hoc sinh gioi 6

42 2.3K 4
hoc sinh gioi 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cách làm bài văn cảm nhận Cảm nhận về một đoạn thơ bài thơ. Đề 1: Cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong đoạn thơ sau: “Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” (Tre Việt Nam – của Nguyễn Duy) Bước 1: Giới thiệu tác giả, bài thơ(đoạn thơ) Bước 2: Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ, bài thơ. Bước 3: Lần lượt chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Bước 4: Khái quát, đánh giá chung(tình cảm, tài năng của tác giả.) Cu thể: B1: Nguyễn Duy là nhà thơ tiêu biểu (xuất sắc) của nền thơ ca Việt Nam. Tác giả có nhiều bài thơ hay trong đó bài “Tre VN” là bài thơ để lại trong long người đọc nhiều dấu ấn đẹp đặc biệt là khổ (đoạn) thơ sau: “Nòi tre… cho con” B2: Với cách dùng từ ngữ, hình ảnh gợi cảm và các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng khéo léo đã làm nổi bật hình ảnh cây tre VN với bao phẩm chất tốt đẹp. B3: 1. Bằng hình ảnh so sánh: tre nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh , hiên ngang bất khuất của loài tre. Dẫu mới mọc mà tre đã nhọn như chông chứ không chịu mọc cong. Từ “đâu chịu” khẳng định điều đó. Và đóc cũng là phẩm chất, ý chí của dâ tộc VN. 2. “Lưng trần …sương” đây là hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ đẹp diễn tả sự giãi dầu chịu đựng khó khăn thử thách trong cuộc sống gian nan vất vả…nhưng tre vẫn che chở, hi sinh tất cả vì con: “có manh…cho con” lời thơ thể hiện long nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động đó phải chăng là đức tính cao đẹp của người mẹ VN. B4:Với hai cặp thơ lục bát, lời thơ nhẹ nhàng,Ng Duy đã giúp chúng ta hiểu và cảm phục những đức tính tốt đẹp của cây tre và cũng là những phẩm chất đáng quý của con người, dân tộc VN. Đọc thơ Ng duy ta càng hiểu tài năng và tình cảm của nhà thơ. Đề2:Cảm nhận đoạn thơ sau: “Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven song.”(Quê hương- Đỗ Trung quân) 1 B1. Quê hương” là bài thơ hay nhất (thành công)của Đõ Trung Quân.là bài thơ để lại trong long bạn đọc bao tình cảm đẹp, dấu ấn không phai mờ . Đặc biệt là đoạn thơ sau: “Quê hương…” B2: Bài thơ đã bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm về quê hương rất đẹp qua hình ảnh thơ cụ thể bình dị. B3: Với biện pháp so sánh và điệp ngữ “quê hương là con diều biếc- quê hương là con đò nhỏ” làm cho lời thơ dìu dặt giàu nhạc điệu góp phần diễn tả cảm xúc của nhà thơ. Con diều biếc đã từng in đậm dấu ấm của tuổi thơ đẹp đẽ thú vị trên quê hương . “con đò nhỏ” khua nước trên sông quê với âm thanh nhẹ nhàng “êm đềm” mà lắng đọng mãi trong long người đọc. Tất cả những sự vật đơn sơ bình dị trên quê hương luôn luôn gắn bó với con người và đã trở thành kỉ niệm không thể nào quên. B4:Chỉ bốn câu thơ ngắn, hình ảnh thơ đẹp giàu sức gợi cảm, tác giả đã bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết… Đề 3: Cảm nhận bức tranh biển cả lúc hoàng hôn trong khổ thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận) Đề 4: “Việt Nam đất nước ta ơi Mệnh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mù che đỉnh Trường sơn sớm chiều”(việt Nam than yêu- Nguyễn Đình Thi) Đọc đoạn thơ trên em cảm nhận được điều gì về đất nước VN? 1: Đất nước VN thật giàu đẹp, đáng yêu thể hiện qua những hình ảnh thơ tiêu biểu, giàu sức gợi cảm. - “Mênh mông biển lúa…”phép đảo ngữ kết hợp với từ láy “mênh mông” gợi tả cánh đồng lúa rộng lớn, bát ngát, phì nhiêu hứa hẹn cuộc sống ấm no(no đủ). - “cánh cò bay lả rập rờn” từ láy tượng hình “rập rờn” gợi tả nét giản dị, than thương, gần gũi của làng quê VN. - Đất nước VN thật tự hào với cảnh đẹp hung vĩ mà nên thơ qua hình ảnh “mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”. Đỉnh núi TS cao vời vợi sớm chiểu mây phủ. 2.Thể thơ lục bát, lời thơ nhẹ nhàng giúp em cảm nhận được cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ, gần gũi, than thương của thiên nhiên đất trời VN. Cũng như tình cảm yêu quý, tự hào của tác giả dành cho tổ quốc VN từ đó bồi đắp trong em tình yêu quê hương đất nước. Đề5: Cảm nhận của em về 2 câu thơ sau: “Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” (Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn duy) 2 1. Cảnh mùa gặt ở nông thôn VN thật tươi vui, náo nức được diễn tả qua hình ảnh thơ rất đẹp cùng các biện pháp nhân hóa: - “Gió nâng tiếng hát” gió cũng biết “nâng” tiếng hát như con người làm cho lời ca thêm cao đẹp trong cái nắng chói chang của mùa hè như dịu hẳn đi. Câu thơ thật hay thật sinh động. 2. Cánh đồng lúa tốt mệnh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no. Từ láy “long lanh” và nghệ thuật nhân hóa “liếm” đã diễn tả tinh thần lao động khẩn trương nhanh nhẹn của người nông dân. 3. Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình yên ả, vui tươi khi mùa gặt về. Đề 6:Đoạn thơ sau giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ than thương “Ngôi nhà thưở Bác thiếu thời Nghiên nghiên mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè.” (Về thăm nhà Bác- Nguyễn Đức Mậu) Đề 7: Cảm nhận đoạn văn sau: “ Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loan loáng. Con vàng sẫm như hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa lượn lờ như trôi trong nắng…loại bướm nhỏ đen kịt là là theo chiều gió…Còn lũ bướm vàng tươi xinh của vườn sau thì rụt rè nhút nhát chẳng bao giờ dám bay ra bời sông.” (Những cánh bướm bên bời sông- Vũ Tú Nam) Khi làm văn cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ cần lưu ý: Cần khai thác các tín hiệu nghệ thuật: Vần, nhịp, giọng điệu, thể thơ Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa… Từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm Đối với đoạn văn: Chú ý khai thác câu dài, ngắn ngoài ra có các tín hiệu NT giống với đoạn thơ Đối với đoạn văn trên: Dùng từ ngữ? Tính từ chỉ màu sắc, từ láy tượng hình Dùng biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa: rụt rè, nhút nhát So sánh Thán từ: Chao ôi Bài làm: B1:HS làm B2:Đoạn văn dùng nhiều từ ngữ giàu giá trị gợi hình gợi cảm giúp chúng ta cảm nhận được hình ảnh nổi bật đặc sắc của những cánh bướm bên sông. Vũ Tú Nam sử dụng rất nhiều tính từ chỉ màu sắc: xanh biếc, đen…kết hợp với từ láy tượng hình: loang loáng, là là,… cùng với cách dùng hình 3 ảnh nhân hóa, so sánh độc đáo để người đọc cảm nhận về vẻ đẹp cũng như sự sinh động, phong phú của loài bướm. - Đặc biệt từ “chao ôi,” đứng ở đầu đoạn văn bộc lộ sự ngạc nhiên thích thú của nhà văn và đó cũng là tình yêu của vũ Tú Nam dành cho những cánh bướm-vẻ đẹp của thiên nhiên. - Qua đoạn văn ngắn ta đã hiểu về tài năng quan sát và miêu tả tinh tế cụ thể của nhà văn. Từ đó bồi đắp trong ta tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Đề8: “Làng quê tôi khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có nhiêu người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ nhớ thương vẫn không mãnh liệt day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. ”(Tình quê hương- Nguyễn Khải) Câu văn dài , chia thành nhiều vế. Các vế quan hệ đối lập C1: Nhưng->sự lưu luyến, bịn rịn của người ra đi. C2:Nhưng->Khẳng định sự nhớ thương, tình yêu quê hương mãnh liệt tha thiết của anh chiến sỹ. Biện pháp điệp ngữ: “nhiều” > Tình cảm của anh bộ đội thật sâu nặng,tha thiết, mãnh liệt… Bồi đắp trong ta tình yêu quê hương… Bài làm Nguyễn Khải có rất nhiều bài văn hay và nổi tiếng. Bài “Tình quê hương” là một tác phẩm trong số đó. Bài văn để lại trong em nhiều ấn tượng nhất chính là: “…” Đọc đoạn văn chúng ta thấy có rất nhiều câu nhưng nó chỉ có 2 câu. Tác giả đã rất khéo léo khi viết những câu văn dài mà vẫn có bố cục rõ rang. Có rất nhiều vế câu trong một câu văn nói được nối bởi 2 từ “nhưng” nhằm chia các vế câu thành quan hệ đối lập. Từ “nhưng” thứ nhất thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn của người ra đi. Từ “nhưng” thứ 2 khẳng định tình quê hương tha thiết. Đoạn văn được Nguyễn Khải sử dụng điệp từ “nhiều” điệp đi điệp lại nhiều lần mà không làm người đọc cảm thấy nhàm chán và ông đã miêu tả được rất nhiều nơi với nhiểu cảnh đẹp khác nhau. Qua lời văn giản dị, mộc mạc nhà văn đã giúp em càng thêm yêu quê hương, nơi chon rau cắt rốn của mình hơn chính nó đã gửi tới chúng ta bài học rằng: hãy nhớ tới quê hương mình. Đề 9: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Trình bày cảm nhận của em. “ Cây dừa xanh tỏa nhiều tà Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lơn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao 4 Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh”(Cây dừa- Trần Đăng Khoa) Luyện đề văn kể chuyện Kể chuyện đời thường Đặc điểm: Kể về những sự việc xung quanh có thật trong cuộc sống có thể tưởng tưởng nhưng phải phù hợp với cuộc sống thực tế. B1: Xác định đề tài, chủ đề: Đề tài: Người, vật, việc Chủ đề: Câu chuyện có ý nghĩa gì? Nhằm mục đích gì? B2: Xây dựng cốt chuyện - Xây dựng nhân vật: Nhân vật chính: tên gọi, tính cách- dự kiến các hành động - Nhân vật phụ: có hành động, lời nói nào giúp cho nhân vật chính hoạt động. - Dự kiến các sự việc, tình tiết B3: Xác định ngôi kể, người kể - Người kể xưng tôi: ngôi thứ nhất là một nhân vật trong chuyện. - Người kể dấu mặt- mà gọi tên nhân vật: Ngôi thứ 3 B4: Những chi tiết bổ trợ - Lời thoại: Đối thoại, độc thoại - Xen yếu tố biểu cảm; Người kể, nhân vật B5: Viết bài: MB: Giới thiệu sự vật sự việc TB:Kể lại trình tự diễn biến của chuỗi sự việc KB: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về sự vật sự việc… Đề 1: Kể về một lần mắc lỗi. Đề tài: một lần mắc lỗi Chủ đề: Rút ra được bài học cho bản than B2: Nhân vật chính: Tôi, em Tên: Hoàn cảnh: Nhà giàu được nuông chiều Tính cánh: Chăm chỉ, học giỏi, thật thà… Hoạt động: Đi dự sinh nhật bạn nên chưa làm bài tập….cô giáo gọi lên bảng- > xấu hổ Nhân vật phụ: Cô giáo, người bạn sinh nhật, bạn bè, bố mẹ… B3: Ngôi kể thứ nhất: - Dự kiến các tình tiết: +Đi dự sinh nhật bạn than không kịp làm bài tập + Đến lớp cô giáo gọi lên bảng- không làm được bài tập + Thái độ của bạn bè, cô giáo B4: Lời thoại giữa tôi và cô giáo(đối thoại) 5 Lời thoại giữa tôi và bạn bè(đối thoại) Tôi (độc thoại) - yếu tố miêu tả: miêu tả khi tôi mắc lỗi; Lời nói; tâm trạng; cảm xúc giữa tôi và cô - Yếu tố biểu cảm: Cảm xúc của tôi sau khi mắc lỗi Viết một đoạn văn kể một tình tiết nhân vật tôi khi đến lớp, cô giáo gọi lên bảng không làm được bài. Một lần mắc lỗi MB. C1: Chắc hẳn, trong cuộc sống không ai không một lần mắc lỗi. tôi cũng vậy, lần mắc lỗi ấy đã để lại cho tôi bài học quý giá. C2: Mỗi lần nhớ lại chuyện ấy, tôi tự thấy xấu hổ vô cùng nhưng đó là bài học đáng quý để tôi trưởng thành hôm nay. TB: Tôi được may mắn sinh ra trong một gia đình khá giả. Bố mẹ tôi chỉ có 2 anh em tôi nên rất quan tâm và chiều chuộng. Thế nhưng, không như những đứa trẻ khác ham chơi, hờm hĩnh mà tôi được mọi người yêu quý vì hiền lành chăm ngoan và khiêm tốn…. Không phụ công của bố mẹ, tôi học hành chăm chỉ luôn đạtkeets quả xuất sắc trong học tập và mọi việc cứ thế trôi qua nếu không có một ngày… Hôm đó là sinh nhật của B-người bạn thân nhất của tôi.Do mới lên cấp 2 lại vừa thi vào lớp chọn đạt điểm cao nên bố mẹ bạn ấy cho tổ chức sinh nhật để mời bạn bè. Tôi thuộc thành phần không thể thiếu. còn vài tuần nữa mới tới mà B cứ nhắc đi nhắc lại: Ngày sinh nhật tớ nhất định ấy phải đến nhé! Đúng ngày hôm đó, thời tiết quá lạnh lại phải học hai ca nên tôi hơi mệt vả lại bài tập rất nhiều nữa. tôi băn khoăn mãi: Đi sinh nhật hay làm bài tập nhỉ? Sau một lúc tôi quyết định: Đi sinh nhật B về sẽ thức khuya làm bài tập. Sinh nhật của B rất vui, mọi người đều có mặt đầy đủ. Ai cũng có quà và kèm theo lời chúc tốt đẹp dành cho bạn ấy. 9 giờ, mọi người đã bắt đầu chia tay ra về nhưng B lại muốn tôi ở lại cùng bạn bóc quà. Thế là tôi chiều theo ý bạn nên gần 10 giờ tôi mới về nhà. Vừa mệt vừa buồn ngủ , tôi buông người nằm nghỉ, mắt díp lại nhưng tôi bỗng nhớ ngày mai tôi có môn toán. Vùng dậy nồi vào bàn nhưng càng cố gắng tôi càng không thể mở được hai mắt và đưa hai tay lên. Tôi tự nhủ: Chắc cô không gọi mình đâu vì mình đã đủ điểm miệng , thế rồi tôi lên giường ngủ. Sáng hôm sau tôi đến lớp như thường lệ. Sau tiếng trống báo hiệu vào lớp tiết toán cô giáo gọi học sinh chữa bài tập. Tôi lo lắng, người cứ nóng ran nhưng lại tự trấn an: mình đủ điểm miệng rồi. Cô giáo gọi một bạn rồi hai bạn nhưng chẳng ai làm được bài tập bởi bài tập này khá khó, cô nói: - Bài tập này tương đối khó chắc phải nhờ tới “cây toán’ của lớp thôi. Cô mời L lên chữa cho cả lớp. Trời ơi! Tôi run lên, hai tai nóng bừng, tôi bước từng bước nặng nề chứ không tự tin như những lần trước. Lên bảng, loay hoay mãi mà vẫn không 6 làm được. Đầu tôi ong lên những con chữ…tôi cúi gằm mặt xuống giọng lí nhí: Thưa cô em không làm được ạ. Cô ngạc nhiên nhìn tôi thoáng ngỡ ngàng. Cô im lặng không nói gì. Phía dưới lớp có tiếng xì xào. Chà L cũng không làm được, cây toán của lớp mà bạn ơi…Tai tôi ù lên, đất dưới chân tôi như sụp lở, tôi không dám nhìn các bạn. Nặng nè, chậm chạp, tôi lê chân về chỗ. Buổi học ấy với tôi thật tồi tệ, tôi có cảm giác như nói dài hơn. Nghe những lời bàn tán, người tôi nóng ran, khóe mắt tôi cây cay. Đặc biết nhớ lại ánh mắt cô tôi thật sự ân hận. giá như sáng ấy tôi dậy sớm làm bài tập thì tôi vẫn là tôi đẹp trong mắt bạn bè và co giáo. Từ đó trở đi tôi chăm chỉ và nỗ lực hơn nên thầy cô và bạn bè vẫn tin yêu. KB: giờ đây đang là học sinh chuyên toán trường PBC nhưng tôi vẫn không quên chuyện ấy. nó giúp tôi lớn khôn thành người. Kể một câu chuyện có nhan đề Bố tôi B1: Đề tài: Kể về bố Chủ đề: Ca ngợi bố thể hiện sự kính trọng. B2: Xây dựng hệ thống nhân vật: - Nhân vật chính: bố: + hình dáng + tính tình + Nghề nghiệp + hoạt động: VD mẹ ốm bố đi chợ, nấu ăn(bố phải quán xuyến việc nhà) khen thưởng, xử phạt đối với con - Nhân vật phụ: mẹ ốm tôi (em) - Các tình tiết chính: + giới thiệu về bố: hình dáng, tính tình, nghề nghiệp + Mẹ ốm, bố quán xuyến việc nhà: đi chợ, nấu ăn + Thưởng, phạt con… B3: Ngôi kể: Chon ngôi thứ nhất “Tôi” B4: Xây dựng lời thoại: mẹ- bố bố- tôi - Xen yếu tố miêu tả: hình dáng bố Cảnh bố nấu ăn - Yếu tố biểu cảm: bố- tôi MB: Chắc hẳn trong mỗi con người đều có một tình yêu và sự che chở của bố. mỗi người bố là đôi cánh chắp cho con để đi xa hơn, bay cao hơn trên con đường đời. Và bố tôi cũng vậy. Ông là người bố tuyệt vời nhất của tôi. KB:Tôi cũng vậy không chỉ được sống trong tình yêu thương bao l của mẹ mà còn được sống trong tình yêu thương vô bờ của bố. Bố tôi là người bố thật tuyệt. Kể chuyện sáng tạo Thay lời nhân vật trong một câu chuyện đó 7 a. người kể phải đóng vai nhân vật- ngôi kể thứ nhất. - kể chuyện có thể thêm bớt(thêm yếu tố miêu tả: cảnh vật, nội tâm, yếu tố biểu cảm.) nhưng phải đảm bảo các tình tiết(nòng cốt truyện) - VD Là Thạch Sanh em hãy kể lại câu chuyện cùng tên. - Một đêm em nằm mơ thấy Lang Liêu, hãy kể lại câu chuyện đó. b. Kể chuyện tưởng tưởng gắn(thổi vào) sự vật vô tri vô giác những suy nghĩ, hành động…để các sự vật đó giống như con người. - dù là câu chuyện tưởng tưởng, mới mẻ nhưng phải đảm baoe tính lo gics thực tế. - VD: Lời tâm sự của quyển vở bị lãng quên - Tâm sự của cây phượng ở sân trường trong những ngày hè - Lời thì thầm của chiếc bàn bị gãy chân… Với dạng đề này có thể chọn ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ 3(nếu ngôi thứ nhất thì xưng tôi, người kể là một nhân vật trong truyện. Nếu là ngôi thứ 3 người kể dấu mặt mà gọi tên nhân vật.) c. Dựa vào nội dung của một đoạn thơ, bài thơ để sáng tạo ra một câu chuyện VD: Dựa vào bài thơ “sang năm con lên 7” kể một nhan đề “Tôi đã lớn khôn” - Đọc bài ca dao sau: - “Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hởi đèn” Em hãy ghi lại cuộc tranh luận trên. Thực hành: Tả lại, tái hiện giúp người đọc hình dung ra cảnh và người được tả. Bước 1: Xác định trình tự miêu tả: - Thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai - Trong một ngày: sáng- trưa-chiều – tối - Trình tự của một sự vật: + Không gian : bao quát-> cụ thể Trong =ngoài, trên- dưới; xa- gần. VD: Em đã có một lần theo mẹ đi chợ tết. Hãy tả lại cảnh đi chợ tết - Trình tự tả: + Thời gian: từ sáng đến trưa; Khi chợ họp- chợ tan + Không gian: xa – gần; bao quát- cụ thể Bước 2: lựa chọn chi tiết hình ảnh tiêu biểu(điển hình, nổi bật, đặc sắc) Tùy thuộc vào trình tự miêu tả để lựa chọn chi tiết hình ảnh tiêu biểu. Không được tả tràn lan thiếu chọn lọc, tùy tiện, lộn xộn - có thể lựa chọn chi tiết hình ảnh như sau: + trước khi chợ họp: 8 - cảnh thiên nhiên đất trời - Quang cảnh chợ như thế nào? Hang hóa- người + Khi chợ họp -Hoạt động mua bán diễn ra: Hàng hóa: hàng hoa- lá dong - hoạt động của mẹ và em + Khi chợ tan Bước 3: chọn các biện pháp nghệ thuật: Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liệt kê… So sánh: cảnh người đông khi chợ họp Thiên nhiên Nhân hóa: thiên nhiên, hàng hóa Liệt kê: hàng hóa …bánh kẹo… Bước 4: xen yếu tố tự sự và biểu cảm: Tự sự: kể lại- hàng hóa, hoạt động mua bán - Hoạt động của mẹ và em. Biểu cảm:Tâm trạng của em khi đi chợ, ngắm cảnh chợ. Dàn ý đại cương: MB: giới thiệu cảnh đã tả TB: Sắp xếp các chi tiết cần tả theo trình tự hợp lí KB:Án tượng, cảm xúc về cảnh đã tả Bài làm: MB: C1: Tết có bao nhiêu điều để nhớ, để yêu. Riêng em một lần được đi chợ tết cùng mẹ đã làm em nhớ mãi. C2: Nhắc đến tết, chắc hẳn mỗi người có một cảm xúc riêng, còn em nhớ mãi cảnh chọ tết năm nay. Nắng đã lên, những tia nắng nhảy nhót trên cành cây kẽ lá. Nắng chiếu khắp mọi nơi khiến cho không khí ấm áp hẳn lên. Chợ bắt đầu nhộn nhịp,người người nô nức, hăm hở sắm tết.Ở khắp các sạp hàng người bán đã bày ra tất cả các hàng hóa của mình. Ở cửa hàng bánh kẹo, bánh quy, mứt dừa, mứt gừng, hạt dưa trông thật là ngon và bắt mắt. Ngày nào em cũng ăn bánh kẹo nhưng hôm nay nhìn chúng thật sặc sỡ và đẹp hơn. Dường như chúng đã khoác những bộ quần áo mới để đón tết. Còn cửa hàng gạo nếp, những hạt gạo nếp trắng tinh tròn mây mẩy khiến em nhớ đến những chiếc bánh chưng bánh dầy trong truyền thuyết cùng tên. Đặc biệt em ấn tượng nhất là sạp hang lá dong. Từng chiếc lá dong xanh mướt còn long lánh sương mai như muốn khoe sức sống của mình. Người nào cũng muốn mua một cuộn để gói bánh chưng, chả luộc. Nhìn chúng, em đã cảm nhận được không khí của ngày tết. Người mỗi lúc một đông, nô nức như đi trẩy hội, tiếng cười nói rộn rã khắp chợ. Mẹ dẫn em đến cửa hàng bán hoa. Hoa thật đẹp muân màu muôn sắc. Những cành đào khoác lên mình chiếc áo hồng phấn còn chị mai diễn chiếc áo cánh màu vàng rực rỡ. Mẹ em nhẹ nhàng chọn mấy 9 cành li cùng với những bong hồng nhung đang chum chím cười tươi đón chào ngày tết. còn em chọn cho riêng mình những cành lá non để làm cho bình hoa thêm đẹp hơn. Và em thật vui khi được mẹ dẫn đến hàng quần áo, mẹ chọn một chiếc áo len màu sắc nhã nhặn trông thật là đáng yêu. Phía đằng kia, mấy em nhỏ đang nô đùa reo hò với chum bóng bay đủ sắc màu và hình dáng hấp dẫn. Chợ tết thật là vui , nó phản ánh một nét đẹp truyền thống của người VN. Luyện các dạng bài tập về từ và câu. I. Từ: 1. Ghép các tiếng sau với nhau để tạo thành từ ghép? Các từ ghép thuộc loại nào? Yêu,mến, thương, kính.=> Các từ ghép đó là: Yêu mến, yêu thương, kính yêu, mến thương, mến yêu, kính mến, thương yêu thương mến. 2. Cho các từ sau: đánh trống, đánh dày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh cá, đánh răng, đánh bẫy, đánh điện. a. xếp các từ trên theo các nhóm có từ “đánh” cùng nghĩa với nhau thành từng nhóm. b. Nêu nghĩa của từ “đánh”trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại trên : BL: a. Đánh trống(1) - đánh răng, đánh giày (2) - đánh cá, đánh bẫy (3) - Đánh tiếng, đánh điện (4) - Đánh trứng (5) b. đánh 1:tác động của tay lên một sự vật để phát ra âm thanh báo hiệu. đánh 2; làm sạch, đẹp bên ngoài một vật bằng cách chà xát. Đánh 3: dùng một dụng cụ để bắt con vật Đánh 4: làm cho nội dung cần thong báo được truyền đi. Đánh 5: biến đổi trạng thái của vật bằng cách khuấy 3. Xác định từ “thật thà”trong những câu sau thuộc từ loại gì? a. Thật thà là đức tính tốt của con người. b. Bạn ấy rất thật thà. c.Tính thật thà của bạn ấy khiến ai cũng thích. d. Bạn ấy ăn nói thật thà dễ nghe. => đều tính từ. Xác định chức vụ ngữ pháp của từ “thật thà” a.CN b.VN C. Định ngữ d. Bổ ngữ 4. Xác định từ loại trong khổ thơ sau: Dù giáp mặt cùng biển rộng Qht ĐT PT DT Cửa sông/ chẳng/ dứt/ cội nguồn DT PT ĐT DT 10 [...]... kì lạ và mang thai đến 12 tháng Sự thụ thai kì lạ ấy đã dự báo sẽ sinh ra một con người khác thường Nhân dân ta đã dùng chi tiết tưởng tưởng kì ảo để nói lên sự phi thường của cậu bé làng Gióng ngay từ khi còn trong bào thai Và TG sinh ra cũng rất kì lạ nhưng G vẫn là con của gia đình nông dân lương thiện phúc đức ấy Điều ấy chứng tỏ, G sinh ra từ quần chúng nhân dân gần gũi với mọi người G là người... nhân dân lao động , thuộc về nhân dân-> Nghệ thuật vị nhân sinh - Bài tập: viết tiếp kết thúc truyện - Nếu có bút thần trong tay em sẽ vẽ gì? Luyện đề: Viết đoạn văn đánh giá ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Thạch Sanh Ai đã từng đọc truyện cổ tích Thạch Sanh hẳn không thể quên được cách kết thúc truyện đầy ý nghĩa Chuyện mở đầu giới thiệu TS sinh ra và lớn lên trong nghèo khó Diễn biến là liên tiếp TS... nhân dân…người đã hi sinh Thể hiện tấm long kính yêu, ngưỡng mộ,…của nhân dân đối với bác Hồ -> Bác Hồ sống mãi trong trái tim dân tộc,… b Diễn tả hành động, sự dịch chuyển của mặt trời Nhân hóa: “Xuống” diễn tả cụ thể sự chuyển động của thời gian vũ trụ vào đêm So sánh: Mặt trời như hòn lửa: Làm cho hình ảnh mặt trời đẹp, kì vĩ tráng lệ-> biển vào đêm không tối mà lại sáng Câu thơ sinh động có chất họa... tốt đẹp, cao quý trong lao động: cần cù sáng tạo…Trong chiến đấu: dũng cảm kiên cường Thép Mới rất khéo khi sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hình ảnh nhân hóa tre chống lại, tre 23 xưng phong, giữ, hi sinh , anh hung, …làm cho câu văn giàu tính hình tượng, giàu cảm xúc Cây tre trở nên gần gũi than thiết với con người đồng thờ cây tre được ca ngợi như một nhân... kì bí mật 26 Tuyệt trần: đẹp nhất trần đời không có gì sánh bằng Tuyệt thực: nhịn đói không ăn, không chịu ăn Tuyệt đỉnh: Nhất: đỉnh cao nhất, đạt đến mức độ cao nhất Tuyệt tự: Không có người nối dõi Tuyệt1: dứt không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt thực, tuyệt tự Tuyệt 2: Nhất, cực kì: Tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt đỉnh b.đồng đồng âm: cùng âm thanh đồng ấu: Trẻ em chừng 6- 7 tuổi đồng... cái gay gắt của mùa hạ nữa (4) Những chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội (5)Trên mặt ao lăn tăn những gợn song (6) Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết(7) Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu.(8)” 36 ... một từ, một kiểu câu nhằm nhấn mạnh ý muốn diễn đạt 2 So sánh: VD đen như cột nhà cháy 21 - so sánh là đối chiếu, đối sánh giữa sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm cho sự vật trở nên sinh động cụ thể 3 Nhân hóa: Dùng những từ ngữ vẫn gọi , chỉ người để chỉ sự vật đồi vật làm cho sự vật đồ vật trở nên gần gũi - có 3 cách: +Cậu chân cô mắt… + Dòng sông mới điệu làm sao… + Núi cao chi... sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm Ngoằn ngèo, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, thướt tha, líu lo, sừng sững, rì rầm, cheo leo Thêm từ ngữ thích hợp vào các trường hợp sau để có câu văn sinh động bằng hình ảnh so sánh - vòm trời - ánh trăng - dòng sông - đám mây Bài tập 5: viết một đoạn văn ngắn tả ngôi trường mới trong đó có dùng từ láy tượng hình, tượng thanh 11 Luyện đề: 1 Đọc kĩ đoạn... biểu đạt của biện pháp tu từ trong những câu sau: 22 “ Gậy tre chông tre chống lại sắt thép quân thù Tre xưng phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chin Tre hi sinh để bảo vệ con người! Tre anh hung lao động! Tre anh hung chiến đấu!” 2 giải nghĩa từ “đi” trong câu sau a Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con b ta đi trọn kiếp con người c... rung rinh Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra còn trên tầng cao: là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút Xác định danh từ chỉ sự vật: Chuồn chuồn, khoai , nước tre đàn cò, đất nước 6 Cho đoạn văn Đoạn 1 trong Em bé thông minh: “…thật lỗi lạc” Bài chữa: Chỉ ra phép tu từ: Điệp ngữ: Tre, giữ , anh hung: - Nhịp câu văn đều đặn tạo cho đoạn văn có tính nhạc - Vai trò tác dụng, ý nghĩa . Đi dự sinh nhật bạn nên chưa làm bài tập….cô giáo gọi lên bảng- > xấu hổ Nhân vật phụ: Cô giáo, người bạn sinh nhật, bạn bè, bố mẹ… B3: Ngôi kể thứ nhất: - Dự kiến các tình tiết: +Đi dự sinh. không có một ngày… Hôm đó là sinh nhật của B-người bạn thân nhất của tôi.Do mới lên cấp 2 lại vừa thi vào lớp chọn đạt điểm cao nên bố mẹ bạn ấy cho tổ chức sinh nhật để mời bạn bè. Tôi thuộc. nhắc lại: Ngày sinh nhật tớ nhất định ấy phải đến nhé! Đúng ngày hôm đó, thời tiết quá lạnh lại phải học hai ca nên tôi hơi mệt vả lại bài tập rất nhiều nữa. tôi băn khoăn mãi: Đi sinh nhật hay

Ngày đăng: 14/02/2015, 20:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan