 40 x 24 là nhân với số tròn chục : học rồi. + 2 x 24 là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi. + Hoan hô… khen … - HS D : + Em dùng phép cộng theo cách khác : 24 = 10 + 10 + 4 + Dùng quy tắc nhân một một số với một tổng: 38 x 24 = 38 x (10 + 10 + 4 ) = 38 x 10 + 38 x 10 + 38 x 4 + Phép nhân với 10 : quá dễ. + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học. + Hoan hô… khen … Trang 8 - HS E : + Em tách theo phép cộng : 24 = 20 + 4 + 38 x 24 = 38 x (20 + 4 ) = 38 x 20 + 38 x 4 + 38 x 20 : có dạng phép nhân với số tròn chục : đã học. + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học. + Khen … Hoan hô… - HS G : + Em bắt chước cách cộng viết : nhân số chục với số chục, số đơn vị với số đơn vị : 3 x 2 = 6 ; 8 x 4 = 32 + 38 x 24 = 632 + Khen … Hoan hô…(mặc dù sai !) b) Thảo luận về các “phát hiện” đã được công bố : - Đúng, sai ? - Cách nào gọn hơn, dễ làm hơn ? - Cách nào dài, khó làm ? - Cách nào quá đặc biệt ? - ….Chẳng hạn : - A làm hay nhưng nếu 38 x 17 thì làm sao tách 17 thành tích của 2 số ? A trả lời: thế thì em tách 38. Chất vấn : Tách thử coi. 38 = 2 x 19 Vậy 38 x 24 = 2 x 19 x 24 vẫn là nhân với số có hai chữ số. A thừa nhận là kẹt đường, cách này không dùng được. - B làm đúng song dài hơn C : ba phép tính dài hơn hai phép tính. - C làm đúng nhưng không hay bằng E : phép trừ khó làm hơn phép cộng. Trang 9 - Cách làm của D và E cũng giống nhau nhưng D làm dài hơn. - Cách làm của G sai vì không thể làm tính nhân giống như tính cộng được ( chỉ tính 38 x 20 đã lớn hơn 700 rồi không thể bằng 632 được.) - Cách làm của E hay nhất. Hoạt động 3 : a) GV tổng kết thảo luận để chốt lại cách làm của E sau đó nêu cách tính thực tiễn như trong sách giáo khoa. b) HS vận dụng giải bài tập. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Trong quá trình tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè, sách báo… tôi đã thử áp dụng vào thực tế lớp học của mình Qua thời gian thực nghiệm suốt học kỳ I đã có kết quả rõ rệt. Kết quả kiểm tra học kì I môn Toán thay đổi như sau: Kết quả kiểm tra GHKI Kết quả kiểm tra CHKI + Tổng số học sinh : 30 + Tổng số học sinh : 30 Giỏi : 1 em = 3,3 % Giỏi : 18 em = 60 % Khá : 1 em = 3,3 % Khá : 9 em = 30 % TB : 23 em = 76,7 % TB : 3 em = 10 % Yếu : 5 em = 16,7 % Yếu : 0 em = 0% VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một trong những cách dạy học tiên tiến bậc nhất hiện nay. Khi thực hiện phương pháp này trong các tiết toán trên lớp, tôi nhận thấy ban đầu đúng là các em còn lúng túng bỡ ngỡ trong các thao tác nhưng qua một vài lần thực hiện và Trang 10 [...]... tháng 12 năm 2013 Người viết SKKN Đánh giá xếp loại của Hội đồng thi đua Ma Khắc Đoàn TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12 STT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản Đỗ Đình Hoan Nguyễn Áng V ũ Quốc Chung Đỗ Tiến Đạt các lớp Đỗ Trung Hiệu 1, 2, 3 ,4, 5 Trần Diên Hiển Sách giáo viên Toán Đoàn Thái Lai các lớp Phạm Thanh Tâm 1 Sách giáo khoa Toán 1, 2, 3 ,4, 5 NXBGD Kiều Đức Thành Vũ... Đình Hoan 3 Đỗ Trung Hiệu phương pháp NXB ĐHSP Vũ Dương Thụy dạy học Toán ở Tiểu Hà Nội V ũ Quốc Chung 2 Giáo trình học Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp các lớp BGD & ĐT 1, 2, 3 ,4, 5 Một số tập san Báo Thế giới trong ta 4 Tạp chí Báo nói về Thế giới trong đổi mới phương pháp ta dạy học ở Tiểu học Trang 13 ... gây ra tâm lý nhàm chán ở học sinh Bởi vậy, giáo viên không nên chỉ sử dụng phương pháp này mà phải biết kết hợp sử dụng một số phương pháp dạy học khác nữa nhằm tạo ra sự phong phú trong việc dạy các môn khác nhau Trang 11 Nói tóm lại, để một tiết dạy được thành công, điều kiện quyết định không phải là ở phương pháp mà ở chính người giáo viên Và phương pháp chỉ là một phương tiện giúp người giáo viên . Em dùng phép trừ 38 = 40 - 2 + Dùng quy tắc nhân một hiệu với một số 38 x 24 = (40 – 2) x 24 = 40 x 24 – 2 x 24 + 40 x 24 là nhân với số tròn chục : học rồi. + 2 x 24 là phép nhân với số. theo cách khác : 24 = 10 + 10 + 4 + Dùng quy tắc nhân một một số với một tổng: 38 x 24 = 38 x (10 + 10 + 4 ) = 38 x 10 + 38 x 10 + 38 x 4 + Phép nhân với 10 : quá dễ. + 38 x 4 là phép nhân. HS E : + Em tách theo phép cộng : 24 = 20 + 4 + 38 x 24 = 38 x (20 + 4 ) = 38 x 20 + 38 x 4 + 38 x 20 : có dạng phép nhân với số tròn chục : đã học. + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ

Ngày đăng: 16/02/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan