Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang (Trang 32 - 34)

C. Chức năng khác

Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh

Tại Chi nhánh, đối tượng của hoạt động cho vay sản xuất tiêu dùng: cá nhân và doanh nghiệp, trong đó đối tượng doanh nghiệp chỉ thực sự được chi nhánh phát triển trong năm 2006 và 2007. Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh được chia làm hai loại hình là: cho vay sản xuất kinh doanh thông thường và cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo. Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh ta sẽ tiến hành phân tích các doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, thông qua bảng số liệu sau:

Về doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với loại hình cho vay này:

Bảng 4.1: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại Sacombank An Giang

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006Năm 2007 DSCV DSTN DSCV DSTN DSCV DSTN CV SXKD 1. T.Thường 20.802 17.205 143.175 65.384 827.414 826.216 a. CN 13.313 5.850 77.305 17.654 562.642 446.157 b. DN 7.489 11.355 65.852 47.730 264.772 380.059 2. MRTLĐB 0 0 155.086 116.238 389.371 181.365 a. CN 0 0 110.111 83.691 284.241 103.378 b. DN 0 0 44.975 32.547 105.130 77.987 Tổng cộng 20.802 17.205 298.261 181.622 1.216.785 1.007.581

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Cá nhân)

Do tình hình trong năm 2006, 2007 với việc tăng giá các mặt hàng trong nước cũng như trên thế giới đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của cả đối tượng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu về vốn trong thời điểm này là rất lớn, đó là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng doanh số cho vay tại Chi nhánh, cụ thể từ năm 2005 cho vay SXKD đạt 20.802 triệu đồng tập trung vào cho vay SXKD thông thường, bước sang năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đáng kể đạt 298.261 triệu đồng tăng gấp 14

lần so với năm 2005 do nhiều nguyên nhân sẽ được trình bày trong phần phân tích sự tăng

trưởng của dư nợ tại Chi nhánh. Năm 2007 là năm đánh dấu sự phát triển trong doanh số cho vay SXKD với doanh số đạt 1.216.785 triệu đồng tăng 4 lần so với năm 2006 và tăng 58 lần so với năm 2005,

Việc tăng lên của doanh số cho vay trong năm 2006 tập trung vào cho vay SXKD thông thường với doanh số đạt 143.175 triệu đồng và việc phát triển cho vay SXKD MRTLĐB với doanh số đạt 155.086 triệu đồng tăng một cách đáng kể, nguyên nhân làm cho việc tăng lên nhanh chóng trong loại hình này là do Chi nhánh đã có sự lựa chọn khá kỹ một số khách hàng cũ đáp ứng được các tiêu chí như sau: Khách hàng có chất lượng hoạt động và tình hình tài chính tốt; Khách hàng có thời gian giao dịch với Ngân hàng lâu dài; Khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng; Khách hàng đóng góp nhiều vào thu nhập của Ngân hàng; Khách hàng có uy tín trong quá trình giao dịch với SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 24

Ngân hàng, để tăng thêm vốn cho họ và được Chi nhánh mở rộng tỷ lệ đảm bảo trong phần tài sản thế chấp trong việc vay vốn tại Chi nhánh, và trong năm 2007 tốc độ tăng nhanh nhất trong doanh số cho vay chủ yếu là SXKD thông thường đạt 827.414 triệu đồng, bên cạnh đó doanh số cho vay SXKD MRTLĐB đạt 389.371 triệu đồng.

Về doanh số thu nợ, trong năm 2005 và 2006 doanh số thu nợ chỉ bằng phân nửa so với doanh số cho vay đạt 17.205 triệu đồng và 181.622 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số thu nợ tăng hơn so với hai năm trước đó cụ thể đạt 1.007.581 triệu đồng, việc tăng doanh số thu nợ trong năm 2007 là do cán bộ linh hoạt trong việc thu nợ khách hàng, bên cạnh đó với việc điều tiết giá cả trong nước của Chính phủ nên đã phần nào làm bình ổn giá cả trên thị trường góp phần cải thiện tình hình SXKD của người dân. Do đó, khả năng trả nợ của các khách hàng khả quan hơn so với hai năm trước đó. Đó cũng là lý do giải thích cho hiện tượng doanh số thu nợ trong cho vay SXKD thông thường đạt gần xấp xỉ so với doanh số cho vay loại hình này, cụ thể đạt 826.216 triệu đồng so với doanh số cho vay là 827.414 triệu đồng. Tuy nhiên, cho vay SXKD MRTLĐB thì doanh số thu nợ chỉ bằng một nửa so với doanh số cho vay đây là điều mà Chi nhánh cần quan tâm trong việc lập kế hoạch sau năm sau.

Về dư nợ của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh

Bảng 4.2: Dư nợ trong hoạt động cho vay SXKD

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 CV SXKD 1. T.Thường 30.231 123.356 234.997 a. CN 24.185 101.152 199.747 b. DN 6.046 22.204 35.250 2. MRTLĐB 0 23.496 121.059 a. CN 0 15.501 93.215 b. DN 0 7.989 27.844 Tổng cộng 30.231 146.852 356.056

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Cá nhân)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hình thức cho vay SXKD thông thường luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với hình thức cho vay SXKD MRTLĐB, lý do được đưa ra để giải thích cho vấn đề trên là do tại Chi nhánh việc cho vay MRTLĐB phải lựa chọn kỹ khách hàng đáp ứng các tiêu chí như đã nêu trên. Trong năm 2006, tổng dư nợ cho vay SXKD đạt

146.852 triệu đồng cao hơn so tổng dư nợ của năm 2005 trong cùng loại hình, vì trong năm

2005 do Chi nhánh mới thành lập và chỉ hoạt động được 4 tháng nên chưa phản ánh được kết quả thực sự về hoạt động cho vay SXKD trong thời điểm 2005, tuy nhiên trong năm 2005 tổng dư nợ đạt 30.231 triệu đồng và chiếm tỷ lệ hơn 20% so với năm 2006. Sang năm 2007 tổng dư nợ tăng khá cao so với hai năm trước đó, cụ thể tổng dư nợ cho vay SXKD năm 2007 đạt 356.056 triệu đồng cao hơn 200 triệu đồng so với năm 2006 và tăng gấp 2

lần so với năm 2006. Sở dĩ, đạt được điều này là do Chi nhánh đã có sự đầu tư khá lớn cho

việc đào tạo nhân viên, cũng như các kế hoạch đề ra đã được Chi nhánh hoàn thành tốt. Bên cạnh đó, khách hàng cũng đang có nhu cầu về vốn khá lớn cho hoạt động kinh doanh của họ, đặc biệt trong năm 2006 và 2007 giá dầu luôn tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các khách hàng. Do đó, đối với các khách hàng cũ thì họ muốn tăng thêm vốn để đáp ứng kịp thời cho công việc kinh doanh của họ, ngoài ra các khách hàng

mới cũng từng bước có mối quan hệ với Chi nhánh nhằm tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động SXKD. Do đó, dư nợ trong năm 2006 và 2007 đã tăng khá nhanh. Trong cả hai loại hình cho vay SXKD thì đối tượng cá nhân luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với doanh nghiệp, cụ thể cho vay đối tượng cá nhân luôn chiếm trên 80% so với đối tượng doanh nghiệp.

Với sự biến động của thị trường về nhiều yếu tố, đặc biệt là giá cả của một số mặt hàng gia tăng, điều đó đã tác động đến nhu cầu về vốn tăng cao nên dư nợ cho vay SXKD cho cá nhân và cả doanh nghiệp từng bước gia tăng trong năm 2006 và năm 2007.

Nhìn chung, hoạt động cho vay SXKD trong ba năm qua đều có xu hướng tăng lên trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ, cùng với sự tăng lên của hoạt động SXKD thông thường thì cho vay SXKD theo MRTLĐB cũng đã có sự phát triển trong hai năm 2006 và năm 2007. Điều này cho thấy, Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng và Chi nhánh đã có được một số lượng khách hàng thân thiết, bên cạnh đó Chi nhánh cũng có những chính sách nhằm thu hút, “giữ chân” những khách hàng cũ, những khách hàng có uy tín và làm cho họ có mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang (Trang 32 - 34)