1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận KTKV: Trung Quốc mất dần vị trị công xưởng của thế giới

11 395 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1 Thực trạng: Doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc

  • 2 Nguyên nhân

    • 2.1 Mức lương trung bình của người lao động tăng

    • 2.2 Dân số già hóa

    • 2.3 Cung về lao động thay đổi

  • 3 Kết luận

  • Tài liệu tham khảo

  • Phụ lục:

Nội dung

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN Đề tài: TRUNG QUỐC MẤT DẦN VỊ TRÍ CÔNG XƯỞNG CỦA THẾ GIỚI Họ và tên: PHAN THỊ TRANG VÂN Mã sinh viên: 121 441 0224 Mục lục 1 Thực trạng: Doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc 4 2 Nguyên nhân 5 2.1 Mức lương trung bình của người lao động tăng 5 2.2 Dân số già hóa 7 2.3 Cung về lao động thay đổi 7 3 Kết luận 9 Tài liệu tham khảo 10 Phụ lục: 11 2 LỜI MỞ ĐẦU Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với mức tăng trưởng cao liên tục trong những năm liên tục từ năm 2008. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đứng trước nhiều khó khăn đe dọa sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Một trong những vấn đề nóng đang nổi cộm lên là việc mức lương trung bình của lao động Trung Quốc đang ngày càng tăng, làm cho Trung Quốc mất vị trí là công xưởng của thế giới. Nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đang tiến hành di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, những nước có mức lương trung bình thấp hơn. Qua tham khảo một số tài liệu cùng với những hiểu biết cá nhân, tiểu luận này đề cập đến những lý do chính làm Trung Quốc mất dần vị trí là công xưởng của thế giới. 3 1 Thực trạng: Doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc Mức lương trung bình của người lao động Trung Quốc ngày càng tăng và cao hơn so với các nước trong khu vực. Đây là lý do chính mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới có xí nghiệp ở Trung Quốc đang tiến hành di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, những nước có mức lương trung bình thấp hơn như Bangladesh, Việt Nam, Cho tới hết năm 2011, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI với tổng số vốn lên tới 108 tỷ USD. Các nước xếp sau Trung Quốc như Brazil, Ấn Độ và Mỹ cũng chỉ thu hút được khoảng 60 tỷ USD mỗi nước. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang mất dần vị trí thống lĩnh trong sự chọn của các nhà đầu tư quốc tế và phải nhường bớt thị phần cho các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, Bắc Phi hay các nước ngoại vi của EU. Tính từ đầu năm 2012 tới nay, FDI vào Trung Quốc thực tế đã giảm 4% so với cùng kỳ năm 2011. Số dự án mới ở Trung Quốc trong quý đầu năm nay cũng chỉ dừng lại ở mức 8% trong tổng số dự án FDI thống kê được trên thị trường toàn cầu. Trong khi đó, dòng chảy FDI vào các nước mới nổi và đang phát triển khác lại tăng trưởng khá mạnh, chẳng hạn ở Ấn Độ là 40%, Indonesia là 30%, còn Tunisia là 45%. Ngay cả một số công ty dệt may của Trung Quốc cũng đã tìm cách di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, tại các địa điểm mới như Bangladesh. Hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng Adidas cũng vừa đóng cửa nhà máy cuối cùng do hãng này nắm giữ trực tiếp ở Trung Quốc. Dệt may là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh mạnh nhất và các công ty đang có xu hướng chuyển sang các nước láng giềng của Trung Quốc, nơi chi phí lao động thấp hơn nhiều. 4 Nghiên cứu của Ngân hàng Natixis của Pháp cho biết chi phí nhân công tại Trung Quốc đã cao hơn ở Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và cả Algeria, Bulgaria, Tunisia hay Maroc. Nghiên cứu còn dự báo chi phí tiền công ở Trung Quốc thậm chí còn có thể ngang bằng với Mỹ trong 4 năm tới do tác động của kế hoạch tăng lương và điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ của nước này. 2 Nguyên nhân Mức lương tăng, dân số già hóa và thiếu hụt lao động làm giảm dần sức cạnh tranh sản xuất toàn cầu. 2.1 Mức lương trung bình của người lao động tăng Do luôn có số lượng thất nghiệp cao ở thành thị, năm 2004 là 14 triệu người, cộng với số người không có việc làm ở nông thôn đổ ra thành thị làm "dân công"(mingong) ngày càng tăng, lên đến 13 triệu năm 2005, nên giá tiền công lao động ở Trung Quốc rất rẻ. Tiền công lao động của một (17USD), và gấp 40 lần một người thợ Đức (24USD). Nhân công rẻ là một yếu tố quan trọng người thợ máy Trung Quốc (0,6U SD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu hoá và chính điều này đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên mức lương trung bình của người lao động ở Trung Quốc này càng tăng dần, sự chênh lệch mức lương giữa Trung Quốc và các nước phát triển ngày càng được thu hẹp. Theo “Báo cáo phát triển tiền lương Trung Quốc” năm 2011 do viện nghiên cứu lao động và tiền lương, bộ nhân lực và xã hội công bố (1) , mức lương trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan ở khu vực thành thị trên toàn quốc (không bao gồm các đơn vị tư nhân) tăng từ 12.422 NDT năm 2002 lên 5 42.452 NDT trong năm 2011, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt tới 14.6%; còn mức lương của người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vụ tư nhân ở khu vực thành thị cũng tăng tới 18.3%. Theo số liệu thống kê (2) , năm 2012 thu nhập từ lương của người dân thành thị tăng so với năm trước 12.5%, còn người dân nông thôn thu nhập từ lương tăng đến 16.3%, mức độ tăng rõ rệt. Trong khi đó, đối với lương ở các nước phát triển, tổng hợp số liệu của ILO, IMF và sở lao động các nước (3) , trong giai đoạn từ 2006-2011, ở Mỹ, Canada, Pháp, Nhật mức lương trung bình không những không tăng mà còn có xu thế giảm. Chính vì vậy, chênh lệch lương giữa Trung Quốc và các nước phát triển ngày càng thu hẹp. Ví dụ so với Mỹ, tỉ lệ lương của Trung Quốc so với Mỹ năm 2006 là 1/11, đến năm 2011 chỉ còn là 1/6, mức độ chênh lệch thu hẹp gần 2 lần; đối với Nhật Bản, trong gần 6 năm, mức chênh lệch về lương giữa Trung Quốc và Nhật cũng thu hẹp hơn 2 lần. Đồng thời, chênh lệch lương giữa Trung Quốc với các nước đang phát triển như Ấn Độ, Philippin, Việt Nam … lại càng mở rộng. Theo báo cáo hồi tháng 6-2012 của ngân hàng nhân dân Nantes Pháp, chi phí lao động của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong 4 năm nữa, trong vòng 5 năm sẽ đuổi kịp khu vực đồng Euro, trong vòng 7 năm nữa sẽ bằng Nhật Bản (4) . Lương tăng cao góp phần khiến thu nhập của người dân tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược thúc đẩy tiêu dùng nội địa, nhưng nó cũng khiến giá thành sản xuất tăng. Điều này khiến ưu thế về chi phí lao động thấp và hàng hóa giá rẻ dần mất đi, làm giảm khả năng cạnh tranh của Trung Quốc so với Trung Quốc so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới, địa vị “công xưởng thế giới” phần nào bị lung lay. 6 2.2 Dân số già hóa Một vấn đề nữa mà Trung Quốc phải đối mặt chính là dân số già hóa, “chưa giàu đã già”. Phần lớn các nước phát triển đều bước vào giai đoạn thu nhập cao rồi mới xuất hiện dân số già hóa. Trong khi ở Trung Quốc tổng dân số vẫn trong quá trình từ từ tăng, nhưng dân số trong độ tuổi lao động đã lên tới mức đỉnh điểm, từ nay về sau, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động sẽ có xu hướng giảm dần. Năm 2012 tổng dân số Trung Quốc là 1,354 tỉ người, tăng 6,69 triệu người so với năm trước, nhưng số dân trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi là 937,27 triệu người, lại giảm 3,54 triệu người so với năm trước, chiếm tỉ trọng trong tổng số là 69,2%, giảm 0,6 điểm phần tram so với năm trước. Như vậy Trung Quốc có đến 30,8%, gần 1/3 dân số (khoảng 400 triệu) là người già và trẻ em. Tính đến cuối năm 2012, số dân trên 60 tuổi là 193,9 triệu, chiếm 14,3% tổng dân số, tăng 0,59 điểm phần tram so với năm trước (5) . Theo tiêu chuẩn quốc tế thì quốc gia nào có dân số trên 65 tuổi chiếm hơn 7% tổng dân số thì đã bước vào giai đoạn dân số già hóa (6) . Thực trạng này sẽ dẫn đến tỉ lệ dự trữ, tiết kiệm xã hội giảm, tỉ lệ đầu tư giảm, sức sống, sự linh hoạt của kinh tế xã hội sẽ từng bước suy yếu; già hóa dân số cũng có nghĩa chi phí bảo hiểm dưỡng lão tăng với mức độ lớn. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống an ninh xã hội vốn chưa kiện toàn và đang quá tải hiện nay. 2.3 Cung về lao động thay đổi Cùng với dân số già hóa, cung cầu lao động có sự thay đổi. Nếu như những năm 80, 90 của thế kỉ trước, nguồn cung về lao động từ nông thôn ra thành phố làm công (công dân công) lớn hơn cầu rất nhiều (gần như nguồn cung không giới 7 hạn), song hiện nay xét về cơ bản thì tổng lượng cung cầu lao động là bằng nhau, nhưng lại nảy sinh vấn đề về kết cấu, chủ yếu thể hiện ở 2 phương diện: (1). Đối với lao động phổ thông, trình độ thấp thì xuất hiện thực trạng là thiếu nhân công, khó tuyển dụng. Điều này cho thấy với phân đoạn thị trường lao động cấp thấp này cung không đủ đáp ưng yêu cầu. (2). Tuy nhiên đối với sinh viên ra trường kiếm việc làm khó lại cho thấy lao động trình độ cao thì cung nhiều hơn cầu. Sở dĩ có hiện tượng này, theo phân tích (7) là do có quan hệ mật thiết đến phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc. Suốt một thời gian dài nền kinh tế Trung Quốc dựa quá nhiều vào sản xuất và lắp ráp những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, hàm lượng công nghệ thấp, vì thế nhu cầu đối với lao động cấp thấp tương đối lớn. Cùng với kinh tế phát triển nhanh, những ngành nghề này cũng phát triển và mở rộng nhanh chóng, nhu cầu về lao động cấp thấp tăng với mức độ lớn. Nhưng ở Trung Quốc do ảnh hưởng của chính sách đẻ một con (từ năm 1978) nên lượng nhân khẩu trong độ tuổi lao động tăng hàng năm từ 2004-2011 đã giảm 13,6%, khiến nguồn cung lao động cũng có xu hướng giảm dần. Hậu quả tất yếu là thiếu nhân công, khó tuyển dụng. Mặt khác, cũng vì kinh tế dựa quá nhiều vào sản xuất và lắp ráp những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, hàm lượng công nghệ thấp mà thiếu nhu cầu sáng tạo, thiếu những ngành nghề với hàm lượng công nghệ cao … do đó sẽ không cung cấp đủ cơ hội việc làm cho sinh viên. Tóm lại, tình trạng khan hiếm lao động, đặc biệt là lao động cấp thấp đang bắt đầu ở Trung Quốc khi dân số lão hóa dần. Hậu quả là tiền lương từ nay chỉ tăng chứ không giảm. Trung Quốc đang mất dần ưu thế về lao động dồi dào giá rẻ. 8 3 Kết luận Trung Quốc với nguồn lao động dồi dào, giá rẻ đã trở thành một địa điểm nóng đối với các doanh nghiệp trển toàn thế giới. Hầu hết các công ty lớn, đa quốc gia đều có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lao động Trung Quốc ngày càng mất đi sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp do 3 lý do chính là: • Mức lương trung bình tăng • Dân số già hóa • Cung về lao động thay đổi Vì vậy, các doanh nghiệp đang tìm cách di chuyển cơ sở sản xuất ra những nước có thu nhập trung bình thấp hơn, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc. 9 Tài liệu tham khảo (1) [Tài chính Hải Nam] Lương trung bình của các thành phố lớn trong cả nước năm 2012, Hải Khẩu 2900 NDT/tháng, http://bbs.tianya.cn/post-hn-72276- 1.shtml (2) Năm 2012 kinh tế quốc dân phát triển tiền lên trong ổng định, Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, ngày 18-01-2013, http://www.stats.gov.cn/tjfx/jdfx/t20130118_402867146.htm (3) http://business.sohu.com/20120825/n351521661.shtml (4) http://business .sohu.com/20120825/n351521661.shtml (5) Công báo thống kê phát triển kinh tế và xã hội năm 2012 nước CHND Trung Hoa, Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, ngày 22-02-2013, http://www.stats.gov.cn/tjgb/ndtjgb/qgndjgb/t20130221_402874525.htm (6) Bối cảnh phát triển Trung Quốc và triển vọng năm 2013, nguồn: Quan sát phát triển Trung Quốc, ngày 11-01-2013, http://news.xinhuanet.com/politics/2013-01/11/c_124220232.htm (7) Theo dòng phân tích của ông Yu Bin- Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc. (Bối cảnh kinh tế Trung Quốc và triển vọng năm 2013, http://news.xinhuanet.com/politics/2013- 01/11/c_124220232.htm ) 10 . QUỐC TẾ TIỂU LUẬN Đề tài: TRUNG QUỐC MẤT DẦN VỊ TRÍ CÔNG XƯỞNG CỦA THẾ GIỚI Họ và tên: PHAN THỊ TRANG VÂN Mã sinh viên: 121 441 0224 Mục lục 1 Thực trạng: Doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc. đang nổi cộm lên là việc mức lương trung bình của lao động Trung Quốc đang ngày càng tăng, làm cho Trung Quốc mất vị trí là công xưởng của thế giới. Nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đang tiến. thấp và hàng hóa giá rẻ dần mất đi, làm giảm khả năng cạnh tranh của Trung Quốc so với Trung Quốc so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới, địa vị công xưởng thế giới phần nào bị lung

Ngày đăng: 16/02/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w