Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
205,91 KB
Nội dung
GIÁO ÁN DẠY HỌC SỐ 1 Tiết PPTC: 23, Bài 9: NHẬT BẢN (Tiếp theo) Tiết 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN Lớp giảng dạy: 11B6 Phòng 14 Ngày soạn : 26/2/2013 Ngày giảng: Tiết 3 Thứ tư, ngày 27/2/2013 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. - Hiểu được ý nghĩa các hoạt động kinh tế đối ngoại đối với nền kinh tế - xã hội Nhật Bản. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện và bổ sung các kỹ năng thực hành địa lí: + Vẽ biểu đồ đường. + Nhận xét biểu đồ. - Nhận xét tư liệu. II. Phương pháp và phương tiện dạy học. 1. Phương pháp dạy học: - Dùng các câu hỏi phát vấn để kiểm tra kiến thức về nội dung bài thực hành 2. Phương tiện dạy học: - Bảng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. - Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( trên giấy A2). III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Em hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản ?. 3. Bài mới: - Mở bài: Ở những tiết học trước các em đã được tìm hiểu về đất nước Nhật Bản. Là một đất nước tài nguyên không nhiều, đất chật người đông, quanh năm chịu nhiều thiên tai. Nhưng Nhật Bản là 1 trong những cường quốc về kinh tế, để làm được điều đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản có ý nghĩa đăc biệt quan trọng. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay, chúng ta sẽ học bài thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Thờ i gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 2 phút *Bước 1: Xác định yêu cầu bài thực hành - Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài thực hành ( có bao nhiêu yêu cầu, đó là những yêu cầu nào). GV: kết luận Bài học bao gồm 2 yêu cầu: + Vẽ biểu đồ + Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản 20 Phút *Bước 2: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ. - GV treo bảng số liệu lên bảng : Năm 199 0 199 5 200 0 Xuất khẩu 287. 6 443. 1 479. 2 Nhập khẩu 235. 4 335. 9 379. 5 CCTM 52.2 107. 2 99.7 Bảng: Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( đơn vị:tỉ USD) 1. Vẽ biểu đồ: >Vẽ biểu đồ đường Hướng dẫn: -Vẽ 2 trục tọa độ: trục tung thể hiện giá trị xuất nhập khẩu, trục hoành thể hiện thời gian (năm). - Xác định tỉ lệ 2 trục sao cho đảm bảo trực quan, thẩm mĩ. - Căn cứ vào số liệu, đánh dấu tọa độ các điểm mốc trên 2 trục. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng. 15 phút - GV: Câu hỏi: Nhìn vào Bảng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm, hãy xác định biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ? giải thích tại sao? - 1, 2 HS trình bày , các HS khác nhận xét và có ý kiến. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Với yêu cầu đưa ra, ta thấy: số liệu cần thể hiện trên biểu đồ là số liệu thô và không cần tính toán, gồm 5 năm và 3 đại lượng cần thể hiện là xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại. - GV hướng dẫn sơ qua biểu đồ, yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ , còn lại tất cả các Hs trong lớp vẽ vào giấy - Dựa vào biểu đồ HS vừa vẽ, GV nhận xét và hướng dẫn các bước vẽ cho học sinh: - Vẽ trục tung, chia các khoảng giá trị trên trục thích hợp, ghi giá trị, đơn vị - Vẽ trục hoành, chia các khoảng thời gian thích hợp, ghi năm - Xác định điểm mốc và nối các điểm mốc. - Hoàn thiện: ghi số liệu, bảng chú giải, tên biểu đồ. 1. Tiến hành - Vẽ chính xác, đẹp; ghi đầy đủ tên bản đồ, bảng chú giải. 2. Nhận xét Từ 1990 đến 2004 Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế đối ngoại Xuất nhập khẩu: + Tổng giá trị XNK lớn và xu hướng tăng nhanh + Xuất siêu liên tục + Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu đa dạng: Xuất khẩu: sản phẩm - Chọn các điểm giá trị dựa vào trục tung và trục hoành - Nối các điểm lại với nhau - Tô khoảng trống ở giữa 2 đường và ghi số liệu - Chú thích kí hiệu - Tên biểu đồ - Chuyển ý: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, hoạt động xuất nhập khẩu chỉ là 1phần, ngoài ra còn có ODA viện trợ phát triển chính thức; HDI- đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để hiểu hơn về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, chúng ta qua phần 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại. *Bước 3: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Hoạt động nhóm: - GV : Chia lớp thành 4 nhóm: Gv phân chia nhiệm vụ: Từ biểu đồ đã vẽ và các thông tin trong sgk, hãy nêu các đặc điểm khái quát về các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.bao gồm: +Nhóm 1: Nhận xét về hoạt động xuất nhập khẩu. GVHD: dựa vào số công nghiệp chế biến( tàu biển, ô tô…) Nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp. Các bạn hàng chủ yếu: Hoa Kỳ, EU, các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu á. FDI: Tăng nhanh và đứng đầu thế giới, chiếm vị trị quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. ODA: Đứng đầu thế giới , chiếm tới 60% tổng viện trợ ODA quốc tế dành cho các nước ASEAN. Chiếm 40% nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam với gần 1 tỉ USD. > Hoạt động kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh, nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thế giới. liệu và biểu đồ các em nhận xét tổng giá trị xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, xu hướng phát triển. +Nhóm 2: Nhận xét về các bạn hàng chủ yếu. +Nhóm 3: Nhận xét về ODA viện trợ phát triển chính thức +Nhóm 4: Nhận xét HDI- đầu tư trực tiếp ra nước ngoài GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, bổ sung, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: GV: Giải thích cho HS rõ về cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu, cơ cấu chi tiết về đối tác để các em hiểu rõ hơn chủ trương đối ngoại của Nhật Bản. 4. Củng cố: (3 phút) - Dựa vài kiến thức SGK và kiến thức bản thân, em hãy cho biết về quan hệ giao lưu buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản? 5. Đánh giá: ( 1 phút) -GV nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc của HS trong tiết thực hành. - GV thu một số bài thực hành để kiểm tra, cho điểm. I V. Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - Về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở - Đọc trước bài: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc - Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. PHỤ LỤC GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2 Tiết PPCT: 24. Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Lớp giảng dạy: 11B3 Ngày soạn: 29/2/2013 Ngày giảng: Tiết 5 thứ 2 ngày 4/3/2013 I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được những đặc điểm: +Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Dân cư và xã hội. - Phân tích ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích được bản đồ Châu Á, bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc - Phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc. - Kĩ năng làm việc theo nhóm. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong xây dựng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. II. Phương tiện dạy học và phương pháp dạy học 1. Phương tiện dạy học: - Máy chiếu, máy tính. - Bản đồ tự nhiên, hành chính : Thế giới, Châu Á, Trung Quốc. - Hình 10.1, 10.3, 10.4 trong SGK (phóng to). 2. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở, vấn đáp - Nêu vấn đề, thảo luận - Sử dụng phương tiện trực quan III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ : (Không) 3. Giảng bài mới: * Vào bài: (1 phút). Trong phần đầu của chương II. Địa lí quốc gia và khu vực, các em đã được tìm hiểu một số cường quốc về kinh tế - chính trị như: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 1 quốc gia lớn ở Châu Á, mà trong những năm gần đây có sự trỗi dậy mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế lẫn chính trị, đó là đất nước Trung Quốc. Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 2 phút GV giới thiệu: Khái quát về Trung Quốc - Các vấn đề tìm hiểu của bài học, gồm: I. Vị trí địa lí và lãnh thổ II. Điều kiện tự nhiên III. Dân cư và xã hội - Khái quát chung: + Diện tích: 9,57 tr.km 2 + Dân số:1,38 tỉ người (2009) + Thủ đô: Bắc Kinh 10 phút * HĐ 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ Bước 1● : Tìm hiểu về vị trí địa lí + GV cho học sinh quan sát bản đồ hành chính Châu Á, giới thiệu vị trí của Trung Quốc trên bản đồ. GV: Hãy quan sát bản đồ các nước I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ *Vị trí địa lí Châu Á và kiến thức trong SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về vị trí địa lý của Trung Quốc? - Tọa độ địa lí? - Nằm ở khu vực nào của Châu Á? - Tiếp giáp với những vùng lãnh thổ và quốc gia nào ? HS Trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung GV: bổ sung và kết luận: - Phía Bắc: LB Nga, Mông Cổ. - Phía Tây: Cadăcxtan, Cưrơgưxtan, Tatginixtan, Apganixtan, Pakixtan. - Phía Nam: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Mianma, Lào, Việt Nam. - Phía Đông: Triều Tiên, biển Hoàng Hải, Hoa Đông. Có đường bờ biển dài 9000 km, mở rộng ra Thái Bình Dương. - Khu vực kinh tế sôi động: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á… Bước 2:● Tìm hiểu về lãnh thổ GV cho HS quan sát bản đồ hành chính thế giới. CH: Nhận xét nét nổi bật của lãnh thổ TQ ? - Sau LB Nga, Canađa , Hoa Kì. Hành chính: - 5 khu tự trị: Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Tạng, Hôi Ninh Hạ, Nội Mông Cổ, - Nằm ở Đông Á , lãnh thổ kéo dài: 20 0 B- 53 0 B, 73 0 Đ-135 0 Đ. Phía bắc, tây, nam giáp với 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, phía đông giáp biển. * Lãnh thổ - Diện tích: 9,57 tr.km 2. Lớn thứ 4 thế giới Choang Quảng Tây.( đơn vị hành chính cấp tỉnh được chỉ định cho một dân tộc thiểu số và được đảm bảo nhiều quyền hơn theo hiến pháp. Ví dụ, họ có người đứng đầu (tỉnh trưởng hay khu trưởng) phải là người dân tộc thiểu số đã được chỉ định cho khu) - 4 Th.phố trực thuộc TW: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh - 2 đặc khu hành chính: Ma Cao, Hồng Kông - Đài Loan tách ra từ 1949 nhưng vẫn là một bộ phận lãnh thổ của TQ, song có chế độ chính trị khác do vậy không nằm trong sự kiểm soát của TQ. CH: Hãy nêu ý nghĩa của VTĐL và lãnh thổ đối với sự phát triển KTXH của TQ ? HS: thảo luận cặp đôi và trả lời. Giáo viên bổ sung và kết luận. Thuận lợi: - Cảnh quan tự nhiên đa dạng - Tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, thu hút kỹ thuật, vốn với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Phát triển các ngành kinh tế biển (xây dựng cảng biển, giao thông hàng hải, du lịch biển và đánh bắt thủy hải sản) Khó khăn: *Ý nghĩa vị trí địa lí và lãnh thổ Thuận lợi: - Cảnh quan tự nhiên đa dạng - Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước bằng đường bộ, đường biển, đặc biệt là đường biển Khó khăn: - Quản lí đất nước, bảo vệ an ninh quốc phòng. Thiên tai, bão, lũ lụt, động đất… . quan hệ giao lưu buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản? 5. Đánh giá: ( 1 phút) -GV nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc của HS trong tiết thực hành. - GV thu một số bài thực hành để kiểm tra, cho. GIÁO ÁN DẠY HỌC SỐ 1 Tiết PPTC: 23, Bài 9: NHẬT BẢN (Tiếp theo) Tiết 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN Lớp giảng dạy: 11B6 Phòng 14 Ngày soạn. Đông Địa hình, Đất đai Khí hậu Thủy văn Khoáng sản Đánh giá Thuận lợi Khó khăn Miền Đặc điểm Miền Tây Địa hình, Đất đai Khí hậu Thủy văn Khoáng sản Đánh giá Thuận lợi Khó khăn Miền Đặc điểm Miền