1. Đặc điểm: VN thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ tạo thành.
VD: Hôm nay, em// đi học.cụm động từ TN CN VN
- Khi VN biểu thị ý phủ định kết hợp với từ: không, chưa, chưa phải, chẳng phải.
2. Phân loại:
A, câu miêu tả: Là câu miêu tả hành động trạng thái, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng nêu ở CN
- Câu miêu tả hoạt động: VN miêu tả hành động của người, vật hay đồ vật, cây cối khi đã được nhân hóa hoặc biểu thị ý kiến của người. VD: Tráng sỹ //mặc áo giáp…
CN VN
Dòng sông //đang mằm im lìm chờ những con mưa xuống. CN VN
- Câu miêu tả trạng thái:Sự vật, sự việc có thể tồn tại trong trạng thái động hay tĩnh hay tồn tại hay tiêu biến…
VD: Trên bàn, đặt một/ lặng hoa.(Tồn tại) VN CN
Cây hoa lan nở…
- Câu miêu tả đặc điểm của sự vật:Thường do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
VD: Nhà em/ rất rộng. CN VN
b. Câu tồn tại: Là kiểu câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật hiện tượng nêu ở CN.
VD. Từ xa, xuất hiện/ hai người lạ mặt. VN CN
Tồn tại:
Trên bàn, đặt /một lọ hoa. TN VN CN
Tiêu biến: Đâu rồi /cái quạt. V C
Lưu ý: Câu tồn tại VN thường đứng trước CN Cách đổi câu tồn tại sang câu miêu tả(và ngược lại).
- tồn tại sang miêu tả:Đảo vị trí CN,VN và có thể thêm bớt một số từ ngữ nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
- Đối với một số câu miêu tả hoạt động trạng thái của sự vật đơn thuần thì không chuyển từ câu miêu tả sang câu tồn tại.
Bài tập: Xác định câu tồn tại và câu miêu tả trong đoạn văn sau:
“Mùa thu đã tới rồi(1).Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng(2). Từng đàn cò trắng nhẹ bay như trôi trên không gian tĩnh mịch.(3)Không còn cái gay gắt của mùa hạ nữa. (4) Những chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. (5)Trên mặt ao lăn tăn những gợn song(6) Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết(7). Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu.(8)”
Câu miêu tả: 1,3,5(hành động) câu 8: Trạng thái Câu tồn tại: 2,4,6,7
2. Chuyển câu sau thành câu miêu tả
a. Trên bầu trời, vẳng lại một tiếng kêu.-> Trên bầu trời một tiếng kêu vẳng lại.
b. Sáng nay đã diễn ra một cuộc họp.->Một cuộc họp diễn ra vào sáng nay. c. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm non.-> Dưới gốc tre, những mầm non tua tủa.
3. Đặt câu câu miêu tả đổi thành cấu tồn tại.
Trên sân, những chiếc lá bang rơi lả tả.->Trên sân, rơi lả tả những chiếc lá bang.
Trong vườn, các chị hồng nhung đang khoe sắc.-> Trong vườn, đang khoe sắc những chị hồng nhung.
Bầu trời hôm nay đẹp quá.-> Đẹp quá, bầu trời hôm nay.
4. Viết đoạn văn miêu tả cảnh con mưa mùa hạ trong đó có sử dụng câu tồn tại.
Ngày hôm ấy, ông mặt trời đang vui cười thỏa thích trút những tia nắng chói chang xuống mặt đất. Bỗng từ đâu kéo xuống những đám mây đen. Ông mặt trời hốt hoảng chạy trốn. tí tách, tí tách !. những hạt mưa tinh nghịch bắt đầu lớn dần. một luồng gió mạnh lướt qua, sấm chớp rạch ngang trời, tiếng sấm như tiếng ong trời đang nổi giận. tiếng đồm đọp của những tàu lá chuối đập vào nhau. Đàn gà con chiêm chiếp nhanh chân núp dưới cánh mẹ. Ngoài đường, lao vun vút những chiếc xe máy làm nước bắn tung tóe. Cả họ nhà mối theo nhau chóng tìm chỗ khô ráo. Trông mọi vật như vui vẻ nhảy múa hát mừng dưới làn nước mát rượi. Sau con mưa, mọi vật như được tiếp thêm sức sống mới.Yêu lám làn mưa mùa hạ.
Cảm nhận về thầy Ha men trong Buổi học cuối cùng.Em hiểu gì về bức thông điệp mà tác giả gửi tới mọi người.
Hình ảnh thầy giáo Ha men hiện lên qua cảm nhận và miêu tả của cậu bé P răng rất sinh động và cao đẹp.
* Cảm nhận về ngoại hình trong buổi học cuối cùng:
- Thầy Ha men mặc trang phục khác thường, bộ này thầy chỉ mặc trong những buổi có thanh tra, phát phần thưởng…làm cho buổi học thêm trang trọng, thầy trở nên trang trọng, nghiêm nghị để tôn vinh buổi học cuối cùng->Ẩn đằng sau đó là tấm lòng yêu nghề, yêu nước… - Phẩm chất:
+ Yêu nghề: Đối với học sinh: rất nhẹ nhàng,…cách giảng bài nhẫn nại, tỉ mỉ…
Cái nghề rất cao quý, ươm mầm xanh cho tương lai thể hiện qua cách xưng hô: thầy-con và trò. Lời lẽ nhẹ nhàng, không quát mắng học sinh đặc biệt là đối với p răng-cậu học trò đi muộn, không học thuộc bài. Cách
giảng bài rất kiên nhẫn tỉ mỉ. Đúng là bức chân dung người thầy mẫu mực…
+ Ở người thầy này toát lên tình yêu nước- yêu tiếng nói dân tộc. thầy có ý trách móc, phê bình mọi người và cả chính mình trong nhận thức giá trị thiêng liêng, cao đẹp của tiếng Pháp chính vì thế mà thầy luôn đề cao tiếng nói của dân tộc: “Tiếng Pháp là tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất…giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì giữ được chìa khóa chốn lao tù.” Đặc biệt trong buổi học cuối cùng ấy, thầy đã chuẩn bị những tờ giấy viết những danh từ cao quý: “Pháp, An-dát” và trong những giây phút cuối cùng thầy đứng dậy dằn mạnh phấn hết sức và viết thật to: “Nước Pháp muôn năm”. Cử chỉ ấy diễn tả tâm trạng xúc động, đau đớn, uất ức, tủi nhục vì từ đây thầy không được dạy học trò bằng tiếng pháp và thầy thương cho người dân An dát…những biểu hiện ấy thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc, cháy bỏng của thầy ha men. Thầy Ha-men được miêu tả qua hành động cử chỉ, lời nói qua ngôi kể thứ nhất, đặc biệt là cách miêu tả diễn biến tâm lí. Qua nhân vật giúp ta cảm nhận được tài miêu tả tâm lí của nhân vật của nhà văn P đồng thời toát lên được tình yêu đất nước, yêu tiếng nói dân tộc. Qua nhân vật Ha Men nhà văn muốm gửi tới chúng ta rằng: hãy yêu quý và giữ gìn tiếng mẹ đẻ là giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ . Đó là bản sắc của dân tộc là vũ khí sắc bén để bảo vệ độc lập hòa bình dân tộc.
Cảm nhận đoạn văn sau: “Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ…tất cả cuộc sống mà không khí ban cho”
M Đ: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ gửi đến chúng ta một bức thông điệp vô cùng quý giá. Lời nhắn nhủ ấy thể hiện thật sâu sắc trong trong đoạn văn: “”
T Đ:Với lời văn mang tính khẳng định, lời văn vừa mềm mại, nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần rắn chắc , mạnh mẽ cùng với hình ảnh so sánh thái độ của người da đỏ, thái độ của người da trắng với không khí: Không khí đối với người da đỏ là quý giá, là của chung muôn thú, cây cối. con người cùng nhau hít thở còn người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Đặc biệt , đoạn văn có dùng câu trần thật đơn có từ là góp phần phê phán thái độ của con người da trắng đối với không khí, môi trường…nhà văn đã muốn gửi tới chúng ta rằng: phải biết yêu thiên nhiên, tôn trọng môi trường….thì mới có ngôn từ, cách , …giọng như vậy vừa phê phán thái độ của người da trắng đối với môi trường.
Cách đặt tên nhân vật Ph răng trong “buổi học cuối cùng” có hợp lí không? Câu văn nào có ý nghĩa nhất trong văn bản ấy?
- Cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm nhân vật là một dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn và An-phông-xơ-đô-đê cũng vậy. Ph răng chính là nước Pháp, như thế tên nhân vật đã góp phần làm nổi bật chủ đề của chuyện. Lòng yêu nước Pháp thông qua tình yêu tiếng mẹ đẻ.
- Cách kể của nhà văn cho chúng ta biết rằng, Ph răng là một học sinh bình thường và đặc biệt hôm ấy cậu bị trễ giờ và không thuộc bài . Nhưng khi biết, đây là một buổi học cuối cùng thì cậu rất ân hận về sự lơ là của mình. Ấn tượng, giá trị của tiếng mẹ đẻ càng cao vì Ph răng không phải là một học sinh giỏi, xuất sắc nếu như vậy việc không được học tiếng P là một lẽ thường tình. Đây chính là phương pháp đờn bẩy của tác giả. Ph răng yêu quý quyển ngữ pháp, quyển thánh sứ,P răng thương thầy, quên đi những đòn trừng phạt của thầy: ước ao giá mình đọc trót lọt những quy tắc về phân từ. Tất cả những cảm xúc đó là sự chuẩn bị cho việc Ph răng dẽ hiểu lời thầy đến kinh ngạc và cảm giác của em trong giờ tập viết “Oi, tôi nhớ mãi buổi học cuối cùng…chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao như thế.”Điều đó chứng tỏ Ph răng yêu tiếng Pháp và kính trọng nfwowif thầy đã dạy cho mình thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới.
- Đây là đoạn văn miêu tả sự việc và cảm xúc của nhân vật thông qua lời tự kể sâu sắc, ý nghĩa. Như vậy, dường như với Ph răng không chỉ là buổi học cuối cùng mà là lễ tang tiễn đưa quá khứ
- “Nước Pháp muôn năm” là câu văn được viết ra từ trái tim người thầy giáo. Nó không chỉ được thể hiện bằng phấn mà nó là nước mắt, là máu của người thầy mẫu mực dạt dào tình yêu nước, yêu tổ quốc. nó là chủ đề bao trùm cả tác phẩm.
- “Thế rồi…chốn lao tù”thể hiện tình yêu nồng nàn của thầy Ha men đối vơí tiếng Pháp. Đồng thời nêu lên giá trị của tiếng nói dân tộc. nó như lời nhắn nhủ, nhắc nhở với tất cả mọi người hãy biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Đó là một nét bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, nó được xem như là chiếc chìa khóa để mở chon lao tù khi dân tộc đó bị rơi vào vòng nô lệ.
- “Rồi thầy đứng đó…đi đi thôi” miêu tả cử chỉ hành động của thầy Ha men nhưng làm nổi bật tâm trạng đau xót đến tột cùng của thầy giáo khi phải rời xa lớp học không được nói bằng tiếng Pháp. Thể hiện tình yêu tiếng Pháp nồng nàn, yêu tổ quốc đến cháy bỏng của Ha men.
Đề: “Chú bé loắt choắt…Nhảy trên đường vàng” Phân tích cái hay cái đẹp của đoạn thơ và dụng ý nghệ thuật của việc lặp lại những câu thơ trên ở cuối bài.
Gợi ý: Với thể thơ 4 chữ giàu nhạc điệu kết hợp với một loạt từ láy giàu giá trị gợi hình, gợi cảm gợi tả hình ảnh chú bé Lượm- người đồng chí liên lạc nhỏ tuổi nhưng nhanh nhẹn thật hồn nhiên, đáng yêu. Hình ảnh ấy khiến nhà thơ liên tưởng đến “con chim chích- nhảy trên đường vàng” So sánh thật đặc sắc thể hiện sự yêu mến, cảm phục của nhà thơ dành cho Lượm vừa làm nổi bật hình ảnh Lượm; nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch…
- Cùng với biện pháp ẩn dụ: “dường vàng” mà Lượm đag tung tăng tiến bước chính là con đường đầy nắng, con đường cách mạng, vinh quang đẹp đẽ…
- Hình ảnh Lượm trong câu thơ trên được lặp lại cuối bài thơ giống như những dòng hồi ức, những tưởng niệm về đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên đáng yêu mãi ngân vang trong dòng cuối như một lời nhắn nhủ: Lượm không bao giờ mất đi trong niềm yêu mến nhớ tiếng- Lượm sống mãi trong trái tim mỗi người chúng ta. - Cách lặp ấy tạo nên kết cấu hô ứng trong bài thơ gợi ở người đọc sự
tri ân đồng điệu.
Viết đoạn văn giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình.
Gợi ý:
- Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương thoạt tiên, người anh ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ.
- Người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé trong bức tranh kia chính là mình
- Sau sự ngỡ ngàng ấy là sự hãnh diện vì mình chính là chủ đề của bức tranh đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế và được mọi người ngắm nhìn, trầm trồ than phục.
- Sau cùng người anh có cảm giác xấu hổ vì người anh nhận ra mình không được đẹp và hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu của em gái.
- Chính những cảm giác xấu hổ ấy giúp chúng ta phát hiện ra phần đẹp đẽ nhất của người anh và để chúng ta hoàn thiện lại chính mình.
Đề 1: Đọc đoạn tích sau và trả lời câu hỏi.
“Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết , tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đươmgf kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng…”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai
b. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn: Miêu tả+ biểu cảm c. Các từ sau đây, từ nào không phải là từ láy?(Tròn trĩnh, thăm thẳm,
hồng hào, phúc hậu)=> Phúc hậu
Câu 2: Viết đoạn văn nêu nhận xét của em về ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần của TS.
Gợi ý:
Chi tiết niêu cơm thần của TS là một chi tiết thần kì
- Niêu thần có khả năng phi thường, ăn hết rồi lại đầy thể hiện sức mạnh vô tận của chính nghĩa: Mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự làm cho kẻ thù phải khiếp sợ đến nể phục đầu hàng.
- Niêu thần tượng trưng cho lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Chiến thắng kẻ thù bằng sự độ lượng, khoan dung, tha thứ bằng sức mạnh vô tận chứ không bằng vũ khí binh đao. - Cơm niêu thần còn ca ngợi sự tài giỏi, tấm lòng nhân ái của TS: niêu thần là kết quả, là phần thưởng xứng đáng mà TS dành được qua bao thử thách . Đó là tấm lòng nhân nghĩa của vua Thủy tề…
- Phản ánh ước mơ về sự no đủ, kinh tế dồi dào và khát vọng chính nghĩa luôn thắng gian tà đất nước bình yên.
Đề: “Chú bé loắt choắt…Nhảy trên đường vàng”Dựa vào đoạn thơ trên,
hãy viết đoạn văn tả chú bé Lượm trên đường đi liên lạc
MB: Giới thiệu về Lượm trên đường đi liên lạc.
TB:-Tả khung cảnh, hoàn cảnh Lượm xuất hiện trên đường đi liên lạc(đường làng, cánh đồng lúa xanh mướt, hương lúa, tiếng sung…) -Tả chi tiết hình ảnh Lượm: dáng người, ngoại hình, trang phục, dáng vẻ, tính cách, hành động…
-Bộc lộ cảm xúc
Đề 2: a. Những từ in đậm sau thuộc từ loại nào?
“Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhún nhường ai gọi cũng vâng vân dạ dạ”=> Phó từ.
b. Chỉ ra phép ẩn dụ trong câu tục ngữ sau: Uống nước nhớ nguồn
ẩn dụ phẩm chất: (uống: hưởng thụ. Nguồn: là người tạo ra thành quả đó. Nhó nguồn: Biết ơn những người đã tạo ra thàng quả đó)
c Xác định CN,VN trong những câu sau:
Ngày mai, trên đất nước này sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. C1 C2 VN
Xác định cấu tạo VN: cụm tính từ
Câun2: viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu nói của thầy Ha Men: “Khi một dân tộc…chốn lao tù”
Đề :3 Chọn câu trả lời đúng nhất:
“Nước từ trên cao phóng giữa 2 vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn…