• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần 2.4 GHZ Được dùng phổ biến ở các nước phát triển hiện nay, các công ty sản xuất loại điện thoại này là Sony, Panasonic, AT&T và Uniden.
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ỨNG DỤNG
============================
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI
GVHD : Dương Hữu Ái
SVTH :
1 Lưu Thành Trung
2 Lê Xuân Hùng
LỚP : CCVT03A
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, với sự phát triển như vũ bão của các ngành Điện tử, Tin học, Viễn thông Sự phát triển này được thể hiện qua hai xu hướng: hiện đại hoá và đa dạng hóa.
Tất cả các dịch vụ này có thể phát triển riêng rẽ và độc lập, xong để có được những thông tin tổng hợp mà một mạng số đa dịch vụ ra đời Mạng này đang phát triển nhằm hợp nhất tất cả các dịch vụ nói trên vào một kênh cơ sở để cung cấp các phương tiện thông tin một cách đa năng và tiện lợi.
Hơn nữa môn “Thiết Bị Đầu Cuối” đã giúp chúng em hiểu sâu hơn về các nguyên lý hoạt động của các thiết bị cơ bản Mà đề tài lần này chúng em tìm hiểu là về điện thoai kéo dài gồm những phần sau:
Chương 1: Giới thiệu về điện thoại kéo dài
Chương 2: Phân tích sơ đồ khối máy điện thoại kéo dài
Chương 3: Phân tích sơ đồ khối máy điện thoại kéo dài Panasonic TC1040
KX-Chương 4: Hoạt động của máy điện thoại kéo dài trong mạng điện thoại công cộng.
Với thời gian có hạn hẹp cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự đóng góp chân tình của các thầy cô và các bạn Chân thành cám ơn Thầy Dương Hữu Ái đã hướng dẫn chúng em để chúng em hoàn thành trọn vẹn bài tập lớn này!
Trang 3Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 2
Mục lục 3
DANH MỤC HÌNH 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÁY ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI 7
1.1 Phân loại các loại điện thoại kéo dài 7
1.1.1 Phân loại theo dải tần sử dụng: 7
1.1.2 Phân loại dựa vào công nghệ sử dụng trong điện thoại 9
1.1.3 Phân loại theo khoảng cách liên lạc giữa phần di động và phần cố định hay giữa các phần di động với nhau 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI MÁY ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI10 2.1 Sơ đồ khối chi tiết của máy chủ và chức năng các khối (Base unit) 10 2.1.1 Bộ lọc đầu vào thu (RX Filter) 11
2.1.2 Bộ trộn tần (Mixer) 11
2.1.3 Bộ khuếch đại tín hiệu trung tần (IF Amp) 12
2.1.4 Bộ tách sóng (DET) 12
2.1.5 Bộ khuếch đại dữ liệu (DAmp) 12
2.1.6 Bộ tiền khuếch đại (Pre Amp) 12
2.1.7 Bộ giãn (EXP) 12
2.1.8 Bộ khuếch đại đường dây (Line Amp) 12
2.1.9 Bộ nén dữ liệu (Comp) 12
2.1.10 Bộ hạn chế (Lim) 13
2.1.11 Bộ khuếch đại từ micro (Mic Amp) 13
2.1.12 Bộ giao tiếp với đường dây điện thoại 13
2.1.13 Khối xử lý trung tâm (CPU) 13
2.2 Sơ đồ khối máy cầm tay (Handset) 13
2.2.1 Bộ lọc đầu vào thu (RX Filter) 15
2.2.2 Bộ trộn tần (Mixer) 15
2.2.3 Bộ khuếch đại tín hiệu trung tần (IF Amp) 15
2.2.4 Bộ tác dò sóng (DET) 15
2.2.5 Bộ khuếch đại dữ liệu (DAmp) 15
2.2.6 Bộ tiền khuếch đại (Pre Amp) 15
2.2.7 Bộ giãn (EXP) 15
2.2.8 Bộ khuếch đại đường dây (Line Amp) 15
2.2.9 Bộ nén dữ liệu (Comp) 15
2.2.10 Bộ hạn chế (Lim) 15
2.2.11 Bộ khuếch đại từ micro (Mic Amp) 16
2.2.12 Khối xử lý trung tâm (CPU) 16
2.2.13 Khối điều chế (Modulation) 16
2.2.14 Khối phát hiện pin yếu (BATT Low DET/Power) 16
2.2.15 Khối phát hiện đang sạc pin (Charge DET) 16
2.2.16 Các khối khuếch đại và lọc trước khi phát tín hiệu qua ăng ten .16 2.3 Cơ sở lý thuyết các khối trong máy thu phát 16
2.3.1 Mạch vào 16
Trang 42.3.2 Bộ trộn tần 18
2.3.3 Mạch khuếch đại 19
2.3.4 Mạch khuếch đại công suất 19
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH CỦA MÁY ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI PANASONIC KX-TC1040 21
3.1 Sơ đồ chi tiết, chức năng cụ thể, hoạt động của từng phần trong sơ đồ khối của máy chủ 21
3.1.1 Mạch máy phát 21
3.1.2 Chức năng của mạch 21
3.1.3 Hoạt động của mạch .21
3.1.4 Giao diện với đường điện thoại 22
3.1.5 Hoạt động của máy chủ khi nối với đường điện thoại 23
3.1.6 Hoạt động đáp ứng lại của máy cầm tay 23
3.1.7 Mạch phát tín hiệu 24
3.1.8 Mạch thu RF và IF 24
3.1.9 Mạch khởi động 26
3.1.10 Khi máy cầm tay để trên máy chủ 27
3.1.11 Mạch cung cấp nguồn 28
3.2 Sơ đồ chi tiết, chức năng cụ thể, hoạt động của từng phần trong sơ đồ khối của máy cầm tay 31
3.2.1 Mạch máy thu RF và IF 31
3.2.2 Cấu tạo và hoạt động của CPU (IC901) 35
3.2.3 Mạch khởi động lại 36
3.3 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điện thoại kéo dài 37
3.3.1 Sơ đồ máy chủ (Base unit) 37
3.3.2 Sơ đồ máy cầm tay (Handset) 37
3.4 Điện thoại KX-TC1040LAB/KX-TX1040LAW 37
3.4.1 Hình dáng bên ngoài và các nút chức năng của điện thoại 37
3.4.2 Các thông số kỹ thuật của điện thoại 38
3.5 Lưu đồ tín hiệu của máy 39
3.5.1 Bảng tần số liên lạc sử dụng trong hệ thống máy điện thoại kéo dài .39
3.5.2 Sự trao đổi thông tin của máy kéo chủ và máy cầm tay trong quá trình hoạt động của hệ thống điện thoại 39
3.5.2.1 Quá trình chuyển từ trạng thái sẵn sàng sang trạng thái liên lạc .39
3.5.2.2 Trạng thái khi kết thúc cuộc gọi 40
3.5.2.3 Tín hiệu báo chuông 41
CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG 42
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.4: Mạch vào 16
Hình 2.5: Mạch trộn tần và chọn lọc tần số 17
Hình 2.6: Mạch khuếch đại 18
Hình 2.7: Mạch khuếch đại công suất 19
Hình 3.5: RF IC 24
Hình 3.6: Mạch khởi động 25
Hình 3.7: Máy cầm tay đặt trên máy chủ 26
Hình 3.8: Mạch cấp nguồn 27
Hình 3.12: Mạch máy thu RF và IF 30
Hình 3.14: mạch xử lý tín hiệu từ MIC 32
Hình 3.15: Mạch điều chỉnh tín hiệu thu 33
Hình 3.16: Mạch phát hiện pin yếu 34
Hình 3.17: Sơ đồ chân CPU (IC901) 34
Hình 3.18: Mạch Reset 35
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÁY ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI
Giới thiệu chung
Điện thoại kéo dài (cordless phone) bao gồm một máy điện thoại chủ (base unit) và máy kéo dài (handset) Ngoài chức năng nghe gọi của máy chủ giống như một máy điện thoại thông thường trong mạng điện thoại công cộng thì điện thoại kéo dài có những đặc điểm khác như: Máy kéo dài có thể mang theo bên mình như một điện thoại di động mà khi có ai gọi đến hoặc cần gọi đến một thuê bao nào đó thì máy kéo dài có khả năng làm việc này mà người sử dụng không cần đến bên máy chủ Bên cạnh đó thì máy chủ và máy kéo dài có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần thông qua tổng đài Khoảng cách liên lạc giữa máy chủ và máy phụ hoặc giữa các máy con từ vài chục mét đến vài chục Km Máy chủ được nối với giắc điện thoại thông qua mạch nối dây điện thoại chuẩn về phía hệ thống điện thoại thì giống như một điện thoại thông thường, nhưng khi máy chủ nhận cuộc gọi tới từ một thuê bao điện thoại trong mạng điện thoại rồi qua quá trình điều chế thành tín hiệu vô tuyến FM và phát nó Máy kéo dài nhận tín hiệu vô tuyến và chuyển đổi thành tín hiệu điện rồi đưa tín hiệu này tới loa thành âm thanh mà ta có thể nghe được Khi ta nói thì máy kéo dài phát tín hiệu thoại của chúng ta thông qua một tín hiệu vô tuyến FM thứ hai trở lại máy chủ Máy chủ nhận tín hiệu này, chuyển thành tín hiệu điện và gửi tín hiệu điện này thông qua đường dây điện thoại đến các các thuê bao khác qua tổng đài
Máy chủ và máy kéo dài hoạt động trên một cặp tần số cho phép chúng ta có thể nói và nghe ở cùng một thời điểm, được gọi là tần số song công
1.1 Phân loại các loại điện thoại kéo dài.
1.1.1 Phân loại theo dải tần sử dụng:
- Đặc điểm của một số dải tần
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần số tần số vô tuyến từ 43 MHZ – 50 MHZ
Trang 7Điện thoại kéo dài cơ bản là một bộ thu phát tần số vô tuyến vì vậy khi liên lạc giữa máy chủ và máy phụ phải đặt trong một miền tần số vô tuyến Tuy nhiên ngày nay thì loại điện thoại này không còn được sử dụng nhiều nữa vì nó
có những vấn đề sau:
Chúng gây ra nhiễu đến các máy móc dùng điện trong nhà, hơn nữa tính bảo mật của nó không được cao Ví dụ như những người hàng xóm xung quanh chúng ta cũng có một chiếc điện thoại cùng loại như vậy thì rất có thể chúng sẽ nghe được một cuộc hội thoại riêng của gia đình hàng xóm trên điện thoại của chúng ta và họ cũng có thể có điều tương tự với chúng ta Điểu này thật phức tạp với những nơi mà mật độ dân cư đông đúc Để khắc phục điều này người ta có thể cải tiến dung lượng nhiều đường, truyền nhiều kênh, mã hóa số…
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần số 900 MHZ
Khi loại điện thoại kéo dài sử dụng tần số 900 MHZ ra đời đã tránh được những thiếu sót mà loại điện thoại kéo dài sử dụng tần số trong khoảng 43 MHZ – 50 MHZ gây ra Tuy nhiên có một điều mới nảy sinh là các mạng điện thoại di động của phần lớn các quốc gia trên thế giới đều sử dụng ở phạm vi tần số này, dẫn đến phạm vi tần số này đã rất đông đúc nay lại càng đông đúc hơn Điều này chính là nguyên nhân lý giải tại sao điện thoại kéo dài sử dụng tần số khoảng 2.4 GHZ ra đời
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần 2.4 GHZ
Được dùng phổ biến ở các nước phát triển hiện nay, các công ty sản xuất loại điện thoại này là Sony, Panasonic, AT&T và Uniden Loại điện thoại sử dụng dải tần số này được tăng cường tính bảo mật và khoảng cách liên lạc giữa máy mẹ và máy con so với các loại máy trước đó
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần 5.8 GHZ
Loại điện thoại này đặc biệt có khả năng chống nhiễu cao nhất, nó có thể hoạt động tốt ở những vùng có nhiều sự hoạt động của các máy tính PC sử dụng công nghệ Wi-fi, dưới các đường điện cao thế,…
Trang 81.1.2 Phân loại dựa vào công nghệ sử dụng trong điện thoại.
• Loại điện thoại kéo dài sử dụng công nghệ tương tự
• Loại điện thoại kéo dài sử dụng công nghệ tương tự và số
1.1.3 Phân loại theo khoảng cách liên lạc giữa phần di động và phần cố định hay giữa các phần di động với nhau.
• Loại dùng trong các hộ gia đình: Loại này só khả năng liên lạc trong khoảng 100m, hoặc thấp hơn
• Loại dùng trong một khu vực dân cư nhỏ: Loại này có thể liên lạc giữa máy mẹ và máy con hoặc giữa các máy con trong khoảng cách từ 1Km đến vài 4Km hoặc có thể xa hơn tùy thuộc vào điều kiện địa hình và thời tiết
• Loại dùng trong phạm vi thành phố: Loại điện thoại này có khoảng cách liên lạc đến 50 Km, có thể lắp trên các phương tiện giao thông như các ô
tô con, hoặc được mang theo bên người như một điện thoại di động bình thường
Trang 9CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI MÁY ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI
2.1 Sơ đồ khối chi tiết của máy chủ và chức năng các khối (Base unit)
Pre Amp
Line Amp
MicAmp
Tel Interface Power
down Regulor8V
5V Regulor
Reset
Charge DET
TX DATA
Trang 102.1.1 Bộ lọc đầu vào thu (RX Filter)
Đây là tầng đầu tiên của máy thu, được nối trực tiếp với anten, nó có nhiệm vụ chuyển tín hiệu cao tần từ anten đến các phần tiếp theo của máy thu, đồng thời làm nhiệm vụ tiền khuếch đại tín hiệu trước khi xử lý tiếp Các yêu cầu của mạch này là:
• Cần có hệ số truyền đạt lớn, đồng thời hệ số truyền đạt ít biến đổi trong
cả băng sóng
• Bảo đảm yêu cầu về độ chọn lọc, đối với máy thu đổi tần chủ yếu là độ suy giảm tần số ảnh và tần số trung tần
• Đảm bảo các chỉ tiêu về giải thông và méo tần số
• Bảo đảm tần số cộng hưởng ít bị biến đổi theo các yếu tố bên ngoài ví
dụ như biến đổi trở kháng của anten, sự biến đổi trở kháng vào của tầng đầu máy thu
2.1.2 Bộ trộn tần (Mixer)
Nhiệm vụ của tầng này là biến đổi tần số cao tần từ tầng trước đó về tần số trung tần Bộ biến đổi tần trong máy này là biến đổi tần 2 lần để tạo ra 2 lần tần số trung tần Tần số trung tần được tạo ra ở tầng thứ nhất là 10.695 MHz,
và tần số trung tần do bộ trộn tần thứ hai tạo ra là 455 KHz Hoạt động của khối này hoạt động theo hình vẽ sau (trộn tần 1 lần):
Trang 112.1.3 Bộ khuếch đại tín hiệu trung tần (IF Amp)
Bộ này có tác dụng khuếch đại tín hiệu trung tần được tạo ra từ bộ trộn tần thứ hai
2.1.4 Bộ tách sóng (DET)
Bộ này có tác dụng tách tín hiệu thu được ở dạng trung tần thành hai thành phần tín hiệu là tín hiệu âm tần và dữ liệu để đưa đến vi xử lý (CPU) để xử lý
2.1.5 Bộ khuếch đại dữ liệu (DAmp)
Bộ này dùng để khuếch đại dữ liệu trước khi đưa đến CPU để xử lý Dữ liệu sau khi qua bộ dò sóng được đưa qua bộ lọc dữ liệu để loại bỏ các thành phần nhiễu rồi đưa tới bộ khuếch đại dữ liệu nhằm tăng cường độ tính hiệu và giảm thiểu nhiễu để đưa đến CPU xử lý được chính xác
2.1.6 Bộ tiền khuếch đại (Pre Amp)
Bộ này có tác dụng khuếch đại tín hiệu trung tần trước khi xử lý tiếp Tín hiệu sau khi được bộ dò sóng tách ra được khuếch đại tiếp để xử lý đưa ra loa
2.1.7 Bộ giãn (EXP)
Bộ này có tác dụng giải nén dữ liệu để quá trình xử lý được dễ dàng Nguyên nhân để có bộ này là do tín hiệu trong quá trình truyền nhằm làm giảm dung lượng và băng thông nên tín hiệu đã được nén lại Vì vậy sau khi thu được tín hiệu thì tín hiệu này chính là tín hiệu đã nén chứ không phải tín hiệu thực, muốn xử lý tiếp đòi hỏi phải giải nén tín hiệu hay nói cách khác là giãn tín hiệu
2.1.8 Bộ khuếch đại đường dây (Line Amp)
Bộ này có tác dụng khuếch đại tín hiệu tín hiệu lần cuối cùng trước khi đưa ra loa hoặc đưa vào mã hóa để truyền vào đường điện thoại
2.1.9 Bộ nén dữ liệu (Comp)
Bộ này có tác dụng nén dữ liệu lại nhằm múc đích giảm thiểu kích thước dữ liệu và giảm những thành phần không cần thiết, giảm băng thông
Trang 12truyền và đặc biệt là ít làm cho tín hiệu bị nhiễu trong quá trình truyền trong không gian.
2.1.10 Bộ hạn chế (Lim)
Có tác dụng giảm nhiễu, khi tín hiệu mới từ Mic ra là tín hiệu rất nhỏ, sau khi khuếch đại tín hiệu thực thì cũng đồng thời khuếch đại cả thành phần nhiễu Vì tín hiệu thực rất nhỏ nên qua bộ khuếch đại có hệ số lớn thì tín hiệu nhiễu cũng tăng lên, vì vậy cần thiết phải có bộ hạn chê
2.1.11 Bộ khuếch đại từ micro (Mic Amp)
Bộ này khuếch đại tín hiệu từ micro ra, do tín hiệu từ Mic ra là rất nhỏ nên việc đầu tiên là khuếch đại tín hiệu rồi mới tiếp tục xử lý tiếp
2.1.12 Bộ giao tiếp với đường dây điện thoại
Bộ này có tác dụng có tác dụng chuyển tín hiệu 4 dây thành 2 dây, và
cùng với một số khối khác giúp phát hiệu tín hiệu chuông
2.1.13 Khối xử lý trung tâm (CPU)
Khối này có tác dụng xử lý các dữ liệu nhận được, các dữ liệu cấn phát đi, các chức năng chuyển mạch
2.2 Sơ đồ khối máy cầm tay (Handset)
Trang 13st
Mixer
2nd
Mixer
IF Amp DET
Pre Amp
Exp Line Amp
Amp
Rx signal
MicBAT
Charge DET
Reset
Ctrl Data
X1023.991MHz
X90132.76 MHz
CPU(IC 901)MOD
KB
Tx VCO
Tx Amp
Tx F
BAT Low DET/
TX DATA
Hình 2.3: Sơ đồ khối máy cầm tay (Handset)
Trang 142.2.1 Bộ lọc đầu vào thu (RX Filter)
Bộ này có tác dụng lọc tín hiệu, phối hợp trở kháng và khuếch đại sơ bộ
2.2.2 Bộ trộn tần (Mixer)
Bộ phận trộn tần trong máy này gồm 2 bộ trộn tần để tạo ra 2 lần tần số trung tần Tần số trung tần được tạo ra ở tầng thứ nhất là 10.695 MHz, và tần số trung tần do bộ trộn tần thứ hai tạo ra là 455 KHz
2.2.3 Bộ khuếch đại tín hiệu trung tần (IF Amp)
Bộ này có tác dụng khuếch đại tín hiệu trung tần được tạo ra từ bộ trộn tần thức hai
2.2.4 Bộ tác dò sóng (DET)
Bộ này có tác dụng tách sóng thu được thành hai thành phần tín hiệu là tín hiệu âm tần và dữ liệu để đưa đến vi xử lý (CPU) để xử lý
2.2.5 Bộ khuếch đại dữ liệu (DAmp)
Bộ này dùng để khuếch đại dữ liệu trước khi đưa đến CPU để xử lý
2.2.6 Bộ tiền khuếch đại (Pre Amp)
Bộ này có tác dụng khuếch đại tín hiệu trung tần trước khi xử lý tiếp
2.2.7 Bộ giãn (EXP)
Bộ này có tác dụng giải nén dữ liệu để quá trình xử lý được dễ dàng
2.2.8 Bộ khuếch đại đường dây (Line Amp)
Bộ này có tác dụng khuếch đại tín hiệu tín hiệu lần cuối cùng trước khi đưa
ra loa hoặc đưa vào mã hóa để truyền vào đường điện thoại
Trang 152.2.11 Bộ khuếch đại từ micro (Mic Amp)
Bộ này khuếch đại tín hiệu từ micro ra
2.2.12 Khối xử lý trung tâm (CPU)
Khối này có tác dụng xử lý các dữ liệu nhận được, các dữ liệu cấn phát đi, các chức năng chuyển mạch Khối này có 2 bộ dao động thạch anh (X102 có tần
số 3.991 MHz và X901 có tần số là 32.76 KHz) để tạo dao động cho CPU hoạt động
2.2.13 Khối điều chế (Modulation)
Khối này có tác dụng điều chế dữ liệu để nhằm mục đích bảo mật dữ liệu và phát dữ liệu
2.2.14 Khối phát hiện pin yếu (BATT Low DET/Power)
Khối này có tác dụng phát hiện ra pin của máy cầm tay sắp bị hết và sẽ có hiển thị để cảnh báo người dùng
2.2.15 Khối phát hiện đang sạc pin (Charge DET)
Khối này có tác dụng báo hiệu cho người sử dụng biết khi nào máy cầm tay đang để trên máy chủ và máy chủ đang thực hiện nạp điện cho pin của máy cầm tay
2.2.16 Các khối khuếch đại và lọc trước khi phát tín hiệu qua ăng ten
2.3 Cơ sở lý thuyết các khối trong máy thu phát
Các yêu cầu kỹ thuật
• Mạch cần có hệ số truyền đạt lớn, và hề số truyền đạt phải ít bị biến đổi
Trang 16trong toàn bộ băng sóng thu.
• Đảm bảo yêu cầu về độ chọn lọc Đối với máy thu đổi tần chủ yếu là độ suy giảm tần số ảnh và tần số bằng trung tần, còn đối với máy thu khuyếch đại thẳng là độ chọn lọc tần số lân cận
• Đảm bảo các chỉ tiêu về dải thông, méo tần số
• Bảo dảm tần số cộng hưởng ít bị biến đổi theo các yếu tố bên ngoài (như
sự thay đổi trở kháng tương đương của Anten, sự biến đổi trở kháng vào của tầng đầu máy thu…)
Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch
Thanh Ferit
Mạch vào ta dùng có cấu tạo như hình vẽ Nó chính là một mạch cộng hưởng song song bao gồm tụ xoay C1 và cuộn cảm L1 hợp thành để chọn lọc tín hiệu đài cần thu Năng lượng sóng điện từ của tín hiệu cần thu được Anten cảm ứng
sẽ được dẫn vào mạch cộng hưởng Tụ xoay có đặc điểm là khi ta xoay núm tụ thì điện dung sẽ thay đổi
Tín hiệu được chọn sẽ cảm ứng qua cuộn dây ghép L2 và được đưa vào Bagiơ của Transistor T1 của tầng đầu tiên
Anten thu
Trong thực tế thường dùng 2 loại: Anten từ & Anten điện Ở băng sóng dài
và trung thường dùng Anten từ , băng sóng ngắn dùng Anten điện ( Anten cần)
Hình 2.4: Mạch vào
Trang 17Với loại Anten từ thì thường dùng Anten Ferit Đó là 1 thanh Ferit có quấn dây lên đó
Có 2 loại Anten từ:
• Loại Ferit MnZn: Có tính dẫn từ rất tốt nhưng tần số làm việc thấp
(thường ở mức sóng trung)
• Loại Ferit NiZn: Có tính dẫn từ kém hơn loại trên nhưng tần số làm
việc khá cao ( có thể đạt tới 26MHz )
2.3.2 Bộ trộn tần
Do lợi dụng đặc tính phi tuyến của transistor để trộn tần và dùng một khung cộng hưởng LC tại đầu ra để lọc tần số nên sơ đồ nguyên lí của mạch này như sau:
có ngoài các tín hiệu với tần số f1 và fd còn có các tín hiệu với các tần số: fd ±
ft Khung cộng hưởng LC với các giá trị L và C được chọn trước sẽ chọn các tín hiệu lân cận tần số cộng hưởng của khung:
Trang 182.3.3 Mạch khuếch đại.
• Tác dụng:
Tầng khuếch đại cao tần là để nâng cao độ nhậy thực tế và độ chọn lục tần
số ảnh cho máy thu Ngoài ra tầng khuếch đại cao tần còn làm giảm ảnh hưởng giữa mạch vào và mạch ngoại sai, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho biệc đổi tần cũng như giảm nhỏ độ ghép tín hiệu ngoại sai ra anten
Khi đưa tín hiệu Uv tới đầu vào của tầng thì tín hiệu lấy ra trên tải của nó cũng giống tín hiệu đưa vào nhưng ngược pha 1800 và đã được khuếch đại tầng khuếch đại cao tần không cộng hưởng có thể khuếch đại được tín hiệu trong một dải tần số rộng do đó còn gọi là bộ khuếch đại dải rộng
2.3.4 Mạch khuếch đại công suất
Là tầng cuối của máy thu có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đưa ra loa do đó yêu cầu cần phải đưa ra cống suất lớn và không méo
Mạch khuếch đại cống suất dùng 1 transistor làm việc ở chế độ A
Hình 2.6: Mạch khuếch đại
Trang 19• Đặc điểm:
Bộ khuếch đại công suất loại A là kết cấu mạch điện đơn giản, dạng sóng ít méo, công suất nhỏ, hiệu suất thấp, tiêu hao nguồn điện nhiều do đó nói chung mạch này chỉ thích hợp dùng trong các máy thu đơn giản 3, 4 transistor
Loa
Hình 2.7: Mạch khuếch đại công suất
Trang 20Hình 3.1: Sơ đồ mạch máy phát
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH CỦA
MÁY ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI PANASONIC KX-TC1040
3.1 Sơ đồ chi tiết, chức năng cụ thể, hoạt động của từng phần trong sơ đồ khối của máy chủ.
Trang 21Hình 3.2: Sơ đồ mạch giao tiếp với mạng điện thoại
3.1.4 Giao diện với đường điện thoại.
• Trạng thái rỗi của máy điện thoại
Ở trạng thái rỗi thì transito Q101 ở trạng thái mở để ngăn dòng điện vòng một chiều và làm giảm dòng tải của chuông Khi hiệu điện áp chuông xuất hiện ở Tip (T) và Ring (R) Điện áp chuông xoay chiều truyền trong mạch theo đường đi như sau: Bắt đầu từ T – PO101 – L101 – R121 – C116 – Q106 – IC701 (chân 64)
Khi CPU (DSP) phát hiện ra tín hiệu chuông thì Q101 mở, lúc này chuyển mạch Hook ở trạng thái off làm dòng một chiều chạy trong mạch và tín hiệu thoại truyền trong mạch theo chiều từ T qua PO101 – D101 – Q101 – Q105 – R105 – D101 – R
Khi chuyển mạch Hook ở trạng thái “on” thì Q101 mở, Q101 được nối
để ngăn điện vòng một chiều và để ngăn tín hiệu thoại, vì thế điều này làm chuyển mạch Hook ở trạng thái “on”
• Chi tiết hoạt động của mạch
Khi trạng thái chuyển mạch Hook bật (trạng thái rỗi) thì dòng điện thì dòng điện chảy giữa đường điện thoại và phần mạch này như sau: Bắt đầu từ T – PO101 – L101 – R121 – C116 – R122 – C115 – R120 – L102 – R
Trang 22Các thành phần một chiều bị khóa bởi C115 và C116 do đó làm cho trạng thái của chuyển mạch Hook là “on” Trở kháng xoay chiều vào khoảng trên 47KΩ điều này thỏa mãn yêu cầu mà nhà sản xuất đưa ra.
3.1.5 Hoạt động của máy chủ khi nối với đường điện thoại.
• Khi tín hiệu chuông được đưa vào từ đường điện thoại:
Mạch phát hiện chuông (Q106) bắt đầu hoạt động, transito Q106 ở trạng thái hoạt động nên đưa mức độ đưa vào chân chuông của IC 701 (BELL pin 64) là mức thấp
• Để đưa tín hiệu chuông này đến máy cầm tay (Handset) thì chân 25 của IC701 đưa vào dạng phát trở lên cao và dữ liệu chuông này có một mã
mà có thể thay đổi bởi chân 97 của IC701 được gửi tới máy cầm tay như là một tín hiệu ra đã được điều chê
• Lúc nhận dữ liệu chuông, và máy cầm tay được chuyển từ trạng thái sãn sàng sang trạng thái nói Máy chủ nhận sóng mang đã được điều chế bởi
dữ liệu chỉ ra chuyển mạch từ trạng thái sẵn sàng sang trạng thái nói (từ STANDBY sang TALK) Dữ liệu này sau đó được giải điều chế ở máy chủ và qua bộ khuếch đại tín hiệu dữ liệu của IC701 tín hiệu sau khi vào chân 59 của IC 701, nó làm cho Q101 và Q102 giải phóng câm và chuyển thành dạng “talk” nghĩa là nằm ở trạng thái liên lạc
3.1.6 Hoạt động đáp ứng lại của máy cầm tay.
• Khi máy cầm tay được nhấn nút Talk thì dữ liệu được truyền đế máy chủ, và dữ liệu này được giải điều chế ở máy chủ, đi qua bộ khuếch đại tín hiệu dữ liệu của IC801 sau đó vào chân 59 của IC
701 (CPU)
• Khi mã trùng nhau thì chân 99 của IC701 trở thành điện áp mức cao, cùng thời điểm đó khả năng phát được cho phép và transito Q102 được bật
• Chân 65 của IC701 trở thành thấp (điện áp mức thấp) thì đèn tín hiệu báo cho biết máy đang hoạt động sáng lên