Hoạt động cho vay góp chợ

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang (Trang 34 - 37)

C. Chức năng khác

Hoạt động cho vay góp chợ

Cho vay góp chợ là một phần của hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang, hoạt động này được tiến hành vào năm 2006 và năm 2007 đánh dấu sự phát triển, mở rộng trong hoạt động góp chợ, cụ thể tính đến ngày 31/12/2007 số chợ Chi nhánh thiết lập mối quan hệ bao gồm: chợ Hồng Ngự - Đồng Tháp, năm chợ tại thành phố Long Xuyên (chợ Trà Ôn, chợ Mỹ Hoà, chợ Mỹ Long, chợ Long Xuyên, chợ Mỹ Bình), và các chợ tại các huyện trong tỉnh An Giang bao gồm: chợ Tân Châu 1 An Giang, ba chợ thuộc Châu Phú (chợ Kinh 7, chợ Vịnh Tre, chợ Cái Dầu), chợ Châu Long, và chợ Châu Đốc. Dưới đây là các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cùng với nợ quá hạn trong hoạt động cho vay góp chợ tại Sacombank An Giang

Về doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại các chợ trong hai năm 2006, 2007

Bảng 4.3: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ tại các chợ trong năm 2006, 2007

Đvt: triệu đồng GÓP CHỢ 2006 Năm 2007 DS CV DS TN DS CV DS TN 1 CHỢ HỒNG NGỰ ĐT 1.390 500 46 27 2 CHỢ TRÀ ÔN ……. ……. 184 91 3 CHỢ MỸ HOÀ ……. ……. 169 94 4 CHỢ MỸ LONG ……. ……. 43 25 5 CHỢ LONG XUYÊN ……. ……. 436 251 6 CHỢ TÂN CHÂU 1 AG ……. ……. 1690 1057 7 CHỢ KINH 7 CP ……. ……. 260 197 8 CHỢ VỊNH TRE CP ……. ……. 402 214 9 CHỢ CÁI DẨU CP ……. ……. 774 434 10 CHỢ CHÂU LONG ……. ……. 98 46 11 CHỢ CHÂU ĐỐC ……. ……. 840 470 12 CHỢ MỸ BÌNH ……. ……. 227 57 TỔNG CỘNG 1.390 500 5.169 2.963

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)

SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 26

Dựa vào bảng số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ trong năm 2006, 2007, ta thấy trong năm 2006 doanh số cho vay đạt 1.390 triệu đồng và doanh số thu nợ đạt 500

triệu đồng, là do hoạt động góp chợ trong năm 2006 chưa thực sự phát triển. Sang năm

2007, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng và tăng khá nhanh do đây là năm đánh dấu sự mở rộng hoạt động cho vay góp chợ tại Chi nhánh cùng với sự “tiếp sức” từ các Phòng giao dịch tại các huyện thị của Chi nhánh, cụ thể về doanh số cho vay trong năm 2007 đạt 5.169 triệu đồng tăng 3,7 lần, và doanh số thu nợ đạt 2.963 triệu đồng tăng 5,93

lần. Đạt cao nhất là Chợ Tân Châu 1 với doanh số cho vay và doanh số thu nợ lần lượt là

hơn 1.690 triệu đồng và hơn 1.057 triệu đồng, trong các chợ thì chợ Hồng Ngự ĐT có doanh số cho vay giảm đi đáng kể từ 1.390 triệu đồng trong năm 2006 còn 46 triệu đồng trong năm 2007, là do trong năm 2007 sự thành lập Chi nhánh Đồng Tháp nên Chi nhánh An Giang đã chuyển chợ này sang cho Đồng Tháp nên góp phần làm cho doanh số cho vay tại chợ này giảm đi trong năm 2007, kéo theo việc giảm xuống của doanh số thu nợ của riêng chợ này.

Bảng 4.4: Dư nợ cho vay góp chợ

Đvt: triệu đồng STT GÓP CHỢ Năm Tỷ lệ (%) chợ năm 2007 2006 2007 Dư nợ Dư nợ 1 CHỢ HỒNG NGỰ ĐT 270 23 0.93 2 CHỢ TRÀ ÔN ……. 81 3.27 3 CHỢ MỸ HOÀ ……. 77 3.11 4 CHỢ MỸ LONG ……. 21 0.85 5 CHỢ LONG XUYÊN ……. 216 8.73 6 CHỢ TÂN CHÂU 1 AG ……. 867 35.03 7 CHỢ KINH 7 CP ……. 160 6.46 8 CHỢ VỊNH TRE CP ……. 172 6.95 9 CHỢ CÁI DẨU CP ……. 364 14.71 10 CHỢ CHÂU LONG ……. 38 1.54 11 CHỢ CHÂU ĐỐC ……. 402 16.24 12 CHỢ MỸ BÌNH ……. 54 2.18 TỔNG CỘNG 270 2.475 100

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Cá nhân)

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hoạt động góp chợ tại Chi nhánh đang tăng lên cụ thể dư nợ trong năm 2006 đạt 270 triệu đồng đến năm 2007 dư nợ góp chợ đã tăng nhanh chóng đạt 2.475 triệu đồng tăng hơn 9 lần so với năm 2006, để đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh đã có sự đầu tư tốt về đội ngũ nhân viên trong hoạt động góp chợ, công tác tiếp thị đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, việc tạo lập được mối quan hệ tốt với các ban quản lý chợ cùng với sự thành lập của các phòng giao dịch tại các huyện thị thành trong tỉnh An Giang của Chi nhánh đã góp phần tăng lượng khách hàng cũng như dư nợ cho toàn Chi nhánh.

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dư nợ của từng chợ trong hoạt động góp chợ năm 2007

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)

Trong năm 2007, tổng số chợ là 12 chợ, trong đó dẫn đầu về dư nợ là chợ Tân Châu 1 An Giang với dư nợ đạt hơn 867 triệu đồng chiếm tỷ lệ 35,03% so với tổng dư nợ của hoạt động góp chợ năm 2007, lý giải cho sự dẫn đầu về dư nợ tại chợ Tân Châu 1 là trong năm 2006 Chi nhánh đã thành lập PGD Tân Châu với đội ngũ nhân viên là người tại địa phương nên thuận lợi trong việc tìm kiếm khách hàng đặc biệt là việc phát triển mối quan hệ với các ban quản lý chợ tại chỗ, tiếp theo là chợ Châu Đốc với dư nợ đạt hơn 402 triệu

đồng chiếm tỷ lệ 16,24%, thấp nhất là chợ Mỹ Long với dư nợ đạt hơn 21 triệu đồng

chiếm tỷ lệ 0,85%. Sở dĩ dư nợ tại hai chợ Tân Châu 1 An Giang và chợ Châu Đốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, nhì và số dư nợ đạt khá cao so với các chợ còn lại là do quy mô hai chợ này khá lớn, đặc thù của cho vay góp chợ là cán bộ tín dụng căn cứ vào quy mô của chợ, bên cạnh đó còn xét tới số lượng tiểu thương trong chợ và nhu cầu vay vốn của các tiểu thương thông qua ban quản lý chợ, vì vậy với quy mô lớn nên chợ Tân Châu 1 An Giang và chợ Châu Đốc đạt tỷ lệ cũng như dư nợ cao hơn so với các chợ khác. Tuy nhiên, khi xét về dư nợ từ năm 2006 thì sự biến động lớn nhất là sự đi giảm đi về dư nợ của Chợ Hồng Ngự ĐT, cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ của chợ Hồng Ngự ĐT có sự sụt giảm nhanh chóng từ 270 triệu đồng trong năm 2006 còn 23 triệu

đồng trong năm 2007 là do nguyên nhân như đã trình bày trong việc phân tích doanh số

cho vay và doanh số thu nợ.

Cùng với đà tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì việc gia tăng nợ quá hạn trong toàn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh là điều không thể tránh khỏi.

SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 28

Cụ thể nợ quá hạn trong hoạt động góp chợ như sau:

Bảng 4.5: Nợ quá hạn trong hoạt động góp chợ năm 2007 tại Sacombank AG

Đvt: triệu đồng GÓP CHỢ 2006 Năm 2007 NQH/DNTỷ lệ Nợ quá hạn Nợ quá hạn 1 CHỢ HỒNG NGỰ ĐT ……. 7 0,26% 2 CHỢ MỸ HOÀ ……. 20 0,74% 3 CHỢ MỸ BÌNH ……. 0,32 0,01% TỔNG CỘNG 0 27 1,01%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)

Nhìn vào bảng số liệu về nợ quá hạn tại trong hoạt động góp chợ, thì trong năm 2007 tại Chi nhánh có ba chợ còn tồn tại nợ quá hạn là chợ Hồng Ngự ĐT với số tiền nợ quá hạn là hơn 7 triệu đồng và chợ Mỹ Hoà với số tiền là hơn 20 triệu đồng, và chợ Mỹ Bình với số tiền là hơn 300 ngàn, tổng số tiền nợ quá hạn trong hoạt động góp chợ là hơn 27 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,01% trên tổng dư nợ của riêng hoạt động góp chợ.

Qua quá trình phân tích về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, trong hoạt động cho vay góp chợ, đã cho ta có cái nhìn chung về kết quả của hoạt động này. Với sự gia tăng qua các năm cùng với số lượng khách hàng tăng lên, thì hoạt động này đã góp phần chung vào trong tổng thu nhập của Chi nhánh và đã tạo được một mạng lưới phát triển khá rộng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, thì nợ quá hạn cũng có chiều hướng gia tăng trong hoạt động này, khi nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của loại hình này là 1,01% tuy vẫn còn nằm trong giới hạn “khá an toàn”, nhưng nó vẫn góp phần làm tăng tổng nợ quá hạn của Chi nhánh. Đây là điều mà Chi nhánh cần phải cân nhắc hơn và cần có chính sách điều chỉnh nhằm kiềm chế sự gia tăng nợ quá hạn trong hoạt động này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w