1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ke hoach bồi dương

7 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHỊNG GD& ĐT ĐƠ LƯƠNG CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐẠI SƠN 2 Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Số: /KHTr-TH Đại sơn, ngày 12 tháng 9 năm 2013 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BỒI DƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2013 - 2014 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Thực hiện tốt chủ đề năm học 2013-2014. - Nââng cao chất lượng dạy học, từng bước nâng cao chất lượng khá giỏi, giảm dần học sinh yếu kém. - Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tạo môi trường tốt cho phong trào XD trường học thân thiện, học sinh tích cực. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Thống kê số liệu học sinh theo từng khối lớp Tổng học sinh tồn trường là: 283 em; Nữ 130 em Khối 1: 63 em; Khối 2: 60 em; Khối 3: 66 em Khối 4: 51 em; Khối 5: 43 em * Chất lượng mũi nhọn + Học sinh giỏi huyện: 6 em + Học sinh giỏi trường: 70 em + Học sinh giỏi từng mơn học: 20 em + Học sinh tiên tiến: 100 em + Học sinh viết chữ đẹp: 50 em * Chỉ tiêu học sinh giỏi năng khiếu theo từng mơn: + Giao lưu học sinh giỏi Tiếng Anh: 6-10 em trường, huyện 2 đến 3 em + Học sinh giải tốn tuổi thơ: 10 cấp trường, dự thi huyện đạt 2 đến 3 em + Học sinh IOE: 10 em cấp trường – cấp huyện 2 đến 3 em + Học sinh giải tốn qua mạng cấp trường: Tham gia 100 – 120 em. Huyện 2-3 1. Thuận lợi: - Giáo viên được phân cơng bồi dưỡng nhiệt tình, có trách nhiệm. - Nhà trường quan tâm, một số phụ huynh chú trọng. 2. Khó khăn: 1 - Kinh nghiệm bồi dưỡng của giáo viên chưa nhiều. Phần lớn phụ huynh chưa quan tâm đúng mức, đang phó mặc giao khoán chất lượng cho nhà trường. Phụ huynh chưa đầu tư đúng mức để cho con em có thêm thời gian bồi dưỡng. - Chất lượng đội ngũ chưa cao, phương pháp bồi dưỡng còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ công tác bồi dưỡng eo hẹp. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2012-2013 1. Công tác phát hiện học sinh có năng khiếu, thành lập đội tuyển Trong từng năm trường đều tổ chức tuyển chọn đội tuyển để bối dưỡng, dự thi học sinh giỏi cấp huyện, chủ yếu thông qua đề xuất của giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn, kết quả kỳ thi chọn do nhà trường tổ chức. 2. Việc xét chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng: Trường căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ của nhà trường, đề xuất của tổ chuyên môn để phân công giáo viên có tay nghề được xếp từ loại khá, giỏi, giáo viên từng đạt giáo viên giỏi các cấp, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, nhiệt tình, có trách nhiệm để thành lập hội đồng bồi dưỡng của nhà trường. 3. Công tác tổ chức bồi dưỡng: 3.1 Thời gian bồi dưỡng: + Thời gian bồi dưỡng trong buổi 2. + Thời gian bồi dưỡng dự thi cấp huyện: buổi 2 và thứ 7 hàng tuần 3.2. Nội dung, chương trình bồi dưỡng: Trường dựa trên định hướng về chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của phòng GD, Sở GD&ĐT để yêu cầu giáo viên biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng. Nội dung chương trình bồi dưỡng do giáo viên được phân công bồi dưỡng chủ động xây dựng và sự hỗ trợ của đồng nghiệp, chuyên môn. Trường chưa chú trọng khâu phê duyệt chương trình bồi dưỡng của từng nhóm bộ môn, kiểm soát việc cập nhật, bổ sung tư liệu bồi dưỡng. Chưa yêu cầu cao trong việc đầu tư biên soạn tài liệu, giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.3. Kinh phí: - Kinh phí chi trả cho GV dạy bồi dưỡng - Nguồn kinh phí: phần đa khoảng 2/3 của nhà trường 1/3 hộ trợ của phụ huynh ( Phụ huynh học sinh đóng góp phần nhỏ còn lại là nhà trường hỗ trợ một phần, giáo viên làm việc trách nhiệm là chính. 4.4. Tổ chức bồi dưỡng: Trên cơ sở được phân công của nhà trường, giáo viên tự giác bồi dưỡng theo kế hoạch, lịch trình qui định của nhà trường một cách linh hoạt tùy theo tình hình thực tế của nhà trường. Hạn chế: 2 Công tác bồi dưỡng chưa đảm bảo xuyên suốt từ lớp đầu cấp đến cuối cấp. 3. Công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu: Trường có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, có tổ chức kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên và nề nếp học tập của học sinh thông qua, kiểm tra giáo án, vở ghi bài của học sinh,…. Trường có tổ chức khảo sát định kỳ để nắm bắt về chất lượng học sinh, qua đó tổ chức họp hội đồng bồi dưỡng để rút kinh nghiệm kịp thời. III. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2013 -2014 1. QUAN NIỆM VỀ HỌC SINH NĂNG KHIẾU Học sinh giỏi về một môn học nào đó là sự đánh giá ghi nhận kết quả học tập mà em đó đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu của từng lớp. Kết quả ở mỗi môn, học sinh đạt được thể hiện thông qua kiến thức và kỹ năng mà các em có được. 2. THỰC TRẠNG Đánh giá chất lượng học sinh theo thông tư 32 hiện nay ta thấy số học sinh giỏi ngày càng tăng, học sinh năng khiếu ngày càng thể hiện được khả năng đặc biệt của mình, số học sinh yếu ngày càng giảm. Từ khi có cuộc vận động hai không chất lượng học sinh giỏi có giảm nhưng là thực chất. Chất lượng học sinh giỏi có sự phân hóa giữa các xóm trong địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, giữa các lớp trong cùng một trường và giữa học sinh trong cùng một lớp. Đó là sự phân hóa phù hợp quy luật, sự phân hóa tích cực lành mạnh. Học sinh ngày nay thông minh có sự phát triển về tâm lý tốt hơn so với trẻ em trước đây. Học sinh hiện nay có điều kiện học tập hơn, cả về nội dung và hình thức. Giáo viên hiện nay đảm bảo chất lượng hơn điều kiện kinh tế đỡ khó khăn hơn nên yên tâm với nghề hơn trước. Việc quản lý giáo dục ở nhà trường chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hơn. Mặc dù Bộ không quy định về tổ chức thi học sinh giỏi các cấp nên phòng giáo dục đã tạo điều kiện để các trường phát hiện học sinh năng khiếu đây cũng là đánh giá phong trào dạy và học có chất lượng ở các trường. Học sinh ở trường TH Đại Sơn 2 gồm các xóm 1,2,3,4,5 của xã, những xóm này nhân dân sống chủ yếu vào nghề nông, so với các xóm 6,7,8,9,10,11 của Đại Sơn 1 thì kinh tế còn khó khăn hơn nhiều và đây là vùng xa nhất tận cùng của huyện Đô Lương, Xóm 3 phần đông dân nên nhân dân, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em, chất lượng đang khoán trắng cho nhà trường. 3. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG a. Phát hiện học sinh có năng khiếu Trong quá trình giáo dục giáo viên phải chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh, phát hiện học sinh năng khiếu ở các môn học. Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho học sinh. 3 - Tổ chức kiểm tra chọn lọc học sinh năng khiếu để theo dõi bồi dưỡng trong trường. - Thăm nắm gia đình học sinh để biết điều kiện hoàn cảnh của các em. - Nghiên cứu tài liệu chương trình, tham khảo đồng nghiệp về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. - Phối hợp với phụ huynh để tổ chức công tác bồi dưỡng. b. Môn - Nội dung giảng dạy : Môn: Các môn dạy học theo chương trình của Bộ GD. Ngoài ra có các môn năng khiếu như: Giao lưu Tiếng anh, IOE, Chữ viết đẹp, Kể chuyện theo sách. Giải toán qua mạng, Mỹ thuật: Sáng tạo học trò, …, Tìm hiểu truyền thống địa phương, Giao thông thông minh qua mạng. Kết hợp ôn tập kiến thức cơ bản và bồi dưỡng chương trình nâng cao cho học sinh.Cho học sinh làm quen các dạng bài nâng cao trên cơ sở nắm kiến thức cơ bản đã học ở từng môn. Hướng dẫn học sinh cách suy luận, tư duy, vận dụng để giải quyết các yêu cầu của bài tập nâng cao. Cho học sinh chia sẻ những kinh nghiệm học tập lẫn nhau. Tổ chức khảo sát chất lượng hai tháng/ lần để đánh giá sự tiến bộ của học sinh giỏi qua từng đợt. Nội dung bồi dưỡng cần theo chương trình đặc biệt (quan trọng đối với bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh) Đảm bảo đầy đủ nội dung quy định cho kỳ thi học sinh giỏi từng cấp lớp. Đảm bảo tính hệ thống: Do nội dung bồi dưỡng thường rộng, sâu trong khi đó khả năng ghi nhớ của học sinh theo từng lứa tuổi. c. Chương trình và Thời gian dạy: * Chương trình: (Quy định riêng cho từng khối lớp) - Chương trình tài liệu hiện hành được quy định dùng trong các trường tiểu học do nhà xuất bản giáo dục phát hành. Giáo viên cần tránh đưa đến cho học sinh quá nhiều tài liệu làm cho các em phải chịu sự nặng nề về tài liệu, làm ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển động cơ hứng thú học tập của các em. * Thời gian dạy - Thực hiện bồi dưỡng trong quá trình dạy học của các tiết học ôn tập trong từng khối lớp sau đó nâng cao dần. - Dạy học theo thời khóa biểu vào các buổi ngày thứ 7 - Dạy vào các ngày theo thời khóa biểu vào buổi hai. - Quy định thời gian học ở nhà, học theo nhóm của học sinh. d. Đối với học sinh –Phụ huynh. 1. Đối với học sinh Học sinh phải có nhu cầu, có động cơ học tập lành mạnh. Bản thân học sinh phải có tố chất nhất định và có năng lực học tập, đặc biệt là năng lực tạo ra các năng lực khác. Học sinh phải biết cách học. Có đơn xin tham gia học BD 4 2. Đối với phụ huynh học sinh: - Quan tâm tạo điều kiện cho con học tập. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên trong việc tổ chức, giúp đỡ con em học tập một cách khoa học. Tham gia đóng góp kinh phí theo quy định. a. Đối với giáo viên bồi dưỡng và ban giám hiệu nhà trường. * Người bồi dưỡng khối 4,5 - HS giỏi từng lớp giao cho giáo viên chủ nhiệm. - HS năng khiếu Môn.Toán tuổi thơ, giải toán qua mạng: thầy Đường + Thầy Hùng, Cô Thuỷ, - Môn: giao lưu Tiếng anh, Tiếng anh qua mạng: Cô Xuân. - Môn khác: Thầy Bình Người bồi dưỡng khối 1,2,3: Cô Long, Thầy Thuần, cô Hoa, cô Thuận - Môn khác: Thầy Thành * Đối với giáo viên . - Lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, HS năng khiếu. - Mỗi tháng sinh hoạt nội dung trọng tâm về biện pháp theo dõi và bồi dưỡng cho học sinh giỏi, HS năng khiếu . - Điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với đối tượng . - Theo dõi và kiểm tra chéo sự tiến bộ của học sinh giỏi trong từng lớp mình dạy. - Hai tháng 1 lần tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi. - Cuối đợt tổ chức tổng kết chất lượng học sinh giỏi. *. Đối với Ban giám hiệu: - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng . - Phân công giáo viên bồi dưỡng. Sắp xếp thời khóa biểu cho giáo viên dạy bồi dưỡng Thường xuyên kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất công tác BD học sinh giỏi của giáo viên. Tổ chức ra đề và khảo sát chất lượng học sinh giỏi qua các kỳ trong năm. Đánh giá sơ kết, tổng kết công tác BD và sự tiến bộ của học sinh qua từng đợt khảo sát 5 VI.THỜI GIAN THỰC HIỆN Tháng Nội dung công việc Phân công thực hiện kết quả Tháng 9/2013 -Khảo sát chất lượng đầu năm. -Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của trường, tổ khối và của GV bồi dưỡng chuẩn bị Tổ chức lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, HS năng khiếu - Họp phụ huynh học sinh. - Thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - BGH ra đề và phân công coi, chấm thi. - Căn cứ tình hình thực tế và phân công:( Thầy Đường – cô Thuỷ - thầy Hùng, GVCN) trực tiếp dạy. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi. Thống nhất lịch BD - Thực hiện theo TKB Tháng 10; 11; 12/ 2013 -Bồi dưỡng học sinh giỏi, HS năng khiếu, Toán tuổi thơ, Toán, Tiếng anh qua mạng.GTTM -Tổ chức khảo sát chất lượng HS giỏi (Toán –Tiếng Việt) - Sơ kết công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toàn -Tiếng Việt Tổ chức thi HS năng khiếu cấp trường, cụm trường. - Giao lưu Tiếng Anh cụm - Thực hiện theo lịch. - thầy Đường, thầy Thuần, cô Thủy, cô Thuận, cô Hoa - thầy Hùng - Cô Xuân - Tuyên dương khen thưởng học sinh tham gia học tập tích cực - Hiệu vụ; GV bộ môn; CM cụm. Tháng 1; 2; 3; 4/ 2014 Các khối thực hiện theo lịch. - Khảo sát chất lượng chọn học sinh thi học sinh năng khiếu huyện. - Thi vở sạch chữ đẹp - Thi IOE cấp huyện. -Thi rung chuông vàng cấp - Đưa học sinh thi học sinh giỏi cấp huyện toán tuổi thơ. - Thi kiểm định chất lượng HS ngẫu nhiên theo khối - Thực hiện theo lịch. -Tăng cường công tác bồi dưỡng ở các khối. - Quyết tâm phấn đấu chọn thi tuyển tham gia dự thi cấp huyện. - Phấn đấu đạt chỉ tiêu đầu năm Trên đây là nội dung kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường. Đề nghị tổ khối, GV vận dụng và thực hiện trong kế hoạch hoạt động của tổ và cá nhân. HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG 6 7 . hiện theo lịch. - thầy Đường, thầy Thuần, cô Thủy, cô Thuận, cô Hoa - thầy Hùng - Cô Xuân - Tuyên dương khen thưởng học sinh tham gia học tập tích cực - Hiệu vụ; GV bộ môn; CM cụm. Tháng 1; 2; 3;

Ngày đăng: 13/02/2015, 22:00

Xem thêm: ke hoach bồi dương

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w